TỔ ẤN
Ô kìa!
Trên hội
Linh Sơn một cành hoa,
Tổ Tổ nói
hoài vẫn chẳng hết.
Yếu chỉ
trong đây vẫn còn nguyên,
Người
người cứ đuổi theo câu chết.
Trên lịch
sử cãi nhau inh ỏi,
Moi móc
tìm thật giả, có không.
Thành một
trường tranh đua chữ nghĩa,
Đâu biết
rằng còn cách môi răng.
Này bạn nhé!
Tổ Ấn đâu
nằm ở cành hoa?
Ca Diếp
mỉm cười vẫn chuyện xưa.
Nếu theo
trong đó suy tìm thật,
E đã bị
người dẫn đi xa.
Ôi đáng
tiếc!
Chính
mình còn chưa thấu,
Lại bị
chữ nghĩa chôn.
Nhốt mình
trong khái niệm,
Đầu óc
đóng thành khuôn.
Phải vươn
lên
Buông lại
đằng sau bao khái niệm,
Phá tan
lồng bẫy văn từ chết.
Vượt hẳn
chuyện xưa sách vở ghi,
Xem lại
mặt mình đâu diệu quyết?
Ồ!
Một mạch
từ xưa Phật Tổ truyền,
Ca Diếp
mỉm cười lộ ý thiêng.
Chín năm
ngồi lặng chờ ai đó?
Một phát
Thần Quang nhổ gốc huyền.
Từ đấy,
Các duyên
đà dứt sạch,
Còn đâu
nữa bạn bè?
Rõ ràng
thường có mặt,
Ngôn ngữ
hết đường nghe.
Cứ thế,
Sức sống
mãi chảy tuôn,
Tào Khê
tiếp một nguồn.
Và tràn
ra khắp chốn,
“Đâu ngờ”
rực sáng luôn.
Giang Tây
tâm hiện khắp,
Thạch Đầu
thẳng sạch trơn.
Năm tông
và bảy phái,
Một ấn
tại tâm đồng.
Quả thật!
Ý Tổ ai
biết được?
Nghĩ suy
cách đất trời.
Đáp anh
còn xa tít,
Huống chi
chuyện cũ rồi!
Tuy vậy,
Nếu hay
tâm mới mẻ,
Buông
sạch khuôn trong đầu.
Thấy nghe
hằng như thật,
Chỗ nào
chẳng Tổ sư?
Bởi thế,
Trúc Lâm
trên đất Việt,
Núi
thiêng Yên Tử này.
Soi lại
chính mình đấy!
Dòng
thiền tiếp chảy ngay.
Ai bảo,
Việt
Nam
không có Tổ?
Tổ ở nơi
xứ nào?
Chỉ tâm
ta tỏ ngộ,
Ấn Tổ tức
in nhau.
Nếu còn
chia Nam Bắc,
Phân Đông
độ, Tây thiên.
Ta có,
người không có,
Biết ngay
chưa sống thiền.
Thế mới
biết!
Dù nay
đời xa cách,
Phật Tổ
đã từ lâu.
Tâm thiền
vẫn không cách,
Tổ Ấn vẫn
làu làu.
Yên Tử
nay còn đó!
Trúc Lâm
vẫn tiếp nhau.
Dòng
thiền trôi suốt mãi,
Ánh sáng
Tổ tuôn trào!
Hãy tin
chắc!
Từ đây
tột về sau,
Dù thế
gian biến đổi.
Kiếp hỏa
có cháy tiêu,
Tâm thiền
hằng bất hoại!
Vui thay
Tổ ấn này!
Bao đời
mới được gặp.
Nguyện
sống vững không lay,
Truyền
luôn không cùng, khắp …!
Trúc Lâm
2002
|