SUỐI REO RỪNG TRÚC

H.T THÍCH NHẬT QUANG

ĐOẠN 10

 

Ngồi cong trần thế,

Chẳng quản sự thay;

Vắng vẳng ngàn kia,

Dầu ḷng dong thả.

Chú thích:

- Ngàn kia: Rừng núi.

- Cong: Trong.

- Dong thả: Thong thả.

- Dầu ḷng: Mặc t́nh.

Giảng:

Ngồi cong trần thế, tức là ngồi trong trần thế. Chẳng quản sự thay, là không màng tới việc đổi thay. Bởi v́ người đă hiểu đă nhận được lẽ thật, th́ việc thay đổi không c̣n vấn đề quan trọng nữa. Ở chốn rừng núi lặng lẽ mặc t́nh, ḷng thong thả an vui.

Đối với người tu, tất cả duyên đời phải cắt đứt. Tổ dạy chúng ta không bị lệ thuộc hay không quản đến đổi thay trong cuộc đời mới b́nh yên đi trọn con đường tu hành. Núi rừng là nơi cần thiết để ung đúc thành tựu sở nguyện tu hành tương đối dễ dàng. Do vậy, người xưa hành đạo muốn được thanh tịnh giải thoát, hầu hết các Ngài đều chọn núi rừng thanh tỉnh, để giảm thiểu sự ồn náo dưới phố thị. Có thế tâm dễ ổn định mới phát huy trí tuệ. 

Chúng ta thấy rơ ở chợ khó tu hơn ở núi rừng. Thấy xe chạy ngó theo, thấy người đi để ư, thấy bán cái ǵ dịu lỗ mũi duyên theo, nghĩa là con khỉ vừa kêu vừa nhảy. Biết điểm yếu dở như thế nên Ḥa thượng mới khung chúng ta lại. Khung như thế nào ? Khung trong Thiền viện, khung trong pháp tu, khung trong giới luật. Để làm ǵ ? Để trị bệnh yếu đuối, không làm chủ của ḿnh. Khi nào chúng ta mạnh th́ những phương tiện này không cần thiết nữa. Mạnh rồi th́ cứ việc lên xe mà đi Tây, đi Tàu, đi đâu miễn tu được là tốt, không ai bắt buộc ḿnh cả. Nhưng bây giờ chưa mạnh nên mỗi lần xin đi th́ bị rầy, nó lạ vậy! Nhiều vị bực bội, vô đây chi mà xin đi cũng bị rầy, nói tới nói lui hoài. Thật ra huynh đệ muốn đi đâu th́ đi, nhưng về thần xác phải c̣n nguyên mới được. Đằng này lúc đi th́ đủ nhưng về chỉ có xác mà không có hồn. Đi đâu về lơ lơ lửng lửng mất chủ, bỏ quên hồn phách ngoài phố hết rồi, có khi quên đường về nữa. Mệt quá!

Chúng ta yên ḷng trong nếp sống Thanh quy của Thiền viện, có Phật pháp, có giới luật, có thầy bạn đùm bọc nhắc nhở để tiến tu, vượt qua mọi cám dổ của ngũ dục. Khi nào vững vàng rồi th́ thôi. Lúc đó Thầy tổ cũng phải viên tịch chớ đâu có sống hoài mà nhắc nhở ḿnh. C̣n nhỏ, huynh đệ không có sự nhắc nhở th́ như trâu hoang đi đâu không biết, phá hoại ai cũng chẳng biết, dây dàm bỏ đâu mất hết trơn, lơ thơ lửng thửng giống như kẻ bụi đời. Vọng tưởng dẫn đi mắt tăm mất dạng. Nghĩ cho cùng quả thật thấy ḿnh thương ḿnh.

Cho nên huynh đệ cố gắng nỗ lực tu hành, làm sao khắc tỉnh. Bây giờ chúng ta không được ở núi rừng, nhưng ở Thiền viện cũng có hàng rào, có cổng đóng lại. Muốn đi đâu mà thấy cổng khóa rồi th́ làm ơn trở vô dùm, đừng có trèo rào kỳ cục lắm. Thật ra, nếu không có những giới hạn đó huynh đệ rất khó vươn lên. Đời tu bị chôn vùi trong những cái vô lư như thế, thật không đáng chi hết. Cho nên kinh nghiệm sơ khởi của chúng ta là phải tỉnh, phải giác, trí tuệ sáng suốt không thể nào thiếu được. Giống đi đêm không cầm đèn, bao nhiêu sự kiện dưới chân ḿnh đâu có biết. Nguy hiểm lắm.

Người tu thiền là người phát huy trí tuệ một cách tṛn đầy. Phát huy trọn vẹn trí tuệ th́ tất cả cảnh trước mắt không lầm nữa. Đă thế th́ những ǵ không thật, ḿnh ôm đồm làm chi. Người không biết các pháp là đồ giả mới chứa chấp, nếu thật sự trí tuệ đầy đủ th́ không c̣n pháp nào quan trọng nữa. Như đàm giải từ trong miệng của người bệnh khạc ra mà bảo nuốt vào làm sao nuốt được. Tu pháp ǵ trong đạo Phật cũng phải lấy trí tuệ làm đầu. Nhiều người niệm Phật để được Phật rước, mà không chịu bỏ tham chấp si mê th́ Phật cũng không thể rước được. Phật là giác, niệm Phật là nhớ tánh giác, sống với tánh giác. Tánh giác hiện tiền tương ưng với Phật, Phật mới rước, c̣n lơ ngơ lẩn ngẩn làm sao Phật rước được. Phải hiểu như thế, niệm Phật như thế mới được Phật rước.

 

Trở lại người tu thiền, trí tuệ được xem là vũ khí sắc bén nhất. Tất cả những hiện tượng trước mắt phải thấy rơ ràng, đúng như thật. Không được thấy sợi dây mà ra con rắn, không thể dùng biến kế thấy cái này ra cái khác, phải thấy sự thực. Thấy được cái đó, hằng sống được cái đó, gọi là thấy được chân lư hay kiến đế. Chữ “đế” là chân lư. Chúng ta phấn chấn, quyết tâm phát huy trí tuệ của ḿnh, nhất định sẽ thành công. Cho nên trong kinh Pháp Hoa kể đứa con nít vùa cát chơi nói đây là chùa tháp, niệm Nam Mô Phật cũng được kết chủng giải thoát. Chủng tử ấy phát triển dần dần cho tới ngày thành tựu, được Như Lai thọ kư sẽ thành Phật.

Điều đó không có ǵ mờ ám. Như Long nữ là loài rồng cái mới tám tuổi, vậy mà tu hành khai mở chỗ chân thật ấy tức th́ thành Phật. Thành Phật nhanh đến mức độ các vị Thanh văn không ngờ. Cô dâng hạt châu lên đức Phật, Thế Tôn nhận lấy. Cô hỏi các vị Thanh văn việc nhanh chăng? Các Ngài nói nhanh lắm. Cô bảo “tôi thành Phật c̣n nhanh hơn như thế nữa”. Nói xong liền bay qua nước Vô cấu hiện thân nam và thành Phật hào quang rực rỡ, chúng hội vô lượng vô biên. Đó là ǵ ? Là chỗ sẵn có của mỗi chúng sanh, nó mới nhanh như thế. Nếu không sẵn có làm sao nhanh dữ vậy ! Ở ngoài đêm vô th́ c̣n phải thọc tay lấy, mà lấy kiểu đó Thiền sư không chịu. Các Ngài nói của báu bên ngoài đêm vô không là của nhà ḿnh, phải từ hông ngực lưu xuất mới chân thật. Chỉ có cái bản hữu sẵn sàng mới nhanh như vậy. Chúng ta tu là phát huy cái đó.

Việc tu hành trên nguyên tắc không khó, nhưng chúng ta phải phấn đấu. Tại sao phải phấn đấu? V́ những nghiệp tập của ḿnh. Tánh giác sẵn đó nhưng nghiệp che lấp nên ta không nhận ra được.  Mỗi người sinh ra mang một cái họ, rồi vướng vào đó thành ḍng tộc huyết thống, không thoát ra được, chớ thật sự Phật tánh sáng suốt vô cùng, đâu có tên họ vướng víu lẩm cẩm như thế. Do đó chúng ta tu tập phấn đấu để vượt qua những vơ cứng chấp chặt ấy.

Trước nhất ta không bị lệ thuộc bởi ḍng họ riêng tư. Các huynh đệ vươn lên từ ư thức đó, nếu không sẽ vướng thoát ra không được. Chúng sanh đi trong dị loại cũng v́ sự chấp chặt này. Trí tuệ không sáng, nghiệp thức mênh mang, đường trước mờ mờ tăm tối, đi măi trong những con đường kết nghiệp, không biết lối về. Cho nên muốn thoát ra khỏi ḍng lưu chuyển đó, chúng ta phải phấn đấu hết ḿnh, tỉnh táo, khắc phục từng bước nếm trải để vượt qua nghiệp tập của bản thân.

Tôi thường mượn h́nh ảnh “Trời trưa nắng gắt, gánh nặng đường xa, dốc ngược ta không có quyền đứng hoài, ngồi hoài, nằm hoài một chỗ. Mà phải vươn lên, bước tới, kiên quyết cho tới chừng nào đến đỉnh mới thôi.” Trong quăng này ai tăm tối chất thêm ngọc ngà châu báu vào gánh là người không sáng. Trái lại kẻ vất ra cho nhẹ gánh là người sáng suốt. Gánh nhẹ th́ dễ đi, lên tới đỉnh cao sẽ thấy khỏe. Nắng gắt chẳng ăn thua ǵ mà trời trưa cũng chẳng sợ chi. Chư huynh đệ phải cố gắng lên! Chúng ta học để tu, chớ không phải học suông vô ích.

Trong đoạn này, Sơ tổ Trúc Tâm dạy người tu hành tuy đang ở giữa cơi đời, đang tiếp cận với cuộc sống đổi thay vùn vụt như bao người, nhưng vẫn an nhiên tự tại, không bị các cảnh duyên làm dao động. Đó là tinh thần tiêu sái của người tu. Chúng ta hữu duyên được vào chùa, sống trong Thiền viện có nề nếp, đây thật là phúc đức. Có người cả đời t́m không được duyên tốt như vậy. Do đó huynh đệ ham tu không bị ai cản trở, chỉ sợ không chịu tu thôi.

Hoà thượng đă giáo hóa Tăng Ni, Phật tử nhiều năm và nơi đây trở thành tùng lâm, đông đảo Tăng Ni, Phật tử từ các nơi qui tụ về học đạo tu hành. Huynh đệ có duyên đến đây phải nên tranh thủ, đừng để thời gian qua nhanh không t́m lại được. Người biết tu th́ tùy duyên tùy cảnh, nơi nào cũng có thể tu đượïc hết, không nhất thiết phải lên rừng lên núi. Noi gương người xưa, các Ngài đă sống cuộc đời tu hành, có vị theo duyên ở những nơi sầm uất đông đảo nhưng công phu đắc lực vẫn ngộ đạo, hoặc có nhiều vị sống trong cảnh núi rừng cô tịch, ăn lá cây uống nước suối, tu hành ngộ đạo v.v… chúng ta cũng thế, tùy cảnh tùy duyên, ngộ đạo là y cứ từ tâm kiên quyết của ḿnh mà ra.

Nếu tâm không kiên quyết tu, cứ đi t́m cảnh này cảnh kia, chưa chịu dừng lại hạ ḿnh xuống th́ sẽ đi măi thôi. Người như vậy có thể nói không nơi nào hợp với họ. Cuối cùng là khách phong trần, cứ quảy gói đi, một năm ở hai ba nơi, không nơi nào ở yên hết. Đó là do tâm chưa dứt khoát, chưa kiên quyết. Tôi nêu vấn đề này lên để huynh đệ thấy người tu trước nhất phải có tâm kiên định. Không thể lêu lỏng theo vọng tưởng lăng xăng trôi dạt cả đời, không đi tới đâu hết. Người tu hành là người không quản đến việc đời. Muốn được như vậy chúng ta áp dụng phương pháp Ḥa thượng đă dạy: Người tu phải biết buông bỏ tất cả những cái lăng xăng, làm chủ được ḿnh không bị vọng tưởng kéo lôi. Cảnh duyên nào, pháp trần nào, hành nhơn trong tông môn cũng đều làm chủ được, không bị động bởi chúng. Đó là ư chính trong đoạn này.

 

 

 

]

 

 

THIỀN TÔNG VIỆT NAM