PHỔ MÔN GIẢNG LỤC

Biên soạn và giảng giải:Pháp Sư Bảo Tịnh

PHỤ LỤC

            Nghi Thức Tụng Niệm

            Quán Thế Âm Bồ Tát

1.- Quán Âm Tán

            Quán Âm Ðại Sĩ,

            Bửu hiệu Viên Thông.

            Mười hai đại nguyện thệ nguyện hoằng thâm,

            Khổ hải độ mê tân cứu khổ tầm thanh,

            Các cõi đều hiện thân.

            Nam mô Thanh Lương Ðịa Bồ Tát Ma ha tát. (Xưng ba lần)

2.- Tụng Kinh Chú

- Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm. (Tụng 1 lần hoặc tụng thêm)

- Chú Ðại Bi. (Tụng 3 lần hoặc 7, hoặc tụng thêm)

- Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh. (3 lần hoặc 7 lần)

3.- Ðại Quán Âm Tán (Do Ấn Quang Pháp Sư soạn)

            Quán Thế Âm Thệ nguyện thâm,

            Ðộ sanh ra khỏi khổ luân.

            Hưng Từ Vận Bi khắp cõi trần,

            Thảy đều nhiếp nhập Phổ Môn.

            Ba mươi hai ứng thị hiện thân,

            Rốt ráo khiến chứng Phật tâm.

            Thường niệm cung kính Quán Thế Âm,

            Tiêu tai cát khánh lâm.

            Thường niệm cung kính Quán Thế Âm,

            Tiêu tai cát khánh lâm.

4.- Quán Âm Kệ I (Do Ấn Quang Pháp Sư soạn)

            Quán Âm thệ nguyện diệu khó nghì.

            Phó cảm ứng cơ chẳng mất thì,

            Cứu khổ tầm thanh đá hút sắt.

            Hiện thân thuyết pháp trăng đáy trì,

            Trần sát các cõi đều tế độ.

            Ta bà trong giới dũ lòng Từ,

            Ơn sâu muôn kiếp khen chẳng xứng,

            Mong thương ngu dại khắp hộ trì.

Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Ðại Từ Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát Ma ha tát.

5.- Quán Âm Kệ II  (1, 2 chọn 1)

            Phổ Ðà lạc già thường vào Ðịnh,

            Tùy phó cảm khắp mọi nơi nơi.

            Tầm thanh cứu khổ đạo mê đời,

            Vậy nên hiệu là Quán Tự Tại.

Nam mô Phổ Ðà lưu ly thế giới Ðại Từ Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát Ma ha tát.

6.- Niệm Hồng Danh Bồ Tát (Trăm ngàn vạn tiếng, càng nhiều càng tốt)

            Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

7.- Kệ Hồi Hướng  (Do Ấn Quang Pháp Sư soạn)

            Nguyện công đức trì tụng tốt này,

            Xin nhờ Ðại Sĩ dũ lòng thương.

            Tiêu trừ tự tha nghiệp xưa nay,

            Tăng trưởng ta người căn lành tốt.

            Luôn kiếp hằng ôm lòng Ðại Sĩ,

            Khắp cõi thường tu hạnh Bồ Tát.

            Tột đời vị lai làm lợi ích,

            Khiến khắp hữu tình không họa hại.

(Nếu không nhiều thì giờ, từ kệ Quán Âm mà niệm cũng được).

BÀI BẠT

(của Thôi Chú Bình)

Thời nay cách Phật đã xa, nên lòng tham, sân, si nổi lên cuồn cuộn liên miên chẳng khi nào dứt. Sát, đạo, dâm cứ từng lớp sinh ra không lúc nào cùng. Rồi nhân đấy sừng móng đấu nhau, lòng dạ câu móc, ngươi lầm bởi ta gạt. Thôi là gai chông rợp đất, bạo ngược dẫy đầy. Ðã từng không yên ổn trong giây lát, đâu còn có góc trời nào mà an vui. Thật đáng thương thay!

Ngược giòng mà xét: Từ khi khoa học xiển minh, vật chất tiến bộ. Kìa như tàu thủy, xe lửa, phi cơ, nháy mắt đã vượt qua ngàn dặm, vốn là để giao thông cho tiện lợi, vốn là để giúp cho đời sống được tiện lợi thêm. Cho nên ngày nay hể trăm sự cần dùng, tất cả đều hưởng lạc. Thế thì đâu chẳng phải là xa hoa hào xí, buông lung cho thỏa thích? Ðem mà so sánh với ngày xa xưa, nào những trăm lần hơn! Tuy nhiên, đại phàm có lợi là hại vẫn kèm theo một bên. Kìa thử xem, sản xuất cải cách, đua nhau trọng về cơ giới, ngày càng mới, mới luôn, tinh xảo lanh lẹ.

Cứ như nghề dệt mà nói. Một người điều khiển một bộ máy dệt, mỗi ngày sản xuất hàng hóa đến cả trăm ngàn. Thật là mức sản xuất hết sức hùng hậu, so với các thủ công nghiệp chẳng còn nói gì được nữa. Lại nữa, hàng hóa ấy đẹp, giá lại rẻ, ai mà chẳng thích dùng. Nhân đấy cho nên hàng vải nội hóa như sa như bố chẳng còn ai đếm xỉa tới nữa. Vì thế mà kinh tế ở nông thôn bị ảnh hưởng thật lớn lao! Hướng lại nữa, thời gian rất gần đây, lại mới có phát minh thứ máy dệt tự động. Bốn chục bộ máy dệt ngày xưa phải dùng đến bốn mươi người quản lý, ngày nay chỉ cần một người đã đủ rồi! Vậy thời còn thừa lại ba mươi chín người làm gì? Phải chăng là đều bị thất nghiệp. Một nghề dệt như thế thời các ngành khác cũng đều bị như vậy cả.

Cứ thế, ngày giờ diễn tiến năm tháng thay đổi. Ðấy, sở dĩ những người thất nghiệp đầy dẫy ngàn vạn, khắp cả toàn cầu, ngày càng tăng thêm mà không thôi bớt. Kẻ thất nghiệp đã lắm nhiều thời sức mua bán cũng bởi đó mà yếu kém. Mua bán yếu kém, tức con đường tiêu thụ cũng bị ngưng trệ ứ đọng. Ðường tiêu thụ mà chẳng thông suốt là càng khiến cho sự khiếm khuyết càng nhiều thêm. Thế là giai cấp tư sản cùng khiếm khuyết thêm, thời những nhân viên, nhân công phụ trách trong các ngành sản xuất thương mãi cũng phải thất nghiệp theo. Vậy là kẻ thất nghiệp ngày càng gia nhập đông nhiều hơn. Vậy thời con đường tiêu thụ đã bị bế tắc, hàng hóa bị ứ đọng, chẳng lẽ chẳng mở mang thêm thị trường để mà lưu thông hàng hóa?

Mà muốn mong cho nền thương nghiệp được phát triển sự mậu dịch được an toàn, lại chẳng lẻ không dùng võ lực làm hậu thuẩn cho việc khuếch trương ấy sao? Cho nên các thứ dụng cụ xâm lược như chính trị, kinh tế, quân sự đều tùy theo đó phát khởi chẳng thể nào mà ngăn chận được nữa. Vả lại chính lúc mà phương pháp làm cho hưng thịnh chưa ổn chưa xong, bởi đây là nguyên nhân chính làm cho nông thôn bị phá sản, kinh tế bị sụp đổ, thế giới đại chiến, thịt kẻ yếu bị đứa mạnh nuốt là lẽ đương nhiên.

Lại như tàu thủy vốn là để giúp lợi ích cho việc vượt biển cả đại dương, máy bay nguyên là con thuyền để xuyên qua hư không. Nhưng bị lợi dụng làm giàu cho đế quốc chủ nghĩa dã tâm xâm lược như Pháp, Tây, Tư bản Ðế quốc chủ nghĩa, rồi bèn tranh nhau tạo ra quân hạm, chiến đấu cơ. Thuốc nổ nguyên là để đốt nổ phá vỡ núi gò, và mở mang đường hầm. Nhưng cũng bị lợi dụng làm tiên phong xâm lược. Do đấy rồi tài sản và tính mệnh của nhân dân, không còn cách nào hơn là hy sinh cho trước rừng súng lửa đạn, thôi thì chẳng có thể lấy vài chữ mà tính cho xiết. Than ôi! Ðau đớn thay.

Phải chăng, đây là Ma vương tác quái, La sát hiện hình, cũng bởi do nơi ác nghiệp của toàn dân cơ cảm mà cũng bởi mọi người đều thiếu khuyết đạo đức mà lại đua chuộng lối sống trá ngụy, đến nỗi gây ra lương tri lương năng sẵn có chìm đắm trong biển sanh tử khổ hải, không còn cách nào mà cứu vớt được nữa vậy.

Bởi thế cho nên Ðức Ðại Giác Thế Tôn ta, với tấm lòng Ðại Từ Ðại Bi thương xót nên rộng ban giáo pháp. Trước tiên nói ba đạo pháp là tam quy, ngũ giới và thập thiện, kế sau mới khiến đoạn hoặc chứng nhơn để rộng độ chúng hữu tình, cuối cùng là giác hạnh viên mãn đều thành Phật đạo. Luận về cương yếu là không ngoài ngăn ác tu thiện, rõ nhân biết quả, niệm Phật cầu sanh Tây phương với mục đích là rộng độ chúng sanh mà thôi.

Tức nơi ngũ giới mà nói:

            Chẳng sát sanh.

            Chẳng trộm cắp.

            Chẳng tà dâm.

            Chẳng nói dối.

            Chẳng uống rượu.

1.- Lưu ý giới không sát sanh cho lắm đấy. Không sát sanh thời với những loại hàm linh tánh, bò bay máy cựa còn không dám giết huống là giết người ư. Cái nhân giết hại đã dứt, thời đại tai nạn đao binh chẳng còn do đâu mà khởi lên được. Nhưng với ngày nay, sở dĩ chiến hạm lan tràn đầy dẫy khắp cả hoàn cầu, đã nhiều năm rồi mà chẳng dứt. Ở không yên một ngày, sống không vui một khắc. Vụt ra vài quả lựu đạn là chợ quán biến thành gò hoang, nổ một quả bom là thịt máu thành sông núi. Nhân bởi có sát nghiệp đời trước gây nên ngày nay như thế đây. Cho nên đã nói: Muốn biết do đâu có chiến tranh, chỉ cần nghe tiếng hàng thịt lúc nửa đêm. Lại nói thêm: Muốn khỏi chiến tranh sống hòa bình, khi nào loài người chẳng ăn thịt. Người đời họ xem đây, cần phải biết sợ mà răn dè vậy.

Người đời bị một cú đánh, một lời mắng, hãy còn nghĩ cách trả thù, huống là bị giết hại tán thân mất mạng là đại thù chẳng đội trời chung, thì dễ gì chịu thua sao? Nếu được, không việc sát hại, thời những tội hình pháp sát nhân hại mạng đều chẳng còn vi phạm vậy.

2.- Chẳng trộm cắp, thời dã tâm chở hàng tới để cướp của lợi, nuốt dần dần đất đai tự nhiên dứt mất. Nước với nước chẳng đánh nhau, đảng với đảng chẳng tranh nhau, cá nhân với cá nhân chẳng đấu nhau, mà thân sơ đồng nhất thể vậy, thời những tội hình pháp cướp mạnh, trộm biển nguy hại cho quốc gia chánh phủ, ngụy tạo tiền tệ, ấn loát văn tự, quấy rối chức phận, xâm chiếm lấn át, các tội cũng chẳng do đâu mà gây thành được vậy.

3.- Chẳng tà dâm, thời giữa trái với gái nên dùng lễ độ giao thiệp với nhau, phải nghiêm lập giới hạn hẳn hoi (dù cho thuận theo trào lưu xã hội công khai đi nữa, nhưng cũng cần nổ lực răn cấm sự lạm dụng để đề phòng vượt quá phạm vị. Bởi vì chúng sanh ái nặng, ở lâu với nhau thời quen, quen là tình dục dễ sanh. Mà tình dục sanh thời mất hết lẽ phải). Ðược thế là đã không còn có thói tìm hoa hỏi liễu, cắp nách nàng đi dạo chơi, thời đâu có họa đồi phong bại tục, nghiêng nước đổ nhà hư thân hại danh nữa. Tức những tội hình pháp phương hại hôn nhân và gia đình các tội lỗi ấy thời đều là trở thành đủ lẽ lịch đẹp vậy.

4.- Chẳng nói dối, thời lời nói ra đều chân thật. Con nít ông già cũng không bị gạt. Một lời nói chẳng cẩu thả, đâu còn dùng lối bẻ cong sự thật, làm cho người nghe rối lầm, nêu lên những điều chẳng tốt của người, mà ẩn dấu những việc rất xấu của mình. Ðược thế là những tội hình pháp phỉ báng lừa gạt các tội lỗi cũng không do đâu mà gia hại đến thân phận vậy.

5.- Chẳng uống rượu, thời thần trí sáng suốt để phán đoán việc phải quất, từng ly tí phân minh. Nhưng những kẻ thèm rượu là uống khỏe hơn ai hết, cạn một chén, một chén nối liền, uống như sói nuốt hổ táp. Bởi đó nên ác niệm liền manh sanh. Thôi thời trăm quấy đều làm, trắng đen lộn lạo, bậy bạ hết đời.

Ngày xưa đã có người uống rượu say quá chén, mới bắt cặp gà hàng xóm giấu và làm thịt để giúp chén thêm ý nghĩa điệu vị. Thế là phạm sát, đạo hai giới. Người đàn bà hàng xóm bị mất gà, đến hỏi tìm gà. Ông ta giả vờ nói không thấy gà vịt nào chạy đến đây cả. Lại phạm giới vọng ngữ nữa. Máu say nhìn ngắm người đàn bà có nhan sắc đẹp lại cưỡng bức gian dâm. Thế là phạm thêm giới tà dâm nữa. Một phen say rượu mà gây đủ năm tội ác vậy. Luận Trí Ðộ nói tường tận rượu có 35 tội lỗi. Cho nên biết rượu là họa lớn nhất vậy.

Nếu như ai có thể nghiêm tu ngũ giới: Bên trong lương tri sáng láng minh mẫn, khiến cho hình pháp để nơi vô dụng, bên ngoài những sự dối trá tiêu tan. Vũ khí hóa thành ngọc lụa. Ðâu chẳng phải làm cho gạt bỏ hết hình phạt mà tạo thành nhân gian tịnh độ đại đồng thế giới vậy thay!

Lại nữa, chẳng trộm cắp là yêu tiếc của công, vật bỏ lại dùng cho lợi, chẳng tư dụng của công. Chẳng cờ bạc, lượm được của rơi nơi đâu đó là giao lại cho nguyên chủ ngay. Mua bán quyết phải công bình.

Chẳng tà dâm chính là chẳng cờ bạc. Ðối với đàn bà con gái cần lễ nhượng. Chẳng nói dối tức là ước hẹn hội nhau đúng thời giờ. Chẳng uống rượu chính là chẳng say sưa. Mọi nơi chỗ cũng với lối tân sinh hoạt, phải biết chỗ giúp đỡ nhau, chẳng mưu toan mà thích hợp vậy.

Lại nữa, là người chân học Phật, gắng chịu bần khổ, đạm bạc tự cư, ít muốn biết đủ, chẳng màn vinh hoa chỉ cầu áo bố đắp thân là được rồi. So sánh với những lụa là sô gấm, đảm phí chẳng phải là ít. Cũng chẳng dùng hương phấn xoa thân, đâu cần gì nhập cảng những lụa là hương liệu hóa trang và các thứ xa xí.

Nếu chẳng sát sanh, chỉ cần cải rau cơm hẩm mà thôi, đâu cần gì nhập cảng những thứ vi cá hải sâm, bong bóng cá, quế sò, các thứ sơn hào hải vị làm chi. Chẳng uống rượu là một trong năm giới. Mọi người đều chẳng uống rượu, thời gạo dùng nấu rượu được sung vào làm nguyên liệu khác, đều chẳng hư phí mê loạn tâm linh. Hút thuốc cũng loại tiêu hao, cũng chẳng phải là thứ chúng ta nên dùng. Vậy thời không ai nhập cảng thuốc, rượu, số ngoại tệ hằng năm lọt ra ngoài mười hai vạn đồng, chẳng ngăn cấm mà tự nhiên chẳng lọt được nữa vậy. Ðấy là những điều mà có nhiều quan hệ với nền kinh tế quốc gia vậy.

Cờ bạc, tuy miệng nói là vui chơi nhưng tâm trước đã bất chính. Vả lại vứt một con bài, chẳng may là có thể khuynh gia bại sản và lo lắng bạc tóc nữa là khác. Phạm giới trộm cắp, Ðại Tiểu Thừa giới đều ngăn cấm. Tà dâm đã liệt vào trong bốn giới căn bản, cũng được Ðại Tiểu Thừa đều ngăn. Tự mình đã thủ trinh chẳng dâm, thời bọn đĩ thỏa chẳng cấm mà tự nhiên hết vậy.

Tâm khỉ ý ngựa rất khó chế ngự. Mà giữ nhất tâm lại được một chỗ thời được Ðức Phật khen mà. Cầu được nhất tâm tu đạo chẳng rảnh, đâu còn có thì giờ mà đi xem hát xướng ca múa nữa. Ðại phàm hạn chế sự vui thú, ngăn cấm cờ bạc, giữ gìn tín nhiệm, bài trừ say sưa các việc ấy, đã không bị phạm là với sự đề xướng vận động hô hào tiết kiệm tự nhiên ăn khớp với nhau như một.

Lại nữa, người đời đều cho Phật giáo là chuyên thờ hình tượng nhân đấy mà khinh thường coi nhẹ. Họ đâu biết rằng đấy là tiêu biểu thâm tình ngưỡng mộ, đối với thế gian, đắp tượng xi măng, đúc tượng bằng đồng để lại làm kỷ niệm cho muôn đời đâu có khác chi? Hoặc có người cho Phật giáo là đạo thần bí, là mù tít, là lìa cõi đời, rồi bèn cho là tiêu cực. Họ chẳng biết rằng Phật pháp là tại thế gian, chẳng rời sự giác ngộ của thế gian. Ta thử xem, trước vừa nói pháp ngũ giới, đối với vấn đề trọng đại: Nhân sinh, xã hội, quốc gia, thế giới, lại cùng với quốc pháp tân sinh họat tiết ước tiết kiệm các loại quốc sách quan hệ biết bao, thì sao gọi là tiêu cực được. Kìa những kẻ ấy thật đáng thương vậy thay! Nếu cho rằng mù mịt, xa tít, thần bí. Thử hỏi ta đọc tụng sách Nho, có ai thấy các ngài Nghiêu, Thuấn, Châu Công, Khổng Tử bao giờ chưa? Hay vì mắt chưa thấy là phủ nhận và chẳng đáng tin ư?

Ðức Phật nói khắp trong hư không thế giới vô lượng vô biên, có một thế giới tên là Cực Lạc. Chúng sanh ở trong thế giới ấy, không có các điều khổ, mà chỉ hưởng các sự vui. Vả lại, chúng sanh trong mỗi thế giới cũng vẫn nhiều vô lượng vô biên, chẳng thể dùng tính toán số lượng mà có thể biết được. Kìa xem các nhà Thiên văn học, họ đã phát hiện thấy có tám đại hành tinh. Trong bản đồ chú giải đầy đủ vị trí các hành tinh ấy rõ ràng. Nếu cho rằng con mắt thịt của chúng ta từng được thấy đầy đủ, bằng không thời chẳng có, như thế thì có đúng chăng? Lại nữa, các nhà Thiên văn học còn phát hiện trên mỗi tinh cầu ấy, cũng có núi sông, đất liền, động vật, thực vật thảy đều đầy đủ, lại là cái việc mà mắt ta đâu có thể xem thấy được. Nhưng đối với dẫn chứng lời Phật nói như trên thì Ðồng hay là Khác?

Thời đại Ðức Phật là trước đây trên hai ngàn năm trăm năm về trước, Phật đã từng nói trong một bát nước có tám muôn bốn ngàn vi trùng, và trong một thân thể con người cũng có số hộ trùng chừng ấy. Ngày nay, những nhà y học cũng đã phát hiện trong thân thể người ta có rất nhiều loại trùng. Nếu dùng kính hiển vi soi vào cũng thấy suốt được các thứ sinh trùng mà mắt người chẳng thể nào thấy được. Nhưng với sự dẫn chứng lời Phật nói như trên thì Ðồng hay là Khác?

Các nhà Thiên văn cố nhiên là chẳng nói dối, chúng ta đều tin theo lời họ chắc chắn chẳng nghi ngờ gì. Nhưng Phật sở dĩ thành Phật là vì nhờ tu ngũ giới mà thành. Ðức Phật là kẻ cố sức, chủ yếu, chẳng nói dối. Vậy thời những lời do chính Ðức Phật nói ra đâu được chẳng tin chịu mà phụng hành ư?

Lại như trong thời đại Trung quốc bế quan tỏa cảng, chỉ biết Ðông là mọi Di, Tây là mọi Nhung, Nam là mọi Man, Bắc là mọi Ðịch. Ðến như các nước Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha và Anh, Pháp, Ðức đều chưa thấy. Một ngày nọ hải cấm được mở rộng mới có nhân sĩ các nước Âu Mỹ nối gót chen vai mà đến. Bấy giờ Tàu ta mới bừng mắt biết có các nước Âu Mỹ. Nhưng lúc ban đầu chưa thấy họ thời chẳng phải không có các nước Tây, Bồ? Và đến lúc thấy biết, lại cũng chẳng phải nhân sĩ các nước Tây, Bồ bấy giờ mới xuất sanh ra?

Lại như ông Kha Luân Bố phát hiện ra Tân đại lục, khi mới ban sơ người Anh cũng chẳng chịu tin. Nhưng trước khi ông Kha phát hiện, vẫn chẳng phải đại lục lặn chìm. Và cũng chẳng phải khi ông Kha phát hiện mới bắt đầu nhóm cát đọng bùn lại mà thành đại lục địa. Vậy là biết người đời cứ cho rằng mắt chưa thấy đến bèn vội phủ nhận. Và cũng nhân đấy mà vội vàng chẳng tin lý do có Tây phương Cực Lạc thế giới vậy. Bởi đấy đủ cho biết là tri kiến của họ quá hẹp hòi.

Lại nữa, Ðức Phật nói lục đạo luân hồi lộn quanh chịu quả báo. Với việc này, cố nhiên là người đời đang còn mê muội lắm, và họ lại chịu ảnh hưởng học thuyết của bốn ông Tinh, Châu, Hàn, Âu cho là hình hài đã hư diệt, thời thần thức cũng bị bay tan theo làm họ bị mê hoặc. Vì thế nên người đời đều cho là sau khi chết là mất dứt hẳn, và không có đời sau. Nhân đấy bèn phóng tâm làm điều tà vạy, xa xí, bạo ngược, buông lung, không ác nào chẳng dám làm. Thế là bởi mê lầm mà gây nên nghiệp, rồi bởi nghiệp mà chịu quả báo. Do đấy, rồi bị chìm đắm trong lục đạo và luân hồi mãi mãi không khi nào dứt được. Biết thở than than thở làm sao cho xiết.

Vật lý học có định luật bảo toàn vật chất. Ðại ý bảo rằng vật chất chỉ có thể biến đổi hình dạng mà thể chất của nó chẳng thể nào hủy diệt mất hẳn được... Ví như đốt cây củi, người ta chỉ thấy khói và tro mà thôi. Rồi bèn cho là đốt cây củi hóa làm khói sắc đen, vậy thôi. Kỳ thiệt chẳng phải vậy. Chính khi cây củi bị đốt cháy, dưỡng khí cùng với nó hóa hợp biến làm một thứ thán khí, nó hổn hòa giữa hư không với không khí, rồi nó bay phát ra làm dưỡng liệu để nuôi cho rừng rậm cây cối được sanh trưởng. Sau khi cây cối hút thu khí thán, nó mới nhả ra dưỡng khí tinh túy. Một khi cây cối đã trưởng thành bị chặt và lại đem đốt cháy. Cứ như thế lộn quanh mà biến hóa. Nhưng cây củi và dưỡng khí thật chưa hề bị hủy diệt mất hẳn bao giờ? Chỉ vì nhãn lực của người ta chẳng thấy kịp đến đấy thôi. Thực vật như thế, thời con người do Ðịa (da, xương...), Thủy (máu, đàm...), Hỏa (ấm, nóng...), Phong (hô hấp...) tứ đại hòa hợp mà thành thân thể thời đâu có thể đứng ngoại lệ ấy được. Phật nói: Người chết Ðịa đại vẫn quy về cho Ðịa, Thủy, Hỏa, Phong cũng đều như thế. Vậy thời Phật với Vật lý học từng có khác gì đâu. Nay lại tiến thêm mà luận cho rõ: Loài người sở dĩ có trí huệ và động tác, trừ ngoài tứ đại hãy còn có một vị chủ thể là thần thức tồn tại. Chính lúc người chết, thần thức này y cứ theo nghiệp lực thiện ác ở đời trước, do nhân như thế nào để quyết định quả như thế ấy. Mỗi mỗi đều chịu sự đền trả ở các đạo: Người, Trời, Quỷ, Súc sanh... Nên đã nói: Ra một bào thai, vào một bào thai. Bào thai tuy có biến đổi, mà thần thức chủ thể này, thật chưa từng trả về lại mảy may nào cho Thái hư không cả.

Như vài năm trước đây, tại Thượng Hải, nơi vườn Ðại trường phóng sanh một con heo chỉ có một chân bên tả đàng trước vẫn là tay người mà chẳng phải chân heo. Chính bởi người này đời trước đã gây nhiều ác nghiệp, và khi ăn năn, đối trước một vị Tăng chỉ đưa một tay tả lên mà sám hối, cho nên cánh tay tả vẫn lưu lại y nguyên hình như cũ. Lại một vụ nữa, tại huyện Ðơn Dương, thôn Tạ Gia, cũng trước đây vài năm, nơi nhà họ Tạ có sáu con heo con, ở trên lưng mỗi con đều có nổi lên cục thịt láng trơn không lông, và đều hiện ra họ tên những kẻ sanh thời rất rõ ràng minh bạch, đều là những đại nhân vật có tiếng tăm hiển quý oai vũ quyền thế trong thời gian hai ba mươi năm gần đây cả. Sở dĩ thị hiện như thế là để răn nhắc chúng ta bỏ ác hướng thiện đấy vậy.

Nếu bảy con heo này nếu chẳng hiện tay người và tên họ kẻ sanh tiền, vẫn chẳng khỏi cái khổ dao thớt, hoặc là cung cấp cho bà con dòng họ con cháu và bạn bè ăn nhậu. Mà những người ăn nhậu, nào có biết tự mình ăn thịt thân hữu tổ tiên mình đâu. Nay những kẻ ăn thịt đổi địa vị mà suy nghĩ coi, ai chẳng quăng đũa mà bùi ngùi run sợ, đau đớn, khóc sa nước mắt ấy thôi! Vậy nên người đời phải dùng rau trái mà chẳng nên ăn thịt. Bởi vì không còn mảy may gì nghi ngờ vậy.

Vả lại, quả thật người, sau khi chết, hình hài hư mục, tinh thần cũng phiêu tán, chẳng có ai chịu quả báo luân hồi, thời ngày có một người chết, tức ngày đó thiếu một người, tại sao ngày nay vẫn còn sanh sản con nít nhiều như thế, cứu xét do đâu mà đến sanh ra ư?

Nếu bảo đấng Phạm Thiên hay đấng nào đó ban cho. Vậy ai ban cho đấng nào đó hay vị Phạm Thiên? Nếu quả là sanh tử chẳng lấy thiện ác làm tiêu chuẩn thăng lên hay đọa xuống, hoặc thịnh hoặc suy, thì tại sao có những trẻ em mới vừa sanh ra chưa làm một điều gì ác hết mà vẫn bị chết yểu tật bệnh và chịu các việc khổ đau? Và với việc người chết phải chuyển biến làm heo, thay hình đổi dạng hiện ra người tại thế gian này ư?

Ðấy là bởi người đời mê muội lý nhân quả ba đời mà duy có nhà Phật nói rất rõ ràng và đầy đủ vậy thôi. Xem đấy, thời biết những kẻ chủ trương cá, thịt, tôm, cua, sò, ốc của trời sinh để cung cấp cho người ăn, hoặc bảo đấng Phạm Thiên ban cho, và chẳng do bởi thiện ác mà phải thăng trầm, mà chỉ đem lòng tin hay chẳng tin là tiêu chuẩn, cùng với các học thuyết cho rằng người chết phải trả lại thái hư, chẳng cần công kích mà nó tự phá vỡ vậy.

Lại nữa, ngũ giới Phật dạy cùng với ngũ thường của Nho giáo tương đồng: Chẳng giết là nhân, chẳng trộm là nghĩa, chẳng tà dâm là lễ, chẳng nói dối là tín, chẳng uống rượu là trí. Lại tiến thêm nữa, thời chẳng những chẳng giết mà còn cần phải phóng sanh, cho đến chẳng những chẳng uống rượu lại cần phải thâm tín nhân quả, sùng phụng ngôi Tam Bảo thời lại là cao hơn nữa. Và ngũ giới lại cùng với tâm lý kiến thiết tổng lý vẫn cũng giúp đỡ nhau thông suốt. Bởi vì trung nghĩa tức chẳng trộm cắp (chẳng trung nghĩa mà vẫn giữ chức vị tốt lãnh lương cũng là phạm giới trộm cắp). Hiếu để cùng với nhân từ tức chẳng sát sanh (vì tất cả nam tử là cha ta, tất cả nữ tử là mẹ ta vậy). Tin tức chẳng nói dối. Hòa bình tức chẳng uống rượu.

Lại nữa, một tiếng niệm Phật, tức có lợi ích một tiếng, cho đến niệm liên tục trăm ngàn vạn ức tiếng là lợi ích vô cùng. Vì chính lúc xưng danh, niệm do tâm khởi, tiếng từ miệng ra, nhiếp tai trở lại nghe tiếng, thời tâm dễ định. Kinh gọi là thu nhiếp tâm buông lung kia ấy vậy. Và cũng chính khi trì danh, vọng tưởng chẳng sanh được, tức là bố thí. Kinh gọi bố thí là xả bỏ ấy vậy. Và cũng vẫn là chính lúc trì danh, ác niệm chẳng mống khởi, tức là trì giới. Chúng ta lúc rảnh ở không, không có việc gì để làm, lại là ăn no ngủ ấm thường nghĩ đến dâm dục. Dục niệm một khi mống khởi, tức là đã bị đốt trong lửa dục, khó mà dập tắt nổi. Nếu nhất tâm cao tiếng xưng niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát chừng vài tiếng, và nhiếp tai chuyên chú lắng nghe, thời dâm niệm dục giác tức thì ngưng dứt ngay liền tức khắc.

Tôi (tác giả) đã thường nghiệm thử phương pháp này rất có hiệu quả, không sai. Thật là một chính quy chủ lực quân giúp chúng ta hàng phục dục ma, khắc chế tà niệm mới khỏi phạm tịnh giới vậy. Như Phẩm kinh này dạy rằng: Nếu có chúng sanh nhiều nơi dâm dục, thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ Tát, bèn đặng lìa dục. Tin chắc chứ chẳng dối vậy.

Tất cả hủy báng, chẳng đến nỗi não hại, tức là nhẫn nhục. Niệm niệm nối luôn, chẳng chút gián đoạn tức là tinh tấn. Nhiếp tâm chẳng tán loạn, không cho buông lung tức là thiền định. Tất cả lý giải rực rỡ thông suốt tức là trí huệ. Vậy thời phải biết một phen cất tiếng xưng danh, tức là đã thu nhiếp hết lục độ vạn hạnh của Bồ Tát tu không sót một pháp nào cả. Nên kinh nói: Không một pháp nào chẳng phải từ pháp giới này chảy ra, và cũng không một pháp nào chẳng phải về lại pháp giới này. Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát cũng như thế. Lớn vậy thay Trì Danh ôi. Hay là có kẻ nào tiến bộ hơn, niệm Phật cầu sanh Tây phương, một đời là thành Phật chứng vô sanh nhẫn; mới phân hóa thân hình ra khắp mười phương thế giới để rộng độ chúng hữu tình, đồng thành Phật đạo. Nhưng người đời, trong mười người đã hết chín người nghi ngờ phương pháp này nên chẳng sanh lòng thành tín. Nay xin đem một ví dụ cho rõ:

Ví như có một sinh viên đại học xuất dương du học để cầu sự nghiệp học vấn cho được uyên thâm, hoặc là phụng lệnh xuất ngoại để nghiên cứu. Tất nhiên chính lúc xuất dương du học, đối với các vấn đề của quốc gia, xã hội tất cả đều gạt lại một bên đó đã, in tuồng như tiêu cực. Nhưng một mai sự học vấn thành tựu, hoặc nghiên cứu xong trở về nước, mới đem chỗ tâm đắc của mình ra cống hiến cho quốc gia xã hội. Vì quốc gia làm kế hoạch giàu mạnh, vì dân tộc làm chánh sách phục hưng, vì xã hội lo trù tính an toàn và vì dân chúng mà mưu cầu phúc lợi. Học để ứng dụng, người đem hết tài năng của mình đã sẵn có ra, đấy mới thật là tích cực. Tôi, đối với niệm Phật cầu sanh Tây phương, chứng vô sanh nhẫn, phân thân mười phương rộng độ chúng sanh cũng là như thế ấy vậy. Quý hồ thay! Thịnh đại thay! Công đức niệm Phật thật bất khả tư nghì vậy.

Bởi vì biển nghiệp mênh mông, khởi tâm động niệm đều là tội ác. Bụi trần mù mịt, vì tham nên sân đều bởi ngu si. Tám nạn ba đường, đưa mắt ra nhìn đều là như thế. Các khổ não, chín tai đeo mãi hừng cháy. Do đó nên thế giới chẳng được an ninh, dân chúng khó bề lạc nghiệp. Cúi đầu mong: Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát dũ lòng Ðại Bi, phát hoằng thệ nguyện, tầm thanh cứu khổ, được thoát khỏi bảy thứ tai nạn, ban cho mười bốn món vô úy, tùy duyên mà phó cảm, y mười hai lời thệ nguyện mà thị hiện ra ba mươi hai ứng thân. Vả lại còn giúp Ðức A Di Ðà mà hóa hiện mười phương, tiếp dẫn chúng sanh siêu lên cõi Cực Lạc. Những điều trước đấy, sở dĩ cứu hộ sắc thân, mà các điều sau là dẫn đem về Chánh giác. Ơn ấy rất lớn lao vậy thay!

Ðức Ðại Sĩ ban cho ơn rộng lớn, thật đem trời đất chẳng đủ đức rộng dày, cha mẹ chẳng đủ dụ lòng từ ái. Bảo Công Pháp sư học Tông Thiên Thai, giáo hoằng pháp môn Tịnh Ðộ. Dĩ nhiên Diệu Pháp Liên Hoa kinh là thọ trì đọc tụng. Và ngài rất là quy hướng Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát. Thật là long tượng của pháp môn, nhãn mục của nhân thiên vậy.

Ðường áp Cư Sĩ Lâm đã thành kính cung thỉnh đại tạng kinh bản Tống Thích Sa in chụp bóng, rồi lại lễ thỉnh Pháp sư cử hành nghi thức vào lúc 9 giờ ngày 1 tháng 2 năm Dân quốc thứ 25. Và cũng chiều ngày ấy vào lúc 6 giờ mới khai giảng phẩm kinh này, sau 14 ngày tròn là hoàn tất. Thính chúng ở bốn phương nối gót liền nhau đến dự hội chẳng lúc nào dứt, những kẻ đến sau không còn chỗ đứng ngồi. Nay những người hân hạnh dự Hội tuy thu hoạch được lợi ích là hiểu đạo pháp rõ ràng hơn hết, nhưng xét ra vẫn là hạn cục địa phương và thời gian, nếu chẳng ghi chép cho thành sách thời làm sao mà được truyền bá rộng khắp cho đại thiên thế giới và lưu bố trong và ngoài nước ư?

Do đó nên chẳng tự lượng sức nghe thấy hẹp hòi của tôi, nên tôi đã cùng đạo hữu Tôn Tử Á nghe đâu chép đó trong khi dự Hội thính giảng, chẳng ngờ đã thành sách. Sau khi đã trình lên Pháp sư đính chánh, mới đem nhờ hai tờ báo đặc san Nam Thông và Ngũ Sơn chuyên đăng tải để giúp cho quý vị nào còn đang bận rộn bởi việc đời ràng buộc, nên chưa rảnh đến tham dự vào Pháp viên để nghe giảng, cũng được nhờ đây mà xem thấy đồng như cùng nhau nếm mùi Pháp vị chẳng khác. Nhưng, nếu biết mà chẳng thực hành thời Pháp hội này trở thành hư thiết. Trái lại, thực hành mà chẳng hiểu là dễ lạc lối, vì đường đời nhiều ngả rẽ.

Nay đã rộng đàm nói Diệu pháp, nên không một người nào chẳng phải là bạn tri âm, rất cần chân thiết mà hành trì, mong cầu có ngày chứng đến đạo pháp, để tránh sự mỉa mai là nói suông, bánh vẽ và đếm của giùm cho kẻ khác. Cho nên tiếp theo đây cũng vẫn cung thỉnh Pháp sư lãnh chúng huân tu Quán Âm Phổ Môn. Và nhân đấy gọi là Tam Pháp Hội vậy.

Qua đến mùa Hè, Pháp sư mới đem bản thảo giao cho Phật Học Thư Cuộc khắc bản để ấn hành lưu thông. Nguyên tôi có nghĩ muốn đem các bản thảo có tương quan với Phẩm kinh này họp lại mà khắc bản để lưu hành, nhưng chẳng may gặp phải thời cuộc đặc biệt phi thường: Giá in giấy tăng lên gấp đôi, bất đắc dĩ chỉ in theo đây hai bài phụ lục mà còn lại bao nhiêu bài khác chờ khi nào thuận tiện.

Sau khi bản đã thành xong, các anh em viên chức trong Thư Cuộc sơ đính lần đầu, tôi nhận tái đính lần thứ, nhưng chẳng may vừa bị bệnh nên không đủ sức để tường khám cho kỹ càng, mới đưa qua cho Phạm Sư Cổ Nông để nhờ Sư bình duyệt lần tối hậu, mong sao tránh khỏi sự lầm lẫn và làm cho người khác khỏi bị lầm theo, xin tỏ bày lòng cảm tạ. Nay sách đã thành tựu và sắp được lưu thông, tôi bèn viết lếu láo mấy lời để thuật lại nguyên do đã khởi sự ra cuộc giảng và cũng tỏ bày sơ lược cảm tưởng vô cùng tận như sau: Ai biết tôi, mới bắt tội tôi. Lời của Ðình Hầu đã minh huấn. Và tôi lại đem bài kệ văn của Giang Dĩ Viên lão cư sĩ, nhờ đấy thay làm lời hồi hướng.

Kệ rằng:

            Chúc nguyện Trung Hoa Dân Quốc,

            Nhẫn đến các nước thế giới.

            Chính phủ hoằng dương Phật pháp,

            Toàn quốc quy y Tam Bảo.

            Oai thần Tam Bảo gia bị,

            Nội phỉ ngoại hạn tiêu trừ.

            Nhân dân an cư lạc nghiệp,

            Người người niệm Phật trì trai.

            Tu thân tề gia trị quốc,

            Khắp cả thiên hạ thái bình.

            Nguyện cùng Pháp giới chúng sanh,

            Ðồng sinh Tây phương Cực Lạc.

Phật lịch 2481 Tuế thứ Mậu Dần (1937), ngày Phật thành Ðạo. Nam Thông Thôi Chú Bình viết Bài Bạt này tại Phật giáo Cư Sĩ Lâm, nơi Chiết Giang Dư Dao.

 

]

 
 

THIỀN TÔNG VIỆT NAM