SUỐI REO RỪNG TRÚC

H.T THÍCH NHẬT QUANG

ĐOẠN KẾT

 

Kệ rằng :

Cảnh tịch an cư tự tại tâm,

Lương phong xuy đệ nhập tùng âm.

Thiền sàng thụ hạ nhất kinh quyển,

Lưỡng tự thanh nhàn thắng vạn câm.

Dịch :

Sống yên giữa cảnh lặng ḷng không,

Gió mát hiu hiu lọt bóng thông.

Dưới gốc, giường thiền, kinh một quyển,

Thanh nhàn hai chữ, đáng muôn đồng.

                                                           ( Huệ Chi )      

Ư của đoạn kết này là: Người tu ở yên trong cảnh lặng lẽ, tâm rất tự tại. Gió mát thổi qua bóng tùng, kinh tại giường thiền. Hai chữ thanh nhàn c̣n hơn muôn lượng vàng ṛng. Bây giờ chúng ta không đủ duyên sống trong cảnh như vậy, ḿnh c̣n phải lao động, tu học, làm sao có được cảnh thanh nhàn đáng giá muôn lượng vàng ṛng. Khó lắm! Nếu y cứ trên cảnh bên ngoài th́ cả thế gian này không có mấy ai tu được hết. Bởi đa số sống trong cảnh phố thị rộn ràng, rất ít người ẩn thân nơi non cao núi thẳm. Chẳng lẽ không ở núi ta không tu được sao? Cho nên phải biết quan trọng là sự an nhàn trong tâm. Nếu sống được cảnh như Tổ nói th́ quá quư, bằng không sống được chúng ta tu trong hoàn cảnh của mỗi người.

Ḥa thượng Viện trưởng thường dạy, làm việc ǵ cũng buông không vướng mắc, từ đó có an nhàn. Thật ra thời đại này, người tu rất khó t́m cảnh an nhàn của các vị hữu duyên ẩn trên non cao hoặc tự tại thung dung giữa núi rừng. Thành thử nói thanh nhàn là tự chúng ta sắp xếp thế nào để tâm được an nhàn. Muốn tâm an nhàn th́ phải buông bỏ những thứ không cần thiết. Như tôi thường ví dụ, trời trưa nắng gắt, gánh nặng đường xa, mà người quảy gánh c̣n chất thêm vàng bạc vô gánh nữa th́ làm sao gánh nổi. Phải bỏ ra hết mới nhẹ gánh, người đi núi vượt qua được đoạn đường dóc chừng nào th́ gánh phải nhẹ chừng ấy, mới có thể lên đến đỉnh nổi.

Cũng thế, chúng ta đang tu tập mà cứ chất chứa phiền năo đầy bụng th́ biết bao giờ mới giải thoát? Dù ở núi mà cội gốc ba độc không trừ th́ trước sau ǵ cũng khăn gói xuống núi, không thể an nhàn được. Cho nên an nhàn ở đây là buông được, trí dụng phải hiện tiền, thường sống với tánh giác mới thật sự an nhàn. Chúng ta kiểm lại các vua đời Trần như vua Trần Thái Tông đă mấy phen muốn bỏ ngôi đi tu, đến vua Trần Thánh Tông tuy ngồi trên ngôi nhưng cũng tu, đến vua Trần Nhân Tông th́ bỏ ngôi đi tu và đắc đạo. Như thế rơ ràng tinh thần Phật giáo đời Trần nói lên tính chất cao siêu của đạo Phật vượt trên tất cả những ǵ trần tục. Không như những kẻ buồn chán việc đời, hoặc do hoàn cảnh trắc trở vô chùa tu. Như thế th́ không có ǵ để nói. Các vua thời Trần không ham thích đế vị phú quí sang cả, quyền uy tột đỉnh mà mến chuộng mùi thiền, các Ngài vừa chăm lo việc nước vừa để tâm tu thiền, nên vị nào cũng là vua sáng vua hiền.

Cho tới vua Trần Nhân Tông là Sơ Tổ Trúc Lâm, Ngài truyền ngôi cho con rồi vào núi tu khổ hạnh và thành đạo, gầy dựng cho Phật giáo Việt Nam ḍng thiền Trúc Lâm Yên Tử, một thiền phái vừa mang tính giác ngộ vừa mang bản sắc thuần túy dân tộc. Tinh thần Phật giáo đời Trần có những điểm đặc biệt như vậy. Không phải như những người chán nản, thua cuộc rồi t́m nơi ẩn náo cho ngày qua tháng lụn. Phật giáo đời Trần, Phật giáo Việt Nam mang tính tích cực, chúng ta tu hành v́ ḿnh và v́ tất cả chúng sinh, muốn mọi người đều có thể thành tựu sự giác ngộ viên măn để hết khổ được vui.

V́ thế, là tăng sĩ Việt Nam đặc biệt là thiền tăng, chúng ta cố gắng làm sống dậy tinh thần của Phật giáo đời Trần, để mọi người thấy được cái siêu thoát phi thường của Phật giáo, chớ không phải tầm thường như người ta vẫn tưởng. Đó là trách nhiệm nặng nề đ̣i hỏi mỗi người tu sĩ chúng ta phải thực tu thực nghiệm mới có thể đảm đương nổi. Chúng ta không thể nào cô phụ công đức của Phật Tổ đă chỉ dạy, mở lối cho chúng ta vượt thoát nẻo luân hồi sanh tử. Do đó mỗi người con Phật phải làm sao tự thắp lên ngọn đuốc trí tuệ của ḿnh, đồng thời đem ánh sáng này mồi khắp cho tất cả cùng được giác ngộ giải thoát an vui.

Điều này Phật pháp và muôn sinh đang trông chờ ở sự nỗ lực của tất cả chúng ta.

 

 

 

]

 

 

THIỀN TÔNG VIỆT NAM