PHẦN 5
“Người do mê
tâm nên tìm đạo.” Vì chúng ta quên tâm, cho nên mới đi nơi này, nơi kia để
học hỏi tìm đạo. “Bèn đến trong núi rừng cầu gặp Thiện tri thức. Cho là
riêng có cái đạo, có thể khiến người được an lạc.” Là cầu người này, người
kia chỉ cho mình cái đạo được an lạc. Mà họ không biết tự nghiên cứu lấy
cái chỗ mê của mình dể hạ thủ công phu. Ngay chỗ mê đó là tối đệ nhất. Bởi
vì ta mê nên không thấy đạo. Vậy mê là cái gì? Chúng ta thử tìm lại cái mê
đó coi, nó ra sao? Chính đây là câu then chốt của nhà Thiền. Khi Tổ Bồ Đề
Đạt Ma sang Trung Quốc. Đến núi Thiếu Thất, ngồi xoay mặt vào vách 9 năm.
Một hôm Ngài Thần Quang tìm đến hỏi đạo:
- Tâm con
không an, nhờ Thầy chỉ cho.
Tổ bảo:
- Đem tâm ra
ta an cho.
Ngài Thần
Quang tìm lại không thấy thưa:
- Dạ! Con tìm
tâm không được.
Tổ đáp:
- Ta đã an tâm
cho ngươi rồi! Và Ngài Thần Quang đã thấy đạo! Tổ khen Ông khá lắm (chữ
Khả là khá), liền cho Ông pháp hiệu là Huệ Khả!
Như vậy, thấy
đạo là thấy gì? Là tìm chỗ bất của chính mình, chỗ bất an đó tức là mê
(tìm lại chỗ mê thì mê hết). Cũng như chúng ta biết mình dốt, thì hết dốt,
con nếu mình không biết mình dốt, dù có tìm học gì nữa, cũng là học cái
dốt...
Do đó, chúng
ta muốn hết mê thì phải tìm ngay cái mê đó mà hạ thủ công phu. Cũng như
muốn hết vọng tưởng, chỉ cần biết ngay cái vọng tưởng nó không thật, tự
nhiên nó hết. Đó là cái thuật chính yếu của người tu Thiền. Cho nên ở đây
Ngài nói là Tối đệ nhất!
“Nếu không đến
được chỗ mê này, dù vào núi rừng không trở lại cũng luống công mà thôi.”
Nếu chúng ta không trở về chỗ mê đó, dù có vào trong núi rừng ở bao nhiêu
năm cũng luống công, nhọc sức không được cái gì.
“Chỗ mê rất dễ
nói mà khó vào.” Chúng ta nghe nói thì thấy hơi dễ, cũng như biết cái mê
đó thì dễ, nhưng muốn hết mê ắt không dễ. Vì thế Ngài nói: “Khó tin, khó
hiểu.”
“Nói phản
chiếu là lời nói tẩu tác, huống là chẳng như thế.” Thật ra, phản chiếu đối
với nhà Thiền cũng chưa phải là chính yếu, vì đó còn là lối tẩu tác, tức
là chạy ra ngoài, tạo tác ở bên ngoài. Huống nữa hiện giờ chúng ta tu thì
cứ buổi sáng 4 giờ thức dậy công phu, quét dọn, lau tượng Phật, làm ít
công tác khác, chiều lại Tịnh độ... cứ lếu láu qua ngày hết buổi, hai thời
công phu như vậy là hết bổn phận một vị Tăng, vị Ni ở chùa. Cho như vậy là
tu, xứng đáng lắm rồi. Thế mà đối với trong đạo, chúng ta chưa từng có
phút giây phản tỉnh, mà ở đây Ngài bảo, phản tỉnh vẫn còn là lời tẩu tác.
Vì nói phản tỉnh, dường như ra ngoài rồi mới nhìn trở (lại) vào. Nó cũng
còn hình thức, thì đối với những việc trên nào có dính dáng gì? Cho nên,
chúng ta phải sống lại với mình một cách thực tế, đó mới là sống về với
đạo.
“Người đời sau
bèn dùng lời trên làm bình thường vô sự, một vị chơn thật.” Có người nghe
nói phản chiếu cũng là tẩu tác, rồi không làm gì hết, bình thường vô sự.
Nghĩa là không phản chiếu, không tu hành gì, cứ bình thường vậy thôi, đó
là bệnh.
“Đây lại là
chỗ không rõ của kẻ hậu học, ăn mặt mà chẳng xét.” Cho nên chỗ này thật ra
dễ mà khó, khó mà dễ. Chúng ta nghe nói tẩu tác, nói phản chiếu cũng là
bệnh, rồi không làm gì hết, mặc nó ra sao thì ra, đó lại càng thêm bị
bệnh. Thành ra chúng ta phải khéo léo, phải khôn ngoan mới nhận được cái
chính yếu của sự tu. Chúng ta đừng nghĩ, phản chiếu là cứ ngồi lại lắng
nghe trong tim trong ngực đập, mạch nhảy. v.v... cho đó là phản chiếu.
Phản chiếu chỉ là một lối nói, vốn chỉ chúng ta sống lại với bản tánh của
mình, chớ không chạy theo sáu trần. cho nên nói: “Đem cái nghe, nghe lại
tự tánh của chính mình, hơn là nhớ lại lời chư Phật.
Đến đây, tôi
nói một câu chuyện mà quí vị nào khéo thì sẽ thấy nó lạ! Như chúng ta
biết, nơi thân tứ đại này, nhờ không khí, sự hít thở của không khí làm cho
nhịp tim đập , đẩy máu lưu thông trong cơ thể. Đó là sự sống. Nếu không
hít không khí vào được, tim ngừng đập, mạch máu dừng lại; đó là chết. Thân
này hoạt động liền liền, mạch nhảy, tim đập liên tục, một cái thân là một
cái máy. Mà là máy nên khi có một bộ phận nào đó lọc bụi không kỹ thì bị
nghẹt, tức nó bệng hoặc nhiều khi có thể chết. Đã là là máy thì quí vị
thấy có cái máy nào đời đời còn hoài không? Bởi là máy nên phải có ngày hư
củ, có ngày phải ném ra bán đồ phế thải. Vậy thân này cũng là máy, thử hỏi
chúng ta cố giữ nó lâu dài được chăng?
Biết nó không
thể giữ được. Vậy mà hằng ngày chúng ta lo cái gì? Lo cho nó no, lo cho nó
ấm, nó mạnh khỏe là tối thượng. Ngày nay được no ấm, mạnh khỏe, thì lo cho
ngày mai. Được ngày mai, lo đến ngày mốt, cứ lo như vậy mãi...
Còn có một cái
không bao giờ hoại diệt, không bao giờ hư. Vì nó không phải là máy. Nó
thật tình hiện hửu mà chúng ta quên, không buồn nhớ đến nó. Nó phát lộ ra
rõ ràng ở tai, ở mắt, ở toàn thân, bao giờ cũng có nó, nó không nhờ hít
thở để mà sống, tự nó hiện có. Nếu chúng ta có phút giây nào sống được với
nó, thì sẽ thấy thân này như là một trò chơi! Nếu chúng ta sống trọn với
thể tánh đó, thì ai xin thân này, chúng ta sẵn sàng cho, có ngại gì.
Như Tổ Sư Tử,
khi Vua nước Kế Tân hỏi:
- Ngài nói ngũ
uẩn đều không, bây giờ Ngài cho tôi cái đầu được chăng?
Tổ nói:
- Cả ngũ uẩn
đều không, sá gì cái đầu. Như vậy cái đầu cũng không phải quan trọng. Bởi
gì đã sống được cái thật, thì cái giả có đáng gì. Cũng như cá đứa bé, vì
chưa từng thấy chiếc vòng bằng vàng thật bao giờ, nên mới quí những chiếc
vòng thau của nó. Nếu nó biết có chiếc vòng bằng vàng, cái này chỉ là giả,
thì tự nhiên nó hết quí. Cho nên người học đạo, sở dỉ xả thân này dễ dàng,
là vì biết được cái thật. Nếu không, khi mất thân này, nhất định phải tạo
thân khác, phải tìm cái khác để bám vào. Thế nên, cái giả mà không biết,
thì theo cái giả đời đời không bao giờ quên nó. Đó là chỗ quan yếu của
người giác ngộ. Nghĩa là cái thật mà chúng ta không biết, cái giả chúng ta
lại không rõ, thì cái tu này không bao giờ thoát ra khỏi vòng luân hồi
sanh tử..
“Từ trước đến
đây có hai thứ phương tiện:
1.Chơn thật
phương tiện nói không hở cách.
2.Thiện xảo
phương tiện: khéo ứng dụng hợp các căn cơ.
Nếu từ chơn
thật phương tiện được vào là chẳng nhờ suy nghĩ, tánh tự thầm thầm giải,
hằng không có lui sụt, diệu dụng như hằng sa. Nếu từ thiện xảo phương tiện
được vào thì, được an nhiên ngồi mặc áo. Về sau tự xem mới biết chỗ chưa
đủ mà cho là cứu cánh. Hai thứ phương tiện này, đều là một pháp, không có
thể mất trong chốc lát, người học phải khéo xét đó. Ngài Tuyết Phong dạy
người: “Chớ bảo Lão Tăng không có một câu đến trên phần của Ông, nếu có
một câu đến trên phần của Ông thì kham dùng làm gì?” Đây là cổ nhân bất
đắc dĩ mà thôi. Người sau không nên hiểu ý cổ nhân, bèn cho rằng trên phần
của chính mình, không có các thứ nói bàn, đây là hiểu lầm rồi.”
Ở đây Ngài
nói, chúng ta hiểu đạo do hai thứ phương tiện:
1. “Phương tiện chân thật nói không hở cách.”
Phương tiện
đầu là phương tiện chân thật, khiến người nhận chân được đạo hay tâm yếu,
không có hở cách, là không có một phút giây nào bị chen lộn.
Như trường hợp
Lục Tổ Huệ Năng, khi nghe câu nói trong kinh Kim Cang: “Ưng vô sở trụ nhi
sinh kỳ tâm,” Ngài liền ngộ, từ đó về sau không còn hở cách nữa. Hay
trường hợp Tổ Lâm Tế, sau khi Tổ Hoàng Bá đánh ba lần, Ngài đến nơi Hòa
Thượng Đại Ngu, Ngài ngộ. Từ đó, về sau Ngài nói: “Không có một phút giây
nào mà có những niệm khác chen vào.”
2. “Thiện xảo phương tiện.”
Đó là những
cái thiện tri thức đánh thức cho mình giác ngộ, thấy được lẽ thật. Tuy
nhiên khi được rồi, sau cũng có lui sụt, là bởi do cái khéo của thiện tri
thức mà mình nhận được, nhưng còn yếu. Cho nên: “Nếu từ phương tiện chân
thật được vào, là chẳng nhờ suy nghĩ, tánh tự thầm giải, hằng không có lui
sụt, diệu dụng như Hằng sa. Nếu từ thiện xảo phương tiện được vào thì an
nhiên ngồi mặc áo, về sau tự xem mới biết, chỗ được chưa đủ mà cho là cứu
cánh.”
Vì chúng ta
ngộ chưa xong mà lầm tưởng là xong. Như vậy hai phương tiện trên. Phương
tiện đầu, sau khi được thì xem như là xong, còn phương tiện thứ hai được
rồi mà sau mới thấy còn thiếu, chưa hoàn toàn, nên phải công phu nhiều nữa
mới được thuần thục. Tuy nhiên, hai phương tiện trên công phu thì thấy
dường như có khác. Nhưng thể tâm yếu đó, không có mất trong chốc lát nào.
Đến đây Ngài Phật Nhãn mới dẫn câu nói của Hòa Thượng Tuyết Phong: "Chớ
bảo Lão Tăng không có một câu đến trên phần của Ông, nếu có một câu đến
trên phần của Ông thì kham dùng làm gì?” Nghĩa là trên tâm thể của chúng
ta, không có một câu nói nào mà nói đến được, nhưng nếu nói được là nói
cái gì chớ không phải nói đến tâm yếu. Vì vậy, “Nếu có một câu nói đến thì
không kham gì được.” Do đó mỗi người chúng ta, hãy nhận nơi lời thiện tri
thức mà biết được phần của mình, đừng mong Thiện tri thức chỉ đến, vì
Thiện tri thức không thể chỉ đến chỗ chân thật đó cho mình.
“Người thời
nay phần nhiều đem việc xem xét trước mắt cho là cực tắc. Sở dĩ Ngài Huyền
Sa nói với người: “Chổ núi sâu vắng bặt không người, đạo của Ông lại có
chăng?” Ngộ tâm thấy tánh phải như Tuyết Phong, Huyền Sa, đáp trên đất
thật phải như Nam Tuyền, Triệu Châu mới được!”
“Nam Tuyền,
Triệu Châu mới được!”
Đến đây Ngài
nói: “Người thời nay phần nhiều đem việc xem xét trước mắt cho là cực
tắc.” Nghĩa là cho cái xem xét trước mắt là công thức tột cùng, là lý cứu
cánh. Vì vậy Ngài mới dẫn: “sở dĩ Ngài Huyền Sa nói với người: “Chỗ núi
sâu lắng bặt không người, đạo của Ông lại có chăng?” Nếu chúng ta cho là
chỉ có đạo ở trước mắt, như vậy ở trong núi sâu không người nơi ấy có đạo
không? Tâm thể nó trùm khắp chớ đâu phải hạn cuộc ở chung quanh chúng ta.
Nếu chúng ta
cho rằng, nó chỉ chung quanh chúng ta thôi thì đó là cái nhìn lầm lẫn. Cho
nên nói, nơi nào, chốn nào, dù có người hay không người, ở đó vẫn có đạo.
Tại sao vậy? Vì tâm thể nó trùm khắp, mà tâm thể tức là đạo. Vậy nơi nào
lại không có đạo? Nên Ngài nói: “Người ngộ tâm thấy tánh phải như Tuyết
Phong, Huyền Sa, còn người đạt đạo chân thật phải như Ngài Nam Tuyền,
Triệu Châu ở trong tất cả thời đều không xen hở, thì mới xong.
“Học giả thời
nay chỉ lấy phương tiện của cổ nhân làm Thiền (tức tâm), làm đạo, không
thể cùng cổ nhân đồng tham. Ví như người mạnh gánh nặng 120 cân, đi qua
cây cầu khỉ mà chẳng run, chẳng nghiêng. Do sức gì phù trì mà được như
thế? Bởi kia tinh thần không tạp mà thôi. Kẻ vì đạo cũng phải như vậy.
Trong Kinh nói: “Ví như con Sư tử chụp con Voi cũng dùng toàn lực, chụp
thỏ cũng dùng toàn lực.” Có người hỏi: “Toàn lực là gì? Đáp toàn lực chẳng
dối. Nếu thấy một mẩy lông khác nơi tâm thì tự tan thân mất mạng. Cho nên
người đạt đạo không có cái gì là chẳng phải, lực này rất lớn, chỉ vì vô
biên ác giác xâm lấn, khiến nên lực lượng có kém. Nếu không có nhiều thứ
pháp vì vô biên ác giác xâm lấn, khiến nên lực lượng có kém. Nếu không có
nhiều thứ pháp
Ở đây Ngài
nói: “Người học giả thời nay lấy những phương tiện của cổ nhân làm Thiền,
làm Đạo. Khi nghe cổ nhân nói một câu, hoặc có một hành động nào mình cho
là đạo, và tưởng chừng mình đồng tham với các vị đó (đồng học và đồng tu).
Giờ Ngài dùng một thí dụ: “Như có người gánh một gánh nặng 120 cân, đi qua
cây cầu khỉ, đi thẳng thắng không run, không nghiên.” Hỏi người đó tại sao
có sức mạnh như thế? Ngài giải thích: “Bởi vì người kia tinh thần thuần
thục không tạp mà thôi.” Vì người đó chỉ rặc ròng một màu, không có gì
chen lẫn nên mới được như thế. Ngài nói: “Kẻ vì đạo cũng vậy, ví như con
Sư tử chụp voi, nó dùng toàn lực.” Khi Sư tử muốn chụp voi, nó phải lấy
hết sức mạnh của nó thì mới chụp được. Nhưng nếu nó chụp một con chuột thì
sao? Thường chúng ta nghĩ , chỉ phải dùng sức nhẹ thôi. Nhưng thật ra nó
cũng phải dùng toàn lực. Như vậy dù chụp voi hay chuột, nó đều dùng toàn
lực của nó. Như vậy toàn lực là gì? Đáp: “Toàn lực chẳng dối.” Là ngầm ý
vận dụng hoàn toàn khả năng của mình, không để một sai sót nào có thể làm
yếu sức mạnh toàn lực đó. Và Ngài nói rằng: “Nếu thấy một mãy lông khác
nơi tâm thì cũng tự tan thân mất mạng?
Tôi nói lại
đoạn này cho dễ hiểu hơn. Ở thí dụ đầu, sở dĩ người gánh nặng 120 cân đi
qua cây cầu khỉ mà không run, không bị nghiêng là vì người đó có sức mạnh,
và sức mạnh đó do họ đã dùng toàn sức lực của họ trong khi gánh qua cầu.
Đến thí dụ sau, con Sư tử dù cho bắt chuột, thỏ cũng như voi, đều phải
dùng toàn lực. Do đó, người tu chúng ta cũng vậy khi đi, đứng, ngồi, nằm
trong mọi trường hợp, mỗi phút giây nào chúng ta đều dùng toàn lực. Toàn
lực chính là sống với tâm thể hoàn toàn (lúc nào mình cũng làm chủ), không
bị một niệm khác chen vào. Bởi chúng ta có một niệm khác chen vào thì đã
tán thân mất mạng. Giờ đây thử nghiệm lại chúng ta tu hành đã có dùng toàn
lực hay chưa? Đa số chúng ta dùng chưa hết bán phần, chớ đừng nói toàn
phần. Cả ngày chúng ta cứ sống với những niệm, những tâm khác nên toàn lực
của mình khuất lấp đi. Toàn lực đó chỉ cho tâm thể của chúng ta. Do đó mà
chúng ta bị yếu đuối, bị khổ sở. Vì tâm lực chúng ta không có đầy đủ. Mà
Ngài nói: “Lực này rất lớn,” nhưng “vì vô biên ác giác xâm lấn nên khiến
lực dụng có kém.” Lực dụng của tâm thể rộng lớn thênh thang, nên trong
Luận Đại Thừa Khởi Tín gọi là thể đại, tướng đại, dụng đại. Nó to lớn như
vậy. Nhưng vì những ác giác, hay nói gọn hơn là vô biên vọng tưởng ngoa
xâm lấn mái nên khiến cho lực dụng phải yếu kém. Cho nên chúng ta khi tu
cứ nghĩ rằng phải có suy nghĩ, có tính toán thì mới khôn ngoan. Nhưng thật
sự, chính ngay khi không có những vọng tưởng, đó là chúng ta đã dùng toàn
lực. Mà toàn lực đó mới to lớn vô ngần, nên diệu dụng vô lường. Còn niệm
nghĩ tính của mình nó bé nhỏ theo từng cảnh, từng việc và tâm niệm vọng
tưởng, tâm mình duyên theo đó mà hiện hình. Tuy chỉ tâm vọng tưởng , mà
chúng ta còn chế được những cái diệu dụng phi thường,như chế bom nguyên
tử, phản lực cơ... Huống nữa là chúng ta sống với tâm chân thật kia, thì
lực dụng của nó biết chừng nào! Vì vậy ở đây Ngài nói rõ thêm. “Nếu không
có nhiều pháp khác, trạng khác, duyên khác, niệm khác thì tùy tâm biến
chuyễn tự tại vô ngại.” Sở dĩ chúng ta không được tự tại vô ngại là vì
chúng ta bị các thứ pháp khác, các trạng thái, các duyên, các niệm khác
chi phối chúng ta. Nếu như không có các thứ pháp khác, trạng thái khác,
niệm khác dấy lên, thì ngay lúc đó tâm thể chúng ta chuyễn biến tự tại vô
ngại.
Tóm lại, đoạn
này Ngài muốn chỉ cho chúng ta thấy, người học đạo, không nên lượm lặt
những câu, những lời của cổ nhân rồi cho đó là đạo! Mà chúng ta phải sống
thật với tâm thể của chính mình. Nếu chúng ta sống được với tâm thể, là
chúng ta dã dùng toàn lực, tức là toàn sức lực của tâm thể.
Còn bằng không
chúng ta cứ để cho vọng tưởng chen lấn mãi mãi, là chúng ta đã bị chi phối
bởi ngoại cảnh, và nội tâm, tâm lực do đó mà suy kém đi và chúng ta mất tự
do, tự tại, vô ngại. Cho nên người nào mà sống được với tâm thể rộng lớn
đó, người ấy mới chính là người tự do, tự tại. Tức là vô sự.
“Đạo chẳng cần
khổ cầu, cầu đó liền mất đạo. Sự không cần tiêu dung, tiêu dung thì sự có.
Chẳng cần tiêu dung là đạo cùng sự hội, thì sự nào mà chẳng phải đạo. Ví
như có kẻ mắt sáng vào trong kho mà không biết phương tiện là không có đèn
đuốc soi sáng, vào trong liền bị đụng u đầu, trầy tay. Như thế gọi là hang
độc. Chớ chẳng phải kho báu. Người trí vào kho cầm theo đèn đuốc soi sáng,
thấy các thứ báu mặc tình lượm lấy, lượm báu đi ra. Người tu trong 12 giờ
phải dùng trí sáng chớ để 6 trần đụng chạm đến.
Thửu xưa
Thượng tọa Vĩnh cùng Từ Minh đồng từ giả Phần Dương, mà Vĩnh chưa tột chỗ
diệu kia. Vĩnh theo Từ Minh 20 năm, trọn chưa an lạc.
Một hôm, ngồi
quanh lò lửa đêm khuya, Từ Minh lấy đủa gấp than, gõ trên than gọi:
- Thủ Tọa
Vĩnh!
Thủ tọa Vĩnh
bèn quát:
- Dã hồ tinh.
Từ Minh bèn
chỉ Vĩnh bảo:
- Kẻ khờ! Lại
thế ấy đi!
Vĩnh do phương
tiện này được cứu cánh, song vẫn bảo theo nhau. Từ Minh ở đâu thường ra
thưa hỏi. Những câu Từ Minh hỏi, chúng không thể đối được. Vĩnh tới Từ
Minh liền gật đầu hứa khả.
Đây gọi là
liều thuốc không bệnh. Học giả đương thời khó nhận được yếu chỉ kia, huống
là bọn tri kiến hội giải ở đời sau, do đâu nhận lãnh được việc ấy? Được đó
phải như Vĩnh, cho thuốc thì phải như Từ Minh thì mới nên vậy.”
Ở đây Ngài chỉ
rõ: “Đạo chẳng cần cầu khổ” vì “cầu đó liền mất.” Nếu chúng ta đi tìm đạo
là chúng ta đã mất đạo. Nên trong nhà thiền hay thí dụ: “Cởi trâu đi tìm
trâu.” Vì đạo là gì? Là tâm thể chân thật, mà tâm thể đó, vừa dấy niệm đi
tìm đã bị khuất, bị lấp rồi. Cho nên, chúng ta chỉ dừng, đừng cho vọng
niệm dấy lên, chen vào, thì đạo hiện tiền chớ không đâu xa. Đến đây, Ngài
nói về sự tướng: “Sự không cần nhọc nhằn, tiêu dùng thì sự có.” Chúng ta,
những người mới học đạo khi nghe nói, phải thấy các pháp giữa này là
không, chẳng thật có. Như vậy thì mình mới gần được với đạo. Vì vậy cho
nên, thấy cái gì mình cũng không chấp nhận sự hiện hữu của nó. Chẳng hạn
như cái bàn, cái ghế, cái nhà. v.v... Mình đều nói không có. Tưởng chối bỏ
như vậy là đã tiêu dung nó. Ngờ đâu chúng ta càng chối bỏ nó chừng nào nó
càng hiện hửu chừng nấy. Thế nên người học đạo phải biết, phải khéo tiêu
dung, trí huệ mà nhìn thì khi đó, chúng ta không cần tiêu dung, mà nó tự
tiên dung. Vì vậy nên nói: “Sự không cần tiêu dung, tiêu dung thì sự có.”
Tôi thí dụ một cái nhỏ cho quí vị thấy: Chúng ta có một người bạn láng
giềng, chúng ta không ưa thích, mỗi khi nhớ đến người đó, thì chúng ta đâm
ra bực bội, thì chúng ta tưởng như không có người đó, hay là người đó
không ở gần mình. Nhưng khi ý mình tưởng như vậy, thì họ có hay không? Vì
họ nên mình mới nghĩ, mình cố trốn tránh họ. Bởi cố trốn tránh họ nên
người đó trở thành sự thật! Họ và mình. Giờ đây chỉ cần nhìn thẳng vào sự
thật, hay nhìn thẳng vào nó, mà nhìn thẳng vào nó tức thì tự nó sẽ tiêu
dung. Cho nên: “Chẳng cần tiêu dung là đạo cùng sự hội, thì sự nào mà
chẳng phải đạo?” Giờ đây chúng ta biết rõ, người cảnh đều duyên hợp, mà
duyên hợp thì đâu có thật. Đã không thật thì chúng ta muốn cho nó mất để
làm gì? Chỉ cần biết rõ không thật thì tự nó mất, không cần phải tiêu
dung. Đó là chúng ta đã dùng trí huệ mà nhìn thẳng vào sự thật. Còn muốn
cho nó mất, bằng cái niệm trốn tránh, hay tưởng tượng như nó là không, thì
càng muốn nó mất, nó lại càng có. Cho nên người học đạo phải thẳng thắn mà
nhìn thẳng vào sự vật để thấy sự thật của nó (mà sự thật của nó là hư giả)
thì sự với đạo mới hợp. Như chúng ta đọc Bát Nhã: “Sắc tức thị Không.” Sắc
là sự, không là lý; lý ngay nơi sự, sự ngay nơi lý; ngay nơi sự đó, đã
hiển bày lý rồi, thì còn muốn tiêu cái gì, dung cái gì? Do đó, ở đây Ngài
dùng thí dụ: “Như người có mắt sáng, nhưng trong nhà không đèn đuốc. Thành
ra tuy mắt sáng nhưng trong nhà không đèn, đuốc, nên không lấy được của
báu. Khi trở ra của báu không có mà mình còn có bệnh. Thế là kho báu đó đã
trở thành hang độc. Cũng người có mắt sáng, thêm có phương tiện đèn đuốc,
nên vào kho báu, họ biết chỗ nào có của báu và lấy đầy túi, trở ra an lành
tự tại. Đèn đuốc ở đây thí dụ cho trí huệ. Chúng ta có trí huệ thì đối với
đạo, không tốn công mà dễ đạt. Còn không trí huệ thì nhọc nhằn mà khó tìm.
Đây là chỗ mà nhiều người không hiểu. Tôi nói lại lần nữa cho quí vị rõ. |