 |
SƠN
CƯ BÁCH VỊNH
H.T THÍCH
NHẬT QUANG |
 |
 |
 |
BÀI 91
Âm:
Sơn cư thường ẩn bạch vân gian,
Đạo tại kỳ trung ý tự nhàn,
Công án hiện thành nhơn bất thức,
Ngoại tuần chi diệp cưỡng truy phan.
Nghĩa:
Ở
núi mây trắng ẩn trong đây,
Đạo ở bên trong ý tự hay,
Công án hiện thành người chẳng biết,
Tìm ngoài cành lá để leo cây.
CHÚ:
Chủ lực của
công phu hành trì là ở bên trong, tự ta ta nhận ta hưởng mà thôi. Đối với
công phu tham cứu cũng như thế, phải là bậc tác gia, là người sáng mắt mới
nhận ra công phu có đắc lực hay không đắc lực, công phu tham cứu công án
có hiện thành hay không hiện thành. Nếu chỉ căn cứ bên ngoài mà đánh giá
thì, chẳng khác người muốn leo cây, mà chỉ tìm đường bên ngoài cành lá mà
leo. Như thế chắc chắn người đó không thể leo được, trái lại còn nguy hiểm
tánh mạng là khác.
|
 |
BÀI 92
Âm:
Sơn cư hoàng diệp trục phong phiêu,
Thủ ác không quyền diệc bất tiêu,
Phật Tổ chỉ truyền gia lý sự,
Phùng nhơn lại đắc khẩu lao thao.
Nghĩa:
Ở
núi phất phới lá vàng rơi,
Một nắm tay không thông khắp nơi,
Phật Tổ chỉ truyền trong việc Đạo,
Gặp người trễ biếng miệng nhiều lời.
CHÚ:
Tay không dỗ
con nít khóc hay nắm lá vàng trong tay để dỗ con nít là nói lên phương
tiện của người xưa tạm thời mượn một việc gì đó, để chỉ cái quan trọng
muốn chỉ. Đây cũng bởi người tin chưa đến nên mới bày ra tạm mượn thôi,
cũng như ngón tay không phải mặt trăng, người có trí rõ nhơn ngón tay chỉ
mặt trăng mà thấy được mặt trăng thật. Chính thế đức Thế Tôn đâu không
từng tuyên bố: “Giáo pháp của ta cũng như ngón tay chỉ mặt trăng, khác nào
nắm lá vàng dỗ con nít khóc”. Chúng ta hãy nhơn sự kiện này mà nhận ra cái
thật trước mắt.
Làm sao nhận ?
Thôi chớ chạy.
|
 |
BÀI 93
Âm:
Sơn cư diệp lạc tất qui căn,
Độc lộ chân thường hiển pháp thân,
Thử sự bất minh đa phí lực,
Bá
thành yên thủy diểu vô ngân.
Nghĩa:
Ở
núi lá rụng thảy về căn,
Bày hiện chân thường tỏ pháp thân,
Việc đó chẳng rành hao sức lắm,
Trăm thành nước lửa rộng không ngần.
CHÚ:
Tất cả mọi
phương tiện đều trở về một mục đích duy nhất là: Tỏ ngộ Phật thừa, bày
hiện chân thường, thể nhập pháp thân. Đấy là chỗ: “Đồng quy nhi thù đồ”.
Người hạ thủ công phu nắm vững yếu chỉ này đồng thời phải tập trung chủ
lực ý chí vào mục đích chánh, tránh chạy lăng xăng chung quanh mất công vô
ích. Chúng ta hãy nêu cao khẩu hiệu: “Hành động cho Phật đạo, tất cả cho
giải thoát”. Dồn mọi năng lực vào một điểm duy nhất là “trở về nguồn”.
- Lải nhải gì
?
- Cũng không
ngoài nhắc nhau việc bổn phận.
- Khéo giữ
chút hơi hám.
|
 |
BÀI 94
Âm:
Sơn cư đạo giả hữu hà năng,
Pháp pháp toàn chương tối thượng thừa,
Thuấn mục giương my giai Tổ ý,
Niêm thùy thụ phất diệc chân tình.
Nghĩa:
Ở
núi nhà đạo tài chi hơn,
Mỗi pháp toàn bày tối thượng thừa,
Chớp mắt nhướng mày đều ý Tổ,
Niêm chùy dựng phất cũng tình chân.
CHÚ:
Chỉ có một
Phật thừa, hay mỗi pháp toàn bày thượng thượng tối thượng thừa, bởi lẽ
chớp mắt nhướng mày đều ý Tổ, niêm chùy dựng phất thảy toàn chơn. Đó cũng
là những chiêu thuật sở trường của sãi núi này và là chỗ lịch đại Tổ sư,
mười phương Thiện tri thức, các Ngài nêu biểu cho nhau, truyền thụ cho
nhau, các bậc tác gia, sử dụng diệu thuật vì người thì các Ngài nắm cát
thành vàng, với cuộc đời vô sở trú, nhưng có trú chỗ nào thì cũng đều là
Tịnh Độ, là Đạo tràng, đều thụ dụng an lạc. Kẻ thiểu trí si mê khởi kiến
giải phàm thánh, liền bị phàm thánh buộc, đời nào ra khỏi.
Thật đáng
thương !
|
 |
BÀI 95
Âm:
Sơn cư phú ốc chỉ chiêm mao,
Lãnh đạm tình hư tuyệt thế giao,
Nhứt phiến bạch vân hoành cốc khẩu,
Kỷ
đa qui điểu tận mê sào.
Nghĩa:
Ở
núi nhà lợp chỉ bằng tranh,
Dứt hết giao tình giữ đạm thanh,
Mây trắng dừng ngang che cửa động,
Chim chiều quên ổ lượng chung quanh.
CHÚ:
Tự túc tự
cường là tinh thần độc lập cao quí của người tu, dứt hết giao tình, sống
đời thanh đạm là đức tánh sáng suốt hay đẹp của người quy ẩn, mọi người
kính cẩn. Trong dãy núi cao, nơi mây phủ cửa động, chim luyện trên không,
chính nơi đó hàng Đạo nhơn vô tâm, an nhiên tự sống. Tỉnh lực trí huệ các
Ngài, toàn thành dung hóa, tạo một lẽ sống, một nếp sinh hoạt cao quý sáng
ngời, cũng chính nơi đó là cao điểm phát xuất và hòa tấu khúc Tông phong
thanh cao vi vút. Người nghe được giải thoát. Người sống được bất động.
- Tuy nhiên
cũng không việc gì ngoài ta mà có.
- Khéo dựng
lấy gia phong của mình.
|
 |
BÀI 96
Âm:
Sơn cư hồn bất yểm cư sơn,
Tựu thọ tru mao phược bán gian,
Nhứt cá lão tăng do thị trách,
Khởi dung tục khách đáo thiền quan.
Nghĩa:
Ở
núi chẳng chán cảnh núi non,
Tranh lá sơ sài am cỏn con,
Chỉ một lão tăng còn chật hẹp,
Khách trần tá túc chỗ đâu còn.
CHÚ:
Am tranh gọp
đá núi rừng, dựng lên một hình ảnh đơn sơ đạm bạc tô thành một lẽ sống
thanh cao siêu thoát. Là nơi không bạn bè khách khứa, không ồn ào rộn
ràng, tuy nhiên rất hùng, chỉ một màu tịch liêu, cô quạnh mênh mông vắng
vẻ. Người ở đấy hai tay buông thỏng, sự nghiệp cuộc đời tất cả chỉ là ảo
mộng. Chân thấp chân cao thống khoái từng bước thênh thang nơi chốn núi
rừng, nhìn xem tuồng đời ảo hóa, thấy cuộc tồn sinh này không hơn một trò
đùa, tiêu dao mà ngậm ngùi, thích thú mà đổ lệ. Là cái quái gì ?
- Mộng huyễn
không hoa nhọc nhằn nắm bắt !
- Mộng huyễn
tan rồi thì sao ?
- Mặc tình
rong chơi.
|
 |
BÀI 97
Âm:
Sơn cư kiến đạo dĩ vong sơn,
Vạn pháp do lai bổn tự nhàn,
Nam Bắc Đông Tây hồn bất biện,
Thử thân thường tịch thái hư gian.
Nghĩa:
Ở
núi thấy đạo đã quên non,
Muôn pháp đều như tự vuông tròn,
Bốn hướng như nhau phân chẳng được,
Thái hư chốn ấy dưỡng thân toàn.
CHÚ:
Nhận được
ông chủ (tâm), khách khứa đều dang, sống với tâm, cảnh ngoài liền bặt. Tâm
cảnh tự như rồi thì làm ông Thầy vô sự, tháng ngày qua chỉ nhàn thôi. Tổ
sư bảo: “Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, hồn nhiên mặc áo xiêm”. Muốn bảo nhiệm
việc này, phải nhẹ nhẹ tỉnh tỉnh chớ lầm. Khi này hoàn toàn thoát thể,
không bị ràng buộc bởi bất cứ cái gì, là chỗ “Ưng vô sở trụ”. Chính nơi
đây, đạo nhơn vô tâm an dưỡng, tiêu dao tự tại nên nói: “Tâm thể trùm
khắp” cũng là “Thái hư chốn ấy dưỡng thân toàn”.
|
 |
BÀI 98
Âm:
Sơn cư mãn mục thị thanh sơn,
Tuấn điệp kỳ khu hành lộ nan,
Hành đáo thủy cùng sơn tận xứ,
Tự
nhiên đắc bảo bất không hoàn.
Nghĩa:
Ở
núi đầy mắt ấy non xanh,
Cao thấp quanh co đá chập chồng,
Đi
đến nước cùng non tận chỗ,
Tự
nhiên được báu chẳng về không.
CHÚ:
Thanh sơn mãn
mục là một cách toàn phóng toàn cảnh. Bên trong ngỏ lối quanh co, đá dựng
chập chồng gồ gề hiểm trở. Tuy nhiên hành giả phấn đấu quyết bước cho đến
chỗ sơn cùng thủy tận, chỗ tột cùng của mọi quanh co khó khổ. Tự nhiên
trời long đất lỡ, một phen chuyển thân nhảy thẳng vào chỗ an ổn. Người xưa
nói:
“Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ
Liễu ám hoa minh biệt nhất thôn”
Ở đây dạy:
Đi đến nước
cùng non tận chỗ
Tự nhiên được
báu chẳng về không
Chỗ nào ?
Sắc tức là
không, không tức sắc.
|
 |
BÀI 99
Âm:
Sơn cư diệc tại khổ Ta Bà,
Bách tuế quang âm nhứt sát na,
Tận thử báo thân sanh Cực Lạc,
Tiền đầu hiểm lộ dĩ vô đa.
Nghĩa:
Ở
núi vẫn ở cõi Ta Bà,
Trăm tuổi nhanh như một sát na,
Ngay báo thân này tròn vóc Phật,
Trước đầu lối thẳm đã gần qua.
CHÚ:
Thấy Đạo là
thấy được tâm thể an nhiên của mình. Người thấy Đạo là người sống mà bất
động. Không bị trôi giạt theo trào lưu vọng tưởng, chợt khởi chợt hiện của
mình. Kẻ này gọi không đứng, mắng chẳng đi, lờ lờ mà sáng suốt, lặng lặng
mà hằng soi thấu xưa nay. Tóm lại, kẻ này không còn bị gạt và cũng không
có cái gì có thể kéo lôi được. Chỗ kẻ này ở là bất động Đạo tràng, nơi kẻ
này đến là như như Phật quốc. Kẻ này có thể kéo một sát na dài bằng vô
lượng kiếp, thâu ngắn kiếp vô lượng vào trong một sát na.
- Kẻ này là gì
?
- Tháng ngày
qua vô sự Tăng.
|
 |
BÀI 100
Âm:
Sơn cư độc xử lạc thiên chơn,
Minh nguyệt thanh phong chuyển pháp luân,
Nhất đại tạng kinh đô thuyết tận,
Bất tri thùy thị cá trung nhơn.
Nghĩa:
Ở
núi riêng cõi giữ thiên chơn,
Gió mát trăng thanh chuyển pháp xong,
Một đại tạng kinh đều nói hết,
Biết ai là kẻ ở bên trong.
CHÚ:
Người thể nhập
chân như đã thu gồm tất cả về một mối rồi thì có thể chuyển ngay thân tâm
này thành Đại giải thoát. Thân là pháp thể thanh tịnh trùm khắp, Tâm là
Bát Nhã sáng suốt vô biên, tất cả cảnh đều là Phật cảnh, Phật sự, thời
gian, không gian chuyển hóa bình đẳng vô trước. Tóm lại, đây là cảnh giới
của “sự sự vô ngại”, mọi hiện tượng thấp, cao, phàm, thánh, phược, thoát,
trí, ngu … đều vắng bóng, biến dạng. Kinh nói rằng:
“Ta người đều
bặt, tâm cảnh nhất như”.
Một tiếng
quát!
|