SUỐI REO RỪNG TRÚC H.T THÍCH NHẬT QUANG |
||
ĐOẠN 15 Lành người chăng chớ, Dữ người chăng hay; Ngậm miệng đắp tai, Hề chi họa cả. Chú thích: - Chăng chớ: Chẳng
để ư đến. - Ngậm miệng:
Không nói. - Đắp tai: Không
nghe. Giảng: Ngài dạy
cái hay của người không màng, cái dở của
người không biết, chỉ lo xét nét cái hay dở của
ḿnh để tu sửa mới là bổn phận gốc của
người tu. Ngậm miệng đắp tai lo tu hành th́
không vướng họa. Người tu là người
nh́n lại ḿnh. Do vậy nên cẩn ngôn, mọi sinh hoạt
đều phải xứng hợp với hàng xuất gia. Huynh đệ
đừng nghĩ rằng ḿnh c̣n nhỏ sống thoải
mái một chút, không cần bắt buộc thu thúc lục
căn. Tới khi nào làm thầy thiên hạ mới sửa
ḿnh. Như thế không kịp đâu, chừng ra làm thầy
rồi ḿnh cũng quen thói “hung hăng” th́ làm thầy ai
được? Bởi v́ nghiệp tập không dễ
buông xả trong một ngày hai ngày mà hết được.
Cho nên chúng ta phải tu sửa, phải chỉnh đốn
ngay lúc c̣n nhỏ, c̣n mới. Những ǵ sai lầm không
đúng tinh thần của người tu hành th́ bỏ
đi. Bỏ đi là một chuyện, c̣n phải không cho
tái phạm nữa. Như vạây mới đúng tinh thần
tu hành. Im lặng
không nói, bịt tai không nghe, chuyện thị phi của
người chẳng thèm để ư tới. Nếu
được như vạây th́ họa nào đến với
ḿnh? Đó là ư thứ hai, ư này cũng không dễ dàng thực
hiện đâu. Chúng ta có lỗ tai mà đối với âm
thanh giống như bịt tai lại, có miệng nhưng
giống như không biết nói. Chuyện thị phi của
người chẳng thèm để ư. Trong Nho học có câu
thế này: Lai thuyết thị phi giả, tức thị
thị phi nhân, nghĩa là người mang chuyện thị
phi tới với ḿnh, chính người đó sẽ là
người thị phi ḿnh. Thị phi là phải quấy,
tốt xấu, hay dở… đại khái những cặp
đối đăi nhau. Chúng ta để vướng vào
đó rồi, có thể nói cả đời ḿnh không c̣n
giá trị ǵ hết, nhất là người nam tối kỵ
nói chuyện thị phi của người. V́ vậy có
câu: Bậc
trượng phu không sống như thế. Chư Tổ
dạy người quyết tâm xuất gia tu hành dám bỏ
cha bỏ mẹ, bỏ hết sự sản thế gian
vào chùa học đạo cốt được giác ngộ
giải thoát, sao lại có thể quên đi chí nguyện
cao thượng ban đầu mà chạy theo những việc
tiểu tiết tầm thường! Ḥa thượng Viện
trưởng dạy chúng ta tu như thế nào? Rất
đơn giản. Nghe mà không dính không chạy theo âm thanh,
không chạy theo trần cảnh, không chạy theo việc hay dở tốt xấu dài ngắn
bên ngoài. Nghe được như vậy th́ cho nghe mặc
t́nh, chứ không bắt đóng lỗ tai lại. Nhưng
nghe mà dính mắc thị phi th́ không nên nghe, phải đóng
tai lại. Bởi v́ nghe như thế mất hết thời
giờ, tu hành không được. Vô ích. Đó là
những bài kinh ruột để chúng ta thắng bớt
tâm buông lung, tâm điên đảo, không bị vọng
tưởng kéo lôi. Kinh Lăng Nghiêm Phật dạy “Sáu
căn tiếp xúc với sáu trần, đừng có bị
vướng mắc”. Đó là những pháp tu chỉ thẳng.
Đối với cái miệng, nếu không tu được
chúng ta gây lỗi nhiều lắm. Những lỗi chính của
miệng là ǵ? Nói dối tức chuyện có nói không, chuyện
không nói có. Nói đâm thọc, đâm bên này thọc bên kia, lời
nói chia ĺa ân nghĩa. Nói phịa ra, đặt điều
nói thêm thắt cho người chia ĺa oán hận nhau. Nói
thô, mắng chửi người ta khiến người
ta đau đớn khổ sở. Cái miệng nguy hiểm
dường ấy! Đọc truyện chúng ta thấy có
những vị giảng kinh thuyết pháp, tới khi tịch
lưỡi mọc hoa sen. Nên miệng quan trọng lắm,
rất cần tu cái miệng. Ư nghĩ
là phần chủ động bên trong. Chúng ta nghĩ ngợi
ǵ ông trời cũng không biết được. Có ai nh́n
thấu được
ruột gan ai đâu? Nó là con khỉ lăng xăng chạy
nhảy lung tung, khó điều phục lắm. Cho nên Tổ
dạy trong các oai nghi, trong các hành động không vướng
mắc. Có miệng nhưng đừng nói chuyện tạp,
cần im lặng th́ im lặng sấm sét. Có lỗ tai
nhưng không nghe âm thanh bên ngoài, hằng sống với cái
thường nghe của ḿnh. Là thế nào? Ví như có âm
thanh ḿnh nghe hết nhưng không chạy theo cái nào, ngồi
đây nghe rơ tiếng quạt máy, tiếng gió thổi, tiếng
lá rụng, tiếng xe chạy, tiếng kèn… nhưng không
dính tiếng nào. Nghe rơ ràng không bị lăng tai, không lùng bùng,
nghĩa là ḿnh có tánh nghe sáng tỏ nhưng không vướng
âm thanh nào hết. Chúng ta tu
sửa đàng hoàng như vậy rồi, đối với sinh hoạt hằng ngày
không chạy theo ngoại cảnh, không thị phi, không
vướng mắc chi hết. Đó là bậc đạo
nhân, trong nhà thiền rất quí trọng những mẫu
người như vậy. Tuy thấy họ cũng ăn cơm, cũng làm
việc, cũng cười nói b́nh thường, nhưng
cái b́nh thường đó là b́nh thường của đạo,
“b́nh thường tâm thị đạo”. Anh em nên tu tập
như thế. Ví dụ ḿnh có cái miệng hay nói chuyện
này chuyện kia, bây giờ sửa lại. Người
xưa bảo phàm trước khi mở miệng phải
uốn lưỡi bảy lần. Lưỡi nào mà uốn
dữ vậy? Tức nhắc nhở chúng ta phải có trí
tuệ, xét thấy việc ǵ cần nói th́ nói, không cần
nói th́ thôi. Nói như vậy không có lỗi, cuộc sống tương giao êm
thắm, ḥa hiếu th́ làm ǵ có tai họa? |