 |
SƠN
CƯ BÁCH VỊNH
H.T THÍCH
NHẬT QUANG |
 |
 |
 |
BÀI 61
Âm:
Sơn cư khách đáo vấn công phu,
Tịch chiếu song vong nhứt tự vô,
Mạc quái lão tăng vô pháp thuyết,
Tùng lai lại đắc khởi quy mô.
Nghĩa:
Ở
núi khách đến hỏi công phu,
Tịch chiếu đều quên một chữ vô,
Chớ lạ Thầy già không pháp nói,
Lâu nay lười biếng có qui mô.
CHÚ:
Chỗ hạ thủ của
Thầy già này là “Tịch chiếu đều quên”. Nếu có người bất thần gạn hỏi, Thầy
già chỉ đáp vỏn vẹn một chữ “Vô”. Ngoài ra Thầy già không có pháp gì để
nói cho người và đó là chỗ Thầy già lười biếng có qui mô. Cũng có thể nói,
đây là chỗ an nhàn tự tại, không một vật dính mắc, không một pháp xứng
tình, vượt ngoài năng sở đối đải. Cả hai tịch chiếu đồng thời quên, chỉ
sinh động một bình thường lặng lẽ như như thôi. Tuy nhiên ngồi lâu thấm
mệt. Lại làm sao?
Cũng không việc gì bên ngoài cả.
|
 |
BÀI 62
Âm:
Sơn cư duy trí nhất thiền sàng,
Định lý tâm vong pháp diệc vong,
Lâm Tế Đức Sơn thi bỗng hát,
Lão tăng bất động kiến Không Vương.
Nghĩa:
Ở
núi chỉ để một thiền giường,
Tâm pháp cả hai thảy chẳng nương,
Lâm Tế Đức Sơn còn đánh hét,
Lão tăng lẳng lặng thấy Không Vương.
CHÚ:
Sãi núi dạo
này tâm pháp cả hai đều quên, năng sở cả hai đều bặt. Chỗ vì người chỉ cốt
một giường Thiền. Người xưa chỗ vì người thảy còn gậy hét. Sãi núi ở đây
bất động, chỉ thế ấy liền thấy Không Vương, chẳng rời mảy tóc. Nhìn sững
ngó sững, chớp mắt qua mất một thời thuận lợi. Phải tỉnh tỉnh phân rành
chớ là ngà không tốt. Hãy nói gì là tỉnh tỉnh ?
Chớ lầm vọng
tưởng. Lầm qua rồi !
Một tiếng quát
!
|
 |
BÀI 63
Âm:
Sơn cư tự tại khả tàng thân,
Thiên hạ tri tâm hữu kỷ nhân,
Trừ khước ngã gia thân đích tử,
Thế gian nghi giả bất nghi chân.
Nghĩa:
Ở
núi thư thả để tàng thân,
Thiên hạ biết tâm có mấy người,
Trừ có nhà ta con ruột thịt,
Người đời đều giả chớ chẳng chân.
CHÚ:
Hành giả trong
Tông môn trước nhất phải nhận ra ông chủ của mình và tới lui sinh hoạt với
ông chủ, ngoài ông chủ ra không có một pháp thật. Hay nói một cách khác
ngoài tâm ra không có một pháp nào thật để vọng cầu chấp thủ. Thế thì
không thể không biết tâm. Vậy tâm là gì ? Chúng ta thử hạ một chuyển ngữ
xem. Rốt cùng rồi cũng không việc để bàn mưu. Ta lại nói xem chỗ ý thánh
tình phàm bặt. Làm sao bặt ?
- Bặt, bặt.
- Cũng không
đứng vững.
|
 |
BÀI 64
Âm:
Sơn cư trần cấu bất tương xâm,
Tự
tại tiêu dao lạc đạo tâm,
Thử sự nhơn nhơn giai khả học,
Bổn lai phi cổ diệc phi câm.
Nghĩa:
Ở
núi bụi nhớp chẳng vào mình,
Lòng đạo tiêu dao một cõi xinh,
Việc ấy mọi người có thể học,
Vốn không kim cổ cũng nghiêng chinh.
CHÚ:
Trí huệ Bát Nhã đã phát triển thì mọi thứ mộng mơ đều chấm dứt. Khi này
lòng đạo tiêu dao một cõi thảnh thơi an ổn và điểm này mọi người đều có
thể học hành thông đạt, dù rằng nó vốn chẳng phải là vật chinh nghiêng, là
đồ kim cổ. Phải ngay đó mà nhận mà hành trì. Được vậy một đời tiêu dao
thích thú. Còn như một niệm dấy chẳng chịu buông, tức nhiên mê mờ bao phủ
và cứ thế mà suốt kiếp trầm luân, đời đời lang thang trong lục đạo khổ
thú. Ôi chao ! Khéo bước chớ có chinh nghiêng.
|
 |
BÀI 65
Âm:
Sơn cư cùng lý tự hoan ngu,
Bất bị hư danh huyễn tướng câu,
Tam giáo bản lai đồng nhất thể,
Phi Tăng, phi Đạo diệc phi Nhu.
Nghĩa:
Ở
núi tột lý tự mình vui,
Chẳng bị danh hư tướng huyễn thu,
Ba
giáo vốn là đồng một thể,
Không Tăng không Đạo cũng không Nhu.
CHÚ:
Chỗ tột lý tự mình nhận thôi. Chỗ này mọi hư danh tướng huyễn đều mất hiệu
năng. Chính đương nhơn phải gánh vác. Từ cứ điểm này mà nhìn, thì toàn thể
một màu tịnh thanh, mọi danh ngôn hoặc ý đều dứt bặt, chẳng luận Nho
Thích, tất cả đều trôi chảy an nhiên trong dòng chân thể vô trước. Bấy giờ
gọi gì cũng được vì cùng một nguồn chân thể phát xuất, như nước trăm sông
không ngại dồn về biển cả là: Biển Diệu tịnh minh tâm hay tánh tịnh minh
thể.
Dừng ! Dừng !
|
 |
BÀI 66
Âm:
Sơn cư tĩnh địa ám ta hu,
Hồng tử phần phân phản loạn chu,
Yếu thức tiên thiên giai thử lý,
Cốc thần thái cực tức chân như.
Nghĩa:
Ở
núi đất vắng lặng than thầm,
Hồng tía đua nhau trái loạn chu,
Phải biết tiên thiên đều lý đó,
Cốc thần thái cực ấy chân như.
CHÚ:
Quên thể chạy theo dụng thì muôn hồng ngàn tía đồng sanh gọi là bội giác
hợp trần, bỏ dụng trở về thể thì trăm sông đổ vào biển gọi là bội trần hợp
giác. Bội trần hợp giác thì cùng lý tột thể, là chỗ quy nguyên uyên
nguyên, Cốc thần Thái cực Chân như đều có mặt, từ vũ đài này mà nhắm nên
nói: “Phải biết tiên thiên đều lý đó là vậy”. Lại bội giác hợp trần thì
con thuyền mải miết ra khơi, từng phút giây xa dần nguồn cội, thế đồ phiêu
bạt điêu linh. Ô hô ! Sóng gió ngập trời, giạt trôi khổ thú.
|
 |
BÀI 67
Âm:
Sơn cư nhàn xứ lạc thanh u,
Tán lự tiêu dao đắc tự do,
Trầm mặc tịch liêu tình niệm tận,
Trú miên tịch tẩm vạn duyên hưu.
Nghĩa:
Ở
núi nhàn nhã chốn thanh u,
Quẳng hết dong chơi tự do thôi,
Thầm lặng vắng tanh tình niệm sạch,
Đêm nằm ngày ngủ trăm việc rồi.
CHÚ:
Cái tự do tự tại của người tu là trăm việc buông hết, quẳng ném các duyên
thong thả dong chơi, chẳng còn bị bất cứ vấn đề gì câu thúc thân tâm nữa.
Nên nói: “Thầm lặng vắng tanh tình niệm sạch”. Đã thế thì “đêm nằm ngày
ngủ trăm việc rồi”. Tinh thần này nếp sống này, người ngoại cuộc không làm
sao cảm thông hay so lường nổi, phải chính đương nhân cảm nhận thụ hưởng
mà thôi. Có thể nói rằng: “Cái tự do tự tại của người đời quan niệm chỉ là
phần ngoại tại của vấn đề, không dính dáng gì với cái tự do tự tại thật sự
của người tu.
|
 |
BÀI 68
Âm:
Sơn cư không tịch học vô vi,
Quá khứ nhân duyên mạc yếu tri,
Hiện tại thượng ưng vô sở trụ,
Vị
lai khởi khả dự tiền tư.
Nghĩa:
Ở
núi trống lặng học vô vi,
Những việc qua rồi chớ nghĩ chi,
Hiện tại hãy còn vô sở trú,
Vị
lai há dễ nghĩ cùng suy.
CHÚ:
Tương đối tạm
chia có ba thời gian nhưng ngay trong bản chất của chính nó đã không thật
rồi. Đó chỉ là khái niệm cụ thể hóa thôi. Kinh nói: “Tâm quá khứ chẳng
thật có, tâm hiện tại cũng không cố định, tâm vị lai thì lăng xăng mãi
không dừng”. Nói gọn là tâm trong ba thời gian đều không thật, mọi hiện
tượng trước mắt ta cũng đều không thật, chúng chỉ tạm gá nương nhau và hội
đủ các yếu tố nhân duyên thì hình thành trong một giới hạn nào đó. Các
hành giả hãy bước sang một giai đoạn nữa là tìm lấy chân thật và sống thật
với nó.
|
 |
BÀI 69
Âm:
Sơn cư mặc tọa dưỡng hi di,
Ngạch hạ tàng châu yếu bảo trì,
Khai khẩu hướng nhơn ngôn bất đắc,
Điểm đầu duy hứa tự gia tri.
Nghĩa:
Ở
núi ngồi lặng dưỡng tâm linh,
Hạt châu trên trán khéo giữ gìn,
Mở
miệng với người lời chẳng có,
Gật đầu chỉ để tấc lòng tin.
CHÚ:
Phải sống thật với thể chân thật bất diệt của mình và gìn giữ nó như tráng
sĩ gìn giữ hạt châu quiù báu trên trán. Sự tình này tự mình mình hay,
không thể mở miệng nói với người khác được. Nên nói: “Mở miệng với người
lời chẳng có, âm thầm chỉ để tấc lòng tin”. Chỗ này kẻ nào tin đến chấp
nhận, là người đại lực lượng có thể chu toàn sứ mạng Như Lai. Kính khuyên
tất cả Điều Ngự Tử chớ nên chết cứng trong lớp võ cũ rích của mình. Hãy
chuyển mình nhảy vào giai đoạn mới với tinh thần vô trước và niềm thanh
cao siêu thoát sẵn có của mình.
|
 |
BÀI 70
Âm:
Sơn cư độc lạc tự gia tri,
Tả
hữu phùng nguyên nhậm sở chi,
Tâm địa nhược năng vô quái ngại,
Hà
phương thuyết kệ dữ ngâm thi.
Nghĩa:
Ở
núi vui thích một mình hay,
Bốn phía đều như mặc đó đây,
Nếu được cõi lòng không khuất lấp,
Mặc tình ngâm vịnh sống qua ngày.
CHÚ:
Tâm như cảnh
như tất cả đều như. Khi này trong lòng tràn trề vui thích. Đây trăng nước
trời mây, đây rừng núi chập chùng với bao gấm vóc, với nét uy nghiêm tất
cả làm thành như cùng về một màu tươi sức sống. Đó là sức sống Thiền, sức
sống của nội tại hùng mạnh dâng cao phát sáng hợp nhất với tất cả. Hiện
thành tất cả. Đến điền địa này, hành giả an nhiên linh động, giàu thôi của
báu vô lượng, mặc tình ngâm vịnh suốt ngày, thích thú cao sang muôn thuở.
Một tiếng quát
!
|