SUỐI REO RỪNG TRÚC

H.T THÍCH NHẬT QUANG

ĐOẠN 7

 

Tụng kinh niệm Bụt,

Chúc thánh khẩn cầu;

Tam hữu tứ ân,

Ta nguyền được bả.

Chú thích:

- Tam hữu: Là ba cơi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.

- Tứ ân là bốn ơn: Ơn cha mẹ, ơn thầy Tổ, ơn đàn-na thí chủ, ơn quốc gia.

- Bả: Là trả.

Giảng:

Ngày đêm tụng kinh niệm Phật nguyện trả được bốn ơn ba cơi. Đó là sở nguyện của Ngài, mà cũng là sở nguyện của người tu chúng ta. Có câu “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”, nghĩa là người tu phải đền trả bốn ơn nặng: Ơn cha mẹ, ơn thầy tổ, ơn quốc gia, ơn đàn na thí chủ. Có người nói chúng ta tu hành là bất hiếu, bởi v́ họ thấy hiện tại ta từ bỏ cha mẹ vào chùa, không can dự đến chuyện nhà nữa. Những người không hiểu thấu đáo chữ Hiếu trong đạo Phật mới nói như vậy, thật sự người tu hành trọn vẹn mới là đại hiếu, như Tôn giả Mục Kiền Liên vậy.

Ở trong đạo, khi đă phát tâm tu th́ phải tu cho sáng đạo, thành đạo mới đền trả được tứ ân. Ngược lại tu lơ mơ, không khéo rơi vào địa ngục th́ quả thật có tội lớn. Cho nên phải ráng tu đàng hoàng, không làm những việc phi pháp, tạo sự bất ổn cho ḿnh cho người.  Nếu chúng ta tu tốt mọi người sẽ tốt với ḿnh, tự nhiên hỗ trợ cho chúng ta. Đây là dùng đạo đức cảm hóa, chưa nói đến việc chứng quả có thần thông vào địa ngục, cứu vớt chúng sanh bị ch́m đắm trong ấy mà ḿnh c̣n cảm thấy vui rồi.

Cho nên tu hành phải vững tâm, nói như ngài Đức Sơn: “Đập một hèo không ngó lại…” chớ nhác nhúa th́ không làm ǵ được. Đọc lại cuộc đời của ngài Hám Sơn, chúng ta thấy Ngài là một đại tăng, với công đức tu hành của Ngài, đi đâu cũng cảm hóa được người. Ngài làm việc ǵ cũng thành Phật sự. Trước khi đi tu, Ngài là một học tṛ văn hay chữ tốt, bạn bè ai cũng nghĩ nếu đến trường thi Ngài là người khoa bản cao nhất nên Thầy bạn rất thương quí. Tới khi đi tu, Ngài thẳng tiến hành đạo, sấn bước du phương, sấn bước học đạo, hoàn cảnh khó khăn trở ngại nào Ngài cũng san bằng và vượt qua hết.

Thời đó mẹ vua quí trọng Ngài là một Quốc sư, nhưng nhà vua lại lấn cấn với Ngài trong việc mẹ nghe lời Quốc sư chọn người kế thừa sự nghiệp đế vương. Hoàng Thái Hậu hay tin Ngài ở đâu, làm việc ǵ bà đều ủng hộ. Việc này càng làm nhà vua bực bội, ông t́m cách hại Ngài. Từ đó cuộc đời Ngài gặp nhiều hoạn nạn, có khi nguy hiểm đến cả tính mạng. Những lần bị đày, lệnh vua ban không ai được đem đến cho Ngài bất cứ thứ ǵ. Nhưng với công đức của ḿnh, người ta cung cấp cho Ngài không thiếu thứ chi. Bị đày mà Ngài sống b́nh thường vui vẻ, Phật tử cũng như quan chức đến thưa hỏi Phật pháp đạo lư rất đông. Cho nên suốt thời gian bị đày Ngài vẫn hành đạo hóa đạo và trở thành một vị đại thiền sư lỗi lạc. Sau này, Ngài chính là người trùng hưng lại chùa Nam Hoa - đạo tràng Lục Tổ - thật trang nghiêm tráng lệ, nhưng bản thân chỉ ở một thất nhỏ cho tới ngày viên tịch.

Người tu hành có đạo đức, có trí tuệ đi đâu cũng được quí trọng. Người đó có thể mở mang gầy dựng mối đạo, hướng dẫn mọi người hướng về con đường đạo. Noi gương đó chúng ta nỗ lực tu học, với tâm nguyện hướng theo con đường, dấu chân của các bậc Thầy, Tổ đi trước. Chư  huynh đệ nhớ, người thật tâm tu hành không có niệm lợi dụng Tam Bảo, nhất định được long thiên hộ pháp gia tŕ và việc tu hành đúng chánh pháp sớm muộn ǵ cũng sẽ viên măn.

Ở đây Ngài nói: Tụng kinh niệm Bụt, Chúc thánh khẩn cầu. Niệm Bụt là niệm Phật, Chúc thánh khẩn cầu là đối với các bậc Hiền thánh, chúng ta mong mỏi luôn được sự hộ tŕ của các Ngài, để Tam Bảo hưng thịnh nơi đời, mọi người có nơi nương tựa tu hành. Bản thân chúng ta cũng nương theo đó tu tạo các công đức mới có thể đền trả bốn ân, cứu khổ ba đường. Tất cả việc làm của chúng ta đều hướng đến mục đích giác ngộ giải thoát cho ḿnh và tất cả chúng sinh. Có thế chúng ta mới làm tṛn bổn phận của ḿnh, xứng đáng là một người tu Phật.

 

 

 

]

 

 

THIỀN TÔNG VIỆT NAM