SUỐI REO RỪNG TRÚC

H.T THÍCH NHẬT QUANG

ĐOẠN 9

 

Trần duyên rũ hết,

Thị phi chẳng hề;

Rèn một tấm ḷng,

Đêm ngày đon đả.

Chú thích:

- Rèn: Tu tập.

- Đon đả: Siêng năng, sốt sắng.

Giảng:

Đoạn này Tổ dạy chúng ta với tâm kiên quyết ṛng rặc lo tu, rũ sạch tất cả duyên trần, không c̣n vương vấn. Người tu tối kỵ hệ lụy, không dứt khoát tu hành, cứ lửng lơ qua ngày. Sáng, trưa rồi chiều, tối cứ x́u x́u không nói ǵ ai, không chọc giận ai mà cũng không quyết tâm làm việc ǵ ra việc ǵ. Người rơi vô t́nh trạng này bản thân không chủ động chi hết, nhưng việc của người khác rủ rê, hú một tiếng là chạy theo liền, thành ra việc của ai họ cũng có mặt, cái nào cũng vướng. Đây là thái độ rất có hại trong công phu tu hành. Thanh quy của Thiền viện, thường nhắc nhở chúng ta tu th́ phải quyết tâm cho sáng đạo, không nên có thái độ lưng chừng.

Công phu chưa đến mà ḿnh không chịu nhận những lời nhắc nhở hoặc tự mănh tỉnh để khắc phục những bấp bênh nên lúc nào chúng ta cũng thấy như bị sóng bủa gió nhồi. Chư Tổ dạy người tu phải tỉnh, phải giác để gầy dựng thế chủ động nơi ḿnh, không để bị lệ thuộc bởi bất cứ sự kiện ǵ xung quanh. Như buổi sáng có việc ǵ ngoài nhà khách, ḿnh vẫn nghe rơ ràng nhưng chủ động. Việc trù pḥng, việc phân công tác… vẫn nghe nhưng chủ động. Ta làm bằng tâm chân thật của ḿnh, không có niệm khác. Làm th́ làm, nghỉ th́ nghỉ, thái độ dứt khoát. Trong thời gian làm việc, cũng không cho xen bất cứ một hiện tượng, một sự kiện ǵ ở bên ngoài.

Chư huynh đệ thử hôm nào đó quên đi cuộc đời của ḿnh, cứ để nó lờ lững sẽ thấy ḿnh bị bên này xé bên kia lôi. Tới giờ tụng kinh mà trong ḷng có chút bức xúc, chợt huynh đệ rủ ra nhà khách chơi, liền phân vân “nên đi tụng kinh hay nên đi chơi?” Ra tới ngă ba, nh́n vô thấy thầy ḿnh là hơi ngại “bây giờ nên đi hay nên quanh lại?” Liền có huynh đệ khác rủ: “Thôi, đi xuống rẫy chơi.” Bước đi nhưng ngang thất thầy lại thấy ngại. Ngại đây không phải sợ thầy làm ǵ ḿnh, mà v́ ông thần hộ giáo đang ḍm dơi những hành động phi pháp của ta đây. Nhờ cái ngại đó mà ḿnh mở con mắt ra, tỉnh một chút th́ ông thần sẽ hướng dẫn quanh về, không đi bậy nữa.

Nếu ngại th́ ngại mà đi vẫn cứ đi th́ thần hộ giáo chán ngán không thèm theo giữ ǵn nữa. Bấy giờ trờ tới trước thất Ḥa thượng, chó sủa. Trong bụng lo lắng “Chà! qua cái trạm này bị báo động dữ đa, chắc sư ông biết rồi.” Nhưng liền đó huynh đệ bỏ nhỏ vô tai: “Ở dưới kia đang nấu ḿ, xuống dưới ăn chơi.” Cái đó mạnh hơn, cho nên thần hộ giáo, thần hộ giới, thần hộ đạo tràng, thần hộ tu hành… rút lui hết, kiếm đao chi mấy Ngài cất tuốt “Thôi, chào thua! Để cho mày đi.”

Trong những đoạn đường đi, đương sự không yên trong ḷng. Đó là một báo động rất cần thiết nhưng quí vị không tỉnh, không nhớ chi cả. Khi đi trót lọt và cuối cùng vào được vùng của rẫy rồi th́ xem như an toàn. Vô đó rồi dù không ăn uống ǵ cũng ngồi đó. Bấy giờ ma lười, ma nhác, ma hư hỏng, ma vui chơi...  xúm nhau tấn công. Lúc đầu có quen biết ǵ đâu, nhưng bữa nay rồi ngày mai, ngày kia có người rủ thành ḿnh quen, cuối cùng không ai rủ ḿnh cũng vẫn cứ lết tới. Bởi chư thần đă rút lui th́ đâu có ai bảo vệ, chúng ma tha hồ nắm cổ lôi đi. Tiến tŕnh diễn biến của nó là vậy thôi.

Cho nên đối với người tu quan trọng là phải có tỉnh. Tỉnh lực mạnh mới chỉnh đốn được những thói quen xấu. Việc chỉnh đốn đó là công đức tu hành. Đức Phật Thích Ca trước khi vượt thành xuất gia, Ngài cũng ưu tư, đắn đo, đi dạo các cửa thành thấy những hiện tượng đau khổ của chúng sanh nên Ngài thức tỉnh. Sau những cuộc tham quan, thị sát để biết dân t́nh, trở về Thái tử càng ưu tư hơn. Ngài rất hững hờ với những cuộc vui chơi ca hát. Sau đó Thái tử nh́n thấy các cung nhân mỹ nữ cách đây không lâu lụa là mềm mại, sắc đẹp mê hồn, mà bây giờ tất cả đều nằm lăn ra, nước miếng nước mũi, mồ hôi mồ kê chảy dài, ngủ mớ nói sàm nói bậy rất đáng chán sợ, không có ǵ để Ngài say đắm cả. Nỗi bức xúc dâng tràn trong ḷng, cuối cùng Ngài đi đến quyết định từ giă tất cả. Đó là thần hộ giới đă thành công.

Chúng ta luôn luôn được báo động, được những vị thần cảnh tỉnh trước sự việc không hay sắp xảy ra nhưng ḿnh vẫn phớt lờ nên cuối cùng hư hỏng. Trong mỗi bước đi nếu chúng ta thức tỉnh th́ đă không xảy ra những việc đáng tiếc. Ngược lại, nếu trong ḷng rỗng tuếch th́ chúng ma bủa vây rồi bắt xác đi luôn. Tu hành như vậy biết chừng nào hết khổ, nói ǵ đến thành tựu đạo quả. Chỉ những ai có vận dụng, có quyết tâm tu tập mới thấy giá trị thiết thực của Phật pháp, mới thấy diệu lực của công phu tu hành.

Ở Thiền viện huynh đệ không ai dốt Phật pháp, từ các vị cư sĩ mới vô cho tới chư Tăng lâu năm đều được học rất đầy đủ. Kinh sách rồi băng giảng của Ḥa thượng Viện trưởng, của quư thầy rơ ràng chúng ta không dốt. Chỉ có điều làm sao áp dụng, thể nghiệm được Phật pháp mới là giá trị thực. Mỗi giai đoạn công phu đều là những chặng đường để để chúng ta thể nghiệm. Như muốn có một chén cơm chín, xốp, ngon, thơm đàng hoàng, ḿnh phải đi từ người trồng lúa cho tới người sàng sẫy gạo và nấu thành cơm, không biết bao nhiêu công đoạn trong đó, chớ đâu phải ập vô nấu là ăn được liền. Việc tu hành cũng vậy, bữa nào cũng “Nguyện Phật chứng minh cho con hết phiền năo!” Huynh đệ nhớ phiền năo của ḿnh chứ không phải của Phật,  Ngài ngồi cười hoài trên bục, chưa bao giờ tôi thấy Phật nhăn nhó, tại v́ Ngài không có phiền năo. Bây giờ chúng ta xin Phật  cho ḿnh hết phiền năo, làm sao hết được? Của ḿnh th́ ḿnh tự giải quyết chứ, sao lại bắt Phật làm chuyện của ḿnh. Đức Phật đâu có xin chúng ta cho Ngài hết phiền năo đâu.

 

Nếu chúng ta không chịu lọc lựa, buông bỏ, khắc phục phiền năo th́ làm sao nó hết được? Chỉ như một việc cắt sửa cây cảnh nhỏ xíu thôi, anh mà nhị tâm một cái là anh cắt tầm bậy hết trơn. Luôn luôn là phải tỉnh, v́ năng lực của sự tỉnh giác rất lớn. Nếu chúng ta cứ lờ mờ nhất định sẽ đi vào con đường tăm tối. Huynh đệ phấn đấu lên, ḿnh có được duyên lành mới xuất gia làm tăng tu hành, giờ chỉ c̣n tự tâm mănh tỉnh là con đường về nhà không c̣n lầm lạc nữa. Nhiều người trong hoàn cảnh khó khăn vô cùng mà c̣n phấn đâùu được. Chúng ta ở trong điều kiện thuận tiện, cố gắng phấn đấu chút nữa là sẽ đi đến thành công.

Thái tử Sĩ Đạt Ta muốn đi tu, không phải tự nhiên mấy ông tiên trong rừng bưng Ngài vô đó ngồi tu khổ hạnh. Năm lần bảy lượt năn nỉ với phụ vương, đâu là được! Vua Tịnh Phạn dứt khoát: - “Ta có ḿnh con thôi, nếu con bỏ đi tu th́ tương lai sáng ngời của Tổ quốc ta biết trông cậy vào ai”. Thế nhưng Thái tử vẫn không chùn bước, Ngài thưa: “Nếu phụ vương đáp ứng được những yêu cầu của con th́ con ở nhà.” Vua hỏi: - “Làm ǵ?” Thái tử thưa: - “Cho con đừng già, đừng bệnh, đừng chết.” Vua cha nghe chuyện đó là ngẩn ngơ thôi, làm sao làm được?

Với quyết tâm ấy, Thái tử đă vượt thành xuất gia. Đi là đi với ngựa thần Kiền Trắc, người đánh ngựa là chuyên gia Xa Nặc mới điều được ngựa giỏi vượt qua những chỗ khó khăn. Thêm một quyết tâm nữa, khi nghe lời than của Xa Nặc, nếu lúc đó Thái tử c̣n quyến luyến thế gian, chắc khó cởi áo bào, ngọc ngà giao trả lại hết. Trong quá tŕnh tu khổ hạnh sáu năm đâu phải giản dị. Ngài khắc phục, chịu đựng đến mức độ thân thể tiều tụy chỉ c̣n da bọc xương, ngồi xuống đứng dậy không được, tàn tạ đến như vy. Nhưng với quyết tâm kiên tŕ tu cho được, Ngài đến dưới cội Bồ-đề trải ṭa cỏ ngồi và tuyên thệ: “Nếu không thành tựu đạo quả, dù thịt nát xương tan ta quyết không rời khỏi nơi này”. Cuối cùng đức Thế Tôn đă thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Chúng ta thấy nhờ Phật quyết tâm mănh liệt như vạây, ngày nay chúng ta mới có được giáo pháp siêu xuất. Chứ hồi đó Phật x́u x́u ển ển, ra đi rồi quanh trở lại như ḿnh… th́ thôi, chắc bây giờ chúng ta chết dở! Đức Phật không được một bậc ân sủng nào trên núi trên non, mà chỉ nỗ lực phấn đấu hết ḿnh nên thành tựu giải thoát viên măn. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến sự phấn đấu. Anh em mất sự phấn đấu th́ ta sống chẳng khác như cục thịt, không có ư nghĩa ǵ hết. Ta đâu nỡ để ḿnh như thế nên phải ráng lên, giải quyết sự việc ngay trong cuộc đời này. Có người nói Phật đạo xa diệu vợi, nhưng với thiền sư th́ một bước nhảy vượt đến quê hương. Giản dị quá.

Điều này thật rơ ràng. Ví dụ chúng ta muốn đi về Thành phố Hồ Chí Minh, ra trước chùa đón xe đàng hoàng, nhưng phải đúng hướng th́ chậm mau ǵ cũng tới Thành phố. Một đoạn đường đi qua là gần tới quê hương bằng đó. Trái lại, muốn đi về Thành phố Hồ Chí Minh mà qua bên lề đón xe đi Vũng Tàu, th́ cứ một phút một giây xe chạy là càng xa Thành phố. Rơ ràng như vạây. Cái nh́n của các thiền sư cũng như thế. Cho nên một phút giây nào nhận lại, sống lại, không mất tỉnh giác, không bị ngược xuôi theo trần cảnh là sống được với quê hương. Được như thế th́ đất nước ta thanh b́nh.

Việc tu sáng ngời trong từng bước đi, trong từng hơi thở của chúng ta, không phút giây nào lơi lỏng, cứ thế công phu, th́ lo ǵ không xong. Cuộc đời luôn báo động, đổi thay xuyên suốt, ta ở trong đó nhưng có chỗ đứng vững vàng, có công phu nhất định. Thế b́nh ổn của chúng ta qua từng chặng công phu hiện thấy rơ. Những mất mát giữa cuộc điêu linh sẽ không làm chúng ta sợ hăi đau khổ nữa. Hiểu Phật pháp, nhận được Phật pháp, áp dụng được Phật pháp huynh đệ sẽ thấy hạnh phúc vô cùng.

Ở đây Tổ dạy người áp dụng công phu phải có tâm kiên quyết rũ sạch duyên trần. Chữ ? ? (Duyên trần), trong chữ duyên có một mớ dây mơ rễ má, bộ mịch ( ? ) là dây mơ rễ má. Cho nên nói nhân duyên, duyên nợ, duyên kiếp, duyên phần tức là những dây mơ rễ má, những tơ tưởng, những tâm niệm vướng mắc hồi đời nào tới bây giờ. Chữ “trần” là bụi bậm, tức những ǵ trong cuộc đời này, chúng ta vướng mắc không rũ sạch, không đủ tỉnh lực, không đủ can đảm để cắt đứt nên nó vướng măi. Cho nên nghe đến chữ “duyên trần” thiên hạ sợ lắm. Trong đó không biết bao nhiêu sợi dây chực sẵn, thuận cũng buộc mà nghịch cũng buộc, chạy ngă nào cũng bị buộc hết.

Không phải người kính nễ lễ lạy, cúng dường ta mới kết duyên trần. Trong một chục người, khoảng hai người kính ḿnh, hai người chửi ḿnh, hai người lơ lửng… quí vị cũng điêu đứng rồi. Cho nên một bước trên đường đời, nếu ḿnh không làm chủ được để cho duyên nghiệp trói buộc th́ sớm muộn ǵ cũng bị nó dẫn đi. Là người tu phải cắt đứt những duyên trần, phải tỉnh giác mạnh. Chuyện phải quấy của người không bận ḷng, đêm ngày chỉ rèn tấm ḷng cho được trong sạch thôi. Quyết tâm này mới đáng nói đáng kể.

Huynh đệ nên nhớ không phải chúng ta quyết tâm tu một ngày một bữa là thành Phật. Nếu từ sáng tới chiều tu liền có thần thông bay lên th́ ai cũng phấn khởi hết, tranh dành để tu, bởi v́ thời gian được định trước sẽ như thế. Tu hành không phải vậy, nó mênh mông thiên địa, đời này qua đời khác, giờ này qua giờ khác, kiếp này kiếp khác, chừng nào xong mới thôi. Do vậy, khi gặp chướng ngại khó khăn trắc trở chúng ta dễ nản ḷng. Các thần hộ giới hộ giáo tới không kịp th́ cuộc đời ḿnh mất tiêu, ông kiếm ḿnh không ra nữa. Chúng ta mà lẫn vào phố chợ rồi th́ mặt mày tèm lem tuốt luốt, Phật, Bồ-tát cho tới bạn bè, người thân nh́n cũng không ra, nói ǵ mấy ông thần!

Tóm lại, đoạn này Tổ dạy chúng ta ǵn một tấm ḷng trong sạch kiên quyết tu tập. Ngày đêm lúc nào cũng sốt sắng siêng năng, sấn bước công phu, có như vậy mới mong thành tựu quả giác.

 

 

 

]

 

 

THIỀN TÔNG VIỆT NAM