Dịch:
BÀY RÕ BÍ QUYẾT CHO
NGƯỜI THAM VẤN
Có vị tăng hỏi : “Phật Và Thánh khác nhau thế
nào ?”
Sư đáp :Trùng dương cúc nở dưới rào,
Trên cành oanh hót thanh tao diụ
dàng.
Tăng thưa : “Cảm tạ thầy chỉ dạy, học nhân
chẳng hội, xin lại nêu bày ra”.
Sư đáp :Ngày thì vần nhật chiếu,
Đêm đến ánh trăng soi.
Tăng lại hỏi : “ Đã được chân chỉ của thầy,
còn huyền cơ thì thế nào ?”
Sư đáp :Bưng thau nước đầy không chú ý,
Một lúc sẩy chân hối ích gì ?
Tăng thưa : Đa tạ !
Sư bảo :Chớ rửa sông to sóng,
Chính mình đến chết chìm.
Tăng hỏi : Thiếu Thất, Ma Kiệt rất huyền diệu,
từ xưa đến nay ai kế thừa làm chủ ?
Sư đáp :Trời tối sáng soi nhờ thật nguyệt
Đất hiểm, phân ranh có núi sông.
Tăng hỏi :Thế nào là đại đạo,
Cội nguồng một lối đi ?
Sư đáp :Gió mạnh bờ cao biết cỏ cứng,
Nước nhà lận đận thấy tôi trung.
Hỏi : Tất cả chúng sanh từ đâu tới.
Sau khi trăm tuổi sẽ về đâu ?
Đáp : Rùa mù dùi vách đá,
Trạnh què trèo núi cao.
Hỏi : “Trúc biết xanh Xanh trọn là chânnhư”,
thế nào là “dụng” của chân như ?
Đáp : Tặng anh đi ngàn dặm,
Cười trao một ấm trà.
Hỏi : Thế nào là uổng công đến mà vô ích ?
Đáp : Ai biết được người chủ (Đông A),
Trên đường lại bạc đầu.
Hỏi : Cửa kín nhà quê vắng,
Ai biết gõ dễ dàng.
Đáp : Kim cốc tiêu điều hoa cỏ loạn,
Mà nay sớm tối mặc ngựa dê.
Hỏi : Tại sao như thế ?
Đáp : Giàu sang vẫn kiêu sa,
Khiến thành lầu chợ hoại.
Hỏi : Long nữ dâng châu thành Phật quả,
Đàn na bố thí phước thế nào ?
Đáp : Quế trong trăng muôn thuở,
Héo tươi tại một vầng.
Hỏi : Thế nào nhọc mà không công ?
Đáp : Trên trời như treo gương,
Nhân gian nơi nơi tỏ.
Hỏi : Qua sông cần dùng bè,
Đến bờ thuyền bỏ lại.
Khi không qua thì thế nào ?
Đáp : Hồ khô cá mắc cạn,
Sống được muôn năm xuân.
Hỏi : Thế nào theo dòng mới được diệu lý ?
Đáp : Thấy nói bạn Kinh Kha,
Một đi không trở lại.
Hỏi : Quặng, vàng lẫn lộn nguyên một loại,
Thỉnh Thầy phương tiện luyện cho
tinh.
Đáp : Chẳng phải khách vua Tề,
Đâu biết cá to biển.
Hỏi : Ông Quách chẳng chiụ nhận,
Can gián làm cũng làm gì ?
Đáp : Nếu muốn trước uống rượu,
Khéo vẽ rắn làm gì ?
Hỏi : Rắn chết trên đường xin thầy cứu sống ?
Sư bảo : Ông là người phương nào ?
Tăng thưa : Vốn là người ở núi.
Sư bảo :Núi xưa về ẩn gấp,
Chớ thấy Hứa Chân Quân.
Hỏi : Biển cả mênh mông trọn chẳng hỏi,
Tào Khê giọt giọt là thế nào ?
Đáp : Trước gió thông reo tiếng buồn bã,
Mưa tạnh trên đường ít bùn lầy.
Hỏi : Thế nào là chẳng khác thời nay ?
Đáp : Trùng dương cúc ở dưới rào,
Trên cành oanh hót thanh tao nhẹ
dàng.
Hỏi : Rõ ràng trong khoảng tâm mắt,
Sáng chói ở trong sắc thân.
Thế nào lý không thể phân, tướng không thể
thấy, tại sao không thấy ?
Đáp : Trong vườn hao khoe sắc,
Lấy gì để khoe xinh.
Đáp : Mừng ông đã thấu suốt,
Cũng chẳng vui hay sao.
Tăng nói : Hân hạnh nghe Thầy giải,
Từ đây khỏi chợt
không.
Sư đáp : Chìm cạn vừa ra khỏi,
Quay đầu muôn trượng
đầm.
Hỏi : “Trong thành Niết bàn vẫn còn nguy”. Thế
nào là chổ chẳng nguy ?
Dáp : Xây tổ trên rèm cháy,
Râu tóc làm hoa lau.
Hỏi : Nếu gặp khi bức bách,
Gió trăng mặc tiêu dao.
Hỏi : Tất cả chúng sanh đều nói là Phật,
Lý này chưa rõ xin Thầy chỉ dạy.
Đáp : Khuyên ông hảy gắng việc nông tang,
chớ học theo người đợi thỏ nhọc.
Tăng nói : Được nhờ Thầy chỉ rõ,
Trọn chẳng đến ai cầu.
Sư nói : Đáng thương người mắc
nghẹn,
Ngồi đói lại quên ăn.
Tăng nói : Nhiều năm cất giấu báu trong
đãy,
Ngày nay trước mắt
thấy rõ ràng.
Sư nói : Chỉ đợi trăng thu sáng,
Đâu ngờ mây mưa che.
Tăng nói : Tuy nghe Thầy thuyết giảng,
Lý này vẫn chưa rành.
Sư đáp : Cười kẻ luống ôm cột,
Chết đuối nằm giưã
dòng.
Hỏi : Thế nào là một pháp ?
Đáp : Chẳng thấy xuân sanh cùng hạ trưởng,
Lại gặp thu chín và đông thâu.
Hỏi : Thế nào là nhyều người thành Phật ?
Đáp : Tổ long chợt tự dừng,
Từ Phúc xa luống nhọc.
Hỏi : Kiến tánh thành Phật, nghiã ấy thế nào ?
Đáp : Cây khô gặp xuân hoa đua nở,
Gió thổi hương thần thơm rất xa.
Tăng nói : Đệ tử chưa hiểu, xin Thầy chỉ lại.
Sư đáp :Muôn năm cây cà ấy,
Xanh tươi thấu từng mây.
Hỏi : Ma Ni cùng các sắc,
Chẳng hợp cũng chẳng lià ?
Đáp : Hoa xuân cùng bươm bướm,
Lúc mến lúc chia lià.
Hỏi : Thế nào theo kia hỗn tạp ?
Đáp : Chẳng phải mắt tăng Ấn,
Luống nhọc trình biện châu.
Hỏi : Thế nào là chạm mắt Bồ đề ?
Đáp : Chim từng sợ cây cong,
Thổi mãi người lạnh buốt.
Hỏi : Đệ tử chẳng hiểu, xin Thầy cho dụ khác.
Đáp : Kẻ điếc nghe đàn sáo,
Người mù ngắm trăng lên.
Hỏi : Vốn tự có hình cùng có bóng,
Có khi bóng cũng lià hình chăng ?
Đáp : Các sông về Đông chừ muôn dòng tranh
chảy,
Chúng sao chầu Bắc chừ ngàn xưa về
tâm.
Hỏi : Thế nào là một câu sáng tỏ siêu trăm ức
?
Đáp : Xa ném Thái Sơn qua biển Bắc,
Ngước tung cây gậy đến cung trăng.
Hỏi : Chỉ một việc này là thựcCòn hai ắt chẳng
chân, thế nào là chân ?
Đáp : Đầu gậy gió dễ động,
Trên đường mưa thành lầy.
Hỏi : “Chẳng hướng Như lai cầu diệu tạng,
Không mong đuốc Tổ nối đèn chi”.
Ý chỉ câu này thế nào ?
Đáp : Trời thu hoàng oanh hót,
Trong tuyết mẫu đơn xinh.
Hỏi : Thế nào là câu tuyệt diệu ?
Đáp : Một người xây vách đứng,
Cả nhà uống chẳng vui.
Hỏi : Cổ kim việc lớn thôi không hỏi,
Chỉ chuyện Tây lai ý thế nào ?
Đáp : Người nói khéo mặt lành,
Kẻ dùi rùa đập ngói.
Hỏi : “Tâm pháp cả hai đều quên, tánh tức
chân”,thế nào là chân ?
Đáp : Hoa núi mưa sa Thần nữ khóc,
Tre sân gió thổi, Bá Nha đờn.
Hỏi : Thế nào là câu tuyệt diệu ?
Đáp : Trong cổ do còn nghẹn,
Thường ở chổ bất an.
Hỏi : Còn tu còn chứng sanh bốn bệnh,
Xuất đầu đâu thể thoát lồng trần ?
Đáp : Núi cao lại lớn dung chứa bụi,
Bể cả càng sâu nhận các dòng.
Hỏi : “Chỉ Phật với Phật mới biết việc này”,
thế nào là việc này ?
Đáp : Đường hẹp trúc um tùm,
Gió thổi thành khúc nhạc.
Hỏi : Chẳng dùng bình thường, chẳng dùng thiên
nhiên, chẳng dùng tác dụng, thì nay phải làm thế sao ?
Đáp : Cỏ bồng chim én đậu,
Biển cả náu cá kình.
Hỏi : Tứ đại đeo mang đã nhiều kiếp,
Thỉnh Thầy phương tiện thoát luân
hồi ?
Đáp : Tất cả chúng sanh tê giác qúi,
Ăn toàn gai góc, nghỉ trong bùn.
Hỏi : Các thứ thủ xả đều là luân hồi, khi
không có thủ xả thì sao ?
Đáp : Xưa nay sam tiá sắc thường khác,
Cành lá sum sê chẳng có hoa.
Hỏi : Đường ngôn ngữ dứt là ý thế nào ?
Đáp : Gió thổi tiếng còi xuyên trúc đến,
Đầu non mang nguyệt vượt tường
sang.
Hỏi : Chư Phật thuyết pháp đều nhằm giáo hoá
mọi người, mến mộ bản ý gọi là xuất thế, sao gọi là bản ý ?
Đáp : Xuân dệt hoa như gấm,
Thu sang lá tự vàng.
Hỏi : Thế nào là một đường thẳng đứt ?
Đáp : Đông Tây xe ngựa chạy,
Sớm tối bụi mù bay.
Hỏi : Có pháp, có tâm mở vọng thức,
Làm sao tâm pháp thảy tiêu vong ?
Đáp : Vượt được tùng cao che rợp rợp,
Đâu lo sương tuyết rớt bời bời.
Hỏi : Ý Tổ, cùng ý Kinh thế nào ?
Đáp : Hứng lên xách gậy chơi rừng núi,
Nhọc sức xổ rèm nằm chõng tre.
Hỏi : Tổ Tổ truyền nhau là truyền việc gì ?
Đáp : Đói đến cần ăn,
Lạnh về phải mặc áo.
Hỏi : Người đời đều thuê nhà,
Nhà dột ở chổ nào ?
Đáp : Qụa vàng cùng thỏ bạc,
Đầy vơi chớ bận lòng.
Hỏi : Thế nào là một con đường Tào Khê ?
Đáp : Đáng thương kẻ mắc thuyền.
Đến chốn ý lăng xăng.
|