SUỐI REO RỪNG TRÚC H.T THÍCH NHẬT QUANG |
||
ĐOẠN 17 Thân này chẳng quản, Bữa đói bữa no; Địa thủy hỏa phong, Dầu là biến hóa. Giảng: Tổ dạy
người tu không màng tới thân hư giả này, đói
no ǵ mặc nó, chỉ lo tu thôi. Mặc t́nh cho bốn đại
đổi thay, c̣n cũng tốt, tan ră cũng xong, không bận
bịu lo buồn. Đó là chỗ chân thành của người
tu. Chư Tổ
dạy như thế bởi v́ thật t́nh chúng ta bị lệ
thuộc thân này nhiều lắm, lệ thuộc đến mức độ
không c̣n th́ giờ để tu hành. Chuyện c̣n chuyện
mất, chuyện sang chuyện hèn… chúng ta bận bịu
lo lắng cho thân cả ngày, cả đời, cam bị lệ
thuộc như vậy
mà không bao giờ nh́n lại, lo lắng cho việc tu hành.
Chúng ta có học Phật pháp, hiểu đạo chút chút,
nhưng hành tŕ rất ít nên kết quả không nhiều. Hạ
thủ công phu th́ không quyết tâm, chỉ chuyên cầu nguyện
để được như vầy như khác. Huynh
đệ nghĩ xem cầu nguyện được hay
không? Có chút bệnh cũng cầu nguyện cho mau lành bệnh,
tu cũng cầu nguyện mau thành Phật mà bản thân
lơ là không chịu tu tập cho tới nơi tới chốn. Ngày
xưa tôi không được diễm phúc như các huynh
đệ bây giờ, có hiểu biết Phật pháp ǵ
đâu! Tôi c̣n nhớ ngày quy y, thầy ở chùa quê không có
chuyện giảng giải Phật pháp, cũng không tổ
chức lễ quy y như bây giờ, không truyền Tam quy
Ngũ giới ǵ cả. Thầy mặc đồ ngắn,
giắt cái khăn chần dần trên vai để lau miệng.
Thầy lên nhà Tổ đốt hương, rồi bảo:
“Con lạy đi! Bữa nay quy y đó, lát nữa thầy
cho cái pháp danh.” Ḿnh đâu biết quy y là ǵ, pháp danh là ǵ, thầy
biểu lạy th́ cứ lạy. Lạy xuống, thầy
nói đă quy y xong, lát nữa thầy viết lá phái. Lá phái quy
y thời đó phân nửa chữ Hán phân nửa chữ Việt.
Trong quê ḿnh người đọc chữ Việt đă
hiếm hoi, nói ǵ tới chữ Hán. Vậy là lá phái
được gói để đó, thầy không dặn sử
dụng như thế nào. Không phải như bây giờ lễ
quy y tổ chức trang nghiêm, Phật tử được
nghe giải thích cặn kẽ từng điều, Quy là
ǵ, Y như thế nào? Sau khi quy y rồi quư thầy giảng
giải hướng dẫn cho Phật tử thọ tŕ
những điều giới, để thấy lợi
ích của giới ra sao và giải nghĩa pháp danh từng
người. C̣n phái quy y hồi xưa, dường
như để cho các bậc thánh thần đọc chứ
người ta không đọc nổi! Dân quê quư trọng lắm,
gói kỹ lại, đợi tới chết lấy hai miếng
ngói nướng đỏ ép lại để lên ngực.
Họ bảo người nào chết mà được
cái đó là quỷ sứ sợ lắm, không dám hỏi ǵ
hết. Ḿnh muốn đi đâu th́ đi, muốn lên thiên
đường th́ lên, muốn xuống địa ngục
th́ xuống, không ai dám động tới ḿnh! Cho nên lá phái
quy y được xem như một loại giấy thông
hành đặc biệt. Các thầy ở chùa quê hồi
xưa truyền đạo như thế, thật là oan
cho đạo Phật! Cho tới khi lớn lên tôi
được vào trường Phật học, bấy giờ
mới bắt đầu biết Phật là ǵ, Pháp là ǵ,
Tăng là ǵ, thế nào là Tam bảo, Tứ đế, Thập
nhị nhân duyên… Tuy nhiên,
khi gặp được chánh pháp, qua một giai đoạn
ấu thơ ở trong chùa, tôi lại được chứng
kiến nhiều vị phát tâm rất mănh liệt. Huynh
đệ thử tưởng tượng, một cái tàn
lửa bay rớt vào thân ḿnh, ta đă nghe đau rát rồi,
vậy mà có những vị phát tâm đốt ngón tay cúng
dường Tam bảo. Tới đúng ngày, chuông trống
Bát-nhă nổi lên, chư tăng tụng niệm, vị
đó đưa ngón tay lên ngọn đèn, đốt cúng
dường. Khi ngón tay bắt đầu phừng cháy là
toàn thân vị ấy đỏ bừng lên, có khi run cả
người nhưng sắc mặt vẫn b́nh thường.
Quí vị đứng bên ngoài thấy, có người
rơi nước mắt. Những mùa an cư học kinh
Pháp Hoa ba tháng, khoảng chừng tháng rưỡi, hai tháng
có những vị được niềm vui, họ phát
tâm đốt hương cúng dường rồi thiêu
hương trên thân, trên đầu hoặc đốt ngón
tay cúng dường. Quả thực những sự việc
này đă có những vị dám làm như vậy. Do tâm mănh liệt nên họ
đă vượt qua, đă chịu đựng được
sự thiêu đốt cắt da xẻ thịt ấy. Hiểu
Phật pháp như chúng ta bây giờ có thể nói là có học,
nhưng tùy duyên của mỗi người mà việc ứng
dụng tu tập và kết quả đạt được
khác nhau. Người có duyên sâu vừa nghe liền hiểu,
liền nhận được yếu chỉ Phật
pháp. Đó là các bậc đại trí, các hàng Bồ-tát
thượng thủ, tuy nhiên hầu hết phải dùng
phương tiện giảng giải mới có thể nhận
ra được. Chúng ta ngày nay sống trong thời đại
văn minh, những phương tiện truyền thông
tinh vi chạm đến các giác quan rất nhạy bén,
đó là phần ưu. Tuy nhiên, nếu không khéo chính nền
văn minh hiện đại sẽ đẩy chúng ta ngày
càng xa hơn với cái thấy cái nghe chân thật của
chính ḿnh. Đó là lư do chúng ta bị loăng đi ở phần
thực hành. Huynh đệ
nên nhớ dù ta học giỏi bao nhiêu mà không hành th́ cũng
không lợi lạc ǵ hết. Cái thua kém của chúng ta bây
giờ so với người xưa ở điểm này,
chứ không phải chúng ta không hiểu Phật pháp. Hiểu
rất nhiều, thông minh quá thành ra chướng ngại
trong công phu. Chưa thực hành sâu nên cái hiểu chỉ là
bên ngoài thôi, không bổ ích ǵ cho tâm nguyện tu hành. Thời
này nhiều người tu hành nhưng hiếm người
đạt đạo, lư do là sự thực hành không xuyên
suốt, không miên mật, không chân thành. Không phải
thời của chúng ta như vậy, mà ngay thời Phật pháp thịnh hành vàng son
như thời Lư Trần, Phật giáo là Quốc giáo, mà
chư Tổ cũng đă than “Người thông minh th́ nhiều
mà người kiến tánh th́ ít”. Tức người hiểu
biết th́ có mà người nhận ra cái chân thật th́
ít lắm, nên tới thời chúng ta th́ quá xa xôi. Trở lại
thời kỳ của chúng ta, những phương tiện
xung quanh cuộc sống làm ta mất hết thời giờ.
Lo cho thân này sự ăn sự mặc, bảo vệ sức
khỏe đă chiếm 80% tới 90% thời gian của
chúng ta rồi. Bởi vậy nếu không ư thức
được việc tu hành th́ chúng ta sẽ bỏ một
đời trôi suông, vô ích. Cho tới lúc già chết mới
nghĩ đến sự tu th́ không c̣n hơi để thở,
làm ǵ được nữa? Ở thế
gian, thời thanh niên trai trẻ, có địa vị và sức
khỏe, mọi người đều đốt hết
thân này cho cuộc sống. Tới lúc hơi thở ngặt
nghèo mới nghĩ đến ḿnh th́ chỉ c̣n đi
rước thầy tới tụng cầu siêu thôi, không có
cách chi khác! Việc cầu thỉnh thầy cũng không
c̣n chọn lựa kịp nữa. Nếu được
thầy chân chính th́ quư hóa, bằng không thầy cúng, thầy
tụng chi chi cũng rước về đại, miễn
có ông thầy tụng kinh là được rồi, kết
quả ra sao không biết. Cuối cùng cái c̣n lại của
thân này chỉ là một nấm tro tàn. Vậy mà người
ta cho là biết thương ḿnh, biết lo cho ḿnh! Chúng ta cứ
lần lựa qua ngày, ít chịu nh́n lại, đặt vấn
đề thế nào là tự biết lo cho ḿnh? Nhiều vị
tâm hướng về đạo, t́m hiểu đạo,
muốn tu hành nhưng vẫn chưa thực hành đúng
những ǵ thật sự cần thiết cho ḿnh. Phật
tử nghĩ rằm đi chùa là quan tâm đến Phật
pháp. Khá hơn một chút, có người đến
thưa hỏi đạo lư, bàn bạc Phật pháp với
quí thầy nhưng về nhà không biết thực hành
được bao nhiêu? Chúng ta ít thấy người quan
tâm đến Phật pháp bằng cách hành tŕ Phật pháp.
Đời người mấy mươi năm, trong
đó hơn nửa thời gian người ta lo chuyện
cơm áo, danh vọng, địa vị, sự nghiệp
thế gian. Chỉ c̣n khoảng vài năm già yếu, gần
hết tuổi thọ mới chợt nghĩ đến
thân phận ḿnh th́ tử thần sắp đến rồi.
Hoặc do chứng kiến những t́nh huống nguy khốn,
ḿnh hoảng quá tỉnh được một chút
nhưng chẳng bao lâu th́ mê trở lại. Như đi
đường thấy người ta bị xe tông cái rầm,
giăy tê tê trước mắt ḿnh rồi chết. Lúc đó
tỉnh liền, chẳng những tỉnh mà c̣n tởn hồn
nữa. Nhưng được một chút thôi, qua quán nhạc
đằng kia nghe ca hát rần rần th́ mê trở lại.
Không ai nhớ mạng người chỉ trong hơi thở
nên cứ lao vào những cuộc vui chơi, hôm nào đùng
một cái không c̣n chút khí lực th́ đă sang đời
khác, mang theo các thứ nghiệp tập phiền năo đă
gây tạo. Thật khổ thay! Người
phát tâm Bồ-đề mănh liệt, thấy thân này không thật,
cảnh duyên không thật nên nhất định hành tŕ Phật
pháp để ngay đời này hưởng được
lợi lạc, hạng này rất hiếm hoi! Mạng
người không nhất thiết sống tới bảy
tám mươi tuổi, chúng ta luôn mang một bản án ngầm,
không biết sống chết ra sao mà chẳng ai chịu
chuẩn bị tư lương cho một thân sau tốt
đẹp hơn. Cho nên Phật nói chúng sanh vui cười
hớn hở song song với trào dâng nước mắt.
Vui khổ song hành, hai cái nó làm nhân làm duyên cho nhau, hễ cái
này có th́ cái kia có. Trở lại
vấn đề tu hành, thật ra không phải huynh đệ
không ham tu, nhưng v́ ư chí yếu quá nên tu c̣n dở. Kim đồng
hồ không bao giờ đứng một chỗ 3 giờ
măi, nếu huynh đệ rề rà, kiểng đánh 3 giờ
mà 3 giờ 15 phút chưa rời chỗ nằm, cứ loay
hoay ra đó, bước xuống không bước mà giở
mùng cũng không giở, như vậy chừng nào mới
lên tới thiền đường? Thôi th́ trễ rồi
nằm đại xuống luôn, bỗng chốc nghe kiểng
xả thiền, giật ḿnh ngốc đầu dậy thấy
5 giờ, thế là la hoảng lên “Ủa, bữa nay cái
đồng hồ nó sảng hay sao mà chạy dữ vậy!”
Ngặt nỗi, thời gian đi tới, chớ không chạy
ngược 3 giờ, 2 giờ, 1 giờ được.
Nếu không khắc phục được, chúng ta cứ
để đời ḿnh trôi suông theo cây kim đồng hồ
là tự đánh mất ḿnh. Một
cái ngủ gật, ḿnh không đủ sức phấn đấu
vượt qua. Một cái ham ăn, ḿnh không đủ sức
phấn đấu vượt qua. Một cái muốn
đi đây đi đó chơi, ḿnh không đủ sức
phấn đấu vượt qua… th́ những thứ cội
gốc phiền năo độc hại như tham lam, tật
đố, tà kiến, si mê, ngă mạn, tăm tối… làm
sao ta vượt qua nổi. Ta càng che giấu nó càng phát triển
mạnh hơn, bởi vậy nên trầm luân suốt kiếp,
không thoát ra nổi. Tổ dạy
chúng ta tu hành đừng đặt nặng ở thân. Sự
c̣n mất, sang quư, thiếu thốn ǵ ǵ của thân không
quan trọng, miễn làm sao tu được, phát triển
tâm Bồ-đề ngày càng rộng lớn, đó là gốc
của sự tu. C̣n mọi thứ xung quanh, tốt cũng
được xấu cũng được, đói
no chẳng bận ḷng, đó
là do phúc duyên thôi. Ngày xưa ḿnh có chủng tốt, có phúc
duyên tốt th́ bây giờ no ấm. Ngày xưa ḿnh không gầy
dựng chủng tốt th́ bây giờ có lo lắng mấy
vẫn chẳng thể tốt hơn, chi bằng lo tu
để chuyển hóa tập nghiệp th́ y báo sẽ theo
đó mà thay đổi tốt lên. Đó mới là điều
chính yếu. Sơ Tổ
Trúc Lâm dạy mặc t́nh cho bốn đại đất
nước gió lửa đổi thay, c̣n cũng tốt
tan ră cũng xong, không bận bịu lo buồn. Đó là chỗ
chân thành cũng là chỉ thú quan trọng của người
tu. |