Thường
Chiếu ! Danh xưng một vị Thiền
sư Việt Nam nổi tiếng thời Lý.
Sư họ Phạm, quê làng Phù Ninh,
từng làm quan cho triều đình. Là
một bậc trượng phu quân tử
có tiết tháo, không khiếp phục
uy quyền, xem thường công danh sự
nghiệp ở đời, nên chốn quan
trường đối với Sư chỉ
như trò bọt bóng . Nghe danh Thiền
sư Quảng Nghiêm ở chùa Tịnh
Quả, Sư liền từ quan, tìm đến
xuất gia học Thiền và đắc
pháp luôn tại đây.
Sau, Sư
về Trụ Trì chùa Lục Tổ ở
làng Dịch Bảng, phủ Thiên Ðức.
Tăng chúng đua nhau theo học rất
đông. Từ đó, Sư trở thành
một danh tăng lỗi lạc đương
thời. Bình nhật, Sư luôn lấy
đạo cả làm trọng, tỉnh lực
giác tâm là chánh, thường hành
chiếu soi, sống tự tại, chết
ung dung. Hôm sắp tịch, Sư hơi
đau bụng, bèn gọi chúng lại
nói: |
Nói
xong, Sư tịch. Thật còn gì tuyệt
bằng ! Có thể nói, môn phong của
Sư được các thế hệ sau phát
triển rực rỡ và chuyển tiếp thành
dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đời
Trần sáng chói mãi về sau. Danh
Sư vì thế đã trở thành danh xưng
của Thiền viện Thường Chiếu non
một thế kỷ sau. Nơi đây - Thường
Chiếu - không chỉ ảnh hiện một
tấm gương sáng xa xưa cho người
sau theo dấu soi mình, mà với ý nghĩa
tròn đủ đó, Thường Chiếu
còn là phương châm, là sở nguyện
của Hòa thượng ân sư đối
với chư Tăng: " Phản quan tự kỷ,
bổn phận sự " - luôn tự soi chiếu
lại chính mình -. Ðây cũng chính
là cương lĩnh yếu chỉ của dòng
Thiền Việt Nam cuối thế kỷ 20 này.
DUYÊN
KHỞI THÀNH LẬP THIỀN VIỆN THƯỜNG
CHIẾU.
Vào những năm 73 -74, khi mở khóa thiền
thứ hai tại Tu viện Chân Không, Hòa
thượng nhận thấy Tăng ni về núi
tham học khá đông. Theo đó, nhu cầu
đời sống vật chất của chư
Tăng cũng được đặt ra. Biết
rõ điều ấy, hai Phật tử chủ
chùa Linh Quang (cũ) ở Cát Lở phát
tâm cúng dường thửa đất 52 mẫu
tại Xã Phước Thái - Huyện Long Thành,để
Hòa thượng lập Thiền trang. Nhận
thấy cơ duyên đã đến, Hòa
thượng liền tùy hỷ. Thiền viện
Thường Chiếu được ra đời
từ đó.
1. Giai đoạn đầu từ 1974 - 30/ 04/
1975: Thời sơ khai.
Ngôi chùa Thường Chiếu đầu tiên
là một căn nhà lá, mái tol, nằm
trơ vơ trên một dãy đất cát
trắng phếu với sỏi đá khô cằn.
Thầy Ðắc Huyền được Hòa
thượng bổ nhiệm làm lính tiên
phong - Trụ trì đầu tiên - với số
chúng là bốn vị. Mấy anh em xuống
núi trong giai đoạn này quả thật
là phải " cạp đất mà ăn
". Vì vậy Hòa thượng luôn động
viên, luôn tiếp sức qua những lần
về thăm. Thầy không chỉ dùng lời
mà còn cộng sự, cuốc đất trồng
khoai, thân giáo chư tăng. Bây giờ
ngồi mà nhớ lại hồi xưa, nếp
nhà tranh, ánh đèn dầu, khung trời
nắng cháy.Ai tới đây rồi cũng
phải ngao ngán. Thường Chiếu lúc
đó, không biết ra sao ở ngày mai ?
Song nhờ có Hòa thượng luôn yểm
trợ tinh thần, giúp chư tăng vượt
qua mọi khó khăn, giữ vững tâm nguyện
tu hành của mình, nên rồi tất cả
cũng kham nhẫn được. Vạn sự
khởi đầu nan. Xưa nay vẫn vậy.
Ðến 30 / 04 / 75, đất nước giải
phóng, lịch sử sang trang. Chư Tăng ni
cũng thay đổi cuộc sống tu hành của
mình theo nhịp đổi thay chung của đất
nước. Thế là Tăng ni của cả
hai viện Chân Không và Bát Nhã khóa
hai cùng xuống núi, về đây làm
ruộng rẫy. Thầy Phước Hảo và
Thầy Ðắc Pháp cũng có mặt trong
giai đoạn này để hướng dẫn
chúng tu học và lao động, Tuy nhiên,
thời gian chỉ có hai tháng thì giao lại
cho Thầy Nhật Quang làm Huynh Trưởng.
Ngẫm lại trong cuộc vô thường,
bể hóa cồn dâu có khác gì nhau.
Cũng chỉ đùa mà thôi.
2.
Giai đoạn hai từ 1975 - 1986:
Thời vượt khó.Năm 1975, Thầy Nhật
Quang lãnh trách nhiệm Huynh Trưởng với
tổng số chúng là 20 vị. Hòa thượng
cho cất thêm một tăng đường
bằng lá và cái thất sàn cũng
bằng lá, nép mình khiêm cung bên bụi
tre hồi đó chính là phương trượng
của Thầy bây giờ.Thanh Qui Bách Trượng
được áp dụng từ đây. Nhất
nhật bất tác, nhất nhật bất thực
( một ngày không làm, một ngày không
ăn ).
Tu, học và lao động trở thành ba
yếu tố căn bản không thể thiếu
của Thiền sinh Thường Chiếu và các
Chiếu phụ cận ra đời tiếp theo
sau như Viên Chiếu (1975), Linh Chiếu (1980)
. Việc tu được Hòa thượng
cụ thể hóa như hơi thở, việc
học như uống nước, việc làm
như ăn cơm. Một trong ba đều cần
thiết đối với đời sống tu
học của Thiền sinh. Ðể chấn
chỉnh môn phong trong giai đoạn này, Hòa
thượng Viện Trưởng đã sửa
đổi bản Thanh Qui Chân Không, cho ra đời
bản Qui Ước áp dụng chung cho các
Thiền viện. Tinh thần tu, học và lao
động tuy phôi thai
nhưng đã gầy dựng được
một sức sống mới trong tăng đoàn.
Sức sống ấy đã được Thiền
tăng chuyển tải trên đồng khô
ruộng cạn, trên từng nhát cuốc đường
cày, lúc đẩy xe kéo củi, khi đào
giếng khoét mương.khắp trong bạn
lứa anh em, đâu đâu cũng hùng
hồn vang vọng như một hành khúc:
|