ĐOẠN 7
CHÁNH VĂN:
Chỉ trừ
bỏ chỗ thấy biết trong tâm, lại nói “dẹp trừ phẩn hý
luận”.
GIẢNG:
Tất cả những trò đùa cợt
phải dẹp bỏ hết.
CHÁNH VĂN:
Vì thế, Như
Lai Tàng vốn tự không lặng trọn không dung chứa
một pháp, nên kinh nói “cõi nước
chư Phật cũng đều không”.
GIẢNG:
Trong kinh dạy dẹp hết tất
cả dính mắc từ xưa đến giờ. Nên nói
trong Như Lai tàng vốn
tự không lặng, trọn không dung chứa một pháp,
nên kinh nói “cõi nước chư
Phật cũng đều không”, tức là trong kho Như
Lai rỗng không vắng lặng, không dính mắc một
vật gì.
CHÁNH VĂN:
Nếu nói
Phật đạo tu học mà được, thấy
biết như thế hoàn toàn không liên hệ. Hoặc
tạo một cơ một cảnh, nhướng mày
chớp mắt, chỉ vì đối người đương
cơ nói để khế hội. Được
chứng ngộ thiền lý, chợt gặp một người
không hiểu bèn nói, trọn không biết đối cơ
người kia, nếu họ được đạo
lý trong tâm liền hoan hỷ, nếu bị người
khác chiết phục không bằng họ, trong tâm ôm ấp
buồn bã. Người học thiền tâm ý như
thế có gì được liên hệ.
GIẢNG:
Nếu nói
Phật đạo tu học mà được, thấy
biết như thế hoàn toàn không liên hệ, nói tu
học mà được Phật đạo thì Phật đạo
sanh diệt vô thường. Hoặc
tạo một cơ một cảnh, nhướng mày
chớp mắt, là hét là đánh v.v… chỉ vì đối người đương cơ
nói để khế hội, chớ không phải pháp
cố định.
Được
chứng ngộ thiền lý, chợt gặp một người
không hiểu bèn nói, trọn không biết đối cơ
người kia, nếu họ được đạo
lý trong tâm liền hoan hỷ, nếu bị người
khác chiết phục không bằng họ, trong tâm ôm ấp
buồn bã. Người học thiền tâm ý như
thế có gì được liên hệ. Đây là nói người
đã hiểu được một chút ít thiền lý
rồi, thuyết giảng lại cho người, họ
hiểu được, lòng sanh vui thích cho mình đã thành
công. Nếu gặp ai bẻ lại, lý mình không trôi thì sanh
lòng buồn bực. Như vậy là chưa thâm nhập được
lý thiền.
CHÁNH VĂN:
Dù ông hội được
ít phần đạo lý, chỉ là được cái tâm
sở pháp, thiền đạo không liên hệ. Sở
dĩ Tổ Đạt Ma mặt xây vô vách, đều
khiến cho người không có chỗ thấy, nên nói: “quên cơ là Phật đạo,
phân biệt là cảnh ma”.
GIẢNG:
Đây nói rõ cho dù mình hội được
một chút ít đạo lý, cũng thuộc về tâm
sở pháp, chớ chưa phải thiền đạo.
Tổ Đạt Ma khi sang Trung Hoa tới chùa Thiếu Lâm,
ngồi xây mặt vào vách chín năm để làm gì? Để
quên cơ, quên cảnh, không còn có chỗ thấy, chớ
không phải ngồi tránh khách. Quên cơ là gần với
Phật đạo. Người nào phân biệt lanh lẹ
đó là cảnh ma. Người buông hết muôn duyên, cơ
hội đến với mình, không dính mắc, đó là
Phật đạo.
CHÁNH VĂN:
Tánh này dù khi ông
mê cũng không mất, khi ngộ cũng không được,
tự tánh thiên chân vốn không mê ngộ, hư không
giới khắp giáp mười phương nguyên lai là
một tâm thể của ta. Dù ông động dụng
tạo tác đâu rời hư không. Hư không xưa nay
không lớn không nhỏ, vô lậu vô vi, không mê không
ngộ, thấy rõ ràng không một vật, cũng không người
không Phật, nếu có lượng bằng mảy tơ,
cũng không nương tựa, không ràng rịt. Một đạo
trong sạch trôi chảy là tự tánh, pháp nhẫn vô sanh đâu
có nghĩ bàn. Chân Phật không miệng chẳng biết
nói pháp, thật nghe không tai thì cái gì được nghe?
Trân trọng!
GIẢNG:
Tánh này là tánh
giác của chúng ta, nó không mê không ngộ, không được
không mất. Tự tánh thiên
chân là tự tánh sẵn có chân thật. Chữ thiên này
không phải thiên lệch một bên, mà thiên là sẵn.
Tự tánh chân thật, vốn không mê ngộ. Hư không giới khắp giáp mười
phương nguyên lai là một tâm thể của ta, trùm
khắp, không riêng biệt bên nào.
Dù ông động
dụng tạo tác đâu rời hư không, dụ như
mọi hoạt động tạo tác của chúng ta, không
có hoạt động nào rời ngoài hư không. Cũng
vậy tất cả hoạt dụng của tâm không
rời tự tánh chân thật. Tự tánh không lớn không nhỏ, vô lậu vô vi. Vì vô
lậu vô vi nên không có tướng sanh diệt. Không mê không ngộ, thấy rõ
ràng không một vật. Tại sao không một vật
mà thấy rõ ràng? Như hiện giờ chúng ta thấy
tất cả mọi vật trước mắt, là
nhờ có hư không. Nếu không có khoảng trống làm
sao chúng ta thấy được mọi vật chung quanh.
Như vậy tất cả vật ta thấy, có cái nào
ngoài hư không đâu.
Cũng thế, tâm thể trùm khắp, nhưng
không có tướng cũng như hư không vậy. Các tướng
chúng ta thấy đều là tướng sanh diệt, còn
tâm thể không sanh diệt, dụ như hư không. Nó như
hư không chớ không phải hư không, vì hư không vô
tri, còn tâm thể là tri giác. Tâm thể khác với hư
không là thế, song vì thể của nó rỗng không, không có
tướng mạo nên nó thường được
dụ giống như hư không, không một vật.
Cũng không người
không Phật, nếu có lượng bằng mảy tơ,
cũng không nương tựa, không ràng rịt. Một đạo
trong sạch trôi chảy là tự tánh, pháp nhẫn vô sanh đâu
có nghĩ bàn. Chỗ ấy không còn một mảy may
dính mắc, không thể nghĩ bàn.
Chân Phật
không miệng chẳng biết nói pháp, thật nghe không tai
thì cái gì được nghe? Chân Phật không biết
nói pháp, còn cái thật nghe không phải ở lỗ tai, như
vậy lấy cái gì để nghe? Chân Phật là tri giác
bất sanh bất diệt, còn nói pháp thì có sanh diệt nên
nói chân Phật không biết nói pháp. Còn tánh nghe chân thật
của chúng ta không có tai. Tại sao? Vì tánh nghe đâu có hình
tướng. Lỗ tai có hình tướng, tánh nghe không hình
tướng nên nói không có tai.
CHÁNH VĂN:
Một hôm, Sư
thượng đường chỉ dạy đại
chúng: Về trước, nếu đập không thấu
triệt, đêm ba mươi tháng chạp đến
rồi, bắt buộc ông bứt rứt rối loạn.
Có một bọn ngoại đạo vừa thấy người
nói tập công phu bèn cười lạt, bảo: “vẫn còn cái đó”. Tôi
hỏi ông, bỗng nhiên giờ mạng chung sắp đến,
ông lấy cái gì để chống cự sanh tử? Ông
hãy suy nghĩ xem, có đạo lý nào được
gọi là Di Lặc trời sanh, Thích Ca tự nhiên ư? Có
một bọn thần lười, quỷ rỗi vừa
thấy người có chút bệnh, bèn bảo: “Ông hãy buông xuôi đi!” Đến
khi bọn ấy mắc bệnh, đem chỗ lý hội
áp dụng chẳng được, tay chân co rút rối
loạn, mặc sức da thịt ông đau nhức như
dao cắt, làm chủ không được. Muôn việc lúc
rảnh rỗi cần phải giải quyết cho xong, đến
khi mê loạn mới đắc dụng, phải có ít
nhiều sức tỉnh giác, chớ đợi sắp
khát mới đào giếng. Trói tay khóa chân lại gặp
chỗ cọp sói đuổi cắn làm sao chạy tránh, đường
trước tối tăm? Tín thí cúng cơm trắng rau tươi,
bây giờ bị dùi bị đánh. Khổ thay! Khổ
thay!
GIẢNG:
Đoạn này ngài dạy nếu trước
đập phá không thấu triệt thì đến ba mươi
tháng chạp là giờ sắp lâm chung, bắt buộc ông
phải bứt rứt phải rối loạn, thân này
bị hành hạ khổ sở. Bấy giờ mới nói,
có một bọn ngoại đạo
vừa thấy người nói tập công phu bèn cười
lạt, bảo: “vẫn còn cái đó”. Tôi hỏi ông,
bỗng nhiên giờ mạng chung sắp đến, ông
lấy cái gì để chống cự sanh tử?
Ngoại đạo đây cũng là ngoại đạo
trong nhà Phật, họ nói người tu cần gì công phu.
Nếu không công phu thì khi cái chết đến làm sao
chống cự nổi?
Chính vì điểm này mà tôi bắt Tăng Ni
phải ngồi thiền tới hai tiếng đồng
hồ, đau chân gần chết mà cũng phải ráng
ngồi. Bởi vì cái đau chân trong lúc ngồi thiền
còn nhẹ hơn cái đau lúc sắp ra đi. Sắp ra đi
không phải đau chân thôi mà đau cả thân thể.
Trong kinh diễn tả như con cua bị lột vỏ
vậy, da thịt chỗ nào cũng đau, lúc đó làm
sao chịu nổi? Bấy giờ tập đau cái chân,
sau nó đau nhiều hơn một chút mình cũng chịu
được. Ngày nay cứ sợ đau, chừng đó
đau quá, nhào lộn, khổ sở rên rỉ, có nguy
hiểm không? Như vậy tập công phu là một phương
pháp để chúng ta có sức mạnh chống cự
với sanh tử. Còn không chịu tập thì sanh tử đến
biết làm sao? Ngài đặt câu hỏi:
Ông hãy suy
nghĩ xem, có đạo lý nào được gọi là Di
Lặc trời sanh, Thích Ca tự nhiên ư? Có đức
Di Lặc nào trời sanh ra hay đức Thích Ca nào tự
nhiên thành Phật không? Phật Thích Ca phải khổ
hạnh sáu năm, ngồi cội Bồ-đề
bốn mươi chín ngày đêm, sau mới thành Phật,
tất cả đều do công phu tu tập mà ra. Đức
Di Lặc cũng vậy, sở dĩ ngài thành Phật
trễ hơn đức Thích Ca vì đời quá khứ
ngài lười hơn Phật Thích Ca một chút, cho nên tu đồng
thời mà ngài thành Phật trễ hơn. Điều này
cho chúng ta thấy người tu không thể không có công
phu, nhưng nếu có công phu mà chấp vào công phu là
họa. Phải phá hết cái chấp thật của mình,
phá được các thứ chấp công phu rồi
mới thành công.
Chúng ta ngồi thiền ngày đêm sáu
giờ để làm gì? Để phá mê. Vì lâu nay chúng ta
lầm cho vọng tưởng là tâm mình, bây giờ nó
hiện lên phải phá đập. Phá đập riết
mấy chú vọng tưởng sẽ lặng, có thế
việc tu mới tiến, mới thành công. Nhưng
muốn phá mê cũng cần có thời gian, không phải
biết vọng tưởng là nó hết liền, vì
vậy phải có công phu.
Do đó những người cho công phu không
có ý nghĩa gì, được xem là: Có một bọn thần lười, quỷ
rỗi, vừa thấy người có chút bệnh, bèn
bảo: “Ông hãy buông xuôi đi!”,
thần lười quỷ rỗi thấy người tu
liền chê cười, cho đó là chướng ngại,
bảo buông hết đi. Đến
khi bọn ấy mắc bệnh, đem chỗ lý hội
áp dụng chẳng được, tay chân co rút rối
loạn, mặc sức da thịt ông đau nhức như
dao cắt, làm chủ không được. Muôn việc lúc
rảnh rỗi cần phải giải quyết cho xong, đến
khi mê loạn mới đắc dụng, phải có ít
nhiều sức tỉnh giác, chớ đợi sắp
khát mới đào giếng. Trói tay khoá chân lại gặp
chỗ cọp sói đuổi cắn làm sao chạy tránh, đường
trước tối tăm? Tín thí cúng cơm trắng rau tươi,
bây giờ bị dùi bị đánh. Khổ thay! Khổ
thay! Ngài nói hậu quả khổ của những người
không chịu tu.
CHÁNH VĂN:
Ngày thường
chỉ học Tam muội ở ngoài miệng, nói Thiền
nói Đạo, nạt Phật trách Tổ, đến
chỗ này rồi hoàn toàn dùng không được. Ngày thường
chỉ nhằm lừa người, đâu biết đến
nay là tự dối mình. Trong địa ngục A Tỳ
quyết định không thể thả ông.
GIẢNG:
Những kẻ cứ nói bằng miệng
mà không chịu tu tới nơi, sau này mới thấy
khổ.
CHÁNH VĂN:
Nay sắp chìm
trong thời mạt pháp, cốt phải nhờ sức
mạnh của mình. Chư huynh đệ!
Cố gắng gánh vác huệ mạng Phật tiếp
nối chớ để đoạn dứt. Thời nay
vừa có một người, nửa người đi
hành khước, cốt đi để xem sơn
ngoạn cảnh, không biết tháng ngày đâu có chờ ta,
một hơi thở ra không trở lại đã qua đời
khác, chưa biết cái gì là đầu mặt. Than ôi!
Khuyên các huynh đệ khi thân thể còn cường tráng
phải nhận được cái chỗ thấu
hiểu của mình, không bị người ta lừa là
một phần việc lớn. Cái then chốt này rất
là dễ dàng, tại tự ông không chịu nhận thôi.
GIẢNG:
Việc tự tham cứu tu hành thật ra
rất dễ, tự mình không chịu nhận thôi, chớ
không phải khó. Đây là lời khuyên nhắc của ngài
khi mạng căn sắp kết thúc.
CHÁNH VĂN:
Người có
chí liều chết thực tập công phu, chỉ
ngoại đạo khó hiểu rõ, khó đạt được.
Đâu thể dạy ông biết được trên cây
tự sanh bắp trầm. Ông phải tự khéo chuyển
biến mới được.
GIẢNG:
Người đi tìm trầm, đâu có ai chỉ
cây A, cây B có bắp trầm. Phải tới nơi khéo tìm,
khéo nhận ra mới được.
CHÁNH VĂN:
Nếu là
bậc trượng phu khán công án, như có vị Tăng
hỏi Triệu Châu: “Con chó có Phật tánh hay không?”, Châu đáp: “Không:”. Kia đi rồi, trong mười
hai giờ khán một chữ “Không”. Ngày tham, đêm tham, đi
đứng ngồi nằm, chỗ mặc y ăn cơm,
chỗ đi tiểu đi đại, tâm tâm xem nhau, chăm
bẳm tỉnh sáng, chỉ giữ một chữ “Không”,
lâu ngày chày tháng đập thành một khối, bỗng
nhiên tâm hoa tự sanh, ngộ được máy mầu
của Phật Tổ, bèn không bị đầu lưỡi
lão Hoà thượng trong thiên hạ lừa, hội rồi
mới mở đại khẩu.
GIẢNG:
Người khán công án
phải chăm chăm như vậy đó, khả dĩ
có chút kết quả tương ưng, không bị
kẹt trên ngữ cú của các bậc tông sư.
CHÁNH VĂN:
Tổ Đạt
Ma từ Ấn Độ sang không gió nổi sóng. Thế
Tôn giơ cành hoa cả hội đều ngơ ngác. Đến
được chỗ ấy nói gì lão Diêm La, đến
ngàn thánh còn không bì được ông. Không tin nói, hẳn có
nhóm kỳ đặc rất tột như thế,
việc chỉ sợ người có tâm.
GIẢNG:
Ngài nhắc lại Tổ Đạt Ma từ Ấn Độ sang không
gió nổi sóng. Nghĩa là thiền tông Trung Hoa bấy
giờ chưa phát triển, ngài qua làm cho ngọn sóng
thiền dấy khởi, nên nói dậy sóng ầm ầm. Thế Tôn giơ cành hoa cả
hội đều ngơ ngác. Đến được
chỗ ấy nói gì lão Diêm La, đến ngàn thánh còn không bì
được ông, đến đó rồi Diêm La
cũng không làm gì được, ngàn thánh cũng không bì
nổi. Tại sao? Như Thanh văn, Duyên giác hay
Bồ-tát từ sơ địa tới thập địa
v.v… cũng chưa sống trọn vẹn với bản
tâm thanh tịnh. Nếu người nào tới được
chỗ đó thì đâu còn gì ngăn ngại nữa nên nói
ngàn thánh không bì nổi.
Không tin nói,
hẳn có nhóm kỳ đặc rất tột như
thế, việc chỉ sợ người có tâm, không
tin có một nhóm kỳ đặc như vậy là tại
vì có tâm, nếu vô tâm thì ai cũng làm được
việc kỳ đặc ấy hết. Cho nên ngài làm bài
tụng:
CHÁNH VĂN:
Tụng:
Trần lao
quýnh thoát sự phi thường,
Hệ bã
thằng đầu tố nhất trường,
Bất thị
nhất phiên hàn triệt cốt,
Tranh đắc
mai hoa phốc tỷ hương.
Dịch:
Vượt khỏi trần lao
việc chẳng thường,
Đầu dây nắm chặt
giữ lập trường,
Chẳng phải một phen xương
lạnh buốt,
Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương.
GIẢNG:
Không ai bỗng dưng được thành
tựu cả mà phải có công phu. Công phu đó không
phải để thành Phật mà để dẹp
trần lao phiền não. Trần lao phiền não hết,
Phật đạo tự hiện, không phải do tu mà
thành Phật. Đó là lẽ thực
|