SUỐI REO RỪNG TRÚC

H.T THÍCH NHẬT QUANG

ĐOẠN 6

 

Thanh nhàn vô sự,

Quét tước đài hoa;

Thờ phụng Bụt trời,

Đêm ngày hương hỏa.

Giảng:

Làm kẻ thanh nhàn vô sự, không bận bịu lo nghĩ điều ǵ, ngày đêm đốt đèn cúng Phật, quét tước đài hoa. Đó là những công việc hết sức b́nh thường của kẻ tu hành nhưng rất thiền vị. Chư huynh đệ ở Thiền viện quét dọn trước điện Phật cũng như làm vệ sinh trong đạo tràng… tất cả những việc này đều là việc tu hành. Công đức phát sinh từ những việc như thế, nếu tâm chúng ta thanh nhàn vô sự. C̣n huynh đệ làm đâu kẹt đó, so đo nặng nhẹ từng chút, phiền năo đầy bụng th́ không c̣n ư nghĩa của việc tu hành nữa.

Ví dụ trước khi xuất gia có vị từng là ông Trưởng ty Điền địa. Bây giờ vào chùa tu, sáng ra làm theo mấy thầy trẻ th́ làm không nổi, ngồi không coi không đặng, nên cũng cầm kẹp đi lượm rác. Công tác b́nh thường nhẹ nhàng thôi nhưng có khi nổi hứng lên t́m Trụ tŕ nói: “Thầy biết không ! Hồi xưa tôi làm Trưởng ty chớ bộ giỡn”. Hỏi: “Trưởng ty ở đâu?” Nói: “Trưởng ty Điền địa. Bây giờ hốt rác cũng chỉ phó hốt rác chớ không phải chánh nữa, lượm bọc nilon bậy bạ vậy thôi. Thưa thầy, thế mà vui.” Cho nên có bài kệ: “Tùng tảo già lam địa, thời thời phước huệ sanh, nhược vô tân khách chí, tức hữu thánh nhơn hành”. Làm việc quét dọn trong tùng lâm, tuy ban sớm chưa có người đi nhưng mà thánh nhơn đă dạo qua. Siêng năng làm việc như thế mỗi lúc mỗi tăng trưởng công đức phước huệ.

Trong hàng đại đệ tử của đức Phật, có một Tỳ-kheo học đâu quên đó, cuối cùng Phật dạy hai chữ “tảo tuệ” thôi. Tảo tuệ là ǵ ? Là chổi quét chớ không có ǵ lạ. Nhưng thầy nhớ chữ tảo lại quên chữ tuệ, nhớ chữ tuệ lại quên chữ tảo. Nhớ chổi quên quét, nhớ quét quên chổi. Một người lẩn quẩn đến mức độ như vậy, mà cuối cùng Phật cũng điểm hóa cho thầy chứng quả A La Hán. So với Tôn giả này chúng ta đâu đến nổi tệ, phần nhiều quí thầy tốt nghiệp cấp hai, cấp ba, cấp đại học… ai cũng hiểu biết, đầu óc tỉnh táo không đến nổi đảo lộn quên ăn quên ngủ. Các căn chúng ta đầy đủ sinh hoạt b́nh thường như mọi người, đó là một diễm phúc lớn.

Chúng ta không thiếu cái ǵ, nhất là cái sáng suốt thường nhiên luôn túc trực bên ḿnh. Thế nhưng lắm khi chúng ta bực bội, tại sao ḿnh cứ lầm mê, măi miết chạy theo trần cảnh bên ngoài để rồi tu không được. Sao ḿnh dại quá ? Nhưng thật ra, chính nhờ những thứ đó ta mới tu được. Không có vọng tưởng th́ lấy ǵ mà tu, không có cái xấu dở, làm sao chúng ta thăng hoa được. Cũng như trong Thiền viện, một trăm ba mươi huynh đệ th́ có một trăm ba mươi đường nét khác nhau. Tốt có xấu có, kẻ tâm lượng rộng răi, người hẹp ḥi nhỏ nhoi… nhưng chính những người có tật xấu là nghịch tri thức giúp chúng ta nhiều bài học xứng đáng, huynh đệ sẽ tăng tiến công phu từ trong cuộc sống b́nh thường ấy.

Tổ nói ngài sống thanh nhàn vô sự, tức không cần lo ǵ hết nên rất nhàn nhă. C̣n chúng ta th́ sao ? Lâu lâu đi bác sĩ siêu âm coi có u nhọt nào không? Bây giờ văn minh nên thêm chuyện thêm lo, chớ hồi xưa ông bà nội ngoại ḿnh có siêu âm ǵ đâu, cũng có vị khỏe mạnh sống lâu vậy. Chừng nào bệnh th́ uống thuốc, một hết hai chết chớ có ǵ phải lo. Bây giờ vài tháng đi siêu âm, nếu bác sĩ nói có cái u nhọt nào đó chỉ c̣n thở được một tháng, tháng rưỡi th́ thôi bắt đầu lo. Có khi lo quá bệnh lại càng nặng hơn, không chữa được luôn. Càng sợ chết th́ cái chết càng nhích tới gần hơn. Trong khi cái vinh dự nhất là sự sáng suốt của các giác quan, nghe thấy nếm ngửi ḿnh có đủ, không bao giờ bị bệnh, không bao giờ mất lại không nhớ tới.

Phật dạy chúng ta tu tập, áp dụng công phu thế nào để không bị mắc mứu với các cảnh duyên bên ngoài, không đắm luyến thân tứ đại bên ngoài và tâm vọng tưởng bên trong. Đó là điều quan trọng trong công phu tu hành. Biết rơ cái nào thật cái nào giả rồi, chúng ta vui vẻ sống theo phúc duyên của ḿnh. Chỉ b́nh tỉnh sáng suốt gan dạ trả hết nợ nần đă vay th́ thân này c̣n mất không thành vấn đề đáng lo sợ nữa. Tỉnh táo sáng suốt chấp nhận trả chớ không có thái độ vừa trả nợ vừa lầm bầm. Trả nợ mà c̣n lầm bầm không vui vẻ là nợ thêm. Chư vị Bồ-tát trả nợ rất vui vẻ, rất sẵn sàng, v́ biết rằng trả là sẽ hết. Hơn nữa thân tâm này không thật, có ǵ của ḿnh mà chấp giữ. Chúng ta chưa được như thế nên sợ trả nợ, sợ mất thân… đủ thứ lo sợ. V́ vậy cuộc sống của ḿnh khổ đau ràng buộc, chớ không thanh thản giải thoát như các Ngài.

Hồi xưa có hai thầy Tỳ-kheo trên đường trở về đảnh lễ đức Thế Tôn. Đi ngang vùng hạn hán không có nước, lương thực cũng hết, lúc ấy khát quá. Một thầy nh́n thấy chút nước trong lỗ chân trâu, tự nghĩ “Ta cần khỏe mạnh đi đến chỗ Phật đảnh lễ cầu pháp, được nghe giáo pháp tu hành sẽ thành Phật. Do vậy bây giờ phải phương tiện uống nước này, mặc dù phạm giới sát sanh v́ trong nước có nhiều lăng quăng.” C̣n thầy kia th́ nói: “Ta thà mất mạng chớ không mất giới”. Sau đó thầy giữ giới v́ quá thiếu nước nên chết dọc đường, c̣n thầy uống nước trong lỗ chân trâu đi đến được chỗ Phật. Tới nơi, thầy này đảnh lễ Thế Tôn rồi tường tŕnh tự sự và xin được cầu pháp. Đức Phật nói: “Thầy Tỳ-kheo thà mất thân mạng chớ quyết không phạm giới, tuy không quỳ dưới chân ta nhưng chính thực là gần ta. C̣n ngươi tuy ngồi cạnh ta nhưng thật ra cách xa ta ngàn dặm, không xứng đáng lănh thọ giáo pháp của Như Lai”. Câu chuyện đă cho chúng ta một bài học về sự không tham đắm thân mạng này, mà thầy Tỳ-kheo giữ giới đă thành tựu được thâm ư của đức Phật.

Phật pháp rất b́nh thường, nhưng v́ chúng ta không giữ ǵn được tâm cầu đạo, không giữ ǵn được giới hạnh nên Phật pháp trở thành phi thường làm không nổi. Bây giờ chư huynh đệ chưa ở núi, trong điều kiện sống thế này, chúng ta cố gắng phát huy trí tuệ Bát-nhă, làm sao mỗi ngày mỗi sáng, đừng để bị tắt lụi, phát huy cho đến viên măn. Đó là mục đích chính của người tu Phật.

Ngài dạy không bận ḷng lo nghĩ điều ǵ, ngày đêm thắp hương đốt đèn cúng Phật, quét tước đài hoa là công việc thường nhật kẻ tu hành. Như huynh đệ được phân công gánh nước trong lúc trời mưa ḷng vẫn hoan hỷ, hoặc sắp nấu cơm khi trời nóng bức cũng không phiền hà, trong tâm luôn luôn phấn chấn. Huynh đệ nên nghĩ ḿnh có sức khỏe tạo được công đức, như quét dọn đài hoa trang nghiêm hoặc làm những thức ăn cúng dường các bậc Hiền thánh và chư tăng hiện tiền. Các vị dùng những thức ăn này tuy bây giờ chưa thành Phật, nhưng tương lai tu hành chắc chắn sẽ thành Phật. Công đức này thật vô lượng vô biên. Dù đi ôm củi, quét dọn nhà bếp, hốt trấu, kéo xe đổ rác vệ sinh của viện…, việc làm nào cũng kết lên đài hoa công đức. Các anh em quán chiếu thêm một chút nữa, ta làm việc bên ngoài để nhớ quét dọn trở lại trong ḿnh. Kéo một xe rác đem đổ là rửa ráy những cù cặn trong ḷng, đổ hết đi. Nhớ đổ mà đừng trúng người ta, đổ bỏ, nguyện đừng ai vớ vào những thứ đó. Được như vậy lúc nào ḿnh cũng tươi tắn tu hành.

Những năm tôi ở Thủ Đức, khoảng mười sáu mười bảy tuổi ǵ đó. Trong đạo tràng có thầy bất an, không tu được. Quư thầy trong ban chức sự thương t́nh tŕnh lên Ḥa thượng. Ḥa thượng kêu vị ấy hỏi nguyên do, sau đó mỗi sáng Ngài khoanh một khoảng cỏ rồi dạy thầy kia nhổ cho sạch. Ngài đọc mấy câu trong Sơ Đẳng Phật học Giáo Khoa Thư như: “Phật giả Phật đà chi tỉnh xưng…” Dạy khẩu truyền như thế và bắt đệ tử phải học thuộc trong khi làm cỏ. Thời gian sau, kết quả thấy rơ Thầy đó vươn lên trở thành một vị tăng tinh tấn, vui vẻ tu hành không c̣n thối chuyển nữa.

Cho nên mỗi lần chúng ta làm việc ǵ phải thường quán chiếu lại chính ḿnh. Hốt cỏ là hốt bỏ những cù cặn, tối tăm nhơ bẩn trong ḷng. Làm việc như vậy vừa không phiền năo vừa có công đức. Trong lúc tu hành, mỗi cảnh duyên đều là cơ hội để chúng ta phát huy trí tuệ Bát-nhă của ḿnh. Ngoài công việc trong chùa, chúng ta c̣n được học pháp với Ḥa thượng Viện trưởng. Bây giờ tuy Ngài nhập thất không dạy nữa nhưng huynh đệ vẫn được nghe băng thường xuyên. Nghe tới nghe lui từ những băng giảng đầu tiên, như Mới Vào Cổng Chùa cho tới những băng chuyên sâu như Chỉ Ông Chủ… Những bài kinh Bát-nhă cho tới kinh Đại thừa như Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Niết Bàn… Cho nên chúng ta không sợ dốt, chỉ sợ kiến thức quá nhiều trở thành chướng đạo thôi. Học thiền và tu thiền theo Ḥa thượng, chúng ta không phải là những học giả mà là hành giả, từng bước đi vào thể nghiệm, để nhận ra chân lư ngay nơi ḿnh. Hiểu như vậy huynh đệ yên tâm tu hành, không c̣n đứng ngó mong ở sân chùa làm ǵ.

Việc tu hành cần phải có an tâm, chuyên tâm, mới đạt được sự an vui, thanh thản. Tóm lại trong đoạn này, Sơ tổ Trúc Lâm dạy chúng ta thanh nhàn, vô sự, an nhiên đối với tất cả việc làm. Được thế là người thống nhiếp tất cả việc, tự tại với muôn pháp. Như Ḥa thượng dạy: “Một niệm dấy khởi đừng lầm chạy theo, biết các niệm đều là vọng tưởng ḿnh không dính mắc, nó không đủ lực kéo, ḿnh không chạy theo nó tức là tự tại giải thoát rồi.” Khi ấy Định và Tuệ hiện tiền, không t́m ở đâu xa.

 

 

 

]

 

 

THIỀN TÔNG VIỆT NAM