SUỐI REO RỪNG TRÚC H.T THÍCH NHẬT QUANG |
||
ĐOẠN 14 Đem ḿnh náu tới, Cảnh vắng ngàn kia; Giốc chí tu hành, Giấy sồi vó vá. Chú thích: - Sồi: Gai hay vải
thô. - Vó vá: Chắp vá. Giảng: Đoạn
này Tổ dạy người tu đem thân ẩn nơi cảnh
rừng núi vắng vẻ yên tĩnh, giốc chí tu hành,
dùng chỉ gai thô kết làm đồ mặc, không sử
dụng y phục thế gian. Những vị tu hành ngày
xưa kể cả nhà vua chỉ dùng những vải thô,
xấu tầm thường như giấy, hoặc gai
thô. Như vạây để làm ǵ? Để cuộc sống
không mất thời gian nhỏ nào cho việc ăn mặc,
tiếp xúc, dồn tâm tư vào một việc chuyên nhất
là tu hành mà thôi. Một khi các ngài nhận được yếu
chỉ của đạo rồi th́ dành hết thời
gian cho việc bảo vệ và phát huy đạo lư ấy.
Phát huy những tiểu ngộ đến chỗ triệt
ngộ, do đó các ngài không để mắc mứu hoặc
bị trói buộc bởi duyên trần. Bây giờ
nh́n lại xem, có phải chúng ta bị mất quá nhiều
thời gian bởi việc ăn mặc, ngủ nghỉ,
tiếp cận. Tổ Quy Sơn nói việc thọ nhận
càng nhiều th́ mắc mứu càng nặng. Huynh đệ
nào có phước duyên được cúng kính nhiều, thọ
nhận nhiều, th́ lời Tổ Quy Sơn nhắc nhở
là rất cần thiết. Bởi nhận cúng kính càng nhiều
th́ càng bị ràng buộc, càng hệ luỵ, khó vượt
thoát để tiến thân. Do đó thanh quy của Thiền
viện do Ḥa thượng chế định có lợi rất
lớn cho đời sống tu hành của huynh đệ
chúng ta. Từ giai đoạn tập sự sang giai đoạn
trở thành một thiền tăng, suốt quá tŕnh tu học
không cho việc tạp xen vào, tất cả tứ sự
cơm áo thuốc thang đều có người lo, thiền
tăng chỉ chuyên tâm tu hành. Nếu huynh đệ nào sống
đúng theo tinh thần của thanh quy sẽ có đời
sống an nhàn không bận rộn, không vướng mắc
duyên trần. Chúng ta mới
tu đạo lực non kém nên vào chỗ ồn liền bị
mất ḿnh, chưa thể có sức tự chủ
được do đó cần phải tránh duyên, trưởng
dưỡng đạo tâm. Sự sắp đặt của
Ḥa thượng đối với Tăng Ni các thiền
viện là sự sắp đặt phát xuất từ kinh
nghiệm tu hành của Ngài. Đă từng làm tăng trải
qua những giai đoạn học đạo, tu tập,
hóa đạo v.v… Ḥa thượng biết rơ điểm
ưu điểm khuyết trong cách sinh hoạt của một
tu sĩ. Từ đó Ngài rút ra một định hướng
cho đường lối chủ trương tu thiền
của Ngài sau này. Chúng ta vâng theo sự chỉ dạy, sắp
xếp của Ngài là tránh được nhiều mặt
khuyết mà trước kia quư Ngài đă gặp phải.
Cho nên đây là một phúc duyên lớn mà chư huynh đệ
cần phải trân trọng khi được tu học
nơi Thiền viện. Huynh
đệ sống trong Thiền viện an ổn tu hành,
trên có quư Thầy lănh đạo lo lắng mọi điều.
Đây là một hy sinh lớn cho huynh đệ, chỉ
mong đại chúng yên tâm tu hành. Vậy mà anh em không nỗ
lực tu, đôi lúc có vài người bày chuyện quảy
gói đi, thật dở ơi là dở. Phải dành thời
gian lo tu cho xong việc của ḿnh, sao lại để những
vọng tưởng điên đảo chi phối kéo lôi mất
đi tâm cầu đạo Vô thượng Bồ-đề?
Chúng ta chỉ nên giữ một tâm niệm duy nhất
trong ḷng, đó là giốc chí tu hành, bớt phương tiện
bên ngoài chừng nào hay chừng đó. Đừng đ̣i hỏi,
đừng lệ thuộc vào chúng sẽ rước lụy
vào thân đấy. Huynh đệ theo phước, theo
duyên của ḿnh mà sống tu cho tốt. Ví dụ
trong giai đoạn này, chúng ta nương nơi phước
của Ḥa thượng, Phật tử biết chư
tăng ở đây đông nên gửi gạo cúng. Nhờ
thế huynh đệ chúng ta có đủ cơm ngày ba bữa.
Nhưng tới lúc nào người ta ít cúng, ḿnh phải
ăn bớt đi một bữa, ta cũng vui. Vui đạo
quên nghèo. Trong ḷng không lo lắng chuyện đói no, chỉ
giữ công phu thôi. Tôi tin nếu chúng ta vững vàng như
vậy, Phật pháp sẽ không cô phụ người có
chí đâu! Ngày
xưa có những vị Tổ ẩn sâu trong rừng núi,
ăn lá cây uống nước suối, lấy lá khô chằm
lại để che thân. Nghe có ai t́m đến đảnh
lễ các ngài rút vô rừng sâu hơn nữa. Trốn
như vạây để làm ǵ? Để xong việc của
ḿnh, chứ không phải sợ ai. Việc ḿnh chưa xong
mà không chịu lo th́ biết chừng nào mới xong? Bây giờ
chuyện tu hành là của ḿnh, ta không tu th́ ai tu thế cho
đây? Không phải 140 huynh đệ ở đây, có một
thầy tu thành Phật là 139 thầy kia thành theo. Không có
chuyện đó. Một thầy thành Phật th́ chỉ thầy
ấy là Phật thôi, c̣n 139 vị kia nếu tạo nghiệp
luân hồi th́ vẫn cứ lăn lóc trong luân hồi sanh
tử. Lăn lóc cho tới bao giờ u đầu sẩy
trán hết chịu nổi, quanh trở lại tu chí tâm chí
cốt mới thành Phật. Tổ dạy
những điều hết sức b́nh thường
như biết tránh duyên, biết dừng tạo nghiệp,
quyết tâm tu cho tới nơi tới chốn, sống bằng
tinh thần tỉnh giác, không để hệ lụy bởi
đời sống vật dục ở thế gian. Tuy lời
dạy b́nh thường nhưng mọi người khó
vượt qua được, nên nó trở thành phi thường,
chứ không phải Phật pháp quá cao xa ở trên trời
trên mây ǵ. Muốn
giốc chí tu hành th́ chúng ta phải đầy đủ ư
chí, đầy đủ dũng lực, gan dạ phi
thường mới hoàn thành việc tu, chứ không thể
làm lừng khừng lấy lệ. Nói đến ư chí chắc
rằng chúng ta không ai thiếu ư chí. Bởi có ư chí huynh
đệ mới phát tâm tu, chịu cực chịu khó, chịu
sự huấn dục dạy dỗ của các bậc thầy.
Song có điều, có ư chí nhưng chưa giốc chí. Có ư
chí nhưng ư chí ấy chưa mạnh mẽ thẳng tiến
nên chưa thành tựu được việc lớn.
Chúng ta vẫn c̣n lơ đễnh, xem thường công
phu hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, hằng giây…
chưa biết quí tiếc thời gian và cũng chưa dồn
hết mọi nỗ lực vào việc tu hành. Trở lại
cuộc đời tu hành của chúng ta cũng thế. Những
chủng tử nhiễm nhơ từ lúc c̣n nho nhỏ, ta
không hề để ư. Bởi không để ư nên nó loang
nhiễm to dần rồi đậm cứng, kéo dây mơ
rễ má đầy hết, tới lúc ḿnh than trời th́
sắp chết rồi, cứu đâu kịp nữa.
Như một vị tịnh nhân khi mới vào tâïp sự,
hoàn cảnh sống trong Thiền viện chưa thích hợp:
thức khuya dậy sớm, ăn uống đạm bạc,
làm việc nặng nhọc… gặp những điều bất
như ư nhiều hơn những điều như ư. Thế
là quí vị nhớ lại hồi xưa ḿnh ăn uống,
ngủ nghỉ, đi chơi… tự do thoải mái, bây giờ
việc ǵ cũng khép ḿnh vào nội quy thật g̣ bó, tù
túng. Trong tâm khởi lên niệm phiền năo bực bội
và nó được ghi vào trong tàng thức. Nếu
quí vị không biết tu chỉnh, niệm phiền năo ấy
mỗi ngày mỗi đậm hơn. Hôm qua nó được
ghi dưới gốc Bồ-đề trong lúc huynh đệ
ngồi bàn tán chơi. Bữa nay nó ghi đậm hơn
trong công việc thầy kêu làm bất thường. Và nó sẽ
ghi đậm hơn nữa vào buổi khuya ḿnh bị kêu
thức dậy quá sớm. A, nó cứ đậm thêm đậm
thêm như vậy chừng
nửa tháng th́ lên tới phương trượng:
“Thưa thầy, hôm trước con xin ở tập tu một
tháng nhưng bữa nay, ở nhà có việc này việc kia
nên con xin về.” Tới lúc này ông thầy chỉ có nước
gật đầu thôi, chứ làm ǵ được bây giờ.
Thật ra giây phút từ giă “con xin về” đó là hậu
quả sau cùng từ một niệm ban đầu thiếu
tỉnh giác đó thôi. Ở
đây, tôi muốn nói đến việc khởi niệm
rất quan trọng đối với người tu thiền.
Nếu chúng ta không tỉnh, không buông bỏ niệm mà
để cho nó dẫn đi, nó thao túng th́ nhất định
nó sẽ đẩy cả sinh mệnh của ḿnh xuống
vực thẳm. Có những vị muốn bỏ chùa
đi quách cho rồi nhưng không bỏ được,
không biết đi đâu? Làm ǵ? Liệu ra ngoài có yên
không?... Bao nhiêu nghĩ suy làm họ chùn bước, tiến
th́ không tiến được mà lùi th́ cũng không xong. Sống
trong t́nh trạng thượng bất chí, hạ bất
đáo. Lơ lửng. Triết Đông phương nói “Con
người đứng giữa ngă tư bị xé mé này bị
xâu mé kia.” Nói rất hay. Chúng ta có khi không khéo bị vướng
trong cảnh ấy, nên gương mặt lúc nào cũng
nhăn nhó, ăn cơm không ngon, tu hành không vui, học giáo
lư chẳng thấy ǵ, làm việc càng nản dữ… Đă
thế th́ cứ ngồi đó mà đợi hậu quả
tới. Hậu quả này tới hậu quả khác,
đó là những hậu quả thông thường trong
đời này, chưa kể nhiều hậu quả từ
nhân quá khứ ập tới. Hai, ba hậu quả tới
chồng chập nên rất dễ xách gói ra đi lắm. Người
đời cũng vậy. Nhiều khi buồn nản quá,
không biết làm ǵ, vô quán nhậu. Họ viện lư do này lư
do nọ, nhưng thật ra chính yếu là do không làm chủ,
nên bị niệm bất giác lôi kéo vào con đường
xấu. Như đang ở nhà, buồn bực sao không biết
tự nhiên xách xe chạy khan. Chạy đi đâu? Không biết
chạy đi đâu, cuối cùng lầm lũi vô những
chỗ tối tăm. Hồi vô mặt c̣n trắng trẻo
xinh đẹp, tới chừng đi ra th́ đen thủi
đen thui, rồi cứ thế lầm lũi mà đi
trong cuộc đời dị thế. Cho nên người
ta gọi là rơi vào hố thẳm của cuộc đời.
Nhà thiền
gọi hành giả là những chiến sĩ đối
chiến với chính ḿnh. Lúc nào cũng phải tỉnh
sáng, dũng mănh kiên cường, gan dạ phi thường
mới vượt qua được chính ḿnh, trở về
đất thật b́nh yên. Anh em thử nghiệm lại
xem hằng ngày chúng ta đối diện với trăm
ngàn thứ hậu quả, nhân ḿnh gây hồi nào không biết
mà bây giờ nó trổ rộ. Nhiều anh em đang sống
chung b́nh thường, nói chuyện với nhau một hồi,
anh này nổi sân với anh kia: - Anh vô
lư! Bữa nay tôi có làm ǵ anh đâu mà nổi sân với tôi ?
Nhưng
thực sự không phải bữa nay, mà hôm qua hôm kia ǵ
đó: - Tôi nghe
anh nói bực lắm nhưng tôi không nói! Bữa nay anh xạo
xạo lại nữa tôi mới nổi nóng. Tôi nực lên
rồi nghe, anh nói hồi nữa là tôi thoi đấy. Vậy
đó, không phải chuyện mới đâu, mà nguyên nhân
đă có từ trước. Như câu chuyện của
ngài Xá Lợi Phất, một vị đại đệ
tử của đức Thế Tôn. Ngài là cánh tay đắc
lực nhất thay đức Phật giải quyết tất
cả công việc trong đại tăng, chỉ sơ hở
một tí thôi mà sanh chuyện. Ngày măn hạ, chư Tăng
các nơi về kính lễ, mừng thọ đức Thế
Tôn rất đông. Chư Tăng ngồi khít nhau, trong
đó có mấy vị tân Tỳ-kheo chưa đắc quả.
Ngài Xá Lợi Phất đại diện đức Thế
Tôn nói vài lời ủy lạo chư Tăng. Thăm hỏi
rồi chúc mừng cho huynh đệ qua mùa an cư
được lợi lạc. Lúc bước xuống
Ngài sơ ư đạp lên chéo y của một vị Tỳ-kheo,
ông ấy nổi sân, trong bụng thầm nghĩ: “Xá Lợi
Phất ỷ là đại đệ tử của Phật
nên dẫm lên y ta…” Từ đó sanh sự làm ầm lên với
đức Phật và đại chúng về việc ngài
đă đạp lên y của thầy. Đức Phật
biết rơ do tâm đố kỵ mà Tỳ-kheo này đă làm
như thế, Thế Tôn quở trách và chỉ rơ phiền
năo đang ngự trị hoành hành trong tâm thầy ấy.
Do chưa dứt lậu hoặc nên thầy đă không làm
chủ được niệm khởi, tạo nghiệp
nhân xấu, Phật dạy thầy phải nên sám hối
và nỗ lực tu hành mới có thể thoát khỏi quả
xấu. Hồi
xưa c̣n như vậy,
chúng ta ngày nay có biết bao lỗi lầm, sơ suất
trong cuộc sống. Cho nên tâm buông xả, tâm tu hành yếu
một chút th́ sẽ gây nhân bất thiện. Nhân đă tạo
th́ quả sẽ đến nếu ḿnh không lo tu tập
chuyển hóa sớm. Vừa rồi tôi có nhận một
lá thư của vị Phật tử đă hơn bảy
mươi tuổi. Trong thư ông kể có đứa con
trai, hồi nhỏ hay trốn học đi chơi. Nói
hoài không được có lần ông đánh tới năm
chục roi. Nhờ trận đ̣n đó nó không dám đi
chơi nữa, học xong chứng chỉ lớp chín rồi
thi vào trường công nhân trung cấp. Sau khi học hành
thi cử, nó đi làm b́nh thường. Thời
gian gần đây nó thương một cô và muốn
đem cô đó về nhà. Ở nhà không chịu, nó có thái
độ gần giống như hành hạ mẹ nó, c̣n
đối với ông nó nói: - Ông chết rồi tôi sẽ
chẻ cái ḥm, chẻ cái đầu của ông ra để
trả thù hồi đó ông đánh tôi năm chục roi !
Trời đất ơi, con cái vậy đó. Ông viết
thư hỏi ư kiến tôi và xin chỉ dạy cách thức
tu hành. Tôi gởi một số sách cho ông bảo “cụ
ráng đọc rồi theo đó áp dụng tu, thanh thản
phần nào hay phần ấy”, chứ thằng con như
thế, tôi cũng không biết tụng kinh ǵ để
tiêu hết cái tội đ̣i chẻ ḥm, chẻ đầu
cha nó! Thật
ra trong quá khứ cũng có nguyên nhân sao đó ḿnh không biết,
chứ đời này do cái nhân năm chục roi mà người
cha trở thành kẻ thù của đứa con. Cho nên huynh
đệ phải cẩn thận, làm việc ǵ phải hiểu
rơ luật nhân quả, chớ có khinh suất mà chuốt khổ
chuốt nạn, tu không được. Chúng ta tu
thấy vui là khi nào tỉnh táo, tin sâu nhân quả, nên nhớ
không có ǵ thoát khỏi ngoài luật nhân quả. Nếu chúng
ta chưa dứt sạch phiền năo, chưa hoàn toàn giác
ngộ th́ luôn luôn chịu sự điều động
chi phối của luật nhân quả. Do không tỉnh sáng,
chúng ta gây không biết bao nhiêu nhân xấu, bây giờ trổ
quả khổ lại trù trừ không ưng trả.
Như vậy đâu có được. Như hồi
đó ḿnh vay bà cụ hàng xóm năm ngàn, bây giờ bà
đ̣i bốn ngàn ḿnh vui trả mà c̣n nhắc: - Cụ
ơi, cụ đ̣i bao nhiêu đó chưa đủ, c̣n một
ngàn nữa mới đủ năm ngàn cho cụ. Như vậy
hay biết mấy! Nhưng thường đâu ai chịu
thế, mượn cả trăm ngàn người ta
đ̣i mới hai ba ngàn là nổi sùng lên căi vă này nọ.
Như thế trả không biết chừng nào mới hết
nợ. Khi gặp
cảnh bất như ư, chúng ta cần phải hiểu
đây là quả ḿnh đă gây tạo từ trước.
Không biết nhân hồi đó thế nào, ḿnh vay bao nhiêu mà
trách người ta đ̣i quá đáng? Nói người quá
đáng là chúng ta đă lấn lướt trong đó rồi,
biết ḿnh đă nợ bao nhiêu mà trách người. Hiểu
như vậy mới không gây tạo thêm nhân khổ
đau, nếu không nợ cứ chất chồng măi chẳng
biết bao giờ giải quyết cho xong. Cứ bên
đây nói câu hơi nặng th́ bên kia trả lại câu
hơi gắt, như thế diễn biến th́ thật
là nguy vô cùng. Cho nên
người tu phải sáng suốt gan dạ chấp nhận
trả quả, vui vẻ trả th́ sẽ hết. Giả
dụ như đời này sức khỏe kém, mạng sống
ngắn ngủi, ḿnh cũng nguyện “Nếu con c̣n nợ
nần với ai xin cho được tiếp tục trả
ở đời sau. Và con nguyện, không vay nhân với bất
cứ ai nữa, để được an vui giải
thoát”. Chúng ta cứ nguyện như thế, hành như thế
th́ đủ lực lượng sống giữa cuộc
đời này. Nếu thấm nhuần đạo lư Phật
dạy ta sẽ thấy cuộc đời của ḿnh có
chuyển hóa, những cái dở trở thành tốt. Mỗi
chúng ta chiêm nghiệm, xét nét thật kỹ tâm ḿnh như thế
nào để biết mà tu, mà chuyển hóa. Có như vậy mới tiến được.
|