SUỐI REO RỪNG TRÚC H.T THÍCH NHẬT QUANG |
||
ĐOẠN 4 Yên bề phận khó, Kiếm chốn dưỡng thân; Khuất tịch non cao, Náu ḿnh sơn dă. Chú thích: - Phận khó: Phận
nghèo. Giảng:
Ngài dạy
người tu phải yên phận nghèo, chọn nơi núi
rừng dưỡng thân. Trong kinh Bát Đại Nhân Giác có
câu “an bần thủ đạo, duy tuệ thị nghiệp”.
Yên phận mặc áo nhuộm, ăn cơm hẩm, sống
b́nh thường giản dị trên núi non. Những nơi
vắng vẻ thanh tĩnh là chốn thích hợp với
người tu hành. Lúc đức
Thế Tôn c̣n tại thế, một hôm Ngài đến
nơi chư Tăng an trú trong núi rừng, thấy có thầy
nằm nghỉ một cách nhàn nhă, Ngài không quở ǵ hết,
vẫn vui vẻ b́nh thường. Sau Ngài đến chỗ
chư tăng tu hành gần thành thị, thấy có nhiều
thầy đang tích cực ngồi tu, nhưng Ngài nói không
yên tâm. Ở đây, vua Trần dạy chúng ta cũng thế.
Người tu th́ phải yên phận nghèo, nỗ lực
tu hành ở những nơi xa vắng người đời
mới dễ tu. Nói thế không hẳn là bắt buộc
người tu nào cũng phải lên núi hết, chúng ta phải
tùy duyên. Song chủ yếu ở đây Ngài dạy làm sao
chúng ta tránh tiếp xúc với các duyên bên ngoài, để
chuyên tâm nhất ư vào việc tu. Ở đâu yên tu đó,
nhưng phải thấy được lẽ thực,
đừng vướng vào danh lợi. Chỗ vắng vẻ
cũng nỗ lực tu, nơi thành thị chợ búa cũng
nỗ lực tu. Người nào thấy được lẽ
thực của các pháp, không bị danh lợi buộc ràng,
đó là người có công phu, tu hành sẽ mau tiến bộ. Chúng ta sống
tùy duyên nhưng phải biết tùy duyên như thế nào?
Trong điều kiện thuận lợi ḿnh nỗ lực
tu hành, khi gặp hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn
hoặc bị trở ngại, chúng ta vẫn cứ nỗ
lực tu. Chính sự nỗ lực, sự phấn đấu
đó mới đưa chúng ta đến thành công trong công
phu. Người xưa nói không một thành quả nào thành
tựu dễ dàng mà có giá trị. Tất cả những
thành quả có giá trị đều từ chỗ chịu
khó, gắng gổ, phấn đấu tích cực mà nên. Lời
dạy đó cho chúng ta kinh nghiệm để tu hành. Ở
đây không nói sự thành công hoàn hảo, mà tất cả
huynh đệ chúng ta đều phải phâùn đấu
tích cực để có được niềm an vui tối
thiểu nào đó trong việc tu hành. Ḥa
thượng thường dạy, chúng ta do thương
ḿnh mà nỗ lực tu hành. Có nỗ lực tích cực, có
phấn đấu tu hành mới nếm được
giá trị của thành quả do ḿnh gầy dựng. Chúng ta
không ngồi đó đợi chờ, ỷ lại, trông
mong cái ǵ khác, mà tự phấn đấu tất cả những
điểm dở khuyết của ḿnh, tự làm thành, tự
gắng gổ, tự vươn lên để cuối
cùng thừa hưởng thành quả xứng đáng. Biết
rơ như vậy, lúc nào công phu của chúng ta cũng tiến
được, không v́ lư do ǵ, không có khó khăn nào làm cản
trở ḿnh được. Ở đây Ngài dùng từ
“dưỡng than”, tức là tu để nuôi dưỡng
đạo lực, trí tuệ của ḿnh. Người tu
ngoài việc tự lợi c̣n có năng lực làm người
khác phát sinh trí tuệ, nên gọi là lực sinh. Trước
nhất tự phát triển trí tuệ của ḿnh, kế
đến có năng lực hỗ trợ, động
viên cho người phát triển trí tuệ. Theo lời
dạy của Sơ Tổ Trúc Lâm, thiền tăng tu hành
trong các thiền viện đặt nặng cái nh́n lại
nơi chính ḿnh. Thấy được những nguyên nhân
h́nh thành các sự kiện, h́nh thành thân này là giả tạm.
Đó là cái thấy của thiền tăng trong thiền
viện. Chúng ta vẫn tụng kinh, nhưng trong công phu
hành tŕ phải lấy trí tuệ làm căn bản. Thấy
rơ như vậy mọi việc trong đời sống
đều xoay chuyển theo cái nh́n tuệ giác. Biết đâu
là nguyên nhân ràng buộc, chúng ta tu để làm chủ,
không cho nó ràng buộc ḿnh. Mỗi
người cần phải tự gắng gổ nỗ lực,
không ai có thể giúp ḿnh, cũng không ai cản trở ḿnh
được. Chúng ta tự khắc phục những
điểm khuyết dở để tăng tiến hoàn
chỉnh hơn. Tu ngay từ trong ḷng ḿnh, dùng trí tuệ
quán chiếu tất cả các pháp, thấy rơ nó không thật
th́ buông được. Khi thấy rơ như thế rồi,
các pháp không làm ǵ ḿnh được, tức là ta đă tự
tại nên sống rất b́nh yên. Cho nên những duyên trái
nghịch, những sự chống đối đó là yếu
tố cần thiết, bổ sung cho đời sống
tu hành của ḿnh được hoàn chỉnh. Nếu
b́nh tâm xem xét, chúng ta thấy kẻ hay dùng lời chỉ
trích, biếm nhẽ, b́nh luận người khác, họ
dùng cái ǵ để nói? Phật dạy sở dĩ phát ra
thành âm thanh, là do môi, lưỡi, răng, miệng, thanh quản,
khoảng trống trong miệng… hợp lại mới
phát ra tiếng được. Bây giờ ta thử đặt
lại vấn đề, nếu có người hai hàm
răng không đủ, hai môi bị sứt, thiếu cái miệng,
không có lưỡi hoặc khoảng trống… th́ không thể
nói thành tiếng được. Hoặc người miệng
có cấu trúc đầy đủ nhưng thiếu lỗ
mũi nói nghe cũng khó, môi thiếu nói cũng khó nghe,
lưỡi ngắn nói cũng khó nghe… Như vạây âm
thanh hoàn chỉnh là do cơ chế cấu trúc h́nh thành bởi
nhiều thứ, nếu thiếu đi một hai thứ
th́ không có tiếng nói, làm sao ta phân biệt đâu là khen là
chê. Tiếng chửi đâu có thật mà sao ta lại chấp
vào đó rồi sanh phiền năo? Nhờ soi rọi, quán chiếu
như thế nên ḿnh buông được. Trong cuộc
sống con người bận rộn với những
chuyện cơm ăn áo mặc, địa vị danh lợi,
cuối cùng không biết Ta là cái ǵ? Quẩn quanh theo những
thứ đó từ đời này sang kiếp khác, tạo
những nghiệp nhân đưa đến hậu quả
khổ đau. Bây giờ gặp được Phật
pháp, gặp chư Tổ, các thiện hữu tri thức
chỉ thẳng cho chúng ta gốc gác việc tu hành. Thay v́
chúng ta cứ luẩn quẩn loay hoay đời này kiếp
khác, trồi lên trụt xuống v́ cơm ăn áo mặc,
v́ thân này, v́ danh lợi v.v… Bây giờ các Ngài chỉ thẳng
cho ḿnh những thứ đó không thiệt, không đáng
để chúng ta bám víu, khổ sở. Ân nghĩa của
các ngài đối với chúng ta thật lớn lao vô cùng,
chỉ có tu hành được giác ngộ mới đền
trả nổi. Cho nên chúng ta phải ráng tu làm sao để
được giác ngộ. Như vậy đâu có thời gian ngồi
đó nói trăng nói cuội, nói ngô nói ngă ǵ nữa, lớn
nhỏ già trẻ, người mới tu người tu
lâu ǵ đều bắt tay vào việc nỗ lực tu
hành. Ḥa
thượng Viện trưởng đă già, tới lúc phải
nghỉ ngơi, bao nhiêu năm tháng Ngài đă dốc túi dạy
hết, không c̣n giấu giếm chúng ta điều ǵ. Bây
giờ nơi mỗi người phải tự nỗ lực
nhận ra và áp dụng. Có áp dụng chúng ta mới hưởng
được lợi lạc, giá trị thiết thực
của Phật pháp. Đó là việc làm duy nhất của
người con Phật, không c̣n việc khác. Mong tất cả
huynh đệ cùng thương tưởng, đùm bọc
nhau nỗ lực tu hành, nhất định chúng ta sẽ
thành công. |