Dịch:
THIỀN SƯ VIÊN CHIẾU
999 - 1090 (Đời thứ 7, Dòng Vô
Ngôn Thông)
Sư họ Mai tên Trực, quê ở Phước Đường, Long
Đàm , là con người anh bà Linh Thái hậu vợ vua Lý Thái Tông . Thủơ nhỏ Sư
rất thông minh và hiếu học, nghe ở chùa Mật Nghiêm trong bổn quận có vị
trưởng lão giỏi về tướng số liền đến nhờ xem. Trưởng lão sem xong bảo: Ngươi
có duyên với Phật pháp, nếu xuất gia sẽ là vị thiện Bồ tát, bằng không thì
việc thọ yểu khó giữ.
Cảm ngộ lời đoán này, Sư từ giả cha mẹ đến ấp
Tiêu Sơn thọ giáo với Định Hương trưởng lão. Ở đây phục dịch nhiều năm để
thâm nghiêm thiền học,Sư thường trì kinh Viên Giác tinh thông pháp tam quán.
Một đêm, Sư thấy Bồ tát Văn Thù cầm dao mổ bụng Sư, rửa ruột và trao cho
diệu dược. Từ đây những sở tập trong tâm rõ ràng khế hợp, sâu được ngôn ngữ
tam muội, giảng khinh thuiết pháp thao thao.
Về sau, Sư tìm đến phía tả kinh đô Thăng Long,
dựng một ngôi chùa để hiệu là Các Tường và trụ trì ở đó. học giả bốn
phương tìm đến tham vấn rất đông.
Có vị tăng hỏi :
- Phật và Thánh khác nhau thế nào ?
Sư đáp :
Trùng dương cúc ở dưới rào,
Trên cành oanh hót thanh tao dịu dàng.
(Ly hạ trùng dương cúc ly đầu thục khí oanh ).
Tăng thưa :
Cảm tạ thầy chỉ dạy, học nhân chẳng hội, xin
lại nêu bày ra.
Sư đáp :
Ngày thì vần trăng chiếu,
Đêm đến ánh trăng soi.
(Trú tắc kim ô chiếu, dạ lai ngọc thố minh).
Tăng hỏi :
Đã được thân chỉ của thầy, còn huyề cơ thì dạy
thế nào ?
Sư đáp :
Bưng thau nước đầy không chú ý,
Một lúc sẩy chân hối ích gì !
(Bất tận thủy bàn kình mãn khứ, nhất tao tha điệt hối hà chi.)
Tăng hỏi :
Tất cả chúng sanh từ đâu mà đến ? Sau khi chết
đi về đâu ?
Sư đáp :
Rùa mù dùi vách đá,
Trạnh qùe trèo núi cao.
(Manh quy xuyên thạch bích, bả miết thướng cao sơn).
Tăng hòi :
Tâm và Pháp cả hai đều quên, tánh tức
chân ; thề nào là chân ?
Sư đáp :
Hoa núi mưa sa, thần nữ khóc,
Tre sân gió thổi, Bá Nha đờn.
(Vũ trích nham hoa thần nữ lệ, phong sao đình trúc Bá Nha cầm.)
Sư có soạn “ Dược Sư dược Nhị Nguyện Văn”, vua
Lý Nhân Tông đưa bản thảo sứ thần sang Trung Hoa dân vua Triết Tông nhà
Tống. Vua Triết Tông trao cho các vị cao tọa pháp sư ở chùa Tướng Quốc xem.
Xem song các Ngài tâu vua Tống rằng :
Đây là nhục thân Bồ tát ra đời ở phương Nam,
giảng giải kinh nghĩa rất tinh vi, chúng tôi đâu dám thêm bớt chữ nào.
Vua Tống liền sắc sao lại một bản, bản chính
trả lại cho vua ta. Sứ thần kinh về tâu lại, triều đình càng kính nể và khen
thưởng Sư.
Tháng 9 năm Quảng Hựu thứ VI (1090)đời vua Lý
Nhân Tông, Sư không bệnh gọi môn đồ vào dạy:
Trong thân ta đây, xương, lóng ,gân mạch...
bốn đại hòa hợp, ắt phải có vô thường. Ví như gnôi nhà khi hoại, nóc mái xà
ngang đều rơi rớt. Tạm biệt các ngươi, hãy nghe ta nói kệ :
|
Âm :
Thân như tường bích dĩ đồi thì,
Cử thế thông thông thục bất bi,
Nhược đạt tâm không vô sắc tướng,
Sắc không ẩn hiển nhậm suy di.
Dịch :
Thân như tường vách đã lung lay,
Đau đáu người đời luống xót thay
nếu đạt tâm không không tướng sắc,
Sắc không ẩn hiện mặc vần xoay.
Nói kệ xong, Sư ngồi ngay thẳng an nhiên thị
tịch, thọ 92 tuổi, 56 tuổi hạ.
Tác phẩm gồm có:
Tán Viên Giác Kinh.
Thập Nhị Bồ Tát Hạnh Tu Chứng Đạo
Tràng.
Tham Đồ Hiển Quyết, 1 quyển.
Dược Sư Thập Nhị Nguyện Văn.
Giảng :
“Thiền Sư Viên Chiếu sinh năm 999 tịch năm
1090, đời thứ 7 dòng Vô Ngôn Thông. Sư họ Mai tên Trực, quê ở Phước Đường,
Long Đàm, là con người anh bà Linh Thái hậu vợ vua Lý Thái Tông” Long Đàm là
tên huyện, nay tuộc huyện Thanh Trì ngoại thành Hà Nội. Cha Ngài là anh của
bà Linh Cảm Thái hậu, tức là anh vợ vua Lý Thái Tông.
“Thuở nhỏ Sư rất thông minh và hiếu học, nghe
ở chùa Mật Nghiêm trong bổn quận có vị trưởng lão giỏi về tướng số liền đến
nhờ xem. Trưởng lão xem xong, bảo :
Ngươi có duyên với Phật pháp, nếu xuất gia sẽ
là vị thiện Bồ Tát, bằng không thì việc thọ yểu khó giữ”.
Trưởng lão nói ‘... thọ yểu khó giữ ‘ là do
trưởng lão thấy tướng Ngài yểu mà nói, hay vì thấy tư chất Ngài thông minh
đĩnh đạc, muốn Ngài đi tu để làm lợi ích cho Phật pháp nên nói như thế để
dọa. Câu này có tác dụng làm cho người nghe sợ chết yểu phải đi tu. Phần
đông tu sĩ chúng ta chủ quan thấy ai còn trẻ, thông minh khôi ngô đến chùa
thưa hỏi điều gì là khuyến khích đi tu, hoặc khuyến khích trực tiếp hay gián
tiếp. Vị trưởng lão này không trực tiếp khuyến khích Ngài tu, mà chỉ nói nếu
xuất gia sẽ là vị thiện Bồ tát, bằng không thì việc sống lâu hay chết yểu
khó lường được. Nghe nói vậy đâu ai có gan ở ngoài đời, đành phải đi tu. Đó
là cái khéo cuả trưởng lảo.
“Cảm ngộ lời nói này, Sư từ giả cha mẹ đến ấp
Tiêu Sơn thọ giáo với Định Hương trửng lão. Ở đây phục dịch nhiều năm để
thâm nghiêm thiền học, Sư thường trì kinh Viên Giác, tinh thông pháp Tam
quán”. Ngài trì pháp Tam quán cuả Kinh Viên Giác đến thông suốt. Điều này
cho chúng ta thấy Ngài vừa tu thiền vừa trì kinh, chớ không phải chỉ chuyên
về thiền. Tam quán của Kinh Viên Giác : Xa ma tha, Tam ma bát đề, Thiền na,
dịch như thế thì đơn giản và dễ hiểu.
Kinh Viên Giác giải Xa ma tha là dừng lặng,
người muốn cầu tánh Viên Giác nơi mình thì dùng tâm tỉnh giác quán chiếu,
lấy lặng lẽ làm hạnh, đối cảnh nhiểm tịnh tâm không duyên theo là thể chân
chỉ. Nhớ là thể chân chỉ, chớ không phải là kềm chế một chổ. Thể chân chỉ là
dừng ở bản thể chân tâm. Như vậy ở đây khác với chỉ thông thường, chỉ thông
thường là chú tâm vào một cảnh cho tâm an định. Còn chỉ ở đây là đối cảnh
nhiểm tịnh không theo, tức là dừng ngay bản thể chơn tâm nơi mình, không
phải dừng ở cảnh bên ngoài. Quý vị phải hiểu chổ này cho rõ, kẻo lầm với
pháp tu chỉ khác. Pháp tu chí này tương đương với Không quán cuả tông Thiên
Thai. Tông Thiên Thai cũng chia Tam quán là Không quán, Giả quán và Trung
quán.
Tam ma bát đề ở đây dịch là đẳng chí, nghĩa là
đến một cách bình đẳng, xa lià hôn trầm trạo cử gọi là đẳng. Người tu thiền
đa số đều mắc bệnh hôn trầm và trạo cử, lià được hai bệnh này thì tâm bình
đẳng an hòa, không còn bị trạo cử làm rối, không bị hôn trầm làm mê, bình
đẳng ở chổ đó. Nói cách khác là trung hòa giữa trạo cử và hôn trầm, đến chổ
an hòa gọi là đẳng gọi là chí. Người muốn cầu Viên Giác nơi mình, dùng tâm
tỉnh giác biết rõ tâm thức và căn trần đều do nhân huyễn hóa mà có, liền
khởi quán huyễn để trừ các huyễn. Nghĩa là thấy các pháp đều là huyễn hóa,
do mê lầm nên chấp nó là thật. Bây giờ phải quán huyễn để trừ mê lầm, dứt
cái chấp huyễ là thật, gọi là trừ huyễn. Đây là phương tiện tùy duyên quán,
tức là tùy duyên trải qua các cảnh mà tâm an không động. Nói cách khác là
thấy tất cả pháp như huyễn, hay thấy căn, trần và tâm thức đều là tướng
huyễn hóa, nên tâm an không động. Tâm thức thuộc về thọ, tưởng, hành, thức,
hay thuộc về ý, do các duyên sanh ra, không phải là thể tánh của tâm. Chổ
này tôi thường nhắc tăng ni ‘tu biết vọng ‘ xả bỏ vọng niệm, lâu ngày thấy
hơi đau đầu thì nên khởi quán thân này và ngoại cảnh đều là tướng huyễn hóa,
để khỏi quay lại quán nội tâm. Nhờ thấy thân tứ đại và ngoại cảnh bên ngoài,
do duyên hợp huyễn hóa không thật nên mắt thấy cảnh tâm không xao động không
dính mắc. Quán bên ngoài thì không kềm chế bên trong do đó không bị đau đầu.
Tu như thế gọi là ‘hay tùy duyên trải qua các cảnh mà tâm an không động ‘.
Tuy vẫn thấy cảnh này cảnh nọ khác nhau, song tất cả tướng khác ấy đều là
huyễn hóa không thật nên tâm không dính mắc không động. Đó cũng là một
phương tiện an tâm. Thế nên nói pháp quán này tương đương với Giả quán của
tông Thiên Thai. Về sau Ngài dịch qúa đơn giản, Tam ma bát đề dịch là quán,
không dịch là đẳng chí.
Thiền na dịch là tịnh lự, tịnh là định, là tâm
không dấy niệm xao động, lự là tuệ, là quán chiếu soi sét các pháp thấy đúng
như thật. Người muốn cầu Viên Giác dùng tâm tịnh giác thấy các pháp thường
yên lặng, không khởi quán càc pháp huyễn hóa. Khéo tùy thuận cảnh giới lặng
lẽ, tức là đối cảnh mà tâm vẫn lặng lẽ. Thay vì đối cảnh phải quán huyễn
hóa, nhưng không quán mà tùy thuận các cảnh tâm vẫn lặng lẽ, gọi là nhị biên
chỉ. Nhị biên là hai bên, bên chỉ và bên quán đều lặng lẽ, tức là không phân
biệt sanh tử và Niết bàn. Thường thì chúng ta hoặc đắm mê sanh tử hoặc ưa
thích Niết bàn, nhưng tu tới đây thì không còn thấy sanh tử và Niết bàn là
hai tướng đối đãi nữa. Tất cả tướng đối đãi : có không, phải quấy, tốt
xấu... là kiến chấp hai bên đều hết sạch, Chỉ và Quán ở trước không còn. Đó
là Thiền na, tương đương với Trung quán của tông Thiên Thai.
Ba pháp Chỉ, Quán và Thiền na là ba pháp tu
cương yếu của kinh Viên Giác, thiền sư Viên Chiếu nghiên cứu lâu ngày được
thâm nhập. Ngài tu thiền mà thâm nhập ba pháp quán của kinh Viên Giác, như
vậy là Ngài vừa thông giáo vừa đạt lý thiền. Giống như thiền sư Tông Mật sau
khi được truyền tâm ấn, Ngài tiếp nhận kinh Viên Giác, xem chưa hết, cảm ngộ
rơi nước mắt. Như vậy thiền sư Viên Chiếu ở Việt Nam và thiền sư Tông Mật ở
Trung Hoa vừa hội lý thiề vừa thông lý kinh Viên Giác. Kinh Viên Giác là bộ
kinh Đại Thừa dạy tu thiền rất cao, phù hợp với đường lối tu của Thiền Tông.
Bởi thế kinh và thiền không tách rời mà liên hệ rất chặt chẽ.
‘ Một đêm trong thiền định, Sư thấy Bồ Tát Văn
Thù cầm dao mổ bụng Sư, rửa ruột cho và trao diệu dược. Từ đây những sở tập
trong tâm rõ ràng khế hợp, sâu được ngôn ngữ tam muội, giảng kinh thuyết
pháp thao thao ‘. Chổ này hơi khó hiểu nhưng có thật. Tại sao khó hiểu ?
Trong thiền định lẽ ra không được mê, mà Ngài thấy Bồ tát Văn Thừ cầm dao mổ
bụng, rửa ruột rồi cho thuốc hay. Vậy lúc đó Ngài tỉnh hay mê? Nếu tỉnh thì
không có mộng, mà mộng thì không tỉnh. Thật ra việc này hơi huyền bí, nhưng
thường xảy ra ở các thiền sư. Tức là trong khi định dường như mê, song đây
là việc mầu nhiệm trong đạo, khó mà giải thích. Bồ tát Văn Thù là căn bản
trí là trí gốc. Có sẵn nơi mỗi người, cầm dao mổ bụng rửa ruột là dẹp sạch
hết vô minh phiền não, trao cho diệu dược là phát ra diệu dụng. Từ đó Ngài
sạch hết vô minh phiền não, cho nên từ khi mộng về sau, những sở tập nơi tâm
Ngài được khế hợp. Ngài không đắn đo, cần thì phát ngôn không nghĩ được ngôn
ngữ tam muội giảng kinh thuyết pháp thao thao. Ngôn ngữ tam muội là nói năng
trong chánh định. Nói năng là động làm sao định được ? Sở dĩ ở đây nói ngôn
ngữ tam muội là vì người nhập được thể Viên Giác rồi, lúc nói không suy
nghĩ, không đắn đo, cần thì phát ngôn không nghĩ ngợi, nên nói ngôn ngữ tam
muội. Người thường người thường muốn nói phải suy nghĩ lựa lời rồi mới nói,
nói như thế chưa phải là ngôn ngữ tam muội. còn Ngài thì giảng nói thao
thao, không lắp bắp ngần ngại nên gọi là ngôn ngữ tam muội. Quý vị mai kia
sáng đạo, bất cứ ai hỏi câu gì, cũng trả lời thao thao và hợp đạo, đó là quý
vị đã được ngôn ngữ tam muội.
‘ Về sau, Sư tìm đến phía tả kinh đô Thăng
Long, dựng một ngôi chùa để hiệu là Càt Tường và trụ trì ở đó. Học giả bốn
phương tìm đến tham vấn rất đông’. Càt là tốt, tường là lành, càt tường là
tốt lành. Ngôi chùa Ngài dựng ở phía tả kinh đô Thăng Long với cái hướng tốt
lành, nên người khắp nơiđến tham vấn rất nhiều. Phần tham vấn chúng tôi
không giảng ở đây, vì trong Tham Đồ Hiển Quyết, nên chúng tôi thông qua phần
này.
‘ Sư có soạn Dược Sư Thập Nhị Nguyện Văn, vua
Lý Nhân Tông đưa bản thảo cho sứ thần sang Trung Hoadâng cho vua Triết Tông
nhà Tống. Vua Triết Tông trao cho các vị cao tọa pháp sư ở chùa Tướng Quốc
xem. Xem xong, các Ngài tâu vua Tống rằng :
Đây là nhục thân Bồ-tát ra đời ở phương Nam,
giảng giải kinh nghĩa rất tinh vi, chúng tôi đâu dám thêm bớt chữ nào.
Vua Tống liền sắc sao một bản, bản chính liền
trả lại cho vua ta. Sứ thần về kinh tâu lại, triều đình càng kính nể và khen
thưởng Sư”.
Ngày xưa người Trung Hoa tự xem nước họ là
nước lớn ở giữa, những nước nhỏ ở chung quanh, họ cho là những nước nhược
tiểu. Việt Nam chúng ta cũng bị ở trong cảnh đó, vì vậy mỗi năm phải triều
cống để giữ mối giao hòa. Và, văn học của chúng ta ngày xưa cũng bị lệ thuộc
Trung Hoa, nên họ rất xem thường người Việt Nam. Thế mà khi đọc quyển Dược
Sư Thập Nhị Nguyện Văn của thiền sư Viên Chiếu, các vị pháp sư đều khen và
nói không dám thêm bớt một chữ. Đó là lòng kính trọng của họ đối với Ngài
người nước nhược tiểu, khiến cho vua và triều đình Việt Nam càng kính trọng
Ngài.
“Tháng 9 năm Quảng Hựu thứ 6 (1090) đời Lý
Nhân Tông, Sư không bệnh gọi môn đồ vào dạy:
- Trong thân ta đây, xương lóng gân mạch, bốn
đại hòa hợp, ắt phải vô thường. Ví như ngôi nhà khi hoại, nóc mái, xà ngang
đều rơi rớt. Tạm biệt các ngươi, hãy nghe ta nói kệ:
Thân như tường bích dĩ đồi thì,
Cử thế thông thông thục bất bi.
Nhược đạt tâm không vô sắc tướng,
Sắc không ẩn hiển nhậm suy di.
Dịch :
Thân như tường vách đã lung lay,
Đau đáu người đời luống xót thay.
Nếu đạt tâm không, không tướng
sắc,
Sắc không ẩn hiện mặc vần xoay.
Nói kệ xong, Sư ngồi ngay thẳng an nhiên thị
tịch, thọ 92 tuổi, 56 tuổi hạ.
Tác phẩm gồm có:
- Tán Viên Giác Kinh.
- Thập Nhị Bồ-tát Hạnh Tu Chứng Đạo Tràng.
- Tham Đồ Hiển Quyết.
- Dược Sư Thập Nhị Nguyện Văn.
Các tác phẩm của Ngài đều bị mất, chỉ còn
quyển Tham Đồ Hiển Quyết, chúng ta đang học đây. Bây giờ tôi giảng nghĩa bài
kệ cho quí vị hiểu. “Thân như tường bích dĩ đồi thì, cử thế thông thông thục
bất bi”. Ngài nói thân tứ đại này như tường vách đã lung lay hư sụp. Tất cả
người đời khi thấy thân tứ đại lung lay hư hoại ai cũng buồn bã xót thương.
“Nhược đạt tâm không vô sắc tướng, sắc không ẩn hiển nhậm suy di”. Nếu thấu
suốt được tâm không, tức là không còn thấy tướng đối đãi hai bên thì sắc hay
không ẩn hiện tùy nó đổi dời. Nếu người tu chúng ta ai cũng thấy tường tận
như vậy thì khi nhắm mắt chỉ nở nụ cười chớ không buồn, ngược lại thì khi
nhắm mắt buồn lo. Hai câu đầu nói lên tâm trạng của người thế gian, đối với
thân tứ đại này, khi bảy tám mươi tuổi, già yếu giống như tường vách xiêu
vẹo lung lay, tuy nó lung lay sắp ngã sắp chết, mà vẫn thương tiếc không
đành lòng bỏ đi. Đó là tâm lý chung của những người mê thương tiếc thân. Là
người tỉnh đạt được tâm thể vốn rỗng lặng, không bị tướng sắc tướng không
đối đãi làm phiền lụy, chỉ là một tâm thể thênh thang rỗng lặng thì, mặc
tình thân này sinh hay tử không buồn lo thương tiếc. Tôi mong rằng tất cả
chúng ta tu ở đây, tới lúc xả bỏ thân xác này, ai cũng được tâm thái như hai
câu kệ mà chúng ta vừa học. Đây là phần lịch sử chứng minh chỗ đạt đạo của
Ngài. Do đó thiền khách đến thưa hỏi, Ngài tùy duyên đối đáp rất linh động
và chính xác; đối với giáo điển cũng như đối với Thiền tông không có chỗ nào
đáng cho chúng ta nghi ngờ.
|