NGUYỆN XƯA C̉N ĐÓ

H.T THÍCH NHẬT QUANG

TÙY DUYÊN TU

 

Hôm nay nhằm ngày rằm tháng mười. Trong một năm có bốn mùa gọi là tứ quư và ba nguơn. Ba nguơn là thượng nguơn, trung nguơn và hạ nguơn. Thượng nguơn là rằm tháng giêng, trung nguơn là rằm tháng bảy, hạ nguơn là rằm tháng mười.

Ở thiền viện ngày rằm tháng mười không có tổ chức ǵ đặc biệt, chỉ nấu cơm và kiểm nhiều một chút, v́ Phật tử đông hơn b́nh thường, quan trọng là giảng giải đạo lư cho Tăng Ni Phật tử hiểu để áp dụng tu hành. Gần đây có một số Phật tử về thiền viện hỏi tôi: “Bạch thầy, con phải tu như thế nào?” Một câu hỏi giản dị nhưng trả lời rất khó. V́ mỗi người có một hoàn cảnh, một nhân duyên khác nhau, nên cách thức tu hành không thể giống nhau. Thế nên chúng tôi trả lời chung chung thôi. Làm sao ḿnh đừng bị vướng mắc bởi các công việc bên ngoài nhiều quá. Phật tử càng tu càng thấy ba nghiệp tham sân si giảm bớt là tốt. Tu để tỉnh táo chứ không phải càng tu càng nổi quạu. Cho nên đối với Phật tử, trả lời về cách thức tu hành một cách tương đối ổn nhất là “tùy duyên tu”.

Chữ “Tùy duyên” tức là tùy theo hoàn cảnh, tùy theo duyên sinh hoạt của từng người mà tu. Sinh hoạt của quí vị không ai giống ai, v́ mỗi người mỗi công việc, mỗi kiến thức riêng. Tuy nhiên trong cái “tùy” ở đây, quí vị phải hiểu Phật pháp mới áp dụng được. Nghĩa là tùy duyên mà chúng ta không bị biến, không bị mất ḿnh theo duyên, ta làm chủ chứ không là kẻ lệ thuộc. Như người nắm dao phải nắm ở đầu cán, chớ không nắm ở lưỡi. Nắm ở đầu cán khi nào cần chặt cái ǵ th́ chặt dễ dàng. C̣n nếu nắm ở lưỡi bị người ta giựt ḿnh sẽ đứt tay. Đối với các duyên trần cũng vậy, chúng ta tùy theo các duyên mà hóa giải, rồi tiêu dung buông xả, chớ không bị trôi theo duyên luôn.

Người xưa nói: “Người biết nhiều việc không bằng người dứt những ư tưởng lăng xăng”. Bởi v́ biết nhiều việc nên mắc mứu bận bịu việc này việc kia, không bằng người cắt đứt vọng tưởng lăng xăng, họ khỏe và an ổn hơn. Ít duyên ít việc không có nghĩa là chúng ta không làm ǵ hết hay bỏ việc giữa chừng. Ít việc là vẫn làm việc đều đặn nhưng không đặt thành vấn đề quan trọng, không để công việc kéo lôi, làm cho ḿnh vướng mắc. Nghe, thấy, ngửi, nếm, cảm xúc đầy đủ, tất cả các giác quan lúc nào cũng bén nhạy, không có giác quan nào chết hết. Mắt thấy rơ ràng, tai nghe tinh nhuệ, mũi lưỡi đều tốt nhưng đừng chạy theo cái nào. Thấy là thấy, nghe là nghe, ngửi là ngửi, nếm là nếm, các cảm xúc luôn luôn được làm chủ. Người này có thể sống tùy duyên. Như vậy muốn tùy duyên cũng phải có sự tu tập, có công phu mới thực hiện được, chứ không thể dễ dàng đâu.

Người xưa nói kẻ ít việc là ít bị ràng buộc chung quanh, ư tưởng của họ ít lăng xăng. Như thế sẽ khỏe hơn người bị ràng buộc bởi các ngoại duyên chung quanh. Hoặc nói: “Lo nhiều th́ thất nhiều chẳng bằng chuyên một”. Người lo lắng nhiều sẽ bị mất mát nhiều. Điều này cụ thể thôi, như bữa nào quí vị có việc lo lắng mà lo không xong, đêm đó nhất định mất ngủ. Dù quí vị có uống đồ mát hay thuốc ngủ nhưng vẫn khó ngủ. Người nào tỉnh lắm, khỏe lắm cũng bị trằn trọc. Cho nên làm việc nào theo việc nấy, sắp đặt có trật tự, ḿnh luôn làm chủ, đừng để lo nhiều, bị vướng mắc, kéo lôi, mạnh dạn chặt đứt các duyên tạp quí vị mới an ổn. Được an ổn th́ ngủ ngon, ăn cũng ngon.

Có bài kệ thế này:

Lo nhiều th́ đăng trí

Biết nhiều th́ loạn tâm

Loạn tâm th́ sinh phiền năo

Đăng trí th́ hại đạo.

Người lo nhiều th́ đăng trí. Đăng trí ở đây không có nghĩa là đi vớ vẫn đến nhà thương Biên Ḥa - chưa đến mức đó - mà chỉ là hay quên. Như đang nói chuyện bỗng nhiên quên mất không biết ḿnh nói cái ǵ, hoặc sáng mai đi làm mang vớ, mang một chiếc vô rồi lại tống thêm một chiếc nữa, hai chiếc vô một chân rồi đi t́m chiếc kia. Chúng ta lớn tuổi nhiều việc mà không sắp đặt ổn định dễ rơi vào t́nh trạng đó. Đừng nói các vị lớn tuổi, cỡ như tôi sáu mươi ngoài đây là thấy có trường hợp như thế rồi. Nhiều khi tôi để khách ngồi đợi cả tiếng đồng hồ, thật ra tôi không cố t́nh như vậy. Tôi hẹn với họ “đạo hữu ngồi chờ một chút, tôi có việc ra ngoài kia rồi sẽ trở vô.” Nhưng ra kia gặp việc tôi quên mất tiêu, ở ngoải ṭn ten cho tới trưa mới trở lại. Thấy Phật tử ngồi chờ, tôi giật ḿnh th́ sự việc đă lỡ rồi. Không lẽ quí vị gây với ḿnh, chớ tôi thấy họ bực bội lắm. Đó là một loại đăng trí.

Đôi khi không hẳn nhiều việc mà nảy sanh t́nh trạng như thế, chỉ v́ ḿnh sắp đặt không ổn, không lên bài bản, không có quy cách nên bị t́nh trạng đó. Cho nên Phật tử giữ trong nếp tu tập hằng ngày, cố gắng sắp đặt trôi tṛn công việc, ai có rủ rê hoặc nẩy sanh ư tưởng tạp loạn th́ lấy dao trí tuệ chặt đứt ngay. Nếu nó nhảy lên, có những mời mọc ǵ mà ḿnh lao theo th́ cả ngày chạy ngoài đường, ngược xuôi tất tả, không về nhà nghỉ ngơi được tí nào. Chẳng những thế, về nhà đến lúc nghỉ, cũng c̣n vớ vẫn trong đầu lăng xăng lộn xộn. Đó là người đăng trí. V́ vậy người xưa nói lo nhiều là người đăng trí, người đăng trí th́ loạn tâm. Loạn tâm rất hại đạo.

V́ vậy người tu Phật bắt buộc phải định tâm. Như quí vị niệm Phật muốn được yên, không bị việc gia đ́nh kéo lôi th́ phải định tâm. Ngồi trong tư thế hoa sen niệm Phật mới ổn, chứ c̣n ngồi b́nh thường lần chuổi hoặc nằm vơng lần chuổi th́ không biết có niệm hay không. Chuỗi lần rất bóng nhưng tâm không định th́ công đức không phát sinh, Phật và Bồ-tát không rước đâu. Rước về thế giới của Phật mà tu hành kiểu đó mệt lắm, không ai giải quyết được. Muốn định th́ trong bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi đều phải chánh niệm. Trong bốn thế ấy, ngồi là thế an ổn, dễ dàng định tỉnh nhất. Nằm có khi thoải mái quá ḿnh nhắm mắt ngủ quên. Đi th́ động nên khó định. Đứng lâu sanh nhọc nhằn, tu không có kết quả.

Biết nhiều sanh loạn tâm, loạn tâm sanh phiền năo. Chữ “Phiền” một bên bộ Hỏa, một bên bộ Hiệt. Hỏa là lửa, hiệt là cái đầu. Phiền giống như lửa đốt trên đầu vậy. Khi chúng ta lo điều ǵ trong đầu nóng bức như bị lửa đốt. Hoặc khi giận bực cái ǵ, ta nghe như có lửa nóng trong bụng. Bởi nóng như vậy nên không dằn được, con mắt trợn lên, mặt đỏ ngay, miệng quặm lại hoặc giựt méo một bên. Đó là hiện tượng của lửa phiền đốt tâm. Chữ “Năo” một bên bộ Tâm, một bên chữ Năo, tức trong ḷng lăng xăng, lộn xộn, không yên. Phiền năo là vừa bị lửa đốt, vừa lăng xăng lộn xộn trong ḷng, như thế làm sao yên được. Cho nên cổ đức nói bị phiền năo rất hại đạo, nghĩa là rất khó tu.

Phiền năo là một thứ bệnh nguy hiểm đối với người tu. Nếu chúng ta không làm chủ, không có cách dừng phiền năo th́ không tu tiến, không tu tiến th́ không có sự an tỉnh. Đó là ta đă bị phiền năo nhiễu loạn. Nếu để t́nh trạng ấy kéo dài, con đường của ḿnh đi sẽ là con đường ma, việc làm của ḿnh làm sẽ là việc ma. Như vậy ta không c̣n là người tu chánh đạo nữa. Người tu chánh đạophải định tỉnh, sáng suốt tùy theo các duyên mà cắt đứt những duyên không cần thiết. Ví dụ khi ăn cơm chỉ ăn cơm, khi ngủ chỉ ngủ, khi làm việc ǵ chỉ một việc ấy, ngoài ra chặt đứt các duyên không cần thiết. Đó là giai đoạn tùy duyên thứ nhất.

Đến giai đoạn thứ hai, chúng ta cố gắng chủ động đừng để các duyên bên ngoài quấy rầy, đồng thời tránh những hiện tượng xấu ảnh hưởng đến ḿnh, làm ta mất tự chủ. Cổ đức nói một niệm lành thời khí ḥa gió mát. Điều này rơ ràng, nếu trong ḷng niệm lành hiện diện chúng ta sẽ thấy thoải mái, không bị kẹt vướng ǵ, an ổn, vui vẻ. Ngược lại, trong ḷng c̣n những niệm xấu, ta sẽ không yên, thấy xốn xan, khó khổ.

Tu hành cũng không phải khó khăn lắm, cốt yếu ta làm chủ được, biết cái nào tốt th́ làm, cái nào không tốt loại bỏ. Trong giai đoạn mới tập tu, quí Phật tử phải chọn bạn tốt, nhờ bạn tốt nhắc nhở, giúp đỡ tu hành. Đến khi nào quí vị hoàn toàn làm chủ được rồi, không sợ bị vướng mắc bên ngoài th́ sống tự tại, tốt hay xấu không thành vấn đề. Bây giờ nếu quí vị ở chỗ xấu, gần bạn xấu th́ sẽ nghĩ xấu làm việc xấu, trái với đạo, không thể tu tiến được. Chẳng những không tu tiến mà c̣n tăng trưởng phiền năo, sống bất an trong đời này và cả những đời sau, rất nguy hại. Bởi vậy Phật tử cố gắng nhớ cho một chữ “hiền”, một chữ “Thiện” là được rồi.

Thêm một điều nữa, người xưa dặn: “Phải học hỏi nơi các bậc tiên tri, sau khi lựa quyết chính chắn phải lóng thần như đi trên băng mỏng”. Nghĩa là chúng ta học hỏi, hiểu biết, chọn lựa chính chắn rồi th́ phải lóng thần tu tập. Lóng thần như thế nào? Giống như đi trên băng mỏng vậy. Quí vị thử tưởng tượng xem, nếu đi trên băng mỏng mà ḿnh đi mạnh th́ nó vỡ ra, ḿnh sẽ lọt xuống hố nước, sẽ chết. Cho nên chúng ta cần chính chắn chọn lựa con đường tu tập, học hỏi nơi các bậc tiên triết, lắng ḷng thực hiện từng bước kỹ càng, đừng để lui sụt như đi trên băng mỏng vậy. Hoặc giống như leo lưng cọp rồi th́ đừng nói hay nói dỡ, phải làm sao đừng bị cọp xơi. Lúc đó không có lư thuyết huênh hoang nói phải nắm đuôi cọp, nắm đầu cọp… không cần phải bàn luận ǵ hết. Chỉ ngồi được trên lưng cọp vững vàng không bị té, đó là người giỏi. Sự tu tập hằng ngày cũng vậy. Tùy duyên, tùy hoàn cảnh, sắp xếp sao cho ba nghiệp tham sân si mỏng bớt, đừng để lui sụt.

“Cần phải nghiêng tai ghé mắt vâng giữ những lời dạy của các bậc thiện hữu tri thức”. Tức là kinh điển do Phật Bồ-tát dạy, Phật tử nên quư trọng, nghiêng tai, ghé mắt để ư, học hỏi, tu tập cho được. Phật tử tu hành mà cứ hiểu chung chung, không quyết định dứt khoát, người ta rủ đi chùa th́ đi chùa, rủ đi cúng bà th́ đi cúng bà, những việc không đúng với chánh pháp vẫn cứ làm th́ đâu thể gọi là Phật tử được. Nhiều vị đến hỏi chúng tôi tu như thế nào để mau có kết quả. Thật ra quí vị đừng nghĩ chúng tôi tu mau có kết quả, cũng bậm trầy bậm trật đây. Nhưng chúng tôi biết chắc con đường ḿnh đi, quyết định phải như vậy, không có cách nào khác hơn. Nếu chúng ta c̣n lờ mờ, chưa khẳng định, bị ngoại cảnh chung quanh kéo lôi, th́ việc tu sẽ không tới đâu hết. Đă là Phật tử mà không quyết, không khẳng định, để cho thoái tâm th́ không xứng là con Phật.

Người xưa dạy: “Dẹp t́nh trần mà xét lư đạo, quên lời tục mà nhận ư mầu, dứt niệm lự tỏ nghĩa cao sâu, để tâm nghiên cứu tu tập”. Đoạn này dạy phải dẹp tất cả t́nh trần, tức là những duyên trái với đạo, không có lợi cho công phu. Làm sao cắt đứt các duyên xấu, nuôi dưỡng duyên đạo. “Xét lư đạo quên lời tục mà nhận ư mầu”, hăy để qua một bên những duyên thuộc về thế tục, mà đi thẳng vào lư đạo, nghiên cứu tu tập. Như vậy tu hành mới có kết quả tốt. Bởi v́ chúng ta không phải thánh, nếu đụng đầu vô các duyên không tốt, để nó ràng buộc kéo lôi hoài, nhất định chúng ta tu không tiến. Ví dụ bây giờ biết ḷng tham của ḿnh nhiều, mà cứ tới những cảnh tham th́ làm sao tu được, làm sao ngồi thiền cho yên. Khi biết ḿnh yếu chỗ nào th́ tránh chỗ đó. Như biết cái tật của ḿnh hay sân, hay la hét đỏ mặt tía tai, dỡ như vậy th́ đừng bao giờ tạo duyên cho nó hiện ra. Nếu lỡ gặp cảnh sân th́ rút lui, tránh duyên đi. Phật dạy người muốn tu ổn là phải tránh duyên. Khi nào chúng ta đủ sức mạnh, làm chủ hoàn toàn rồi, không cần phải tránh duyên nữa, nhưng chưa được như thế th́ phải tránh duyên thôi.

Như chư tăng ở trong chùa có qui chế, mỗi tháng đọc rồi giải thích, ai vi phạm điều nào đưa ra kiểm thảo, phải sám hối chừa bỏ. Đó là cách để trị bệnh, để tránh duyên, để giữ vững tâm Bồ-đề mà tu tiến. Phật tử chưa đủ điều kiện thực hiện như vậy, nên nhắc nhở nhau nhớ việc bổn phận của ḿnh. Quí vị tu mà cảnh tham ḿnh tham, cảnh sân ḿnh sân, si mê điên đảo loạn tưởng cả ngày th́ tiến chỗ nào! Nên tự xét ḿnh tham nhiều sân nhiều th́ cố gắng áp dụng lời Phật dạy, bỏ bớt để tu tiến. Phật dạy: “Người hành đạo như một người chiến đấu với muôn vạn người, khi lâm trận nếu trong ḷng khiếp nhược hoặc nửa đường thoái lui, người đó sẽ không chiến đấu được.” Chỉ khi nào thắng trận tấu ca khúc khải hoàn trở về mới là người biết tu, là người thắng trận.

Khiếp nhược là sao? Trong ḷng chưa quyết, c̣n nghi. Một niệm nghi khởi lên là đă thua trận rồi. V́ niệm nghi khởi lên th́ phiền năo, tập quán sẽ tấn công làm ḿnh bỏ cuộc. V́ vậy người tu phải mạnh mẽ, phải là những chiến sĩ. Như h́nh ảnh tổ Huệ Khả v́ cầu đạo mà đứng dưới tuyết suốt đêm. Tổ Bồ-đề-đạt-ma ngồi nh́n vách chín năm không nhúc nhích, nhưng với sự cương quyết mănh liệt, Huệ Khả đă nhổ gốc nổi ông già này, làm cho ông cụ quay lưng mở miệng thuyết pháp. Gương cái hạnh ấy các ngài đă để lại, bây giờ bọn con cháu chúng ta không thể x́u x́u ểnh ểnh được. Không ai tu x́u x́u ểnh ểnh mà được Phật tổ truyền tâm ấn cho cả. Truyền tâm ấn hay ấn tâm là người đệ tử có tâm giống hệt như thầy, tâm tâm in nhau nên mới được thầy truyền tâm ấn. Tâm của tổ là tâm giác ngộ giải thoát, tâm sáng suốt, đệ tử có tâm đó mới ấn được. C̣n tâm ḿnh tào lao, điên đảo mà biểu ấn th́ ấn làm sao được.

Từ chỗ này, chúng ta thấy ḿnh là người chiến đấu với muôn vạn binh. Quân binh đó là vọng tưởng điên đảo, là ương hèn dở xấu, là tị hiềm ích kỷ, nó ngủ ngầm trong tâm. Chúng ta chiến đấu, khắc phục, giải quyết như thế nào cho sạch sẽ hết mới được tâm ấn, được thành Phật. Đừng nói con niệm Phật được Phật rước, niệm Phật kiểu nằm vơng ṭn ten Phật không rước đâu. Trên thế giới của Phật toàn là người tâm thanh tịnh, các bậc thượng thiện nhơn ngồi hoa sen, hít thở toàn thanh khí. Chúng ta uế trược quá, ai mà dám đón lên trên kia, khó lắm.

Nói chiến đấu theo tinh thần của người tu Phật là chiến đấu với loạn tưởng điên đảo của ḿnh. Một niệm dấy lên, nếu chúng ta khắc phục được tức là chiến thắng niệm đó. Một ư tưởng xằng bậy nổi lên chặt đứt được là chiến thắng ư tưởng đó. Trong sinh hoạt hằng ngày, niệm dấy lên ḿnh biết sai trái, làm phiền loạn, mất chánh niệm, mất sự an ổn, ta chặt đứt tức là chiến đấu liên tục. Khi nào tất cả đều bị chặt đứt hết th́ ḿnh thành công. Một người chiến đấu với muôn vạn người mà trong ḷng khiếp nhược làm sao chiến đấu được. Vừa đánh hai ba chiêu, ḿnh quăng vũ khí chạy tuốt rồi, kiếm cung găy hết th́ c̣n chiến đấu ǵ nữa? Đệ tử Phật luôn luôn có cung thiền định và kiếm trí tuệ. Cầm cung thiền định vững vàng bắn tất cả loạn tưởng lăng xăng. Tuốt kiếm trí tuệ sáng suốt chém hết thói hư tật xấu nhiều đời. Các duyên chướng đạo, làm mất sự an ổn của ta đều triệt đốn hết. Không có con đường nào khác giản dị hơn, có thể thu ngắn đoạn đường tu tập của chúng ta. Nếu giữ thế như vậy ḿnh sẽ là người thắng trận. Đó là cách thức tu tập của hàng Phật tử.

Người hành đạo phải kiêng tâm giữ vững ư chí, siêng năng dũng mănh mới trở về quê được. Kinh Pháp Cú nói: “Những người thường giác tỉnh, ngày đêm chuyên tu học, chí hướng đến Niết-bàn th́ mọi phiền năo sẽ dứt sạch”. Người thường giác tỉnh lấy chỗ dứt sạch phiền năo làm tiêu chí. Giác tức là biết, tỉnh tức là tỉnh táo. Sự giác tỉnh này từ ḿnh mà có, không nhờ ai ban cho. Chúng ta biết rơ các pháp không thật, không cần thiết nên không mê đắm tham cầu, không vướng kẹt. Tỉnh là không mê. Người mê tạo nghiệp luân hồi sinh tử nhiều đời kiếp, bây giờ ḿnh tỉnh nên không tạo nghiệp như thế, mà c̣n cắt đứt nữa. Cắt đứt cái ǵ? Cắt đứt ḍng luân hồi lẩn quẩn nhiều đời nhiều kiếp. Chư Tổ thường dạy chỗ dung công phu đi cũng tỉnh, ngồi cũng tỉnh, nằm cũng tỉnh, làm bất cứ việc ǵ cũng tỉnh. Nói năng, ăn uống, ngủ nghỉ, tiếp khách, làm việc, ngồi thiền, tụng kinh… lúc nào cũng tỉnh giác. Được vậy quí vị sống trong Niết-bàn, khỏi phải cầu ở đâu.

Niết-bàn hiện tại khi chúng ta đầy đủ sự giác tỉnh, cắt đứt được các duyên làm chướng đạo. Niết-bàn này do ḿnh thực hiện, không ỷ lại, không đợi chờ, không trông mong ai cho cả. Bao nhiêu pháp môn đức Phật đă chỉ dạy hết, tam tạng kinh điển đầy đủ nhưng nếu chúng ta không điều phục vọng tưởng điên đảo của ḿnh th́ chư Phật cũng hết phương cứu chữa. Có câu nhất tu thị, nhị tu sơn, thứ ba tu chùa. Quí vị ở tại chợ, đối đầu với tất cả công việc mà tu được th́ hạng nhất rồi. Thứ hai là những vị tu hành trên núi non, thứ ba tức hạng bét là tu chùa như chúng tôi đây. Tu mà có hàng rào, có cổng, có qui chế miên mật là dỡ lắm. Do dỡ mới có nguyên tắc. Cho nên quí Phật tử tu được là quí lắm.

Phật không hoan hỷ khi thấy Tăng Ni cất am cốc trong xóm làng, không hoan hỷ khi thấy Tăng Ni sống lẫn lộn ở chỗ thế tục. Phật rất hoan hỷ khi thấy những vị biết tránh duyên, biết cách giữ ḿnh để tu tập. Trong kinh A Hàm có ghi lại lời Phật nói thế này: “Dù ta đi ngang thấy các đệ tử đang ngủ gục, mà chỗ đó không phải xóm làng, không phải chợ búa, không là nơi ồn náo. Ta biết rằng đệ tử của ta sau khi ngủ gục sẽ tỉnh táo tu tập và có kết quả tốt. C̣n như ta đi ngang xóm làng thấy đệ tử của ta tu hành miên mật, nhưng ta biết chắc những đệ tử sống như vậy, nếu không có thiền định, không có trí tuệ th́ duyên cảnh trong xóm làng ồn náo sẽ làm họ không tu tỉnh như những vị đang ngủ gục ở chỗ vắng vẻ.”

Quí Phật tử sống trong hoàn cảnh bận rộn nên rất khó tu. Bởi khó tu nên chư tổ nói tu được là hạng nhất. Ngược lại nếu tu không được th́ không có hạng nào hết. Quí vị cứ rề rà thả trôi, tháng năm dài lẩn quẩn trong cuộc đời. Mới thấy thanh xuân đó rồi đầu bạc, già nua và đi tới cái chết. Những đám tang đi trên đường có khi người già năm bảy mươi tuổi, nhưng cũng có khi người mười mấy hai mươi, có ǵ bảo đảm đâu. Nếu chúng ta cứ thả trôi năm tháng, không chịu tỉnh, không chịu quyết th́ không thể tự cứu lấy đời ḿnh. Hoàn cảnh của Phật tử là hoàn cảnh ít thuận lợi cho việc tu hành, bận rộn đủ thứ việc, khó tu tỉnh lắm nên phải hạ quyết tâm thật mạnh mẽ, ư chí kiên cố vững vàng mới giữ được đạo tâm. Quí vị không thể so b́ với tăng ni được. Như chúng tôi chiều lại th́ đóng cửa thiền môn, cảnh thanh tịnh dễ công phu. C̣n quí vị đóng cửa rồi vẫn c̣n tivi, bạn bè, ăn uống, đủ thứ chuyện, làm sao tu tỉnh? Thế nên Phật nói “ta rất thương chúng sinh” là v́ vậy. Chớ không phải Ngài thấy thiếu cơm thiếu gạo, thiếu xe hơi mà thương. Thương do ḿnh không tỉnh, không tu, không thấy sự đổi thay mất mát mau chóng đang ŕnh rập từng ngày từng giờ.

Bây giờ quí vị sống trong chỗ ồn náo th́ càng khẳng định hơn, quyết tu trong chỗ ồn náo. Chứ đừng đợi được cảnh tốt mới tu. Có vị nói: “Thưa thầy! Con định tới năm sáu mươi tuổi mới xuất gia”. Nhiều người bốn mươi mấy tuổi đă thấy hiện tướng lọng cọng rồi, có vẻ như bị phong thấp hay sao đó, chờ tới sáu mươi mấy để xuất gia th́ không bảo đảm rồi. Cho nên nói tới tu hành là ngay bây giờ, tu trong mọi hoàn cảnh. Cho nên mới có vấn đề tùy duyên, Ḥa thượng dạy chúng ta tu trong mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp, đó là tùy duyên, đừng để ngày trôi qua rất uổng.

Thiền sư Vạn Hạnh là vị thiền tổ Việt Nam vào thời Lư, Ngài làm quốc sư tham mưu cho Lư Công Uẩn dựng lập nhà Lư. Làm một vị quốc sư, đủ thứ công việc nhưng phần công phu ngài vẫn giữ ǵn nghiêm mật, không hề mất mát hay bê trễ. Xong việc quốc gia liền rút về ẩn nơi núi rừng chuyên tâm tu hành. Cho nên thiền sư đă để lại những bài thơ kệ thật thấm thía đạo vị, không phải như ḿnh hẹn sáu bảy mươi tuổi mới tu, Ngài nói:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố uư

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

Dịch:

Thân như bóng chớp có rồi không

Cây cỏ xuân tươi thu đượm hồng

Mặc cuộc thịnh suy không sợ hăi

Thịnh suy như cỏ hạt sương đông.

                (HT. Thanh Từ - Thiền sư Việt Nam )

Thân người như bóng chớp có rồi lại không. Ngài thấy thân này thay đổi nhanh chóng như bóng chớp vậy. Cây cối mùa xuân tươi tốt mùa thu lại khô héo. Câu này đánh thức chúng ta nhiều lắm. Quí vị đừng tưởng cuộc đời toàn là mùa xuân, có mùa xuân th́ có mùa hạ. Tàn tạ nhất là cuối hạ, mùa mà người ta nói là thu tàn. Không phải lúc nào tóc cũng xinh, mặt cũng đẹp, cái toại nguyện như ư của mùa xuân ít ỏi, qua nhanh. Xuân hạ thu xuân đông luôn luôn đổi thay, cảnh vật theo đó cũng thay đổi. Mùa xuân thấy xinh tươi nhưng hạ tới cây cỏ tàn tạ. Tuổi thanh xuân mười mấy đôi mươi rất tươi đẹp nhưng năm sáu mươi th́ già xấu, tóc bạc, bệnh hoạn. Phật tử luôn nhận định sâu sắc vấn đề vô thường để lo tu, không bỏ phí thời giờ.

Ngài nói Mặc cuộc thịnh suy không sợ hăi, người biết đạo lư th́ không c̣n sợ hăi, v́ thấy rơ thịnh suy như giọt sương trên đầu ngọn cỏ ban mai. Đây là chỗ nhận thức sâu sắc của người tu. Không phải biết mùa xuân rồi đắm mê mùa xuân, biết mùa hạ rồi sợ sệt lo lắng ḿnh chết sẽ đi về đâu. Người Phật tử hiểu đạo th́ nhậm vận thịnh suy vô bố úy, nghĩa là không sợ hăi ǵ hết. Con người sinh ra, lớn lên, già chết, duyên sinh như vậy. Chỉ cốt giữ vững ḷng ḿnh, định tỉnh sáng suốt, đó là mùa xuân miên viễn. Trong sự đổi thay đó nếu chúng ta sống được với cái bất sinh bất diệt của ḿnh th́ lo ǵ sống chết. Sự sống chết chỉ là sự đổi thay của thân thôi, chớ c̣n định tuệ chân thật không bao giờ mất được. Chúng ta sống là sống với cái đó, cái không bị luân hồi sanh tử chi phối. Làm sao sống được với cái đó? Buông cái giả th́ cái thật hiện ra thôi, đừng chấp đừng mê nữa. Mất thân này ta thấy sợ sệt là v́ chấp thân thật. Nếu thấy thân không thật, nó bị già suy hoặc bệnh hoạn, ta biết rơ đó là luật vô thường chi phối, ḿnh b́nh tĩnh tu tập nên không sợ hăi lo buồn. Người biết tu không sợ sệt cũng không mong cầu, sống rất an ổn. Phật tử sống tu như vậy là đúng với chánh đạo, đúng với lời dạy của quốc sư Vạn Hạnh.

Chúng ta có tu tập, có gần gũi thiện hữu tri thức, thực hiện đúng lời Phật dạy sẽ thấy cuộc đời, mạng sống, danh vọng tiền tài như những hạt sương mai long lanh trên ngọn cỏ. Chỉ một ánh nắng thôi, mặt trời thức dậy th́ tất cả tan loăng hết, không c̣n ǵ cả. Nếu hiểu đạo lư, áp dụng được đạo lư th́ ngay bây giờ, chúng ta có thể nhận và sống được với cái chân thật bất sanh bất diệt. Cái không bảo đảm mà ḿnh kẹt vướng th́ thiệt quá dỡ, nói dỡ là nói nhẹ, Phật tổ quở là quá ngu. Chúng ta không chịu sống với cái chân thật, với cung thiền định kiếm trí tuệ của ḿnh, lại ham mê chạy theo vướng mắc cái giả, mong manh như hạt sương mai, th́ quả là ngu đáo để.

Bây giờ chúng ta đừng ngu nữa mà sống lại với cái chân thật, phát huy cung thiền định kiếm trí tuệ thật bén nhạy để phá tan màn vô minh tăm tối. Cuộc đời mỏng manh, sanh lăo bệnh tử chực chờ một bên, không dung dị bất cứ một ai, nên phải cố gắng mănh tỉnh lo tu tập. Nói tới đây, tôi nhớ câu chuyện trong kinh kể thật thấm thía làm sao. Hôm ấy Phật cùng A Nan và các vị đệ tử đi hoằng pháp. Ngang qua một cánh đồng, thấy bầy trâu đang ăn cỏ và chơi giỡn với nhau, con này húc con kia thật vui vẻ. Phật kêu A Nan nói: “Chúng sinh cũng như vậy. Bầy trâu kia sắp bị chủ làm thịt mà chúng đâu có biết. Mỗi ngày người chủ làm thịt một con,  trâu mập làm trước trâu gầy làm sau, thế nhưng chúng đâu hay biết chi, cứ vui chơi nhảy nhót. Chúng sanh cũng vậy, vô thường nhanh chóng cướp mất người thân, rồi cướp tới bản thân ḿnh, sự già chết chụp lên không chừa một ai. Vậy mà các chúng sanh cứ vui chơi tranh giành ấu đă với nhau từng chút, không biết rồi sẽ tới lượt ḿnh bị quỉ dữ vô thường xơi thịt.”

Người tu biết rơ điều đó th́ phải tỉnh, cố gắng hành tŕ lời Phật dạy, như thế mới xứng đáng con của Phật. Đức Phật đă chứng đạt và sống một đời sống hoàn toàn bằng trí tuệ thiền định. Ngài dạy chúng ta cũng như thế nhưng ta chưa làm được, là v́ ḿnh dễ duôi cứ để ngày tháng trôi qua, không gắng lo tu. Đến khi vô thường tới không kịp chuẩn bị tư lương, lo sợ hốt hoảng không biết ḿnh sẽ đi về đâu?

Tóm lại, tinh thần của người tu Phật hôm nay, mỗi vị tùy theo duyên, theo hoàn cảnh của ḿnh ráng nỗ lực tu, đừng để ngày qua ngày qua, bị mất mát nhiều mà không hay biết. Chúng ta phải có thái độ dứt khoát, phải khẳng định tu tập như đi trên băng mỏng, không thể buông lung, vừa đi vừa ngó qua ngó lại. Quí vị nhớ, chúng ta là người chiến sĩ, một ḿnh phải chiến đấu với muôn vạn quân binh, tức là chiến đấu với vô lượng phiền năo, những trở duyên, nghịch cảnh, những ngang trái trong cuộc đời. Thế nên ḿnh không thể không đổ mồ hôi nước mắt. Đổ nhiều mồ hôi nước mắt lắm. Phải phấn đấu liên tục, kiên tŕ và phải gan dạ mới giữ được thế làm chủ. Giữ thế làm chủ rồi mới có đời sống an ổn tự do tự tại.

Ngài Hoàng Bá dạy:

Nếu chẳng một phen xương lạnh buốt,

Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương.

Nếu không có sự tu tập quyết tử, không dễ ǵ thưởng thức được mùi hương của hoa mai, tức là hương vị của Niết-bàn giải thoát thanh tịnh. Quí vị đang công phu, đang nỗ lực, chúng tôi chúc cho quí vị công phu ngày càng tăng tiến, nhất định không phải là kẻ chết trận, thoái lui, mà phải là người thắng trận ca khúc khải hoàn.

 

 

 

]

 

 

THIỀN TÔNG VIỆT NAM