SUỐI REO RỪNG TRÚC H.T THÍCH NHẬT QUANG |
||
ĐOẠN 20 Phô người học đạo, Vô số nhiều thay; Trúc hóa nên rồng, Một hai là họa. Giảng: Phô là so
sánh, họa là họa may. Đoạn này nói người học
đạo tuy nhiều nhưng người xong việc
th́ ít. Như trúc hóa rồng, một hai là họa tức
người đạt đạo th́ chỉ một, hai
người thôi. Tại sao? Như chúng ta đă biết
đạo không phải cái ǵ xa xôi, mà ngay trong sự sống,
ngay trong đời thường, các sự việc trước
mắt, với người có trí nh́n việc ǵ ra việc
ấy không xen tạp, không dao động, gọi là đạt
đạo. Nhưng v́ chúng ta quen phân biệt loạn
tưởng lăng xăng nên dù nói học đạo,
hành đạo mà vẫn không đạt đạo. Tổ
nói dù người học đạo hành đạo nhiều
bao nhiêu, nhưng chưa có trí tuệ, tâm vẫn c̣n nhiều
vọng tưởng xen tạp th́ vẫn không có tác dụng.
Ở
đây Ngài ví dụ gậy trúc hóa thành rồng, là một
điều rất hiếm. Gậy trúc th́ nhiều,
nhưng gậy trúc của những bậc tự tại,
tâm sáng suốt rồi
th́ các Ngài sử dụng nó với một uy lực hùng dũng
đặc biệt như rồng vậy. Tại sao gậy
trúc hóa rồng lại hiếm? Tại v́ chúng ta lướng
vướng nhiều bên ngoài, không nh́n trở lại ḿnh
để nhận ra tánh giác chân thật. Như trong kinh
Lăng Nghiêm, sau bảy lần Phật hỏi về tâm,
Ngài A Nan trả lời đều không đúng. Cho tới
cuối cùng Phật dùng phương tiện vận dụng
cái thấy, cái nghe, bấy giờ A Nan và đại chúng mới
nhận ra. Sau khi nhận được rồi, các vị
phát đại nguyện độ hết chúng sanh mới
thành Phật và cầu Phật hộ tŕ để thực
hiện được bản nguyện to lớn đó.
Đồng thời thỉnh Phật chỉ dạy
phương pháp nào để chúng sanh đừng bị
luân hồi sanh tử, trôi giạt trong ba cơi nữa. Bấy giờ
Phật chỉ cội gốc luân hồi sanh tử cũng
từ sáu căn mà ra, cội gốc giải thoát Niết-bàn
cũng từ sáu căn mà ra. Khi Phật nói lời này các
cơi nước trong mười phương chấn động,
tất cả chư Như lai đều chứng minh lời
đó là sự thật. Trong nhà thiền chư Tổ cũng
nói khi sáu căn không dính sáu trần, đó là tự tại
giải thoát. Các ngài không nói thiền nói đạo ǵ hết,
chỉ bảo sáu căn tiếp xúc với sáu trần
không chạy theo, không vướng mắc, đó là Đạo.
Ở đây Phật nói sáu căn là gốc để
được giải thoát, sáu căn cũng là gốc
để bị luân hồi sanh tử. Khi sáu căn dính
sáu trần th́ mầm luân hồi sanh tử nẩy sanh, khi
sáu căn không dính mắc sáu trần th́ gốc giải
thoát phát sanh. Ư Sơ Tổ Trúc Lâm dạy cũng na ná
như vậy. Chúng ta cầm
gậy trúc th́ chỉ là cái que trúc vô dụng, đốt
thành tro than chứ không có tác dụng ǵ hết. Trong khi Thiền
sư đă tự tại rồi th́ gậy trúc biến thành
thần dụng không thể nghĩ lường, lợi
ích lớn lao vô cùng. Chúng ta thấy ngay nơi thân này khi c̣n
mê con người bị vướng mắc bởi t́nh cảm,
ái niệm, bởi các duyên bên ngoài. Nhưng khi được
chỉ bày đạo lư và nhận ra tâm ḿnh bất động
rồi th́ thân này là nhân duyên to lớn để ta phát nguyện
độ sanh rồi ḿnh mới thành Phật. Rơ ràng cũng
từ thân này, tâm này mà khi mê khác, lúc ngộ khác. Sự học
đạo, hành đạo của chúng ta cũng như vậy. Ngay đây bây giờ nếu
chúng ta nhận ra tâm tánh của ḿnh, hằng sống
được như thế, là người không bị
động chuyển bởi những hiện tượng
bên ngoài, sống được với tâm bất động.
Đó là người tự tại giải thoát. Đây là
chỗ trực chỉ nhà thiền muốn chỉ dạy.
C̣n nếu ḿnh cứ loay hoay vướng mắc th́ thôi, cứ
làm thiền sinh hoài. Thật ra, tu thiền trực chỉ
không phải quá khó khăn, có điều ḿnh nhận
được th́ nhận, nhận không được
th́ thôi, chớ không bàn luận lôi thôi ǵ hết. Như Tôn
giả A Nan là bậc đa văn số một, tất cả
lời dạy của đức Thế Tôn, Ngài không bỏ
sót một từ nào. Trong kinh nói trí nhớ của Ngài giống
như nước từ b́nh này rót qua b́nh kia, không rơi
giọt nào. Con người thông minh đăïc biệt
như thế, mà phải đợi sau khi Thế Tôn nhập
diệt rồi, Tôn giả Ca Diếp giúp Ngài vượt
qua cái đa văn của ḿnh mới giác ngộ viên măn. Vừa
có một niệm không yên th́ h́nh danh sắc tướng
trong tâm nhận ch́m ḿnh, chứ có ai khác, nhưng với
người làm chủ rồi th́ h́nh danh sắc tướng
có nghĩa ǵ đâu. Người
chưa nhận ra, chưa sống được với
ông chủ th́ c̣n ham cái này ham cái kia, nếu nhận ra rồi
không cần ai bảo bỏ ḿnh cũng tự bỏ tất
cả những thứ giả dối ấy. Vậy nên thời
gian sống trong thiền viện, học Phật pháp chúng
ta cần phải chiêm nghiệm, phải hành tŕ để
thấy rơ cái chân thật của ḿnh. Nó là những cái b́nh
thường thôi, như ăn, mặc, ngủ, nghỉ,
không việc ǵ khác. Tại v́ ḿnh không b́nh thường nên
dính mắc thành ra rắc rối, chớ thật sự
cái đó rất giản dị. Câu chuyện
của Tôn giả A Nan để lại cho chúng ta một
bài học lớn lao. Sau khi đức Thế Tôn nhập
Niết-bàn, không bao lâu ngài Ca Diếp triệu tập Đại
hội kết tập kinh điển lần thứ I. Các
vị trưởng lăo được mời đến
dự Đại hội đều đă chứng Thánh,
trừ ngài A Nan là c̣n ở trong học vị. Mà lời
phó chúc của đức Thế Tôn: A Nan là người phải
thọ tŕ, ǵn giữ Tạng Kinh rộng truyền lưu
bố cho đời sau, không để dứt mất. Cái
đau của ngài chính ở chỗ này, kinh điển th́
ghi nhớ không sót một lời mà Thánh vị lại
chưa xong. Bấy giờ
ngài Ca Diếp bày ra phương tiện quở trách A Nan
giữa đại hội. Cuối cùng ngài Ca Diếp nói
Phật pháp trông cậy vào ông! Đức Thế Tôn đă
giao phó như vậy.
Nhưng Đại hội này toàn những bậc Thánh, ông
chưa thành tựu Thánh vị nên phải rời khỏi
chỗ này, không được dự. A Sáng mai
Đại hội bắt đầu, ngay trong đêm
đó ngài A Nan nỗ lực thiền định, cho tới
lúc quá mệt mỏi, định dựa lưng nghỉ
th́ bừng một cái mọi khối u mê vỡ tung, Ngài chứng
Thánh quả. Bấy giờ Ngài liền trở lại
Đại hội và nghiễm nhiên trở thành bậc
đại thánh trùng tuyên tạng Kinh của đức Thế
Tôn. Có thể nói lúc ấy vị vui mừng nhất trong
chúng hội chính là Tôn giả Đại Ca Diếp. Chừng
ấy A Nan và toàn thể Đại hội mới hiểu
ngài Ca Diếp đă dùng phương tiện quở trách nặng
nề, để đưa A Nan đi tới chỗ cùng
đường tuyệt lộ, và đó chính là nơi A
Nan bước lên địa vị cao tột nhất. Chúng ta học
được điều ǵ ở câu chuyện này? Đó
là sự vướng kẹt dù là vướng kẹt trong
giáo pháp. Nhưng c̣n một chút mắc mứu là c̣n nằm
trong phương tiện đối đăi, chưa thể
nhận ra được tánh giác bản hữu bất
sanh bất diệt của ḿnh. Huống ǵ chúng ta lại kẹt
trong các việc ăn mặc ngủ nghỉ, tiếp xúc,
làm việc, vui buồn… th́ quá tệ, phải không? Bởi
vậy cho nên đụng một cái ḿnh nổi giận
đùng đùng hoặc đụng một cái ḿnh cười
ngất ngất… Tất cả những hiện tượng
đó chứng tỏ chúng ta c̣n quá nhiều thô động.
Bởi thô động như thế nên ḿnh cứ lăng
xăng vướng mắc hoài. Ở
trong chư Tăng việc ǵ cũng tập thể. Nấu
ăn tập thể, rửa chén tập thể, ngồi
thiền tập thể, tụng kinh tập thể, làm việc
tập thể, đi chơi cũng tập thể nữa.
Các vị ở thất riêng th́ mỗi vị mỗi phần,
mỗi ăn mặc, mỗi ngủ nghỉ, mỗi tiếp
xúc, mỗi sắp đặt công việc của ḿnh.
Người trong tập thể th́ vướng tập thể,
người ở riêng th́ vướng cái riêng. Không ai thoát
khỏi chuyện ăn mặc, ngủ nghỉ, tiếp
xúc, tất cả việc xung quanh đời sống, loay
hoay từ sáng tới trưa, tới chiều, tới tối.
Rồi sáng ra trở lại, cứ tiếp tục ngày này
qua ngày khác, năm này qua năm khác, cuối cùng ở trong
tập thể cũng không thành Phật mà ở thất
riêng cũng chẳng thành Tổ nổi. Tại cái bệnh
chấp kẹt mà ra. Chúng ta
nghiệm lại xem th́ cũng bao nhiêu việc ăn mặc
ngủ nghỉ, tiếp xúc, làm việc v.v… chứ đâu
có ǵ lạ, sao chúng ta cứ loay hoay phiền năo với nó,
không thoát ra được? Huynh đệ ḿnh đâu có ai
làm Chủ tịch Tỉnh hay Chủ tịch Huyện
đâu mà sao bận rộn đến thế. Ḿnh là tu sĩ,
là Thiền sinh ở quê mà! Ấy vậy mà ngay khi cả
trong giấc ngủ, vọng tưởng nó cũng không
tha, không cho ḿnh b́nh yên với những cơn mộng mị.
Từ mộng tới ảo, từ ảo tới mộng,
nên nói cuộc đời là ảo mộng. Tu hành như vậy
th́ thật là đáng hổ thẹn! Mỗi buổi
chiều chúng ta nghe tiếng trống trổi lên báo ngày nay
đă qua, vô thường tấn công dữ dội như
lửa đốt trên đầu, kêu ḿnh phải nỗ lực
tỉnh tu. Mới nghe ta cũng tỉnh táo, nhưng một
lát quên hết thành thử khi mê khi tỉnh. Trong kinh
Lăng Nghiêm, Phật ví dụ rất hay, chúng ta tu hành
như kẻ sốt cách nhật tức là một ngày tu
mười ngày không tu. Như vậy biết tới bao giờ
mới hết mê hết khổ? Tổ dạy
chỉ khi nào chúng ta phát huy được tánh giác, sống
được với nó th́ sẽ có thần dụng phi
thường ngay trong hiện tại. Chính những thần
dụng phi thường đó bảo vệ chúng ta không bị
động bởi những lăng xăng bên ngoài. Chúng ta
phát huy trọn vẹn được trí tuệ của
ḿnh th́ giác ngộ giải thoát tức th́, không phải
đợi lúc nào cả. Đó là ư nghĩa “Trực chỉ
nhân tâm, kiến tánh thành Phật” trong nhà thiền. |