SƠ TỔ PHÁI TRÚC LÂM
THI PHÚ HÁN NÔM (tt)
GIẢNG (tt)
HỘI THỨ
CHÍN
Vậy cho hay:
Cơ quan Tổ
giáo;
Tuy khác nhiều
đàng,
Chẳng cách mấy
gang.
Chỉn xá nói từ
sau Mã Tổ;
Ắt đã quên
thuở trước Tiêu Hoàng.
Công đức toàn
vô, tính chấp si càng thêm lỗi;
Khuếch nhiên
bất thức, tai ngu mảng ắt còn vang.
Sanh Thiên
Trúc, chết Thiếu Lâm, chôn dối chân non Hùng Nhĩ;
Thân bồ-đề,
lòng minh kính, bài giơ mặt vách hành lang.
Vương lão chém
mèo, lạt trẩy lòng ngừa thủ tọa;
Thầy Hồ khua
chó, trỏ xem trí nhẹ con giàng.
Chợ Lư Lăng
gạo mắc quá ư, chẳng cho mà cả;
Sở Thạch Đầu
đá trơn hết tấc, khôn đến thưa đang.
Phá Táo cất
cờ, đạp xuống dấu thiêng thần miếu;
Câu chi day
ngón, dùng đòi nếp cũ ông ang.
Lưỡi gươm Lâm
Tế, nạng Bí Ma, trước nạp tăng no dầu tự tại;
Sư tử ông
Đoan, trâu thầy Hựu, răn đàn việt hượm xá nghênh ngang.
Đưa phiến tử,
cất trúc bề, nghiệm kẻ học cơ quan nhẹ nhẵn;
Xô hòn cầu,
cầm mộc thược, bạn thiền hòa chước móc khoe khoang.
Thuyền tử rà
chèo, dòng xanh chửa cho tịn tẩy;
Đạo Ngô múa
hốt, càn ma dường thấy quái quàng.
Rồng Yển lão
nuốt càn khôn, ta xem chỉn lệ;
Rắn ông Tồn
ngang thế giới, người thấy ắt giang (giương).
Cây bách là
lòng, thác ra trước phải phương Thái bạch;
Bính đinh
thuộc hỏa, lại trở sau lỗi hướng Thiên cang,
Trà Triệu lão,
bánh Thiều Dương, bầy thiền tử hãy còn đói khát;
Ruộng Tào Khê,
vườn Thiếu Thất, chúng nạp tăng những để lưu hoang.
Gieo bó củi,
nẩy bông đèn, nhân mang mới nát;
Lộc đào hoa,
nghe tiếng trúc, mặc vẻ mà sang.
Vậy cho hay:
Cơ quan Tổ
giáo,
Tuy khác nhiều
đàng,
Chẳng cách mấy
gang.
Mở đầu bài
Ngài bảo: Nên biết đường lối tu của chư Tổ dạy. Tuy khác nhiều đàng, chẳng
cách mấy gang. Mỗi vị nói một cách khác, nhưng không xa nhau gang tấc. Tại
sao? Vì chư Tổ do chỗ sở ngộ của mình, mỗi vị dùng phương tiện khác nhau,
nên đường lối chỉ dạy của các ngài cũng khác. Như các Thiền sư ở Trung Hoa
mở bày phương tiện, lập ra các tông phái như Lâm Tế, Tào Động, Qui Ngưỡng,
Vân Môn, Pháp Nhãn. Tuy mỗi tông có lối dạy riêng, nhưng thật ra chỗ cứu
kính không hai, nên nói: Chẳng cách mấy gang. Thế nên khi học thiền, chúng
ta đừng mắc kẹt nơi phương tiện, mà phải thấy tột đuợc chỗ cứu kính của
thiền.
Chỉn xá nói từ
sau Mã Tổ,
Ắt đã quên
thuở trước Tiêu Hoàng.
Chỉ hãy nói từ
Thiền sư Mã Tổ trở về sau, ắt đã quên thuở trước Tiêu Hoàng. Chữ Tiêu
Hoàng là chỉ vua Lương Võ Đế. Nếu chỉ kể từ Mã Tổ về sau, tức là đã quên
buổi ban đầu Thiền tông truyền vào Trung Hoa từ Tổ Đạt-ma, khi Tổ đến gặp
vua Lương Võ Đế.
Công đức toàn
vô, tính chấp si càng thêm lỗi;
Khuếch nhiên
bất thức, tai ngu mảng ắt còn vang.
Đây thuật lại
trường hợp Tổ Đạt-ma gặp vua Lương Võ Đế, nhà vua hỏi:
- Trẫm cất
chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu, vậy có công đức gì chăng?
Tổ liền trả
lời:
- Toàn không
công đức (Công đức toàn vô).
Vua Lương Võ
Đế tu theo Phật, nhưng còn nặng về hình thức, nặng về công đức bên ngoài.
Khi nghe Tổ đáp là hoàn toàn không có công đức, vua Lương ngẩn ngơ không
hiểu.
Tính chấp si
càng thêm lỗi. Vua Lương Võ Đế chấp chặt hình thức công đức, gọi là chấp
si nên càng thêm lỗi lầm.
Vua Võ Đế lại
hỏi thêm:
- Thế nào là
Thánh đế đệ nhất nghĩa?
Tổ Đạt-ma liền
đáp:
- Rỗng thênh
không thánh (Khuếch nhiên vô thánh).
Trong kinh,
Thánh đế đệ nhất nghĩa là chỗ cao tột, chỗ cứu kính của người tu, nhưng
khi vua Lương hỏi, Tổ lại nói “Rỗng thênh không thánh”. Vua càng không
hiểu, nên bực mình mới hỏi:
- Đối diện
trẫm là ai?
Tổ đáp:
- Không biết
(Bất thức).
Thế nên bốn
chữ “Khuếch nhiên bất thức” là để đáp lại hai câu hỏi của vua Lương Võ Đế.
Hỏi: Thế nào
là Thánh đế đệ nhất nghĩa?
Đáp: Khuếch
nhiên vô thánh.
Hỏi: Đối diện
trẫm là ai?
Đáp: Bất thức.
Nếu chúng ta
không hiểu sự tích về chư Tổ thì không thế nào giải nghĩa được.
Tai ngu mảng
ắt còn vang. Tai ngu là chê tai vua Lương Võ Đế, vì chưa tỉnh ngộ, bên tai
còn vang những tiếng đáp mà nhà vua không hiểu gì cả, nên rất bực mình.
Sanh Thiên
Trúc, chết Thiếu Lâm, chôn dối chân non Hùng Nhĩ;
Thân bồ-đề,
lòng minh kính, bài giơ mặt vách hành lang.
Sanh Thiên
Trúc, chết Thiếu Lâm là dẫn sự tích Tổ Đạt-ma, Ngài sanh ở Ấn Độ gọi là
Thiên Trúc, nhưng tịch tại chùa Thiếu Lâm ở Trung Hoa. Tháp Ngài ở đâu?
Chôn dối chân
non Hùng Nhĩ. Tại sao lại chôn dối? Vì có thuyết nói rằng: Nhục thân Ngài
nhập tháp tại núi Hùng Nhĩ, nhưng thời gian sau, khi nhà vua mở tháp ra
chỉ thấy còn một chiếc dép, nên nói là chôn dối, chớ không phải chôn thật.
Thân bồ-đề,
lòng minh kính, bài giơ mặt vách hành lang. Đây nói sự tích Lục tổ Huệ
Năng khi đến với Ngũ Tổ. Ngũ Tổ báo cho chúng biết Ngài tuổi đã già, yêu
cầu chúng trình kệ để xét coi ai ngộ Ngài sẽ truyền y bát. Khi đó chúng
nhường cho Thượng tọa Thần Tú trình kệ. Ngài Thần Tú ngại chỗ thấy của
mình chưa đến nơi, nên không dám trực tiếp trình với Ngũ Tổ. Ngài viết bài
kệ trên vách chùa phía ngoài hành lang:
Thân thị bồ-đề thọ,
Tâm như minh kính đài,
Thời thời cần phất thức,
Mạc sử nhạ trần ai.
Thân bồ-đề,
lòng minh kính là nói về hai câu đầu của bài kệ. Lòng minh kính là tâm như
minh kính.
Lục Tổ nghe
một ông đạo tụng bài kệ, biết là không ngộ được chỗ cứu kính, nên Ngài đáp
lại:
Bồ-đề bản vô thọ,
Minh kính diệc phi đài,
Bản lai vô nhất vật,
Hà
xứ nhạ trần ai.
Bài giơ mặt
vách hành lang. Bài là bài kệ được giơ lên hay viết ra trên mặt vách hành
lang.
Như vậy câu
này là dẫn sự tích Lục tổ Huệ Năng và ngài Thần Tú trình kệ với Ngũ tổ
Hoằng Nhẫn.
Vương lão chém mèo, lạt trẩy lòng ngừa thủ toạ;
Thầy Hồ khua chó, trỏ xem trí nhẹ con giàng.
Câu chuyện
Vương lão chém mèo như sau: Một hôm Vương lão sư tức ngài Nam Tuyền Phổ
Nguyện thấy hai chúng ở đông đường tây đường giành nhau một con mèo. Muốn
xét coi trong chúng có người nào ngộ đạo hay không, Ngài mới bảo: “Nói,
nói, nói được thì tha con mèo, nói không được thì chém.”
Ai nấy ngẩn
ngơ, không nói được vì không biết nói cái gì. Buộc lòng Ngài cầm dao chặt
con mèo. Ngài làm như vậy là vì ai? Người sau trách, nói Ngài tu mà còn
phạm tội sát sanh. Tuy nhiên, trong nhà Phật phạm tội sát sanh là khi nào
tâm mình nghĩ giết con vật để làm lợi cho mình hay cho người, tức là do ác
ý mà hành động để cầu lợi. Còn ở đây không phải vì lợi lộc, mà vì muốn
thấy trong chúng có ai ngộ đạo hay chưa. Nếu có người ngộ rồi, thì khi
Ngài bảo nói nói, tự nhiên người ấy phải thốt ra một câu hoặc làm một hành
động, liền cứu được con mèo. Nhưng vì không ai có khả năng đó, nên buộc
lòng Ngài mới chặt con mèo.
Sau đó Tùng
Thẩm tức là Triệu Châu ở ngoài đi vào, ngài Nam Tuyền thuật lại câu chuyện
vừa qua và hỏi:
- Giả sử ngươi
có mặt lúc đó, thì phải nói sao?
Triệu Châu
liền cổi giày đội trên đầu đi ra. Ngài Nam Tuyền bảo:
- Giá khi nãy
có ngươi ở đây, thì cứu được con mèo.
Như vậy để
chúng ta thấy ý giết con mèo là tại sao. Nếu không, chúng ta cứ nghĩ Ngài
có ác tâm muốn giết hại thú vật.
Lạt trẩy lòng
ngừa thủ tọa. Vương lão sư chém mèo cốt để làm gì? Cốt để thấy được lòng
thủ tọa, tức là thủ tọa của đông đường và tây đường. Lạt là lạt lẽo, trẩy
là qua, tức là chuyển qua cho thấy được lòng của những thủ tọa ở trong
liêu như thế nào? Như vậy việc chém mèo không phải vì mèo, mà vì muốn làm
sao thấy được lòng của những vị tăng ở nhà đông và nhà tây.
Thầy Hồ khua
chó, trỏ xem trí nhẹ con giàng.
Thầy Hồ là
ngài Tử Hồ, tức Thiền sư Lợi Tung ở núi Tử Hồ, đệ tử của ngài Nam Tuyền
Phổ Nguyện. Trước cửa Thiền viện, Ngài có dựng một tấm bảng đề rằng: “Tử
Hồ có một con chó, trên cắn đầu, giữa cắn lưng, dưới cắn chân người. Ai do
dự thì tan thân mất mạng.”
Có vị tăng
đến, Ngài liền nói: “Đây có con chó, hãy coi chừng.” Nếu vị tăng không
biết nói gì, Ngài đuổi đi ra. Đó là thuật đặc biệt của ngài Tử Hồ, nên
nói: Thầy Hồ khua chó. Chữ khua là xua đuổi hay là xuýt. Tử Hồ xuýt chó
cho người ta giật mình, để làm gì?
Trỏ xem trí
nhẹ con giàng. Trỏ là chỉ, con giàng là con cháu. Tức là chỉ trỏ để xem
thử trí của con cháu là nặng hay nhẹ, cao hay thấp. Vậy ngài Tử Hồ xua chó
là để xem những người đến hỏi đạo trí được sâu hay cạn.
Chợ Lư Lăng
gạo mắc quá ư, chẳng cho mà cả;
Sở Thạch Đầu
đá trơn hết tấc, khôn đến thưa đang.
Chợ Lư Lăng là
câu chuyện Thiền sư Hành Tư ở núi Thanh Nguyên. Có vị tăng đến hỏi: “Thế
nào là đại ý Phật pháp?”
Ngài liền đáp:
“Gạo ở Lư Lăng giá bao nhiêu?” Tuy hỏi giá bao nhiêu mà không cho mà cả,
tức là không được mặc cả, trả giá mắc rẻ.
Sở Thạch Đầu
đá trơn hết tấc, khôn đến thưa đang.
Chữ sở là chỗ
nơi, là xứ sở; hết tấc là rất mực. Khôn đến thưa đang là khó đến thưa hỏi.
Nghĩa là chỗ Thạch Đầu đá rất là trơn, khó đến thưa hỏi.
Thạch Đầu là
Thiền sư Hy Thiên ở Thạch Đầu. Nếu có người đến hỏi đạo, Ngài có cách trả
lời ít ai nhận hiểu được. Cho nên ở đây nói là chỗ Thạch Đầu đá trơn.
Nguyên ngài Đặng Ẩn Phong đệ tử Mã Tổ Đạo Nhất nghe nói ở Thạch Đầu có
những cái kỳ đặc mới xin Mã Tổ đến Thạch Đầu tham vấn. Mã Tổ bảo: “Đường
Thạch Đầu trơn.” Ẩn Phong liền thưa: “Con có cây gậy tùy thân, gặp trường
thì đùa.” Tức là gặp việc thì đùa chơi, chớ không có gì quan trọng. Ẩn
Phong đến Thạch Đầu đi nhiễu giường thiền một vòng rồi chống tích trượng
đứng…
Ngài Thạch Đầu
bèn: “Hư! Hư!”
Ẩn Phong không
đáp được, trở về trình Mã Tổ. Mã Tổ bảo: Ta đã nói với ngươi, “đường Thạch
Đầu trơn” [Thiền sư Trung Hoa tập I.]. Đó là câu chuyện chỗ Thạch Đầu đá
rất trơn, đến đó thưa hỏi không được.
Phá táo cất
cờ, đạp xuống dấu thiêng thần miếu,
Câu Chi day
ngón, dùng đòi nếp cũ ông ang.
Phá táo cất cờ
là nói về ngài Phá Táo đọa. Ngài là một Thiền sư ở hệ Ngưu Đầu, cùng vài
đồ đệ đi ngang một cái miếu ở núi Tung Sơn, thấy người ra vào miếu cúng
kiến rất đông, mỗi người mang theo bò heo gà vịt để cúng cho thần miếu. Họ
nói trong miếu có thờ ông thần táo rất linh thiêng, ai cầu điều gì cũng
được. Ngài vào miếu thấy ông táo (tức là cái bếp) đắp bằng đất được thờ
kính rất trọng. Ngài liền cầm cây gậy gõ vào ông táo nói: “Đây là đất nước
gió lửa hợp thành, linh thiêng từ đâu mà đến?” Xong Ngài đập một cái, ông
táo bể nát rơi xuống. Cho nên nói Ngài là Phá Táo đọa, tức là đập ông táo
rơi. Còn nói phá Táo cất cờ là vì trong miếu thờ thần táo có treo tràng
phan bảo cái, bây giờ đập ông táo bể nát, cờ xí đều dẹp hết không còn.
Đạp xuống dấu
thiêng thần miếu, nghĩa là đạp xuống làm cho cái linh thiêng của ông thần
táo ở miếu không còn nữa.
Khi đập ông
táo rồi, vị Thiền sư đi ra, những người thờ kính thần táo nghĩ thế nào
Ngài cũng bị thần quở hộc máu chết, nhưng không có chuyện gì xảy ra. Giây
lát có một người mặc áo xanh đến trước mặt Ngài quì lạy và thưa: “Con là
thần táo, nhờ ơn Hòa thượng độ nên con hết nghiệp làm thần táo, được sanh
về cõi trời. Con đến đây tạ ơn Hòa thượng.”
Ông thần táo
do mê lầm nên cho ông táo (cái bếp) là mình. Cái bếp làm bằng đất nhồi với
nước đắp thành, hơi ấm là lửa, bị động từ mới thành cũ, như vậy đủ bốn thứ
đất nước gió lửa hợp thành. Rồi cái linh thiêng thần táo bám vào bếp đất
cho là mình và tác oai tác phúc với thiên hạ. Nếu có người chỉ cái bếp là
không thật, đập một cái bể nát, lúc đó thần táo thức tỉnh không còn bám
vào bếp đất nữa, liền hết nghiệp, sanh về cõi trời. Ông mang ơn ngài Phá
Táo đọa, người đã đánh thức mình, nên đến lễ tạ.
Câu chuyện tuy
có vẻ huyền bí, nhưng nó giúp chúng ta nhìn tường tận về cuộc sống của
mình. Vị Thiền sư có thuyết pháp chi đâu, Ngài chỉ nói: “Đây là đất nước
gió lửa hợp thành, linh thiêng từ đâu mà đến?” Và Ngài đập một cái ông táo
bể nát.
Cũng thế, thân
chúng ta do đất nước gió lửa hợp thành, vậy “cái biết này từ đâu mà đến”?
Giả sử có người gõ đầu chúng ta hỏi như vậy, chúng ta có ngộ chăng? Kiểm
tra lại thật kỹ thân chúng ta, chất cứng trong người là đất, chất ướt là
nước, động là gió, ấm là lửa, bốn thứ hợp lại thành thân này. Đất nước gió
lửa là vô tri, nhưng thân này có tri có giác, vậy cái tri giác từ đâu đến?
Nếu nhận được cái tri giác đó thì đất nước gió lửa đâu còn giá trị gì, vì
chúng là vô tri, là bỏ đi. Chính cái tri giác là cái linh động, mới điều
khiển được chúng nó.
Song hiện giờ
chúng ta không nhận ra cái tri giác mà chỉ biết tứ đại cho là thật mình,
nên cố gắng giữ gìn nó, mà càng giữ gìn quí trọng nó, lại càng khổ nhọc
nhiều. Bao nhiêu phiền não sanh ra đều do chấp thân là thật. Nếu có ai chê
thân mình đen xấu thì giận hờn, dù đó là sự thật trăm phần. Còn nếu có
người khen thân mình xinh đẹp thì rất vui vẻ, dù đó là lời nói không đúng
sự thật. Quả là mê chấp thân quá mức. Ngày nào chúng ta thức tỉnh biết
thân không thật thì mọi mê chấp đều dứt sạch. Khi phải bỏ thân đi, chúng
ta không còn nuối tiếc, bám chặt vào thân tứ đại này nữa.
Câu Chi day ngón, dùng đòi nếp cũ ông ang.
Thiền sư Câu
Chi, mỗi khi có người đến hỏi đạo, dù hỏi câu gì, Ngài đều đưa ngón tay
lên, day ngón là đưa ngón tay lên. Tại sao? Vì Ngài dùng theo nếp cũ của
ông cha (ông ang là ông cha). Khi trước Thiền sư Thiện Long đưa ngón tay
lên, ngài Câu Chi ngộ đạo. Cho nên sau này ngài Câu Chi cũng sử dụng thuật
đưa lên một ngón tay mỗi khi có ai đến hỏi đạo.
Lưỡi gươm Lâm
Tế, nạng Bí Ma, trước nạp tăng no dầu tự tại;
Sư tử ông
Đoan, trâu thầy Hựu, răn đàn việt hượm xá nghênh ngang.
Tại sao gọi là
lưỡi gươm Lâm Tế” Vì ngài Lâm Tế khi có ai đến hỏi đạo, bất cứ câu gì,
Ngài đều hét lên một tiếng. Trong nhà thiền nói tiếng hét của Ngài như
lưỡi gươm bén làm cho người mất mạng.
Nạng Bí Ma là
nói về Thiền sư Thường Ngộ ở trên ngọn Bí Ma thuộc Ngũ Đài Sơn, chỗ ngài
Văn-thù hàng phục rồng. Tục truyền rằng Bồ-tát Văn-thù hiện ra để hàng
phục con rồng dữ, nên gọi chỗ đó là ngọn Bí Ma. Ngài Thường Ngộ thường
chống một cây nạng gỗ ở trên suôn, ở dưới có cháng hai. Mỗi khi tăng đến
lễ bái hỏi đạo, Ngài liền lấy nạng chận trên cổ tăng và bảo: “Ma quỉ nào
dạy ông đi xuất gia? Ma quỉ nào dạy ông đi hành cước? Nói được cũng bị
nạng đập chết, nói không được cũng bị nạng đập chết. Nói mau! Nói mau!”
Vậy ai đến hỏi đạo với Ngài, thật là nguy hiểm! Đó là thuật đặc biệt của
ngài Bí Ma.
Trước nạp tăng
no dầu tự tại. Nạp tăng là chỉ những vị tăng mặc áo nạp đi hành cước. No
dầu tự tại là đủ để mình tự do tự tại.
Ngài Lâm Tế sử
dụng tiếng hét như lưỡi gươm bén, ngài Bí Ma dùng nạng để đè cổ nạp tăng,
hai ngài rất tự do tự tại trong việc truyền bá, không có gì ràng buộc
được.
Sư tử ông
Đoan, trâu thầy Hựu, răn đàn việt hượm xá nghênh ngang.
Sư tử ông Đoan
là nói Thiền sư Tây Dư họ Đoan ở An Cát Châu. Sư dùng chỉ màu đan thành
lốt sư tử, thỉnh thoảng khoác vào người. Sư đến Hoa Đình, lên tòa nói: “Sư
tử Linh Sơn la thét trong mây, Phật pháp thật không thể suy lường được”,
nên gọi là sư tử ông Đoan.
Sau này cũng
có một sự tích nói về sư tử, Thiền sư Thiện Chiêu ở Phần Dương nói: “Dưới
cửa Phần Dương có con sư tử Tây Hà ngồi xổm tại cửa, có người đến nó liền
cắn chết.”
Trong bài này
nói sư tử ông Đoan là lấy sự tích Thiền sư Tây Dư họ Đoan.
Trâu thầy Hựu,
tức là con trâu của Hòa thượng Linh Hựu ở Qui Sơn. Ngài Qui Sơn Linh Hựu
khi sắp tịch có nói: “Sau khi tịch, lão tăng sẽ sanh ở dưới chân núi làm
con trâu, trên lưng có dòng chữ ‘Qui Sơn Tăng Linh Hựu’. Khi ấy các ngươi
gọi Qui Sơn Tăng Linh Hựu là đúng, hay gọi con trâu là đúng?”
Lối nói của
ông Đoan và của thầy Hựu cốt để:
Răn đàn việt
hượm xá nghênh ngang, hượm là dừng tức là răn người Phật tử dừng chớ có
nên nghênh ngang.
Đưa phiến tử,
cất trúc bề, nghiệm kẻ học cơ quan nhẹ nhẵn;
Xô hòn cầu,
cầm mộc thược, bạn thiền hoà chước móc khoe khoang.
Đưa phiến tử
là đưa cây quạt lên. Thiền sư Văn Yển ở Vân Môn một hôm lên tòa, đưa cây
quạt lên nói: “Cây quạt này nhảy lên cung trời Tam thập tam, đập vào mũi
Đế Thích. Con cá lý ngư ở biển đông bị đánh một gậy, mưa như cầm tĩn mà
đổ, hiểu chăng?” Nói xong, Ngài hỏi: Các ngươi hiểu chăng? Vậy chúng ta có
hiểu hay không? Câu này giống như câu thần chú, không có gì để hiểu. Ngài
nói một câu không biết đầu đuôi gốc ngọn, chỉ cốt đưa cây quạt lên. Chúng
ta lo đọc câu thần chú mà không hiểu việc đưa cây quạt lên, cho nên bị lời
của các Thiền sư lừa là ở chỗ đó.
Cất trúc bề là
giơ cây trúc bề lên, trúc bề là cái thẻ tre để trên bàn. Thiền sư Qui Tỉnh
đến tham vấn với Thiền sư Tỉnh Niệm. Ngài Tỉnh Niệm đưa cây trúc bề lên
hỏi: “Gọi trúc bề thì phạm, không gọi trúc bề thì sai, thế thì gọi là cái
gì?”
Qui Tỉnh giựt
cây trúc bề ném xuống đất nói: “Là cái gì?”
Ngài Tỉnh Niệm
bảo: “Mù.”
Qui Tỉnh liền
ngộ.
Hai cách: Một
bên đưa cây quạt lên nói một câu giống như đọc thần chú, một bên đưa trúc
bề lên bảo: Nói trúc bề thì phạm, không nói trúc bề thì sai, vậy nói cái
gì? Đây chỉ cốt đưa người đến chỗ bí, gặp người gan dạ thì phải làm gì?
Mục đích của Thiền sư là nghiệm kẻ học cơ quan nhẹ nhẵn. Các ngài muốn
nghiệm xem cơ quan người học đã nhẹ sạch chưa, tức là đối với sáu căn
người học đã nhẹ, đã thông suốt hay chưa? Nếu ngay đó liền ngộ tức là đã
nhẹ, đã thông suốt rồi.
Xô hòn cầu,
cầm mộc thược, bạn thiền hòa chước móc khoe khoang.
Xô hòn cầu,
đây là trường hợp của Huyền Sa Sư Bị hỏi ngài Tuyết Phong Nghĩa Tồn: “Hiện
nay trong đại chúng, Hòa thượng phải làm sao?”
Ngài Tuyết
Phong lấy ba trái cầu gỗ đồng thời ném ra, Huyền Sa ra bộ chẻ bia.
Ngài Tuyết
Phong bảo: “Người hiện ở hội Linh Sơn mới được như vậy.” Đó là lời khen
ngài Huyền Sa: “Ông có mặt ở hội Linh Sơn nên mới làm được việc này.”
Trong nhà thiền có những thuật kỳ đặc như vậy.
Cầm mộc thược.
Mộc thược là cái duộc gỗ, giống như cái gáo. Chưa tìm ra sự tích của câu
chuyện này.
Bạn thiền hòa
chước móc khoe khoang. Bạn thiền hòa là những người bạn trong nhà thiền,
chước móc là mưu mẹo. Tức là hai vị xô hòn cầu, cầm mộc thược dùng mưu mẹo
để khoe khoang.
Thuyền tử rà
chèo, dòng xanh chửa cho tịn tẩy;
Đạo Ngô múa
hốt, càn ma dường thấy quái quàng.
Thuyền tử rà
chèo. Thuyền tử là Thiền sư Đức Thành đưa đò ở bến Hoa Đình, còn gọi là
Hoa Đình Thuyền tử, là đệ tử của ngài Dược Sơn, được thầy truyền tâm ấn,
là bạn đồng học với Vân Nham Đàm Thạnh và Đạo Ngô Viên Trí. Ngài không
chịu đi giáo hóa, thích nơi sơn thủy nên thơ, đến bến Hoa Đình sắm một
chiếc thuyền nhỏ đưa đò qua lại, tùy duyên độ nhật. Trước khi đi Ngài có
dặn Đạo Ngô: Sau này sư huynh thấy có người nào lanh lợi kỳ đặc, giới
thiệu đến với tôi.
Một hôm, Đạo
Ngô đến chỗ Thiện Hội đang lúc đăng đàn thuyết pháp.
Có vị tăng
hỏi: “Thế nào là pháp thân?”
Thiện Hội đáp:
“Pháp thân không tướng.”
Hỏi: “Thế nào
là pháp nhãn?”
Đáp: “Pháp
nhãn không vết.”
Đạo Ngô chợt
phát cười.
Sau buổi giảng
Thiện Hội thưa: “Vừa rồi tôi có đáp câu hỏi của tăng, có chỗ nào sai trái,
xin Hòa thượng từ bi chỉ dạy.”
Đạo Ngô bảo:
“Nếu nói về hiểu Phật pháp, Thầy là nhất đẳng (bậc nhất), còn về xuất thế
thì chưa có Thầy”, tức là về ngộ thiền thì chưa được.
Thiện Hội
thưa: “Vậy tôi phải làm sao, mong Hòa thượng chỉ dạy.”
Đạo Ngô bảo:
“Tôi không nói, tôi giới thiệu ông đến chỗ Hoa Đình Thuyền Tử, ông ấy sẽ
chỉ cho ông.”
Thiện Hội giải
tán chúng, đi thẳng đến chỗ Hoa Đình.
Thuyền Tử bảo:
“Thả ngàn thước tơ ý ở đầm sâu, lìa lưỡi câu ba tấc, nói mau, nói mau!”
Khi Thiện Hội
vừa mở miệng, bị Thuyền tử đánh một chèo té xuống nước. Thiện Hội mới leo
lên thuyền, Sư lại thúc: “Nói! Nói!”
Thiện Hội vừa
mở miệng, lại bị Sư đánh. Thiện Hội hoát nhiên đại ngộ.
Thuyền tử Đức
Thành dùng phương tiện đánh Thiện Hội té xuống nước, nhân đó Thiện Hội
được ngộ [Thiền sư Trung Hoa tập I.].
Câu chuyện
Thuyền tử rà chèo tức là Hoa Đình Thuyền tử chèo đò để được thong thả vui
thích trên sông nước, nhưng dòng xanh chửa cho tịn tẩy. Tịn là tận, là
sạch, tịn tẩy là rửa sạch. Tuy Thuyền tử muốn thong thả vui sống trên dòng
sông Hoa Đình, nhưng còn nợ phải độ người đệ tử là Thiện Hội.
Đạo Ngô múa
hốt, càn ma dường thấy quái quàng. Đạo Ngô tức là Thiền sư Viên Trí, mỗi
khi lên tòa thuyết pháp, đầu đội mũ hoa sen, vai vác cây kiếm, tay cầm cái
hốt múa. Việc này trông quái gở, không có hình ảnh đạo lý, dường như ma
nhập.
Rồng Yển lão
nuốt càn khôn, ta xem chỉn lệ;
Rắn ông Tồn
ngang thế giới, người thấy ắt giang (giương).
Thiền sư Vân
Môn Văn Yển đưa cây gậy lên bảo chúng: “Cây gậy hóa rồng nuốt hết càn
khôn, thì sơn hà đại địa ở chỗ nào?”
Nay chúng ta
chỉ chỗ nào, nói thẳng một câu xem! Nếu nói thẳng thì tôi nói: “Ở đầu cây
gậy!” Đó là hình ảnh con rồng nuốt hết càn khôn của ngài Văn Yển.
Ta xem chỉn
lệ, chúng ta xem chỉ là sợ thôi, chớ không nói gì được.
Rắn ông Tồn
ngang thế giới, người thấy ắt giang (giương).
Rắn ông Tồn,
Thiền sư Nghĩa Tồn ở Tuyết Phong thượng đường nói: “Núi Nam có một con rắn
to, hết thảy các ông đều phải khéo xem.”
Trường Khánh
bước ra thưa: “Hôm nay trong nhà này có người tán thân mất mạng.”
Vân Môn lấy
cây gậy ném trước Tuyết Phong, rồi ra bộ sợ chớ không nói gì.
Người thấy ắt
giang, chữ giang là giương, tức là đồn đại. Người thấy ắt sẽ đồn đại rùm
lên.
Cây bách là
lòng, thác ra trước phải phương thái bạch;
Bính đinh
thuộc hỏa, lại trở sau lỗi hướng Thiên cang.
Cây bách là
lòng, Triệu Châu Tùng Thẩm, khi có người tới hỏi: “Thế nào là Phật”, Ngài
liền chỉ: “Cây bách trước sân.” Người hỏi không hiểu là gì.
Thác ra trước
phải phương Thái bạch. Thác là lầm, phương Thái bạch là chỉ phương đông.
Khi người hỏi: “Thế nào là Phật”, Triệu Châu chỉ cây bách trước sân là cốt
chỉ tâm. Nếu người hỏi nhận ra tâm, thì “tâm tức Phật”. Vì không hiểu nên
đi tìm kiếm nơi khác, đó là sai lầm.
Bính đinh
thuộc hỏa. Nguyên có sự tích như sau: Thiền sư Tắc làm Giám viện, gọi là
Giám viện Tắc, ở trong hội Pháp Nhãn đã lâu, mà không thưa hỏi.
Pháp Nhãn hỏi:
“Giám viện Tắc sao không vào thất?”
Sư thưa: “Con
ở chỗ Thanh Lâm đã có chỗ thâm nhập.”
Pháp Nhãn bảo:
“Ông thử vì ta cử xem.”
Sư thưa: “Con
hỏi: Thế nào là Phật, Thanh Lâm đáp: Đồng tử Bính đinh đến xin lửa.”
Pháp Nhãn bảo:
“Lời khéo, ngại ông hiểu lầm, nên nói lại xem.”
Sư thưa: “Bính
đinh thuộc về lửa, đem lửa đi xin lửa, như con là Phật lại đi tìm Phật.”
Pháp Nhãn bảo:
“Giám viện quả nhiên hiểu lầm rồi.”
Tắc bỏ đi,
thời gian sau trở lại.
Pháp Nhãn bảo:
“Ông hỏi ta, ta sẽ vì ông đáp.”
Tắc hỏi: “Thế
nào là Phật?”
Pháp Nhãn đáp:
“Đồng tử Bính đinh đến xin lửa.”
Tắc đại ngộ.
Bính đinh
thuộc về lửa mà mình không nhận ra, lại đi tìm ở đâu, cho nên:
Lại trở sau
lỗi hướng Thiên cang. Thiên cang là hướng bắc. Nghĩa là người ta nói
phương nam, mình lại tìm ở phương bắc, vì vậy không hiểu được ý nghĩa của
Bính đinh.
Trà Triệu lão,
bánh Thiều Dương, bầy thiền tử hãy còn đói khát;
Ruộng Tào Khê,
vườn Thiếu Thất, chúng nạp tăng những để lưu hoang.
Trà Triệu lão
là trà của Triệu Châu. Khi có khách đến, Ngài hỏi: “Từng đến đây chưa?”
Khách thưa:
“Từng đến.”
Ngài bảo:
“Uống trà đi.”
Lại có người
đến, Ngài cũng hỏi: “Từng đến đây chưa?”
Thưa: “Chưa
từng đến.”
Ngài cũng mời:
“Uống trà đi.”
Tri sự lấy làm
lạ, mới hỏi: “Người đã từng đến Hòa thượng mời uống trà, người chưa từng
đến Hòa thượng cũng mời uống trà, là tại sao?”
Ngài gọi: “Tri
sự.”
Tri sự: “Dạ!”
Ngài bảo:
“Uống trà đi.”
Cho nên gọi là
trà Triệu lão, vì gặp ai Ngài cũng mời uống trà.
Bánh Thiều
Dương là bánh của Vân Môn. Mỗi khi có ai đến, Ngài thường đưa cái bánh lên
mời ăn.
Triệu Châu mời
uống trà, Vân Môn mời ăn bánh, nên gọi là trà Triệu lão, bánh Thiều Dương.
Bầy thiền tử
hãy còn đói khát, tức là những người đi học thiền tuy được mời uống trà,
được cho ăn bánh mà vẫn còn đói khát.
Ruộng Tào Khê,
vườn Thiếu Thất, chúng nạp tăng những để lưu hoang.
Ở Tào Khê (chỗ
của Lục tổ Huệ Năng) có ruộng nhiều, ở Thiếu Thất (chỗ của Tổ Đạt-ma) có
vườn lớn, thế mà chúng nạp tăng, tức là những ông thầy tu thiền vẫn còn để
nó hoang phế, chưa biết chăm sóc gì cả.
Tóm lại, hai
câu này muốn nói: Triệu Châu đãi trà, Thiều Dương mời bánh, mà chúng ta
vẫn đói khát. Tào Khê có ruộng, Thiếu Thất có vườn, mà chúng ta lại bỏ
hoang. Chư Tổ trước kia đã đem hết tâm tư chỉ dạy, thế mà chúng ta vẫn lơ
là để đến nỗi thiền phải bị lu mờ, đó là lỗi nơi chúng ta.
Gieo bó củi,
nẩy bông đèn, nhân mang mới nát;
Lộc đào hoa,
nghe tiếng trúc, mặc vẻ mà sang.
Gieo bó củi là
câu chuyện Thiền sư Tuyết Phong lúc còn đi tham vấn, đến Động Sơn, Động
Sơn bảo: “Vào cửa phải có lời nói.”
Sư đáp: “Con
không có miệng.”
Động Sơn bảo:
“Không có miệng phải hoàn con mắt cho ta.”
Sư im lặng,
gieo bó củi trước Động Sơn.
Động Sơn hỏi:
“Nặng nhiều ít?”
Sư thưa:
“Người cả thiên hạ nâng không nổi.”
Đó là sự tích
gieo bó củi của Tuyết Phong đến hỏi đạo với Động Sơn.
Còn sự tích
nẩy bông đèn tìm không ra.
Gieo bó củi,
nẩy bông đèn, mục đích để làm gì?
Nhân mang mới
nát, đây là nói về thiền, do sự ôm ấp trong lòng mới nát khối nghi.
Lộc đào hoa,
nghe tiếng trúc, mặc vẻ mà sang. Linh Vân là đệ tử của Qui Sơn nhìn thấy
hoa đào liền ngộ. Hương Nghiêm nghe tiếng vang của hòn sỏi chạm vào cây
trúc, liền ngộ đạo. Cho nên: Mặc vẻ mà sang. Một người nhìn hoa đào nở,
một người nghe tiếng trúc vang đều ngộ nên thầm lặng mà tươi sáng.
Như vậy trong
hội thứ chín này, Sơ Tổ Trúc Lâm dẫn nhiều sự tích của các Thiền sư. Ngài
đang làm Thái thượng hoàng mà đọc rất nhiều sách thiền, còn chúng ta ngày
nay học khá lâu, tìm kiếm khá nhiều mà không biết hết những sự tích Ngài
đã dẫn ra. Công phu của Ngài thật đáng kể, thật đáng quí.
HỘI THỨ
MƯỜI
Tượng chúng
ấy,
Cốc một chân
không;
Dùng đòi căn
khí.
Nhân lòng ta
vướng chấp khôn thông;
Há cơ Tổ nay
còn thửa bí.
Chúng Tiểu
thừa cốc hay chửa đến, Bụt xá ngăn bảo sở hóa thành;
Đấng Thượng sĩ
chứng thực mà nên, ai ghẽ có sơn lâm thành thị.
Núi hoang rừng
quạnh, ấy là nơi dật sĩ tiêu dao;
Chiền vắng am
thanh, chỉn thực cảnh đạo nhân du hí.
Ngựa cao tán
cả, Diêm vương nào kể đứa nghênh ngang;
Gác ngọc lầu
vàng, ngục tốt thiếu chi người yêu quí.
Chuộng công
danh, lồng nhân ngã, thực ấy phàm ngu;
Say đạo đức,
dời thân tâm, định nên thánh trí.
Mày ngang mũi
dọc, tướng tuy lạ xem ắt bẵng nhau;
Mặt thánh lòng
phàm, thực cách nhẫn vàn vàn thiên lý.
Kệ rằng:
Cư trần lạc
đạo thả tùy duyên,
Cơ tắc xan hề
khốn tắc miên.
Gia trung hữu
bảo hưu tầm mích,
Đối cảnh vô
tâm mạc vấn thiền.
Dịch thơ:
Ở
trần vui đạo hãy tùy duyên,
Đói đến thì ăn, nhọc ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền.
Tượng chúng ấy,
Cốc một chân không,
Dùng đòi căn khí.
“Tượng chúng
ấy”, chữ tượng là chỉ cho lời nói tổng quát, tức là chỉ tất cả những người
chúng ấy. Cốc một chân không, dùng đòi căn khí, tất cả người tu thiền gốc
là ngộ được chân không, nhưng căn cơ tập khí của mỗi người khác nhau, cho
nên không phải ai ai cũng đều ngộ như nhau, mỗi người ngộ mỗi cách, mỗi
người nhập đạo mỗi lối khác nhau.
Nhân lòng ta vướng chấp khôn thông;
Há
cơ Tổ nay còn thửa bí.
Vì lòng chúng
ta còn vướng mắc chấp chặt nên khó thông. Há cơ Tổ nay còn thửa bí. Chữ há
nghĩa là đâu, cơ Tổ là lời dạy của chư Tổ, đâu phải lời dạy của chư Tổ còn
có chỗ bí ẩn. Phật và Tổ không có giấu, nhưng vì tâm chúng ta còn chấp
chặt, nên không thấu hiểu được lời chỉ dạy.
Chúng Tiểu thừa cốc hay chửa đến, Bụt xá ngăn bảo sở hóa thành;
Đấng Thượng sĩ chứng thực mà nên, ai ghẽ có sơn lâm thành thị.
Chúng Tiểu
thừa, các vị tu theo thuở xưa gọi là Tiểu thừa, nay gọi là Nguyên thủy.
Cốc hay chửa đến, cốc là biết, hay là hiểu, tức là cái hiểu biết chưa đến.
Bụt xá ngăn bảo sở hóa thành. Xá là đâu. Nghĩa là những vị Tiểu thừa vì sự
hiểu biết chưa đến, chớ Phật đâu có ngăn chia đây là bảo sở, kia là hóa
thành. Bảo sở là chỉ Phật thừa, hóa thành là chỉ Thanh văn thừa. Trong
kinh Pháp Hoa, Niết-bàn của Thanh văn gọi là hóa thành, chỗ cứu kính của
Phật gọi là bảo sở. Nói bảo sở, nói hóa thành đó là phương tiện, chớ không
phải dành riêng cho nhóm người nào, Phật không có ngăn chia, chỉ vì người
tu chưa hiểu đến mà thôi.
Đấng Thượng sĩ
chứng thực mà nên. Đấng Thượng sĩ là chỉ hàng Bồ-tát, các ngài đã chứng
ngộ được lẽ thật nên nhận được điều đó. Ai ghẽ có sơn lâm thành thị, ghẽ
là chia, ai lại chia có người tu ở rừng núi, người tu ở thành thị. Các
hàng Bồ-tát Thượng sĩ đã chứng đạo rồi, thì các ngài tu ở núi rừng hoặc ở
chợ búa, nơi nào cũng tốt, không có phân chia người ngộ rồi phải ở nơi
thành thị, người chưa ngộ phải ở núi rừng v.v…, chỉ là tùy theo sở thích
của mỗi người nên có khác mà thôi.
Núi hoang rừng quạnh, ấy là nơi dật sĩ tiêu dao;
Chiền vắng am thanh, chỉn thực cảnh đạo nhân du hí.
Chỗ núi hoang
rừng quạnh vắng vẻ là nơi kẻ sĩ ẩn dật được thảnh thơi tự tại. Chiền vắng
am thanh, là chùa ở chỗ vắng vẻ, am ở nơi xa xôi yên tĩnh, chỉn thực cảnh
đạo nhân du hí, chỉn là chỉ, thực là chỗ vui thích của hàng đạo nhân. Như
vậy dật sĩ thì tiêu dao ở núi hoang rừng quạnh, còn đạo nhân vui thích ở
chiền vắng am thanh.
Ngựa cao tán cả, Diêm vương nào kể đứa nghênh ngang;
Gác ngọc lầu vàng, ngục tốt thiếu chi người yêu quí.
Những người
làm quan thuở xưa đi đâu thì có ngựa cao tán cả, tức là ngồi trên ngựa
cao, được che lọng lớn, nhưng khi nhắm mắt, vua Diêm vương nào có nể sợ
đứa nghênh ngang quyền chức kia đâu. Như vậy không phải ở trên đời chúng
ta được chức to quyền lớn, thì khi chết xuống âm ty Diêm vương liền nể
nang kính sợ chúng ta. Trên nhân gian ở gác ngọc lầu vàng, khi thác rồi,
ngục tốt thiếu chi người yêu quí, những quỉ sứ ngục tốt ở cõi âm rất yêu
thích, chúng nó xúm lại để thăm hỏi. Thế nên dù chúng ta có chức cao quyền
cả đến đâu, khi chết rồi cũng chưa chắc đã yên thân ở trước mặt Diêm
vương. Dù chúng ta giàu có sang trọng ở gác ngọc lầu vàng, khi chết thì
đám ngục tốt quỉ sứ sẽ vây quanh thăm hỏi chớ không có tha đâu.
Chuộng công danh, lồng nhân ngã, thực ấy phàm ngu;
Say đạo đức, dời thân tâm, định nên thánh trí.
Người nào
chuộng công danh, lồng nhân ngã, lồng nhân ngã là cao nhân ngã, đó quả
thật là kẻ phàm phu. Dù có hình thức, có danh nghĩa người tu mà thích công
danh, ưa nhân ngã, đó hẳn là phàm phu, chớ không có tính cách đạo đức. Còn
người say đạo đức, dời thân tâm, dời thân tâm là đổi thân tâm không để tạo
nghiệp xấu ác, nhất định những người đó là thánh trí. Vậy thánh trí là
người say mê đạo đức, biết sửa đổi thân tâm cho được tốt đẹp trong sáng.
Mày ngang mũi dọc, tướng tuy lạ xem ắt bẵng nhau;
Mặt Thánh lòng phàm, thực cách nhẫn vàn vàn thiên lý.
Ai cũng mày
ngang mũi dọc, có người nào chân mày không ngang, lỗ mũi không dọc đâu!
Tướng tuy lạ xem ắt bẵng nhau, bẵng là bằng. Về hình tướng thì có khác, kẻ
trắng người đen, kẻ cao người thấp, nhưng đều mày ngang mũi dọc như nhau
không có khác.
Mặt Thánh lòng
phàm, dùng chữ mặt cho ăn vận, thật ra là lòng Thánh lòng phàm. Thực cách
nhẫn vàn vàn thiên lý. Nhìn về thân người thì ai cũng có mày ngang mũi dọc
đồng như nhau, nhưng về tâm tánh thì có người tâm phàm người tâm Thánh,
hai bên cách nhau muôn ngàn dặm. Tại sao? Thí dụ như hiện giờ khi nghe nói
tới danh lợi thì có người vui mừng thích thú, có người thản nhiên không
động niệm. Như vậy hai người này ai cũng mày mũi như nhau, nhưng một người
thích danh lợi, một người không, nên nói lòng họ cách nhau muôn trùng. Lại
có trường hợp thuận nghịch khác, như có hai người trong chùa đi ra, một kẻ
lạ mặt đến chỉ vào hai người chửi mắng to lên bảo là kẻ cướp, một người
nghe chửi nổi nóng muốn đánh lại, một người vẫn thản nhiên cười. Vậy hai
người khác nhau ở chỗ nào? Cũng cùng mày ngang mũi dọc, nhưng trong lòng
mỗi người có khác. Người phàm khi xúc chạm việc trái ý thì sân si nổi dậy,
còn bậc thánh thì thản nhiên tự tại. Thế nên chúng tôi thường nói: Tu giỏi
tu dở là do sự thông minh của mỗi người, là do duyên lành nhiều kiếp, cho
nên khi đọc kinh sách, khi nghe dạy, hoặc lúc tọa thiền có người sáng có
người chưa sáng. Nhưng dù có sáng mà khi gặp nghịch cảnh, lại nổi sân si,
còn người chưa sáng gặp nghịch cảnh lại không sân, thế thì ai hơn ai? Đó
là chỗ quan trọng, là cây thước để đo. Cho nên nói được mà làm chưa được
chưa phải là hay, nói được làm được đó mới là thật.
Để kết thúc
bài phú Cư Trần Lạc Đạo, ngài Điều Ngự có làm bốn câu kệ chữ Hán như sau:
Âm: Cư
trần lạc đạo thả tùy duyên,
Cơ
tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Dịch: Ở trần
vui đạo hãy tùy duyên,
Đói đến thì ăn, nhọc ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền.
Bài kệ này rất
là thiết yếu, tóm được ý chánh của toàn bài phú.
Cư
trần lạc đạo thả tùy duyên.
Cư trần lạc
đạo là ở trong vòng bụi bặm mà vui với đạo. Tuy ở thế gian sống trong cảnh
trần tục mà vẫn vui với đạo là điều rất đặc biệt. Muốn được vui với đạo
thì hãy tùy duyên. Thế nào gọi là tùy duyên?
Cơ
tắc xan hề, khốn tắc miên.
Cơ tắc xan hề,
tức là đói thì ăn, khốn tắc miên là nhọc thì ngủ, tùy duyên như vậy thật
là dễ phải không? Thật ra nói dễ mà không phải dễ. Tại sao? Vì người đời
đói không chịu ăn, mệt không chịu ngủ.
Khi xưa có
người đến hỏi Thiền sư Huệ Hải: “Ngài dụng công thế nào?”
Huệ Hải đáp:
“Khi đói thì ăn, khi mệt thì ngủ.”
Hỏi: “Tất cả
người đời đều như vậy, đồng chỗ dụng công của Hòa thượng chăng?”
Đáp: “Chẳng
đồng.”
Hỏi: “Tại
sao?”
Đáp: “Vì người
đời đói không chịu ăn đòi trăm thứ, mệt không chịu ngủ nghĩ muôn việc.”
Như chúng ta ở
đây hiện nay khi đói có chịu ăn không? Giả sử đến bữa trưa là bữa ăn
chánh, trị nhật nấu cơm sống dọn lên, tuy đói bụng mà chúng ta có chịu ăn
không? Hay nếu có ăn cũng chỉ ăn gượng mà không vui. Hoặc gặp khi cơm
nguội canh lạnh chúng ta ngồi buồn một lúc rồi mới chịu ăn. Tuy bụng đói
mà chúng ta đâu có ăn ngay.
Còn mệt thì
ngủ, nhưng nhiều khi chúng ta mệt mà có chịu ngủ đâu! Như hôm nào có việc
gì quan trọng, tuy mệt nằm xuống nghỉ mà cứ nhớ đến chuyện đó mãi, không
sao ngủ được.
Như vậy tùy
duyên nghĩa là đói ăn mệt ngủ. Còn đói không chịu ăn, mệt không chịu ngủ
là chưa tùy duyên, chưa tùy duyên thì làm sao vui với đạo? Cho nên muốn ở
cõi trần mà vui với đạo là phải biết tùy duyên, đói ăn mệt ngủ đừng đòi
hỏi thêm điều gì khác.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích.
Trong nhà có
sẵn hòn ngọc quí, đừng đi tìm kiếm ở đâu xa. Nơi mỗi người chúng ta đều có
tâm sáng suốt, đó là tánh giác. Tánh giác có sẵn nơi mọi người, giống như
hòn ngọc minh châu có sẵn ở trong nhà mình, chúng ta phải tự nhận ra đừng
chạy tìm kiếm ở đâu. Câu này dạy chúng ta phải quay lại mình, đừng tìm bên
ngoài, vì Phật ở ngay trong nhà.
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Đối với ngoại
cảnh, dù đẹp xấu, thuận nghịch v.v… tâm mình đều không dấy động. Đuợc như
vậy thì đừng hỏi thiền chi nữa. Chúng ta thấy Ngài định nghĩa thiền hết
sức là giản đơn. Thiền là gì? Thiền là sáu căn đối với sáu trần mà tâm
không dấy động, chớ đừng kiếm thiền ở đâu nữa. Bài kệ kết thúc rất là hay,
đủ cho chúng ta biết đường lối để tu.
Vậy nếu có ai
hỏi: “Thế nào là thiền”, chúng ta phải trả lời làm sao?
Chỉ đáp: “Căn
trần không dính nhau, đó là thiền.”
Nếu hỏi thêm:
“Thưa Thầy, Thầy là Thiền sinh chưa?”
Đáp: “Tôi là
Thiền sinh.”
Lại hỏi: “Là
Thiền sinh thì căn trần của Thầy có dính nhau không?”
Phải đáp thế
nào? Câu hỏi này rất khó trả lời. Nếu còn dính thì chưa phải thiền, tại
sao xác nhận mình là Thiền sinh?
Thế nên chúng
ta tu là phải đi đến chỗ cứu kính, không thể tu cho có chừng. Tu thiền là
phải tu đến chỗ căn trần không còn dính nhau, nếu còn dính mắc thì chưa
phải là Thiền sư thật. Nếu không phải thật, là Thiền sư gì? Nói là Thiền
sư giả chúng ta có bằng lòng không? Hay chúng ta nổi giận liền? Cho nên
nhiều khi biết mình chưa được mà ai nói mình chưa được thì chúng ta không
chấp nhận. Còn nếu mình chưa được mà người nói mình được là người nói dối
sao? Vậy chúng ta phải thật tình nghiệm lại mình, những gì còn dính mắc
phải ráng gỡ đến bao giờ căn trần không còn dính nhau nữa. Khi ấy có ai
hỏi: Thầy có phải là Thiền sinh không, chúng ta gật đầu đáp: Phải. Lại
hỏi: Đối với Thầy căn trần có dính nhau không? Đáp: Không dính. Giả sử
ngay đó họ liền chửi mắng vài ba câu, mà chúng ta vẫn thản nhiên, đó là
thứ thật. Còn nói không dính mà khi bị mắng, mặt mày đỏ lên thì chưa phải
thứ thật rồi.
Như vậy chúng
ta thấy tu là dễ hay khó? Vào chùa ngồi yên không ai động tới mình thấy
dường như dễ, đâu có gì khó, nhưng tu đến nơi đến chốn không phải đơn
giản, rất là khó. Song dù khó đến đâu chúng ta nhất định phải tiến tới,
không phải nghe nói khó rồi lùi, đừng thấy bờ cao chớn chở rồi thối lui vì
ngán leo không nổi. Tuy bờ cao, nhưng chúng ta ráng leo tới cùng mới thôi,
đó là lời chúng tôi nhắc nhở cho tất cả.
* |