SUỐI REO RỪNG TRÚC

H.T THÍCH NHẬT QUANG

ĐOẠN 1

 

Sanh có nhân thân,

Ấy là họa cả;

Ai hay cốc được,

Mới ốc là đă.

Chú thích:

- Cốc: Biết.

- Ốc: Gọi.

- Đă: Thấu suốt.

Giảng:

Vào đầu bài Thành Đạo ca này, Tổ nói phàm có thân là khổ, là họa. Người biết được như vậy là thông suốt lư đạo, nhận được lư đạo. Nếu chúng ta biết thân này là gốc khổ, có thân là có họa hoạn th́ sẽ không mê chấp thân, không tạo nghiệp v́ thân nữa. Trong kinh Phật nói người kiến đế hay người thâùy được chân lư là thấy được lẽ thật của các pháp, nhận ra lư duyên sinh của các pháp.

Nhận ra lư duyên sinh tức là thấy rơ nguyên nhân sinh ra các pháp. Thấy được lẽ thật của các pháp tức thấy các pháp là không. Chúng ta quán chiếu, hành tŕ như thế nào thấy rơ thân này là họa hoạn th́ sẽ không c̣n mê đắm nó nữa. Lăo Tử ở Trung Quốc cũng đă nói: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân. Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?”, nghĩa là ta có cái khốn khổ lớn v́ ta có thân, nếu ta không thân th́ có khổ ǵ? Thấy được lẽ thực đó là người thấu được lư đạo, nhận ra chân lư.

Chúng ta cứ ngỡ rằng phải tụng kinh, ngồi thiền hoặc làm ǵ dữ lắm mới thấy được chân lư, chứ không ngờ thấy được lẽ thực của các pháp là thấy chân lư. Ở đây Sơ Tổ Trúc Lâm dạy chúng ta thấy rơ gốc của thân này là họa hoạn, khổ đau tức là thấy đạo. Người thấy được như vậy rồi th́ không c̣n bị lệ thuộc bởi thân này. Dù cho thân đang sống đây, được người ta công kênh cũng an nhiên, bị người ta khinh khi biếm nhẽ cũng b́nh thường, hoặc những bệnh tật bủa vây cũng không lo sợ. Tự tại trước tất cả các cảnh duyên đó, là người thực sự an ổn.

Bây giờ quán chiếu lại việc tu hành của chúng ta, làm sao để thấy được lẽ thật đó? Ngồi thiền hoặc tụng kinh nhiều, hay đóng cửa không tiếp ai hết mới thấy được lẽ thật? Không phải vậy. Chúng ta tiếp duyên xúc cảnh một cách b́nh thường nhưng làm sao đối với thân này biết rơ gốc của nó là họa hoạn. Nó không bền bĩ, không thể ôm giữ được, không làm sao cho nó c̣n hoài được. Như vị Giáo chủ của chúng ta đến năm 80 tuổi thân cũng hoại, Ngài xả báo thân nhập Niết-bàn. Chư Thánh trước có phúc duyên nhiều đời thân tướng trang nghiêm tốt đẹp, nhưng tới một lúc nào rồi, duyên hết cũng xả thân thôi. Đến rồi đi, có rồi mất, sự đổi thay liên tục nên các Ngài đến, làm việc xong th́ đi. Chúng ta cũng thế đến rồi đi, nhưng các Ngài đến đi do bi nguyện nên không đau khổ, c̣n chúng ta đến đi theo nghiệp nên bị nghiệp chi phối thành ra khổ v́ thân.

Hiểu rơ như vậy, đừng bao giờ nghĩ rằng chúng ta có mặt hoài ở đây, cũng không đắm luyến những ǵ của ḿnh, không mong mỏi chi nơi cơi tạm. Thân này chỉ có trong một giai đoạn thôi, nếu phúc duyên chúng ta lớn, thân tương đối sáng sủa một chút. Giống như người đi chợ nấu ăn hằng ngày, tiền khá th́ mua những thức ăn ngon, tương đối khoái khẩu, tiền ít th́ được bữa ăn thường thôi, nghèo nữa th́ cơm hẩm, nước lă... Biết phúc ḿnh kém không nên đua đ̣i, mà phải lợi dụng thân này nỗ lực tu. Tu là không đắm trước thân, cảnh chung quanh mà thường tạo các công đức lành. Người như thế là người biết đầu tư, biết tu hành, biết thương ḿnh và lo cho ḿnh.

Vua Trần ở địa vị Nhân vương, vua trong một nước mà cũng là bậc Tổ sư đă đạt đạo, thành đạo sau khi xuất gia tu hành. Ở tại thế Ngài đă thâm ngộ được yếu chỉ Phật pháp, phát tâm tu thiền. Khi xuất gia Ngài trở thành Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, một thiền phái Việt Nam. Lời dạy của Ngài không khác với lời của các bậc Thánh trước. Ngay bốn câu đầu của bài ca thành đạo, Ngài dạy người tu phải giải thoát sanh tử mới hết khổ, c̣n trong sanh tử là không bao giờ chấm dứt khổ đau. Nghĩa là phải làm sao tự tại được đối với vấn đề sanh tử. Biết thân này là tạm, tất cả những nguyên nhân sinh ra nó cũng giả tạm, ta không thể ôm giữ hoài được, chỉ sử dụng nó trong một giai đoạn thôi, nên tranh thủ tu hành để thoát khỏi sanh tử. Được vậy chúng ta mới sử dụng thân đúng nghĩa của nó.

 

 

 

]

 

 

THIỀN TÔNG VIỆT NAM