SUỐI REO RỪNG TRÚC H.T THÍCH NHẬT QUANG |
||
ĐOẠN 13 Cốc hay thân huyễn, Chẳng khác phù vân; Vạn sự giai không, Tựa dường bọt bể. Giảng: Đoạn
này Tổ dạy biết rơ thân như huyễn, chẳng
khác ǵ mây nổi, muôn việc đều trở về
không, giống như bọt ngoài biển cả không có ǵ
thật. Biết như thế th́ phải làm sao ? Phải
tu. Người
đời dùng thân này để thành đạt công danh
địa vị ngoài xă hội, nên họ phải trau chuốt
cho thân từ ngoại h́nh đến kiến thức. Từ
cậu học tṛ quê nghèo họ phấn đấu xong cấp
tiểu học rồi lên trung học, đại học.
Vượt qua mọi thử thách để lấy
được bằng thạc sĩ, tiến sĩ.
Như vậy phần học vị xem như đă xong. Bấy
giờ họ sử dụng vốn luyến kiến thức
này để có chỗ đứng trong xă hội, đồng
thời cũng để góp tài góp sức ḿnh cho đất
nước. Giáo dục đào tạo của thế gian
là như vậy. Đó là nói trên chiều hướng xuôi
thuận tốt đẹp, nhưng đoạn đường
đi từ cậu học tṛ quê dốt lên tới ông này
ông nọ gian nan lắm. Sau khi đạt được
địa vị danh vọng rồi, mỗi một con
người c̣n theo công việc, theo nghiệp riêng của
họ mà ảnh hưởng tốt hay xấu đến
xă hội, đến mọi người chung quanh. Đạo
đức được đặt ra ở chỗ này.
Không khéo cái ṿng danh lợi cong cong sẽ xoay tṛn họ
như một cuộn chỉ rối, để rồi cuối
cùng họ thấy cuộc đời ḿnh chẳng có ư nghĩa
ǵ cả. Cho nên Phật giáo dạy chúng ta phải thức
tỉnh thân này, danh vọng địa vị này không thật
để ta đừng mê đắm vào đó mà mất
ḿnh. Thật
ra cuộc sống có rất nhiều sự kiện để
thức tỉnh chúng ta, nhưng v́ ḿnh cứ ù ĺ nên không tỉnh
nổi. Như huynh đệ lâu nay chứng kiến cảnh
chết chóc biết bao nhiêu lần. Lúc ấy ḿnh thấy
sợ nhưng vẫn không nghĩ cái chết đó đến
với ta bất cứ lúc nào. Ḿnh sợ quá nên nói chết
ai th́ chết chớ đừng chết ḿnh và bà con ḍng họ
ḿnh. Chúng ta hy vọng một cách không có bài bản, không hiểu
biết chút nào hết, nên mong th́ cứ mong nhưng có
được đâu. Ngày
xưa đức Phật phát tâm đi tu cũng từ vấn
đề sinh tử của con người. Khi Ngài đến
xin vua cha xuất gia, phụ hoàng không cho nhưng với
tâm kiên quyết, Ngài yêu cầu nếu cha giải quyết
được việc con người không bị già, bệnh,
chết th́ Ngài từ bỏ ư định đi tu. Vua Tịnh
Phạn không giải quyết được nên Thái tử
đă vượt thành xuất gia. Ngài cởi bỏ hết
áo măo cân đai, ngọc ngà châu báu cho đến cung kiếm…
gởi lại cho Phụ hoàng, sống đời không nhà
học đạo, giải quyết cho xong vấn đề
sanh tử của con người. Bây giờ
chúng ta cũng già, bệnh, chết nhưng chẳng cảm
thấy phải giải quyết chi cả, cứ lây lất
sống qua ngày. Trong kinh nói kẻ bệnh hủi lở
lói ngứa ngáy đến mức phải lấy lửa
đốt cho đă ngứa. Tuy bệnh như thế
nhưng họ cũng chỉ giải quyết tạm thời
bằng cách dùng lửa hơ nóng vết thương cho
đỡ vậy thôi, chớ không nghĩ cách giải quyết
dứt điểm. Chúng ta cũng thế, biết cuộc
đời vô thường khổ đau nhưng tu có chừng
cho đỡ khổ tàm tạm, chớ không nghĩ phải
giải quyết dứt điểm ṿng trầm luân sanh tử
này. Người
có trí khi mắc mứu sự việc ǵ họ nhất
định phải giải quyết tới nơi tới
chốn. Sơ Tổ dạy kẻ tu hành phải tu cho
viên măn, tu đến nơi đến chốn. Người
xưa không làm lứa mứa nửa chừng hoặc dễ
duôi qua ngày. Ngài dạy thân này là huyễn mộng như mây
nổi, không lâu bền, muôn việc nổi trôi, thành bại
giống như bọt biển. Tất cả những
điều này do Ngài ngộ mà nói lại cho chúng ta, không có
điều nào ngoài tầm nhận biết của ḿnh.
Ngay trong cuộc sống chúng ta liên tục tiếp nhận,
chỉ có điều là không chịu giác ngộ thôi. Nói tới
bọt biển, tôi nhớ câu chuyện cô công chúa đ̣i
xâu chuỗi ngọc bằng bong bóng nước. Cô công chúa
cưng của một nhà vua nào đó trở thành “thiên thần
bé bỏng” duy nhất trong triều, nên tất cả ngọc
ngà quư báu nhất ở hoàng cung, cô đều chơi qua. Một
hôm cô xin vua cha một xâu chuỗi ngọc cực kỳ
lóng lánh. Nhà vua sai quan giữ kho lấy ra những hạt
ngọc đẹp nhất, quí nhất, mới lạ nhất
để cô lựa chọn kết thành chuỗi. Xem qua một
lượt, cô lắc đầu chẳng chịu hạt
nào, chỉ muốn một xâu chuỗi ngọc bằng
bong bóng nước. Bởi mỗi khi nh́n thấy từng
giọt mưa rớt xuống, nổi lên thành bong bóng
nước có ánh sáng mặt trời chiếu vào lấp
lánh ngũ sắc, đẹp một cách kỳ lạ! Cô
muốn Phụ hoàng kết xâu chuỗi ngọc đó cho
ḿnh. Mơ
ước không được cô đâm ra thiểu năo, bỏ
ăn bỏ ngủ. Nhà vua kinh hoàng triệu hết những
tay thợ khéo nhất nước vào cung và hứa sẽ
trọng thưởng nếu ai kết được xâu
chuỗi ấy. Bao nhiêu lượt người đến
đều lắc đầu rút lui, không ai kết
được. Nhiều ngày trôi qua, cô con gái cưng của
nhà vua buồn quá nên thành bệnh nằm liệt. Vua cha
càng lo lắng, rầu rĩ vô cùng. Bấy giờ bỗng
có một ông già không biết từ đâu đến xin yết
kiến nhà vua, v́ ông có thể kết được xâu
chuỗi nước ấy. Nhà vua vui mừng quá triệu
ông vào ngay. Công chúa nghe tin cũng hết bệnh và trỗi
dậy. Ông thưa với vua và công chúa: - Tôi có thể
kết được xâu chuỗi nước nhưng với
điều kiện công chúa phải theo và cùng kết với
tôi. Ư kiến
vừa nêu lên liền được chấp nhận ngay.
Thế là chờ có trời mưa, ông già dẫn công chúa ra
trước thềm rồng bảo: - Bây giờ
tôi bắt đầu kết đây, công chúa hăy lượm
từng hạt bong bóng nước trao cho tôi, được
hạt nào tôi xâu hạt đó ngay. Công chúa
chú tâm chụp hết hạt này qua hạt khác, chụp măi
chụp măi vẫn không được hạt nào. Mệt
và chán quá, công chúa nói với ông già: - Thôi tôi
không cần xâu chuỗi bong bóng nước nữa. Thế
là công chúa đồng ư cho nhà vua đem những hạt ngọc
giá trị vô lượng ra cho ông già kết thành xâu chuỗi
ngọc thật. Câu chuyện
đă cho chúng ta một bài học rất hay. Không phải
chỉ một ḿnh cô công chúa kia như thế đâu, tất
cả chúng ta đều thế cả. Cuộc đời,
thân tâm này giống như những chùm bong bóng nước,
vậy mà ḿnh muốn nó c̣n hoài, muốn giữ măi. Con
người đắm mê theo những huyễn cảnh
phù du để cuối cùng chẳng được ǵ cả
ngoài sự mệt mỏi nhàm chán. Thấy
rơ các pháp mộng huyễn không thật th́ có ǵ để
ta đắm mê đâu. Thân này không thật, tâm phân biệt
suy tính không thật, mọi hoàn cảnh xung quanh cũng
không thật. Đó là chưa kể danh vọng địa
vị … đến đỗi vàng bạc, Phật nói là rắn
độc. Như vạây có cái ǵ để chúng ta mê? Cái
nào rồi cũng tan, như mây nổi, như bọt bóng.
Kinh Kim Cang Phật dạy: “Phàm những ǵ có tướng
đều như bọt, như bóng, như điện,
như chớp.” Tất cả những điều ấy
chúng ta giải ngộ hết rồi, bây giờ phải
giữ ǵn và phát huy trí tuệ đó. Làm sao từ giải
ngộ đi đến đại ngộ, triệt ngộ.
|