SUỐI REO RỪNG TRÚC

H.T THÍCH NHẬT QUANG

ĐOẠN 8

 

Niềm ḷng vằng vặc,

Giác tánh quang quang;

Chẳng c̣n bỉ thử,

Tranh nhân chấp ngă.

Chú thích:

- Niềm ḷng: Các niệm vọng động trong ḷng. Chữ “niềm” là niệm.

- Vằng vặc: Sáng.

- Quang quang: Sáng rỡ rỡ.

Giảng:

Chẳng c̣n bỉ thử, Tranh nhân chấp ngă. Đoạn này Ngài dạy khi ḷng lặng lẽ th́ các niệm khởi lăng xăng không c̣n nữa. Lúc đó tánh giác hiện tiền, tất cả những ngô ngă bỉ thử không c̣n. Với người tu thiền kỵ nhất là những niệm khởi, những mầm tơ tưởng lăng xăng ta không làm chủ được. Ḥa thượng thường nhắc nhở chúng ta phải làm chủ đừng bị những dấy niệm kéo đi. Khi các dấy niệm khởi lên, chúng ta tỉnh thấy rơ nó là vọng tưởng không theo, nó liền lặng mất. Trong khi tu, các thiền sinh phải trải qua hai giai đoạn công phu như sau:

Giai đoạn thứ nhất là biết được những dấy niệm. Nếu cái biết này không hiện tiền th́ coi như ta mất chủ, tuy vẫn sống, vẫn ăn mặc ngủ nghỉ nhưng mất chủ. Mất chủ, nghĩa là không chủ động được mà bị những dấy niệm, vọng tưởng kéo lôi. Sự kéo lôi của nó vô cùng vô tận mà chúng ta không hề biết mặt mũi chúng thế nào. Nếu công phu lừng khừng, tỉnh tuệ không sáng, định lực không có, v́ vậy vừa dấy niệm ta lao theo, nó dẫn đi có khi suốt một thời thiền ta vẫn chưa thỏa măn. Cứ thế hết thời thiền này đến thời thiền khác ta mất tự chủ hoàn toàn. Các Tổ thường nói đó là nhận giặc làm con. Đă nhận giặc làm con rồi, mọi sự việc trong gia đ́nh đều cắt đặt cho nó kế thừa. Do vậy, ta hoàn toàn đồng hóa nó với ḿnh, không có chỗ xen hở.

Bây giờ tu là chuyển hóa những vọng tưởng ấy, đưa nó vào thể tánh lặng lẽ. Chúng ta không nói chuyện đă qua mà đặt nặng những việc sắp tới. Khi vọng tưởng lấp ló hiện ra, làm sao chúng ta biết liền. Cái biết luôn luôn hiện tiền th́ vọng tưởng tự lặng. Đây là bước ban đầu mà hầu hết các thiền sinh đều phải nếm qua. Áp dụng công phu huynh đệ nhớ thường xuyên kiểm lại. Kiểm cái ǵ ? Kiểm xem ḿnh có đủ lực để đừng bị những dấy niệm kéo đi hay không ? Tổ sư thường dạy ở chỗ này ta b́nh thường trong mọi sinh hoạt nhưng không lầm chạy theo, không bị mắc mứu bởi vọng tưởng. Khi đă bị vọng tưởng dẫn đi th́ ḿnh mất tự chủ, chúng biểu ǵ ta làm vậy, dắt đâu đi đó, không chủ động ǵ cả.

Ở đây Tổ dạy Niềm ḷng tức là niệm ḷng, niệm ḷng sáng vằng vặc, vừa dấy khởi niệm ḿnh liền biết. Cái biết ấy quan trọng lắm. Chúng ta không cố ư biết anh nào hết, nhưng anh nào ló lên ḿnh biết liền. Biết rơ như thế th́ không anh nào làm ǵ được ta. Giống như mấy ngày lễ quan trọng, đông đảo Phật tử về đây, huynh đệ làm công tác trật tự, có đeo băng trên cánh tay. Ai đi đâu làm ǵ, ḿnh không bắt người ta phải theo ḿnh, nhưng anh nào có tà ư, ḿnh biết liền. Tại v́ ḿnh “bám sát” một bên, có chủ động, có cái biết soi sáng nên không ai qua được mắt chúng ta. Trong công phu tu hành, niệm vừa dấy lên chúng ta không theo, cái biết luôn hiện tiền. Ông chủ sờ sờ đó nhưng không theo ai hết, không chấp nhận bất cứ một sự rủ rê nào. Đó là giai đoạn thứ nhất trong công phu tu hành.

Giai đoạn thứ hai, Tổ bảo Giác tánh quang quang. Tức là tánh giác sáng rỡ. Khi các niệm đă lắng yên rồi th́ tánh giác sáng vằng vặc hiện tiền, đầy đủ. Nói đầy đủ là một cách nói, bởi v́ cái đó sẵn có nơi mỗi chúng ta, nhưng v́ ḿnh bỏ quên nên không dùng được, bây giờ nhớ lại lấy ra sử dụng nên nói đầy đủ. Một khi tánh giác hiện tiền th́ ngô ngă bỉ thử đều dứt hết. Quá tŕnh công phu giản dị như thế, nhưng có điều áp dụng làm sao cho thuần thục mới thật sự khó. Vấn đề đặt ra là ở chỗ này.

Chúng ta trong những điều kiện khác nhau, hoặc hàng cư sĩ tại gia, hoặc người tu trên núi, hoặc ở riêng một ḿnh, hoặc ở chỗ đông đảo, có người rảnh rang, có kẻ bận rộn… mỗi người mỗi vẽ không ai giống ai, nhưng làm sao áp dụng tu cho được mới là điều đáng quí. Theo như tŕnh tự trên, bước đầu niệm dấy lên, chúng ta biết và không theo nó, dần dần nó sẽ thưa giảm và tâm chúng ta thường xuyên được lặng lẽ. Công phu ở giai đoạn này cũng phải trải qua một thời gian khá lâu mới thuần thục.

Với người tu tinh nhuệ, thường xuyên sáng suốt th́ vọng tưởng không làm ǵ được họ, bấy giờ mới bước sang giai đoạn thứ hai là ông chủ sáng suốt hiện tiền, sẵn sàng quét sạch hết mọi thứ giặc đến rối loạn trong nhà. Nói tánh giác hay Phật tánh là nói đến chất Phật, cái không bị động, cái định tuệ hiện tiền của chúng ta. Khi không bị vọng tưởng kéo lôi th́ trí tuệ hiện tiền. Trí tuệ hiện tiền th́ những kiến chấp ngô ngă, những cù cặn tăm tối từ lâu nay sẽ biến dạng dần, đổi thay hết. Quá tŕnh công phu là như vy.

Đọc truyện Tàu, chúng ta thấy Quan Vân Trường thường xử dụng Thanh Long đao trong những trận chiến quyết định vận mệnh của quốc gia, ông không sử dụng vũ khí nào khác, luôn luôn là Thanh Long đao. Thanh long đao là cây đao sáng quắc màu đỏ có con rồng xanh hiện trong đó. Cây đao này mà chém là sắt thép cũng phải tan và đặt biệt nó đă muốn chém ai th́ dù kẻ đó có chạy tới trời, nó cũng rượt theo chém cho bằng được mới thôi.

Người tu thiền cũng phải như thế. Sở trường chúng ta là xử dụng cây kiếm trí tuệ, th́ phải mài luyện thế nào cho cây kiếm ấy một khi chém là đối thủ không c̣n đường thoát.  Ai có hỏi:

- Công phu tu hành của Thầy thế nào?

- Trí tuệ.

- Vũ khí Thầy thường dùng là ǵ?

- Trí tuệ.

Đi đứng nằm ngồi, ăn uống ngủ nghỉ, tiếp khách, làm việc ǵ, ở đâu cũng sử dụng trí tuệ, chứ không có ǵ khác. Người tu không có trí tuệ th́ coi như cục đất vô dụng, ai muốn đá đâu th́ đá, muốn hất đâu th́ hất, thật đáng hổ thẹn phải không? Cho nên chúng ta phải có trí tuệ. Trí tuệ hiện tiền là tánh giác hiện tiền, khỏi phải t́m cầu ở đâu, không mong đợi, không trông cậy ai cho ḿnh.

Hằng ngày chúng ta xét cho thật kỹ ḷng ḿnh, xem đối với các dấy niệm ḿnh làm chủ hay bị động? Một điều đó thôi. Nếu làm chủ là công phu đă khá sâu dày, chứ không phải đơn giản. Điều này chỉ có tự chúng ta nghiệm biết thôi. Trong tất cả thời, khi làm việc cũng như lúc ngồi thiền, tụng kinh, ăn cơm, nghỉ ngơi, chúng ta xem những dấy niệm chợt hiện chợt mất, ḿnh có làm chủ được không? Lúc nào ta làm chủ tinh nhuệ nhất? Lúc ngồi một ḿnh hay lúc đông người?

Có nhiều vị đang trong lúc tụng kinh mà những dấy niệm cũng hoành hành, nó không tha giờ tụng niệm của ḿnh nữa. Tụng bao nhiêu nó hiện lên bấy nhiêu, đủ thứ h́nh ảnh… Chúng ta không nắm được mũi nó th́ nó nắm mũi ḿnh. Thế thôi. Cho nên huynh đệ phải luôn luôn cầm thanh kiếm bén trên tay, không được rời bỏ bất cứ lúc nào th́ mới không bị giặc vọng tưởng xỏ mũi. Ở đâu cũng sử dụng kiếm trí tuệ. Mỗi huynh đệ có một sở trường riêng, trong công phu phải biết phát huy sở trường của ḿnh. Như mười vị đại đệ tử của đức Thế Tôn, mỗi vị mỗi sở trường. Như Tôn giả Xá Lợi Phất, Tôn giả Mục Kiền Liên, Tôn giả Phú Lâu Na, Tôn giả A Nan… không vị nào giống vị nào cả. Khi chưa thành tựu Thánh quả, quư Ngài tu tập theo sở trường sẵn có của ḿnh. Khi thành tựu được Thánh quả, mỗi vị dùng ngay sở trường ấy để giáo hóa chúng sanh.

Biết phát huy sở trường vào việc tu tập là người khéo ứng dụng. Huynh đệ ở đây một trăm ba mươi mấy người, mỗi vị mỗi kiểu. Ông giỏi quét sân th́ sáng thấy tên ḿnh quét sân. Ông giỏi đẩy xe rác th́ thấy tên ḿnh đẩy xe rác. Ông giỏi viết chữ, ông giỏi dọn cơm, ông giỏi chụm ḷ… tất cả đều được phân công theo sở trường của ḿnh. Nếu quí vị khéo ứng dụng pháp tu th́ ngay khi làm công tác, tỉnh giác rơ biết, đừng để vọng tưởng kéo đi th́ trí tuệ hiện tiền. Bấy giờ đẩy rác, quét sân, chụm ḷ… đều là Phật sự. Chúng ta phát huy sở trường của ḿnh để tu tập chuyển hóa, hành tŕ công phu như thế nhất định tánh giác dần dần sẽ hiển lộ thôi.

Hăy mở rộng ḷng ra, nấu cơm không phải chỉ để ḿnh ăn, mà nguyện cúng dường Tam bảo, cúng dường tất cả chư Tăng, tất cả chúng sinh. Nguyện quư ngài dùng thức ăn này được no khỏe, cũng mở rộng ḷng ra, nghĩ tưởng đến chúng sanh mà đem công đức tu hành của ḿnh hồi hướng khắp tất cả. Nguyện muôn loài đều hết khổ được vui. Phải quán tưởng như thế, chứ không phải thức ăn này ngon đem cất tủ, mai ḿnh ăn. Không có chuyện đó.

Giờ tôi nói chuyện ông chụm lửa tu cho huynh đệ nghe. Chụm lửa không có nóng. Chụm cho lửa cháy để nấu cơm, nấu thức ăn cúng dường đại chúng. Khi chụm lửa huynh đệ quán chiếu trở lại ḿnh, nguyện lửa này đốt sạch tất cả những cù cặn tăm tối c̣n tồn đọng trong ta và xung quanh ta. Đốt sạch hết cho ḿnh và mọi người được rỗng rang sáng suốt. Đó là lửa tam muội. Nhà thơ Trúc Thiên có viết thế này trong bài thơ “Có mặt”:

Lửa tam muội thiêu tàn thân xác cũ,

Người đứng lên, ánh sáng dựng ban ngày.

Chụm lửa như thế mới là biết chụm lửa chứ! Đâu phải chụm lửa để phỏng tay phỏng chân, để đốt cái này đốt cái kia, lửa cháy tùm lum từ ḿnh lây sang người khác. Chụm lửa kiểu này, anh nào lạng quạng vô đó là bị dùi lửa khẻ à nghe! Chụm lửa kiểu đó th́ nguy lắm!

Quư vị tịnh nhân cư sĩ, mỗi ngày chịu trách nhiệm đẩy xe rác đi đổ. Quí vị hoan hỷ th́ kéo xe thấy b́nh yên. Từng thùng rác chứa những thứ cù cặn, ta đem vứt nó một chỗ để không bị ô nhiễm môi trường. Trong ḷng phấn khởi mỗi khi ḿnh bưng môït thùng rác lấp xuống đất, nó sẽ biến thành phân nuôi dưỡng lại những mầm xanh. Một thùng rác được chôn lấp th́ một không gian thơm mát mở ra, như thế phiền năo ở đâu, nó làm ǵ được ḿnh.

Pháp thiền là pháp không có phương pháp. Chúng ta tu thiền đừng để dính mắc vào bất cứ pháp ǵ, đừng để vọng tưởng kéo lôi, làm chủ được ḿnh là tốt rồi. Vậy nên sám hối sáu căn cũng tu thiền, ngồi thiền cũng tu thiền, đọc sách cũng tu thiền, đẩy rác cũng tu thiền, ngủ cũng tu thiền… Huynh đệ nhớ ngủ cũng tu thiền nghe, chớ không phải ngủ là mộng tưởng lê thê, mê man tàn tịch, nghe kiểng đánh cũng không muốn ngồi dậy. Trong mọi thời mọi lúc, tất cả đều tu thiền, không có cái khác. Như vạây chúng ta an ổn tu cho tới chừng nào bằng Phật mới thôi.

Người tu phải là người chủ động trong tất cả chỗ tất cả thời, không bị phiền năo sai sử. Có thể chúng ta bị nó phá một chút trong niệm đầu hơi sơ hở thôi. Chứ khi mở mắt ra rồi th́ không phiền năo nào nhiễu loạn ḿnh được cả. Trái lại, huynh đệ làm ǵ cũng bị phiền năo hết th́ giống như sống trong nhà lửa. Ăn cũng phiền năo, ngủ cũng phiền năo, ngồi không cũng phiền năo. Người tu chủ động không để phiền năo sai khiến là người chiến thắng. Đó là pháp tu tuyển tập từ trong đời thường, trong các sinh hoạt của chúng ta. Người tu thiền phải có trí tuệ mănh liệt mới có thể đuổi tan giặc phiền năo. Cho nên Thiền sư nói Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, nói nín động tịnh, thể an nhiên.

Chúng ta cố gắng làm sao đừng có kiểu đi một ṿng thật xa rồi quanh lại chỗ cũ, mất thời gian lắm. Các Thầy đi trước, có kinh nghiệm tu hành luôn dạy chúng ta: Con đường đạo dài lắm, chông gai cũng không ít. Người tầm thường không thể đi qua con đường ấy nếu không tỉnh sáng. Ḥa thượng Viện trưởng dạy phải làm chủ, đừng để những dấy niệm kéo lôi, tức trong pháp tu lấy trí tuệ làm gốc.

Tánh giác ấy tuy chúng ta có sẵn nhưng không phải lúc nào nó cũng hiện hữu. Chỉ khi nào chúng ta lặng hết vọng tưởng nó mới hiện hữu. Tại sao? V́ lâu lắm ta bỏ quên nên nó ẩn sâu bên trong. Hằng ngày ta bị trần cảnh bên ngoài lôi kéo, phủ che tánh giác nên ta sống bằng thức t́nh vọng tưởng. Chữ Thức là phân biệt, T́nh là t́nh chấp. Chỉ khi nào thức t́nh vọng tưởng không kéo lôi, tánh giác mới hiện bày. Con đường luân hồi là con đường nợ nần của thức t́nh. Do vậy khó có người nào không bị sức hấp dẫn của nó nhận ch́m. Chỉ khi nào ta nhận ra tánh giác th́ mới chấm dứt con đường luân hồi.

Đôi khi chúng ta cũng nhận được tánh giác nhưng không giữ ǵn được, không nuôi dưỡng được, nó lóe lên rồi mất, chúng ta lại tiếp tục trôi theo vọng tưởng. Khó là v́ vậy. Rất nhiều Phật tử hâm mộ Phật pháp t́m tới đây xin tu, thời gian đầu tinh tấn lắm, nhưng sau đó vọng tưởng xui khiến họ muốn thối lui, viện lư do này lư do khác hoặc là buồn tẻ, khó khăn, chay lạt, thức khuya dậy sớm… tu không nổi. Tuy nhiên đa số huynh đệ đă xuất gia rồi, nhờ áp dụng pháp Phật dạy tu tập thấy có ít nhiều niềm tin, nên sống b́nh thường an nhiên trong cảnh hôm sớm kinh kệ, vui vẻ làm việc với nhau. Trong ḷng có dấy niệm, huynh đệ cạo gọt chuyển hóa nó, không ai dại dột nương dựa những u nhọt đó làm ǵ.

Hồi xưa, thiền viện có những thiền sinh lớn tuổi, ngoài bảy mươi mới tới thiền viện, được Ḥa thượng độ cho làm Tăng. Trong số ấy có vị rất xứng đáng. Một thầy trước khi xuất gia uống rượu dữ lắm, vậy mà khi tu rồi bỏ hẳn rượu, đi đứng thẳng thắn. Một thầy hút thuốc, hút không biết bao nhiêu mà kể, thuốc ǵ cũng hút. Thuốc rê, thuốc gói, thuốc cán, cho tới thuốc phiện cũng làm luôn, không tha thứ nào hết! Nhưng khi Ḥa thượng đặt cái dao phủi tóc, Ngài dạy dao thứ nhất cắt phiền năo, dao thứ hai cắt ái niệm, dao thứ ba cắt nhiễm trước… Dạy cắt như vậy rồi th́ từ đó về sau cho tới chết, tuyệt nhiên không đụng tới một chút thuốc. Thật đặc biệt! Tôi rất trân trọng sự quyết tâm của những vị ấy.

Tôi nhớ có hai ông cụ hay quên, nên cứ nói tới nói lui cái chuyện trực mé sau chùa. Bữa nay tới phiên ông này gác, ông bắc ghế ngồi đó, rồi không biết tự nhiên ông nhớ bữa nay tới phiên thầy kia chớ không phải ḿnh nên đi tụng kinh. Lên tụng kinh gặp thầy kia cũng tụng kinh. Hai ông gặp nhau nói qua nói lại, cụ nào cũng muốn tụng kinh hết mà không dám bỏ nhiệm vụ gác chùa. V́ vậy lâu lâu hai cụ hơi ḱnh với nhau. Cụ này nói: - Bữa nay tới phiên tôi đi tụng kinh. Cụ kia nói: - Tới phiên tôi đi tụng kinh. Hai cụ đều ham tu hết, thấy thương lắm! Anh em c̣n trẻ, hơi dài, tụng kinh không mệt mà đôi khi muốn bỏ tụng kinh, c̣n hai ông già lớn tuổi, đứng lên lạy xuống luộm thuộm lại không muốn bỏ tụng kinh. Thật đáng khen ngợi.

Thành ra, những huynh đệ đi trước tu hành cũng có đạo lực chứ không phải không. Tôi nói thế để huynh đệ phấn khởi, ḿnh có những bậc đàn anh tu hành nghiêm túc. Ḥa thượng đă có công đức giáo dưỡng, làm nên, gầy dựng được những con người nền tảng của một thế hệ. Bây giờ tới chúng ta cũng phải thế thôi. Vị nào đi giảng dạy hay được phân công Phật sự ǵ, cũng phải làm đàng hoàng, đúng chánh pháp, đúng chủ trương đường lối của tông môn. Phải làm sao phát huy tốt những ǵ Ḥa thượng đă chỉ dạy, thành tựu đúng như sự mong mỏi của Ngài.

Tóm lại, người tu thiền trước phải nhận ra vọng tưởng, đừng theo nó. Công phu dài lâu như thế tánh giác sẽ hiện bày. Việc này thật ra không khó, chỉ v́ chúng ta không muốn thực hành hoặc thực hành không tới nơi tới chốn thôi. Những vọng tưởng lăng xăng có khi ta cũng thấy nhưng lại muốn khỏa lấp, nuôi dưỡng, che chở nó nên không trừ diệt được. Ta làm trạng sư cho nó, chứ thật ra ta thấy cái hư hỏng, cái dở của ḿnh rơ hơn ai hết! Đối với tất cả những thứ dấy niệm hư giả đó, ta làm chủ được rồi th́ tánh giác hiện tiền. Nhà thiền dạy phải liễu liễu thường tri là vậy. Được thế đời sống của chúng ta luôn b́nh thường an nhiên.

 

 

 

]

 

 

THIỀN TÔNG VIỆT NAM