SUỐI REO RỪNG TRÚC

H.T THÍCH NHẬT QUANG

ĐOẠN 18

 

Pháp thân thường trụ,

Phổ măn thái hư;

Hiển hách mục tiền,

Viên dung lơa lơa.

Chú thích:

- Hiển hách: Hiện rơ.

- Lơa lơa: Rỡ rỡ.

Giảng:

Ở đây, Ngài dạy tới cái Pháp thân tức là nói đến Tánh Giác, nói đến Phật chất của mỗi chúng ta. Thân tứ đại c̣n mất không có ǵ quan trọng, việc quan trọng của chúng ta là phải nhận ra Pháp thân tṛn đầy khắp cả thái hư. Người tu hành không bị lệ thuộc bởi h́nh thức bên ngoài, làm sao nhận được cái chủ yếu ở bên trong, đó là Pháp thân, hay khả năng thành Phật của ḿnh.

Trong nhà thiền dạy: “Đi chỉ biết đi, ăn chỉ biết ăn, ngồi chỉ biết ngồi, th́ cái chân thật hiện tiền trước mắt, sáng rỡ vô cùng, có vắng thiếu chỗ nào, đơn giản làm sao!” Ở đây phương thức Ngài nói rất giản dị, người muốn nhận được Pháp thân hay tánh giác của ḿnh chỉ cần ăn biết ăn, đi biết đi, làm việc ǵ biết làm việc đó, không để cho ư thức phân biệt rộn ràng lăng xăng xen vô. Như thế là người đă bày ra sức sống lồ lộ rỡ rỡ của ḿnh.

Đó là pháp tu để từ đây chúng ta bước vào giai đoạn hằng sống với tánh giác thanh tịnh trùm khắp của ḿnh. Nếu chúng ta không bị rộn ràng bởi những h́nh thức xung quanh th́ nhận ra, sống được với cái chân thật ấy không khó. Tuy nhiên, nếu chúng ta vướng mắc, chộn rộn ngược xuôi theo cảnh bên ngoài th́ không bao giờ nhận được tánh giác, chỉ biết danh từ Pháp thân, tánh giác chứ thực t́nh không biết ǵ Pháp thân hay tánh giác nơi ḿnh cả.

Ḥa thượng Viện trưởng thường nhắc cái chân thật hiện tiền trước mắt, sáng rỡ vô cùng, không vắng thiếu lúc nào. Nhưng muốn nhận được, muốn sống được với nó th́ đừng chạy theo vọng tưởng, đừng chạy theo cảnh duyên bên ngoài. Đi chỉ biết đi, ăn chỉ biết ăn, ngồi chỉ biết ngồi, tức không sử dụng đến con khỉ ư thức, chỉ dùng cái trực giác hin tiền.

Chúng ta đă quen với ư thức từ hồi nào không biết, mà từ nhỏ tới lớn luôn luôn sống với ư thức. Nói năng, làm việc, cái ǵ cũng tuân theo sự điều khiển của ư thức. Vừa thấy hiện tượng ǵ chúng ta liền có ư thức, nên cái thật bị ư thức che lấp. Tóm lại, toàn bộ đời sống chúng ta đều bị ư thức chi phối, chỉ huy. Ư thức th́ lăng xăng ngược xuôi, không phút giây nào yên định nên cuộc sống của con người cũng chao đảo quay cuồng.

Bởi sống vọng tưởng như vy dù chúng ta có sẵn tánh giác vẫn không phát huy được. Phật pháp không thiếu, của báu nhà ḿnh đầy đủ, chỉ làm sao quay về nhận lại th́ tha hồ dùng. Tuy biết như thế nhưng nhận và sử dụng được cái đó không phải chuyện đơn giản. Bởi chúng ta đă quen tha hương cầu thực rồi, nên của báu có trong nhà nhưng không biết nó ở đâu, làm sao sử dụng được?

Trong kinh Pháp Hoa đức Phật ví dụ chuyện anh chàng cùng tử. Sau một thời gian tha hương cầu thực, làm thuê làm mướn vất vả đến mức độ ông già gặp lại nh́n không ra thằng con cưng của ḿnh. Gă cùng tử cũng quên hẳn cái gốc trưởng giả của ḿnh, nên đi ngang nhà cha thấy sang giàu lại sảng sốt run sợ bỏ chạy. Trưởng giả phải cho người đuổi theo mang về, dụ cho làm thuê giúp việc. Anh ta tự đánh mất đi địa vị chủ nhà, lại vui vẻ chấp nhận thân phận kẻ tôi tớ. Ông Trưởng giả dần dần t́m cách gần gũi cho anh bớt sợ, cuối cùng thấy con trai đă quen rồi, ông mới nói thật: - Ta là cha con. Tài sản này là của con, con hăy giữ ǵn lấy mà xài. Nói rồi, ông giao hết tài sản cho anh.

Chúng ta cũng thế, có một tài sản vô giá nhưng lại tha hương cầu thực, không dám nhận ḿnh có của báu nên đành phải chấp nhận cuộc sống lang thang. Tánh giác sẵn đó nhưng có xài được đâu, phải xuất gia mặc áo nhuộm, tu hành chay lạt, ngồi thiền gục lên gục xuống… cũng chẳng thấy của báu ở đâu! Nhưng phải như thế thôi, không cách nào khác hơn. Thời gian lâu xa, dần dần làm quen với chính ḿnh, mới biết được tánh giác rồi đem ra sử dụng. C̣n bây giờ quen sử dụng ư thức nên buông cái này bắt cái kia, lăng xăng lộn xộn. Huynh đệ ngồi nghiệm lại xem, nếu ta không chịu nhận lại tánh giác của ḿnh th́ cuộc đời tu hành của chúng ta không biết lưu đăng tới chừng nào!

V́ vậy huynh đệ chúng ta cố gắng. Khi đă biết ḿnh có chủng duyên, hăy mạnh mẽ quay về nhận lại. Để xuống hết mọi lăng xăng điên đảo vọng tưởng, tập tành những bước quay về. Như lời chư Tổ dạy đi chỉ biết đi, làm việc ǵ chỉ biết việc ấy, để tâm yên lắng tỉnh táo. Có thế mới không lưu đăng, ngược xuôi vất vả trong luân hồi sinh tử. Thử tưởng tượng chúng ta bị trôi lăn trong sanh tử biết bao nhiêu đời, nên tất cả những ǵ quư báu chúng ta quên hết, nếu có nhớ cũng chỉ nhớ mang máng thôi. Cho nên bước đi trên con đường cũ mà ta vẫn thấy ngờ ngợ không biết đúng hay sai? Có phải đây là đường về quê Phật hay đường dẫn vào mê cung? Trong bước thăng trầm của cuộc đời, đôi khi chúng ta cảm nhận như vy. Sự việc đổi thay trong ṿng hai ba mươi năm, chúng ta c̣n không nhận ra được, hà huống ḿnh đă luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác, vô lượng vô biên th́ mọi thứ thay đổi cỡ nào? Chắc chắn ta không c̣n nhớ của báu nhà ḿnh nằm ở đâu th́ làm sao biết cách sử dụng! Đó là điều tất yếu. Huynh đệ chiêm nghiệm sẽ thấy rơ như thế.

Thiền sư Hiện Quang là học tṛ mà cũng là con nuôi của Thiền sư Thường Chiếu. Ngài rất thông minh, nhưng tuổi c̣n nhỏ nên không quan tâm đến chuyện trong tông môn. Đùng một cái, Thiền sư Thường Chiếu tịch, người kế thừa là ngài. Nhưng quá nhỏ, những ǵ quư báu trong tông môn, Ngài sử dụng không thuần nên đă một phen bị chao đảo. Các bậc thiện hữu tri thức thấy t́nh huống như thế mới nhắc Ngài: - Ông hăy giải tán đồ chúng, đi tham cầu học đạo với các bậc lăo túc. Nhờ lời khuyên ấy, Ngài chuyên tâm học đạo nên mới xong việc lớn. Khi trở về nhờ có đạo lực thâm hậu, Ngài vượt qua những chướng nạn rồi tiếp tục vào sâu trong núi, quyết chí tu hành và trở thành Cao tổ Trúc Lâm. Cho nên gịng thiền Trúc Lâm, Tổ khai sáng là ngài Hiện Quang.

Lần đi Hà Nội với Ḥa thượng, tôi theo Ngài lên Yên Tử. Đêm nghỉ lại Hoa Yên để chuẩn bị sáng sớm hôm sau lên chùa Đồng, quyết tâm của Ḥa thượng lần này là phải lên tới chùa Đồng. Đêm đó ở lại Hoa Yên rất đông, sương nặng như mưa dầm. Phật tử đội áo mưa đứng ngoài trời tụng kinh, v́ chùa Hoa Yên quá chật. Sau khi tụng kinh xong, Ḥa thượng thuyết pháp cho họ nghe. Thuyết một thời ngắn, Ngài nói: - Giờ tôi mệt rồi, chú thay tôi thuyết pháp cho Phật tử nghe. Tôi nhớ tới Thiền sư Hiện Quang là vị cao tổ của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử, hơn nữa Ngài cũng có mối quan hệ gắn bó với Thiền sư Thường Chiếu nên tôi kể cuộc đời của ngài cho Phật tử nghe. Đó là bài pháp đầu tiên tôi giảng tại chùa Hoa Yên, cách đây năm sáu năm.

Ở đây tôi muốn nhắc huynh đệ Thiền sư Hiện Quang là người thông minh tài tuấn như vy, nhưng tuổi c̣n nhỏ Ngài không quan tâm đến việc tham vấn học đạo, cuối cùng của báu trong nhà không biết sử dụng, phải trải qua thời gian sau thưa hỏi thiện hữu tri thức trở về, hạ thủ công phu mới thành tựu sự nghiệp giác ngộ. Huống là chúng ta bây giờ dở hơn nhiều, th́ phải ráng tu ráng học, chứ biết làm sao hơn. Ba giờ khuya phải ráng thức dậy ngồi thiền, ban ngày  đi công quả, làm các việc, học tập dần dần tới khi nào hoàn toàn nhận được của báu nhà ḿnh.

Một khi chúng ta ư thức được việc tu hành rồi th́ thấy vui lắm. Chừng ấy ta là người giàu có hơn ai hết v́ nhận được của báu vô giá nhà ḿnh, tha hồ sử dụng theo ư muốn. Nếu chúng ta kiên tâm như vạây th́ mỗi người là một viên gạch quư cùng góp phần xây dựng ngôi nhà Phật pháp ngày càng sáng rực và vững mạnh. Đó là tâm nguyện của hàng đệ tử xuất gia chúng ta.

 

 

 

]

 

 

THIỀN TÔNG VIỆT NAM