SUỐI REO RỪNG TRÚC H.T THÍCH NHẬT QUANG |
||
ĐOẠN 11 Học đ̣i chư Phật, Cho được viên thành; Xướng khúc vô sinh, An thiền tiêu sá (sái). Chú thích:
- Tiêu sái: Tự do tự
tại. Giảng: Học
đ̣i chư Phật, cho được viên thành, chúng ta học
theo Phật, tu theo Phật, th́ phải tu học cho đến
nơi đến chốn. Ở đây nói học cho
được viên thành, chữ “viên” là tṛn đầy, chữ
“thành” là thành tựu. Chúng ta đă có tâm nguyện học
theo con đường Phật đạo th́ phải nỗ
lực làm sao để được thành Phật Chư Tổ
thường nhắc nhở chúng ta mỗi niệm tu hành,
mỗi lần được chiêm ngưỡng dung nghi của
chư Phật, Bồ-tát đều là những phút giây ta
phát huy sự tu hành của ḿnh. Phát huy một cách tṛn trịa,
tích cực. Nh́n thấy dung nhan của đức Phật
Thích Ca Mâu Ni chúng ta liền nhớ lại gương hạnh
của Ngài và áp dụng hành tŕ theo pháp Ngài đă dạy, tức
là tu hành để được giác ngộ giải
thoát, chớ không mong chi khác. Chúng ta có
thể tu hành trong điều kiện không cần học
vị cao, nhưng không có nghĩa là không học Phật
pháp. Bởi v́ với người không khéo, học vị
cao sẽ làm chướng ngại đường tu. Chúng
ta suy nghĩ nhiều, vận dụng tri thức nhiều,
do vậy đánh mất cái thấy chân thật. Cuối
cùng ta ngược xuôi theo những suy nghĩ, toan tính, mà
không quên mất việc tu hành. Các Thiền sư nói: “Mặc
cho ông giảng tới trời mưa hoa, đá gật
đầu, cũng không dính dáng ǵ hết”. Cho nên việc
tu đ̣i hỏi công phu nơi mỗi chúng ta. Điều
này huynh đệ đă có thể nghiệm từ lâu nay rồi.
Chúng ta
đă có thể nghiệm công phu, hằng ngày bám sát trực
tiếp với vấn đề đó. Huynh đệ nào
trực nhận thẳng như vậy tức là có công
phu. Cái nhận này không phải từ các giác quan, cũng
không ĺa giác quan mà có. Chỉ ai thực tập mới thông
cảm đến được. Người trực nhận
khác hơn người chỉ mắt thấy tai nghe, rồi
bị kéo lôi ngược xuôi dong ruổi theo âm thinh sắc
tướng. Chúng ta nhớ các thiền sư khi có người
tới hỏi đạo, các Ngài biểu “uống trà
đi”, hoặc nói “cây bách trước sân” v.v… chúng ta không
thể nào vận dụng tri thức sờ mó được
việc đó. Chỉ có trực nhận mới ngộ
được thôi. Điều này không phải chuyện
đơn giản, song cũng không phải không thể thực
hiện được. Ví dụ
mỗi chiều huynh đệ nghe tiếng đại hồng
chung của Thiền viện, qua âm thanh tiếng hồng
chung biểu hiện cái ǵ, tôi tin đă có vị nhận
ra. Hoặc trong âm thanh của tiếng trống với những
lời hô to, nhắc nhở chúng ta từng giai đoạn
sự đổi thay nhanh chóng gấp rút. Mạng sống
ngắn ngủi, thời gian qua nhanh, đại chúng phải
siêng năng tu hành. Nhất định trong huynh đệ
chúng ta, từ những vị đă ở Thiền viên
mười năm, mười mấy năm, hoặc
năm ba năm, luôn cả những vị tịnh nhân
cư sĩ. Nghe lời đó các vị ít nhiều cũng
nhận ra hoặc lư hoặc sự, chớ không như
người đời chưa biết ǵ về Phật pháp.
Người
đời nghe tiếng trống, họ phân biệt tiếng
trống này hay, tiếng trống này dở, người
hô trống hay hoặc dở, chớ không nhận ra ư ǵ
trong đó. Chúng ta vừa nghe nhịp trống là biết
tiếng trống báo động vô thường, mọi
thứ đổi thay nhanh chóng, mạnh sống của
ḿnh cũng thay đổi nhanh chóng, cần phải gấp
siêng năng tinh tấn tu hành, chớ có buông lung. Nhận
được như vậy, các vị đă giải ngộ
hoặc tiểu ngộ rồi. Theo đó giữ công phu tu
hành, phát triển tiểu ngộ thành đại ngộ,
triệt ngộ. Rơ ràng có tu là có ngộ đạo, chớ
đâu phải ù ĺ, ù ù cạc cạc hoài. Mỗi một
thời thiền, mỗi một ngày sống trong Thiền
viện, mỗi một ngày qua nh́n tất cả hiện
tượng trước mắt, chúng ta biết rơ ràng sự
kiện như vậy là công phu có tiến. Hàng ngày
chúng ta tiếp cận bao nhiêu sự việc đổi
thay, nhưng vẫn cứ thờ ơ qua ngày. Nếu chịu
tỉnh, chúng ta sáng suốt nhận ra thực tướng
các cảnh duyên th́ sẽ ngộ đạo liền.
Đó là những cơ hội cho chúng ta ngộ đạo
liên tục từng ngày. Chung quanh ḿnh c̣n nhiều sự kiện
khác nữa cũng là những nhân duyên để ta ngộ
đạo. Ví dụ ngoài nhà khách, thầy Trưởng Tri
khách nhờ một vị cư sĩ trồng lại cây
hoa đang tươi tốt, nhưng vị đó làm không
đúng nguyên tắc, nên hồi sáng nó tươi tốt, tới
chiều héo queo, sáng mai gục luôn. Cây hoa cách đó không lâu
c̣n xinh đẹp mà bây giờ phải giao cho mấy vị
kéo rác đi đổ, nhanh như thế. Vậy mà không
ai ngộ đạo! Có những
vị tu hành lâu mà vẫn c̣n ngờ “Không biết ḿnh tu
như vậy có đúng không?” Sở dĩ ngờ như
thế là tại v́ trong sinh hoạt hàng ngày thiếu tỉnh
sáng. Cho nên đối với Phật lư có nghe, có học,
nhưng thiếu phần thực nghiệm. Do vậy nên
c̣n nghi ngờ pháp, nghi ngờ tất cả những ǵ
chung quanh ḿnh. Thực ra, khi chúng ta tỉnh táo sáng suốt,
quyết tâm hành tŕ pháp của Phật th́ khả năng
giác ngộ là điều không quá tầm tay. Ở
đây Tổ dạy người tu hành th́ phải tu tới
nơi tới chốn, phải có cái nhận sâu sắc.
Nói cho dễ hiểu là ngộ đạo, chớ không phải
học trên ngôn ngữ, văn từ. Huynh đệ muốn
có học vị cao nên lao theo việc học măi thành ra quên
tu. Nếu vị nào lớn tuổi, từ lúc bắt
đầu học cho tới có bằng tiến sĩ, thạc
sĩ… chắc các tế bào học bị teo cơ hết,
Tới giai đoạn đó cơ chế tổ chức
tâm sinh lư của quí vị không c̣n như lúc thanh xuân, muốn
tu cũng tu không nổi. Cho nên lúc nào cũng nỗ lực
tu hành là người khôn ngoan nhất. Chúng ta sử dụng
thân này như một phương tiện để thành tựu
đạo nghiệp, không hành hạ nó cũng không dễ
dui chiều theo nó. Sáng suốt sử dụng thân trong giai
đoạn cần thiết là người biết tu, khéo
tu. Các vị
tịnh nhân cư sĩ c̣n trẻ, cố gắng hạ
quyết tâm tu hành, học hiểu hành tŕ cho tốt. Những
phần giải ngộ, tiểu ngộ là bông hoa chớm
nở cống hiến cho công phu ngày một thêm sâu. Từ
đó chúng ta sẽ thăng hoa, tiến nhanh trên đường
tu hành. Khi đă chọn con đường đạo rồi,
chúng ta nhất định đi con đường
đó, chớ không đi đường khác, cũng không
thối lui. Quá tŕnh tiến đạo đi từ giải
ngộ, tiểu ngộ đến đại ngộ và
giác ngộ triệt để, nếu không quyết chí th́
không thể thực hành trọn vẹn viên măn. Trong
đoạn này Tổ dạy chúng ta đă phát nguyện tu
hành th́ phải được viên thành, không để dở
dở ương ương chẳng tới đâu hết.
Muốn xướng được khúc vô sanh, muốn an
thiền tiêu sái th́ phải tu cho sáng đạo, ngộ
đạo. Chỉ thế thôi. |