SUỐI REO RỪNG TRÚC

H.T THÍCH NHẬT QUANG

ĐOẠN 16

 

An thân lập mệnh,

Thời tiết nhân duyên;

Cắt thịt phân cho,

Dầu là chim cá.

Giảng:

Người tu t́m nơi non cao yên ẩn tu hành, đó là an thân lập mạng. Tùy theo thời tiết nhân duyên, cố gắng sẽ có ngày sáng. Khi ấy không c̣n quư tiếc thân nữa, đối với chúng sinh thương như người thân, có thể cắt thịt phân cho, dầu là chim cá cũng sẵn ḷng. Tổ dạy chúng ta tu hành an thân lập mạng, đến lúc buông xả được thân này. Thấy thân không thật nên khi cần có thể cắt thịt phân cho chim cá ăn ḿnh cũng sẵn ḷng, bởi v́ không c̣n bị lệ thuộc thân này nữa.

Thân này do nhiều thứ hợp lại, gọi là thân ngũ uẩn. Trong đó gồm năm thứ: Sắc uẩn chỉ cho phần vật chất gồm bốn thứ Địa đại, Thủy đại, Hỏa đại và Phong đại tức đất nước gió lửa. Đất là những phần cứng trong thân, nước là những chất dịch, gió là hơi thở, lửa là hơi nóng ấm trong người chúng ta. C̣n lại bốn uẩn Thọ, Tưởng, Hành, Thức chỉ cho phần tinh thần, thuộc về Tâm pháp. Thọ là những cảm thụ, Tưởng là những tưởng tượng, Hành là suy nghĩ, Thức là phân biệt. Thân này gồm sắc chất và tâm pháp hợp lại, đó là thân giả tạm không thật như huyễn như hóa. Huyễn hóa là sao? V́ những thứ hợp lại đó không có thứ nào thuận với thứ nào, chúng luôn chống trái nhau nên rất dễ tan vỡ. Như đất gặp nước đất sẽ tan, lửa gặp gió lửa sẽ tắt… Tóm lại những thứ đó không ḥa hợp ǵ hết.

Trong kinh A-hàm Phật nói giống như bốn con rắn độc nhốt chung một chuồng, chúng luôn câùu xé nhau. Thân này cũng vậy, không bao giờ yên ổn mạnh khỏe hoàn toàn. Lúc nào cũng có sự bấp bênh, lo sợ, lăng xăng đủ thứ hết. Để thấy rơ thân không thật, chúng ta chỉ nghiệm nơi một hơi thở, đủ biết thân này mong manh như thế nào rồi. Khi một hơi thở ra không hít lại là đă qua đời khác. Dù thân to bao nhiêu, giỏi đến cở nào mà một hơi thở ra không hít vào đều kể như bỏ. Rơ ràng như thế.

Một hôm đức Phật kêu các thầy Tỳ-kheo lại hỏi: - Mạng người sống trong bao lâu? Có thầy nói năm năm, mười năm. Có thầy nói một ngày, nửa ngày… Đức Phật đều bảo: - Ông chưa hiểu đạo. Cuối cùng có vị ra đảnh lễ thưa: - Bạch Thế Tôn, mạng người sống trong hơi thở. Phật bảo: - Ông mới thật là người hiểu đạo.

Thân này là đồ bỏ, không thật, vậy mà chúng ta cứ ôm giữ, Phật bảo thật đáng thương xót! Như người mắt không sáng, đêm ba mươi đi trong gai góc hầm hố thật nguy hiểm. Cho nên ở đây Ngài dạy chúng ta phải làm chủ được các giác quan của ḿnh. Nghe thấy rơ ràng nhưng không chạy theo âm thanh sắc tướng bên ngoài th́ có ǵ để khổ? Như có người chỉ vô mặt ḿnh nói:

- Anh nói tầm bậy!

- Ờ! Chắc tôi nghiên cứu chưa tới nên nói bậy.

Th́ thôi, đâu có chuyện căi vă nhau. Cho nên nếu sống được như vy th́ tai họa không dính tới ḿnh. Người tu hành có công phu sâu dày, đối với thân này không c̣n quư tiếc, chỉ phương tiện dùng nó để tu thôi. Cho nên hồi xưa những vị ở trong núi có thể thí xả thân mạng một cách dễ dàng.

Như câu chuyện của vị tiên nhân tu hạnh nhẫn nhục. Vua Ca Lợi dẫn cung nhân dạo chơi tới chỗ tiên nhân đang ngồi tu, các cung nhân xúm nhau nghe tiên nhân nói chuyện, không thèm theo hầu hạ nhà vua. Giận quá, vua Ca Lợi xách kiếm tới hỏi tiên nhân:

- Ông ngồi đây làm ǵ?

- Tôi tu hạnh nhẫn nhục.

Vua liền chém một cái rớt cánh tay tiên nhân, rồi hỏi tiếp:

- Ông ngồi đây làm ǵ?

- Tôi tu hạnh nhẫn nhục.

Vua nổi sân chém luôn cái chân. Hỏi:

- Ông ngồi đây làm ǵ?

- Tôi tu hạnh nhẫn nhục.

Vua chém cái nữa bứt hết tay chân. Hỏi:

- Ông ngồi đây làm ǵ?

- Tôi tu hạnh nhẫn nhục.

Bấy giờ nhà vua sảng sốt quá. Tiên nhân nói:

- Tôi tu thành đạo, người tôi độ đầu tiên sẽ là nhà vua. Sự việc hôm nay nếu không sai với tâm nguyện của tôi xin cho tay chân được hoàn lại như cũ.

Tiên nhân vừa dứt lời, tay chân Ngài liền hoàn lại như cũ. Vị tiên nhân ấy chính là tiền thân của đức Phật Thích Ca.

Người tu hành phải dũng mănh, gan dạ, phi thường mới vượt qua những khó khăn, trở ngại của ngũ dục. Như vy mới giải thoát, vượt khỏi tam giới. Chúng ta thường nghe nói người tu hành vượt ra ngoài tam giới là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới nhưng không biết chính tâm thạch trụ vượt lên tất cả những cám dỗ của thế gian, buông xả hết sinh mệnh mới thành công, đó là ư nghĩa đích thực vượt thoát ba cơi.

Đoạn này Tổ dạy người tu hành phải là người an thân lập mạng, người sáng suốt, không bị lệ thuôïc thân giả tạm. Như câu chuyện Quan Âm Thị Kính, Bồ-tát hiện thân là một cô gái chịu bao nỗi hàm oan, nhục nhă nhưng nhờ nhẫn lực phi thường và tâm tu hành kiên cố dũng mănh, nên cuối cùng thành tựu công hạnh Bồ-tát tiến lên Phật quả. Câu chuyện tuồng tích trong dân gian, nhưng đă để lại cho chúng ta một pháp tu. Nhờ xem thường thân, Bồ-tát phá tan ngă chấp mới có thể thực hành hạnh nhẫn nhục rốt ráo như vậy.

Tất cả những pháp hạnh tu tập thật ra không khó khăn đến mức độ chúng ta không làm được. Tuy nhiên nó đ̣i hỏi chúng ta phải có sự sáng suốt tỉnh táo, ư chí dũng mănh mới thực hành nổi. Sáng suốt, đầy đủ ư chí, gan dạ chịu đựng nhất định sẽ thành tựu, đó là bài kinh ruột của chúng ta.

 

 

 

]

 

 

THIỀN TÔNG VIỆT NAM