 |
SƠN
CƯ BÁCH VỊNH
H.T THÍCH
NHẬT QUANG |
 |
 |
 |
BÀI 41
Âm:
Sơn cư bao nạp thái hư không,
Vạn tượng sum la tận tại trung,
Tả
hữu phùng nguyên giai Phật sự,
Bất tiêu bổng hát bất thi công.
Nghĩa:
Ở
núi gồm chứa cả hư không,
Muôn trượng đều bày trọn ở trong,
Khắp chốn hiện thành là việc Phật,
Chẳng cần gậy hét với ra công.
CHÚ:
Đã sống được
với chân thể thanh tịnh của tự mình thì, muôn tượng toàn bày trước mắt
chẳng thiếu vật nào. Và khi này mọi thi vị đều là việc Phật, an ổn, đói
ăn, khát uống, khỏi phải lo toan gì gì nữa. Có thể nói là, nơi nơi tự tại,
chốn chốn thong dong, gặp trường thì đùa…
- Hãy nói ta
là gì ?
- Nhất thiết
trí trí thanh tịnh bản nhiên.
- Là gì ?
- Kẻ này cởi
cọp dẫn voi về làm điên đảo thiên hạ.
|
 |
BÀI 42
Âm:
Sơn cư mặc tọa ngộ chân không,
Nhứt pháp thông lai vạn pháp thông,
Phi đản ngã kim năng đạt liễu,
Hằng sa chư Phật thể giai đồng.
Nghĩa:
Ở
núi ngồi lặng tỏ chân không,
Một pháp thông rồi muôn pháp thông,
Chẳng phải riêng ta tới chỗ ấy,
Hằng sa chư Phật thể đều đồng.
CHÚ:
Dụng công tu hành đến chỗ đả thông được một pháp thì, tất cả pháp đều
thông, bởi muôn pháp với ta không khác thể tánh. Vậy thì ta ngộ được chỗ
đó, trước ta hằng sa chư Phật, Bồ tát và mãi mãi những hành giả sau này
cũng đều ngộ chỗ đó, tức là chân thể trong lặng nhiệm mầu. Song muốn đến
được chỗ đó, ta phải có công phu dày dặn, tỉnh lặng thâm niên mới khế hợp.
Đấy là chỗ tối kỵ nói suông, nắm bắt lăng xăng vô ích. Phải thầm nhận, bảo
trì mới được.
Nói gì nghe lạ
quá vậy.
|
 |
BÀI 43
Âm:
Sơn cư tùy phận tức tu hành,
Vô
sự vô ưu quá thử sanh,
Bản hữu chân không phi ngộ đắc,
Thánh nhân diệc thị cưỡng an danh.
Nghĩa:
Ở
núi tùy thuận ấy tu hành,
Có
sợ lo chi mặc phù sinh,
Sẵn có chân không đâu phải ngộ,
Thánh nhân âu cũng gượng nên danh.
CHÚ:
An nhiên tùy
thuận tu hành tức ta đã thăng hoa được kiếp mong manh. Dòng đời cứ trôi,
tháng ngày qua nhanh cái gì đến sẽ đến, ta không làm sao cưỡng lại nổi. Đã
vậy mọi người chúng ta nên tỉnh táo mà nhận định cho trọn vẹn cuộc lữ bấp
bênh này, nó luôn luôn vận hành trong chiều nghịch, còn ta trôi nổi theo ý
thức trùng phức mênh mang.
Ô hay ! Là lạ.
Một cuộc lữ hư danh, mà ta lại cố chấp. Do cố chấp nên rồi ta bị cuốn trôi
theo dòng thác luân hồi. Ta thật quá đổi si ngốc, bỏ cái sáng suốt, ôm lấy
cái si ngốc mà thôi.
|
 |
BÀI 44
Âm:
Sơn cư thường vũ bất huyền cầm,
Nhứt khúc vô sanh duyệt ngã tâm,
Trực hạ phản văn văn tự tánh,
Thùy gia ốc lý một Quan Âm.
Nghĩa:
Ở
núi thường khảy đờn không dây,
Một khúc vô sanh thỏa thích tâm,
Ngay đó xoay nghe nghe tự tánh,
Nhà ai không có Phật Quan Âm.
CHÚ:
Ngay đó xoay nghe, nghe lại tự tánh, không bị âm thanh khuấy động gián
đoạn thì tức nhiên bản tánh hiện tiền. Đây là pháp môn đại giải thoát, là
cửa đắc lực nhất của công phu nhĩ căn viên thông mà Bồ tát Quán Thế Âm
hành trì viên mãn. Chính Ngài quán sát căn cơ chúng sanh cõi này, thấy căn
khí của chúng thích hợp với môn phản văn để được viên thông, cũng chính
Ngài khuyến khích đại chúng, xoay căn nghe, nghe tự tánh, nhập lưu vong
sở, vào viên trạm, tự nhiên được thông suốt viên mãn các căn.
|
 |
BÀI 45
Âm:
Sơn cư độc tọa Đại Hùng Phong,
Diện diện hiên song xứ xứ thông,
Vân khứ vân lai giá bất trụ,
Nhứt thừa cao hiển thái hư không.
Nghĩa:
Ở
núi riêng cõi Đại Hùng Phong,
Bốn mặt thênh thang chốn chốn thông,
Mây tới mây lui che chẳng kín,
Nhất thừa cao tỏ thái hư không.
CHÚ:
Độc tọa trên chót đảnh bao la, đó là nơi không người tới lui, không vật
dính mắc, là điểm cao tột độc đáo chỉ hạnh thuần chơn nhất thừa rắn chắc
mới thông nổi tin tức này. Người dụng công khi đã đến giai đoạn hoàn toàn
tự chủ rồi, mọi vụn vặt vứt sạch hết. Ưng đi thì đi, ưng ngồi thì ngồi một
cách tự tại an ổn, kẻ này chỉ còn một phen nhào lộn, mới hay tiếng vỗ của
một bàn tay, ngôn ngữ của người không lưỡi. Vừa nói gì ?
Một tiếng quát
!
|
 |
BÀI 46
Âm:
Sơn cư không tịch ngọa thiền tăng,
Trú dạ thường trì Bát Nhã kinh,
Thỉ thức chúng sanh nguyên thị Phật,
Tùng lai nhiệt thủy tức hàn băng.
Nghĩa:
Ở
núi vắng lặng ngọa thiền tăng,
Hôm sớm thường gìn Bát Nhã đăng,
Mới biết chúng sanh nguyên gốc Phật,
Thế thì nước nóng ấy hàn băng.
CHÚ:
Hơi thở ra vào
không dính mắc, tức là thường thọ trì kinh Bát Nhã. Tăng nhàn ở non cao
chóp đỉnh không khách khứa, lúc nào cũng lặng lẽ tỉnh táo trì kinh này. Từ
tư thế đó, mới biết chúng sanh xưa nay là Phật, nước nóng đâu khác hàn
băng chỉ là một tánh thể thôi. Đã không khác thể thì khi bụi nhơ sạch rồi,
đương nhiên về cùng một chân tánh trong trẻo, một màu tịnh thanh.
Đấy cũng là
một lối nói qua.
Chớ quến bùn
úng nước !
|
 |
BÀI 47
Âm:
Sơn cư diêu yểu tự vô trần,
Bất giả tu trì kiến bổn chân,
Chân Phật hà tằng ly tả hữu,
Kim nhân tiện thị cựu thời nhơn.
Nghĩa:
Ở
núi diệu vợi bụi không vương,
Chẳng đợi tu trì thấy bản chân,
Phật thật đâu từng rời gang tấc,
Người nay chính thật cựu thời nhân.
CHÚ:
Tánh thiên chân hay bản thể tịnh thanh một màu trong trẻo, chẳng dụng lau
chùi và lúc nào cũng sẵn sàng bên ta trong ta, chỉ tại ta quên lãng không
chịu nhận. Khư khư chạy theo cái giả bên ngoài. Khi nhận ra rồi thì thời
gian, không gian đối với ta đều là giả vọng, mọi hiện tượng ỡm ờ trước mắt
ta cũng không thật, tất cả đều là duyên huyễn tạm hợp, tạm có, nhưng đương
thể tức không. Phật dạy: “Các hạnh không thường, là pháp sanh diệt”. Nói
gì?
- Thiên thượng
nhân gian thảy trong gang tấc.
|
 |
BÀI 48
Âm:
Sơn cư như ý nhiệm Đông Tây,
Đại đạo hà tằng hữu ngộ mê,
Hảo nhục huyễn sang nan hạ thủ,
Bát vu thiêm bỉnh diệc thành phi.
Nghĩa:
Ở
núi thỏa thích mặc Đông Tây,
Đạo lớn đâu từng có ngộ mê,
Thịt tốt khoét hư tay chẳng nở,
Bát tô thêm cán cũng ô dề.
CHÚ:
Đạo lớn xưa nay chẳng có ngộ mê. Sở dĩ nói có ngộ mê là bởi chúng ta lầm
nhận thứ khác, chẳng phải Đạo mà cho là Đạo, chẳng phải thật mà cho là
thật. Khác nào da thịt đang lành lặn mà chúng ta đang tâm khoét thành vết
là cái bát cái tô tra thành cán. Giờ đây chúng ta phải khéo nhận lại cái
thật sẵn có của chính mình. Có thế, con đường phiêu lưu vô định của chúng
ta mới rút ngắn và chúng ta sớm về quê hương.
|
 |
BÀI 49
Âm:
Sơn cư cao ngọa thủ thanh hư,
Ẩm
trác tùy duyên lạc hữu dư,
Bất dụng tương tâm trừ vọng niệm,
Yếu tri vọng niệm tức chân như.
Nghĩa:
Ở
núi nằm khểnh giữ thanh hư,
Ăn
uống tùy duyên vui có dư,
Chẳng phải đem tâm trừ vọng tưởng,
Mới hay vọng tưởng ấy chân như.
CHÚ:
Ở núi an nhàn
mọi vật dụng cũng tùy duyên tiêu dùng, không bận lòng lo lắng chi cả. Như
thế chúng ta vui cả ngày và ở đâu cũng an ổn lý thú. Lại vấn đề vọng niệm,
nếu có dấy khởi chúng ta liền buông thì tự nhiên vọng lắng, niệm yên, chân
như hiện tiền. Bấy giờ một chữ buông cũng bỏ luôn. Lúc đó mới thật sự an
ổn sáng suốt. “Đất nước bình yên”. Người xưa nói:
“Tùy thuận các duyên không quái ngại
Niết Bàn sanh
tử thảy không hoa…”
|
 |
BÀI 50
Âm:
Sơn cư tuy thị tiểu mao am,
Đại đạo đương dương trực chỉ nam,
Mạc trụ Hóa Thành vong Bảo Sở,
Trùng gia tinh tấn cấp tu tham.
Nghĩa:
Ở
núi tranh cỏ một tiểu am,
Đạo lớn nêu bày có chỉ nam,
Chớ kẹt Hóa Thành quên Bảo Sở,
Càng thêm siêng gắng gấp nên tham.
CHÚ:
Sơn cư dù chỉ
một lều tranh bé bỏng nhưng đó là nơi dừng trú của bậc Đạo nhơn vô tâm,
chính là nơi bậc long tượng trong Phật- pháp tuyên bày tiêu biểu pháp viên
đốn là cương lĩnh làm Phật làm Tổ. Mọi người gắng lên, chớ kẹt ở Hóa Thành
mà phải tiến đến Bảo Sở, lại càng nỗ lực tham cứu đắc lực hơn nữa, lấy ngộ
làm kỳ hạn. Hóa Thành chỉ là phương tiện tạm ứng thôi, Bảo Sở mới là nơi
thường trú an ổn thật sự.
Dũng mãnh lên
!
|