LỜI ĐẦU SÁCH
Sự có mặt
của con người là một điểm linh kỳ thú. Một cấu trúc tiên nghiệm. Và, bằng
sự bổ sung hoàn chỉnh nhất của hiện thực một con người, bằng xương, bằng
thịt, bằng khối óc, con tim, và bằng tất cả tấm lòng với đầy đủ mọi ý
nghĩa xác quyết nhất của nó. Con người đứng vững, sống vững, sống thực với
tất cả ý nghĩa làm nên. Làm nên sự nghiệp của một con người ngày hôm nay,
và để lại mãi mãi về sau. Tất cả làm thành và làm thành bằng một chuỗi
liên hệ từ thuở trước, một công đoạn trước và những yếu tố, những công
đoạn ngày hôm nay không thể thiếu.
Vậy thì, mọi
sự kiện, cha mẹ, huyết thống với bao nhiêu và bao nhiêu thứ nữa, Phật giáo
gọi là nghiệp hay là nghiệp dĩ.
Thời gian,
không gian, người và người, hoàn thành một xã hội. Tất cả sự hiện thành.
Từ đó ta làm nên. Trong vô thức, ta biết rằng ta lang thang không định,
khắp các nẻo đó đây. Trong uyên nguyên, ta biết rằng ta có cha mẹ, đó là
nhân tố làm bến đỗ quyết định không thể thiếu .
Vậy ta nói
lên bằng chân tình, bằng nỗi lòng sâu kín nhất của ta cũng không hết,
không cùng. Để rồi, mỗi lần ta ngẫm lại câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Có cái gì
cao cả và bất tận ở đây. Cao cả mà ta không bao giờ với tới, bất tận mà ta
không thể dò xét tận nguồn. Trên tinh thần đó, Thiền sinh Thường Chiếu đã
kết tập những tấm gương hiếu đạo, của người con Phật từ các bài giảng của
chúng tôi. Qua đó, những tình cảm thiêng liêng nhất được nhắc lại, như là
một nền tảng đạo đức không thể thiếu được của người Phật tử. Rất mong độc
giả được ý quên lời và bỏ qua cho sự trùng lập không thể tránh khỏi, qua
giọng văn nói của tác phẩm.
Được thế thì, tất cả chúng ta hãy cùng nhau nghe lại nỗi lòng của những kẻ
đang trơ trọi giữa rừng người và ngất trời tình thương.
Mùa Thu năm
Kỷ Mão, Thiền Viện Thường Chiếu.
Thích Nhật Quang
? |