Giảng:
Có vị tăng hỏi :
Phật và Thánh khác nhau thế nào ?
Sư đáp :Trùng dương cúc ở dưới rào,
Trên cánh oanh hót thanh tao diụ
dàng.
Tăng thưa :Cảm tạ thầy chỉ dạy, học nhân chẳng
hội, xin lại nêu bày ra.
Sư đáp :Ngày thì vần nhật chiếu,
Đêm đến ánh trăng soi.
Tăng lại hỏi :Đã được chân chỉ của thầy, còn
huyền cơ thì dạy thế nào ?
Sư đáp :Bưng thau nuớc đầy không chú ý,
Một lúc sẩy chân hối ích gì ?
Tăng thưa :Đa tạ !
Sư bảo :Chớ rửa sông to sóng,
Chính mình đến chết chìm.
Vị tăng hỏi : “ Phật và Thánh khác nhau thế
nào ?” Vị tăng này thắc mắc, muốn biết chỗ khác nhau giữa Phật và Thánh.
Kinh A Hàm gọi Phật là Thánh, chữ Thánh còn chỉ cho các thầy tỳ kheo tu
chứng quả A la hán. Trong bốn quả Thanh văn từ sơ quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm
đến A na hàm gọi là hiền, quả A la hán gọi là Thánh. Quả vị Bồ tát thì Thập
tín, Thập trụ... thuộc về hiền, từ Sơ điạ đến Thập điạthuộc về Thánh. Đó là
nói trong đạo Phật. Ở đây có thể vị tăng này dùng chữ Thánh để chỉ cho Khổng
Tử, Mạnh Tử cuả đạo Nho. Hỏi Phật và các vị Thánh này khác nhau như thế nào
? Ngài đáp : “Trùng dương cúc ở dưới rào, trên cành oanh hót thanh tao dịu
dàng”. Nghiã là ở trong rào cuả miếng vườn trồng hoa cúc, đến tiết mống chín
tháng chín (trùng dương) thì hoa cúc nở, trên đầu cành cây vào mùa xuân ấm
chim oanh hót. Qua câu trả lời cuả Ngài, quý vị có hiểu không ? Câu trả lời
thật là lùng, nhưng nên thơ. Mùa xuân chim oanh hót, mùa thu (9 tháng 9) hoa
cúc nở là ý gì ? Chim oanh, hoa cúc là hai loại tùy thuộc vào thời tiết.Thời
tiết đến thì chim oanh hót hoa cúc nở. Chim oanh và hoa cúc là hai, nhưng
thời tiết thì không hai, hết xuân tới hạ, hết hạ tới thu, hết thu tới đông.
thời tiết đổi thay có bốn mùa, bốn mùa tuy khác, nhưng thời tiết vẫn là thời
tiết. Ý nói Phật và Thánh là hai tên khác, nhưng thể cứu cánh thì không hai.
Qua hai câu thơ Ngài đáp, vị tăng chưa hội nên
nói : “Cảm tạ thầy chỉ dạy, học nhân chẳng hội, xin lại nêu bày ra”. Ngài
dạy tiếp : “Ngày thì vầngnhật chiếu, đêm đến ánh trăng soi”. Hai câu thơ này
tả cảnh ngày đêm khác nhau rất linh động, nhưng ý không khác hai câu thơ
trước. Ngày thì có mặt trời chiếu, đêm thì có ánh trăng soi. Dù ngày hay
đêm, dù mặt trời hay mặt trăng, ánh sáng lúc nào cũng chiếu soi khắp vạn
vật. Nghiã là mặt trăng, mặt trời tuy hai, nhưng ánh sáng chiếu soi không
khác. Vì ánh sáng không hai cho nên nói “Ngày thì vầng nhật chiếu, đêm đến
ánh trăng soi”. Hai câu này lập lài ý trên qua một hình ảnh khác.
Tăng lại hỏi : “Đã được chân chỉ cuả thầy, còn
huyền cơ thì dạy thế nào ?”. Vị tăng nói chân chỉ Ngài dạy vị ấy đã nhận
được rồi, nhưng huyền cơ thì chưa nhận được mới hỏi Ngài là thế nào ? Huyền
cơ là cơ nhiệm mầu, chúng ta có thể hiểu chân chỉ là thể, huyền cơ là dụng.
Và có thể hiểu theo lối quen thuộc là khi được bậc thầy chỉ dạy, nhận ra
Phật Tánh rồi làm sao gìn giữ ? Tức là làm sao giữ được cơ mầu nhiệm ? Ngài
trả lời :“Bưng thau nước đầy không chú y, một lúc sẩy chân hối ích gì ?”
Nghe câu này chúng ta thấy như nói trên trời
trên mây, không dính dáng gì tới câu hỏi hết. Nhưng nếu thông thì thấy Ngài
dạy quá hay. Các vị làm bếp bưng nước rửa rau thì hiểu. Nếu bưng thau nước
đầy là phải chú ý giữ thau nước, nếu không cẩn thận trợt chân sẩy tay đổ
hết. Ý câu này rất phù hợp với lời Phật dạy trong kinh A hàm qua ví dụ : Có
anh tử tội được vua tha, nhưng vua bắt phải bưng dĩa dầu đầy đi từ đầu đường
đến cuối đường, không để rơi một giọt dầu thì mới khỏi tội chết. Nếu bất cẩn
để dầu đổ thì tên đao phủ đi sau chém đầu. Được lịnh này anh tử tội chăm chú
bưng dĩa dầu đi, ngang qua nhiều chổ ăn chơi hấp dẫn như gái đẹp, quán rượu,
quán nhạc...Anh chăm chăm bưng dĩa đi không dám nhìn qua ngó lại, đi đến
cuối đường, dầu không đổ, anh thoát chết. Cũng vậy, sau khi nhận được chân
chỉ thầy dạy rồi là phải khéo bảo nhậm, đừng tưởng mình ngộ rồi là song, mà
vẫn phải cẩn trọng gìn giữ. Thiền sư Trần Tôn Túc cũng đã dạy : “Việc lớn
chưa sáng như đưa ma mẹ, việc lớn đã sáng như đưa ma mẹ” là nhằm ý này. Đức
Phật dùng hình ảnh bưng dĩa dầu, thiền sư Trần Tôn Túc dùng hình ảnh đưa ma
mẹ, Ngài thì dùng hình ảnh bưng thau nước. Ở đây nhiều thiền khách hỏi, Ngài
trả lời bằng những câu thơ rất thú vị. Ngày nay nếu có người nêu câu hỏi,
chúng ta hiểu ý để trả lời cho đúng đã khó rồi, đâu được như Ngài mở miệng
là thành thơ lại ý nghiã rất chính xác. Ngài trả lời quá kỳ đặc, vừa hợp với
lý Kinh, vừa đúng với tinh thần thiền, vừa thi vị, không sai sót chút nào.
“Tăng thưa : Đa tạ !” Vị tăng thấy Ngày trả
lời như vậy là đủ rồi, nên nói đa tạ, cám ơn thầy. Ngài bảo : “ Chớ rửa
sông to sóng, chính mình đến chết chìm”. Nếu sông có sóng to chớ lội xuống
tắm rửa hay giặt giũ, sẽ bị sóng cuốn là chết chìm. Ý Ngài dạy tuy đã thấy
được chân chỉ, biết cách gìn giữ, song chớ xông pha, nếu xông pha e có ngày
không cứu được. Đa số các thầy trẻ bây giờ có chút hiểu biết, thường có bệnh
muốn thử xem mình đã là Thánh chưa, nên mới thõng tay vào chợ, nhưng đạo lực
chưa vững, tập khí chưa sạch. Thử như thế e có ngày bị dòng đời cuốn trôi
hỏng cả đời tu. Vì vậy Ngài căn dặn phải dè dặt, nếu dưới sông có sóng to,
đừng xuống rửa chân hay giặt giũ, sẽ bị nước cuốn trôi, cứu không được. Ngài
khéo vô cùng, dạy hết sức cặn kẽ, chỉ cái Thể, dạy cho cách bảo trì, nhắc
phải thận trọng, chớ có tự cao tự đại, e nguy hiểm tới tuệ mạng.
Tăng hỏi :
Thiếu Thất, Ma Kiệt rất huyền diệu, từ xưa đến
nay ai kế thừa làm chủ ?
Sư đáp :
Trời tối sáng soi nhờ nhật nguyệt,
Đất hiểm, phân ranh có núi sông.
Tăng hỏi : “Thiếu Thất, Ma Kiệt rất huyền
diệu, từ xưa đến nay ai kế thừa làm chủ ?” Thiếu Thất là ngọn núi phiá Tây
dãy Tung Sơn ở Trung Quốc. Vua Hiếu Minh Đế nhà Hậu Ngụy xây chùa Thiếu Lâm
tại núi này cho Thiền sư Phật Đà.Sau Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến đây ngồi xây mặt
vào cách chín năm, ngài Thần Quan đế tham học thiền, được Tổ truyền y bát và
đổi tên là Huệ Khả. Ma Kiệt nói đủ là Ma Kiệt Đà, tên một nước lớn ở Ấn Độ
thời cổ, nơi đức Phật tu thành đạo và giảng đạo giáo hóa. Có lần đức Phật
cũng nhập thất ở nước Ma Kiệt Đà. Thế nên vị tăng nói Thiếu Thất Ma Kiệt rất
huyền diệu, hỏi từ xưa đến nay ai là người kế thừa làm chủ tinh thần Thiếu
Thất, Ma Kiệt ? Ngài trả lời : “Trời tối sáng soi nhờ nhật nguyệt, đất hiểm
phân ranh có núi sông”. Mới nghe chúng ta thấy câu trả lời không dính dáng
gì với câu hỏi cả. Vị tăng muốn biết bí quyết của Phật và của Tổ Bồ Đề Đạt
Ma, ngày nay ai kế thừa nên mới hỏi, Ngài trà lời như vậy thì ai là người kế
thừa ? _ Khó hiểu quá ! Song nếu thấu lý thì thấy Ngài trả lời rõ ràng lắm.
Trời tối mà muốn được sáng thì phải nhơ mặt trời mặt trang toả ánh sáng, chổ
tối mới được sáng. Dất hiểm là vùng được chia ranh từng phần bởi núi sông,
vùng này có đặc tính này vùng kia có đặc tính kia. Ý nói ai ngộ đạo thì
người đó kế thừa, cũng như trời tối có mặt trăng mặt trời soi sáng mới được.
Mặt trăng mặt trời chỉ cho người giác ngộ, người nào giác ngộ là người đó kế
thừa. tùy duyên người truyền bá nơi này, người truyền bá nơi kia, chẳng hạn
ngài Thần Tú truyền bá theo lối tiệm tuở phương Bắc và Lục TỔ thì truyền bá
thiền đốn ngộ ở phương Nam Trung Hoa. Tức là chia ranh người truyền phương
này, người truyền phương kia là tùy duyên, cốt yếu là phải giác ngộ. Có giác
ngộ thì sự truyền bá kế thừa mới đúng tông phong.
Tăng hỏi :
Thế nào là đại đạo,
Cội nguồng một lối đi.
Sư đáp :
Gió mạnh bờ cao biết cỏ cứng
Nước nhà lận đận thất tôi trung.
Đại Tăng hỏi : “Thế nào là đại đạo, cội nguồn
một lối đi ?” Đai đạo là con đường lớn, là lối đi, là cội nguồn cuả tất cả
người tu. Vị tăng thắc mắc, hỏi đại đạo mà tất cả người tu phải đi là con
đường nào, làm sao đi ? Ngài trả lời : “Gió mạnh bờ cao biết cỏ cứng, nước
nhà lận đận thấy tôi trung”. Ngài trả lơi như vậy có chỉ đường chưa ? Đường
đi ở chổ nào ? Đọc tới chổ này, tôi giựt mình vì lối dạy của Ngày quá hay !
Cơn gió mạnh nếu cỏ yếu mọc ở bờ cao thì nó rạp xuống không đứng được. Nếu
cây nào không rạp xuống thì biết là cây cứng. Cũng như nước nhà gặp lúc binh
biến hiểm nguy, người yếu đuối khiếp nhược thì lo chạy trốn hoặc hàng giặc,
người chí sĩ gan dạ thì ra cứu nước, người đó mới là người trung nghiã. Cũng
vậy, người tu muốn biết được con đường tiến tới chỗ cứu cánh, thì phải xông
pha vượt qua khó khăn nguy hiểm và vững vàng không xiêu không ngã. Ngài nói
người lôi thôi yếu đuối không thể đi suốt đại đạo. Vậy, muốn tiến trên đại
đạo, chúng ta phải là cỏ cứng trên bờ cao gió thổi không ngã rạp, là người
trung cứu nước lúc nước nhà binh biến lâm nguy. Ở đây được mấy người là cỏ
cứng là người trung ? Kiểm điểm lại, số người này rất ít. Là nguời tu, chúng
ta phải là người không chao đảo trước mọi nghịch cảnh, mới là người đi trên
đại đạo. Ða số người tu thời nay cầu an nhiều hơn là dấn thân vào khó khăn,
nên khó đi trên đại đạo. Người đối với những trở ngại bên ngoài, tâm thản
nhiên không lay động, nhiều việc khốn đốn sảy ra dồn dập, tâm bình tĩnh
không bấn loạn, người như thế mới là người tìm được cội nguồn tiến trên đại
đạo. Vậy, người tu thì không sợ khó, nếu sợ khó thì không phải là người đi
trên đại đạo.
Hỏi :Tất cả chúng sanh từ đâu tới,
Sau khi trăm tuổi sẽ về đâu ?
Đáp :Rùa mù dùi vách đá,
Trạnh què trèo núi cao.
Hỏi : “ Tất cả chúng sanh từ đâu tới, sau khi
trăm tuổi sẽ về đâu ?” Câu hỏi này rất nhiều người nêu lên, thắc mắc hiện
tại mình có mặt ở cỏi đời này là từ đâu tới và khi chết sẽ về đâu ? Được
Ngài trả lời :Rùa mù dùi vách đá, trạnh què trèo núi cao”. Nghe qua câu đáp
này quý vị có thỏa mãn không ? Thấy Ngài nói chuyện đâu đâu không dính dáng
gì với câu hỏi. Song, nếu thấy lý thì thấy Ngài trả lời rất chính xác. Chỗ
này nếu người chưa chứng được ba minh làm sao biết được ? Ba minh là Túc
mạng minh , Thiên nhãn minh và Lậu tận minh. Người chưa chứng được Túc mạng
minh làm sao biết được trước kia mình ở đâu ? Nếu chưa chứng được Thiên nhãn
minh làm gì biết được sau khi nhắm mắt rồi mình đi về đâu ? Vì không biết
quá khứ mình đã tạo nghiệp gì và sẽ dẫn mình đi đâu. Còn ở trong mê muội mà
muốn biết việc này, giống như ruà mù mốn xoi thủng vách đá, giống như con
trạnh què muốn leo lên đỉnh núi cao, việc làm này vượt khả năng không thể
thực hiện được. Cũng vậy, người tu chưa sáng đạo không thể nào biết được
mình từ đâu đến và chết rồi sẽ đi về đâu. Mình không biết việc cuả mình làm
sao nói được việc cuả người ? Phải khéo tu cho sáng đạo thì tự thấy rõ ràng,
chưa sáng đạo đem ra hỏi chỉ vô ích thôi.
Hỏi : “Trúc biết xanh xanh trọn là chân như”,
thế nào là “dụng”cuả chân như ?
Đáp :Tặng anh đi ngàn dặm,
Cười trao một ấm trà.
Hỏi : “Trúc biếc xanh xanh trọn là chân như,
thế nào là dụngcuả chân như ?” Pháp thân hay chân như là thể, vị tăng này
muốn hỏichân như dụng. Ngài trả lời : “Tặng anh đi ngàn dặm, cười trao một
ấm trà”. Tức là anh đi đường xa ngàn dặm, tôi đem ấm trà tặng anh với nụ
cười. Đó là dụng cuả chân như. Để hiểu rõ ý này tôi kể một câu chuyện cho
quý vị nghe. Ngài Nam Tuyền, Qui Tông và Bảo Triệt đến yết kiến thiền sư
Cảnh Sơn, đi đường gặp một bà già, ngài Bảo Trệt hỏi :
- Cảnh Sơn đi đường nào ?
Bà già đáp :
Đi thẳng.
- Đầu trước nước sâu qua được chăng ?
- Chẳng ướt gót chân
- Bờ trên lúa trúng gai tốt, bờ dưới lúa trúng
cai gầy ?
- Thảy bị cua ăn hết.
- Nếp thơm ngon.
- Hết mùi hơi.
Bà ở chổ nào ?
- Chỉ trong ấy.
- Ba người đồng vào quán ngồi. Bà già nấu một
bình trà, bưng ba chén chung đến nói :
- Hòa thượng có thần thông thì uống trà.
Ba người nhìn nhau chưa nói câu nào.
Bà già lên tiến bảo :
- Xem già này trình thần thông đây.
Nói xong, bà cầm chung nghiên bình rót trà rồi
đi.
Bà cầm chung nghiên bình rót trà là trình thần
thông. Qua câu chuyện này chúng ta mới hiểu câu trả lời của Ngài. Theo vị
tăng này thì chân như thể ở đâu cũng có, còn chân như dụng thì thế nào ?
Ngài nói anh đi xa ngàn dặm, tôi đem ấm trà cười trao cho anh. Cười trao cho
anh ấm trà là dụng của chânhư chứ gì ? Thể chân như thì trùm khắp, dụng chân
như là khi cười trao cho ấm trà hay khi rót trà vào chung. Mọi người chúng
ta ai cũng có thể chân như và dụng chân như. Nhưng, người còn sống với tâm
thức cuồn loạn thì hiện ra dụng tâm thức vọng động. Khi nào sạch hết vọng
tưởng, hằng sống với thể chân thật thì hiện dụng chân như. Phải nhớ rõ chổ
này. Ngài trả lời vừa khéo vừa chính xác, vậy mà vị tăng này cũng chưa bằng
lòng.
Hỏi :Thế là uổng công đến mà vô ích ?
Đáp :Ai biết được người chủ (Đông A),
Trên đường lại bạc đầu.
Hỏi : “ Thế nào là uổng công đến mà vô ích ?”
Vị tăng nghe nói diệu dụng chân như là như thế và ai cũng có, dù biết cũng
chẳng được gì, chẳng có gì lạ, ai làm cũng được, nên nói “Thế là uổng công
đến mà vô ích”. Ngài đáp :“Ai biết được người chủ (Đông A), trên đường lại
bạc đầu”. Đông A là ông chủ. Ngài nói không có vô ích, người sử dụng được
diệu dụng của chân như phải là người nhận ra ông chủ. Vì moi người ai cũng
có những động tác giống nhau, người này đi người kia cũng đi, người này ăn
người kia cũng ăn, người này uống trà người kia cũng uống trà, ai cũng như
ai. Song, người chưa biết được ông chủ thì đi vội vàng, mong cho mau tới, ăn
thì thích ăn ngon không có thức ăn ngon thì buồn, uống trà thì nói chuyện
bên đông bên tây nghĩ nhớ đủ điều... sinh hoạt như thế không phải là dụng
chân như. Người không nhận ra ông chủ thì “Trên đường lại bạc đầu”. Ngài đã
chỉ cho diệu dụng, nếu không nhận ra bản thểthì trên đường đi tới già cũng
không gặp. Muốn có diệu dụng chân như thì trước phải nhận ra bản thể (ông
chủ). Nhận ra bả thể rồi thì mọi động tác đều là diệu dụng.
Hỏi :Cửa kín nhà quê vắng,
Ai biết gõ dễ dàng ?
Đáp :Kim cốc tiêu điều hoa cỏ loạn,
Mà nay sớm tối mặc ngựa dê.
Hỏi :Tại sao như thế ?
Đáp :Giàu sang vẫn kiêu sa,
Khiến thành lầu chợ hoại.
Hỏi : “Cửa kín nhà quê vắng, ai biết gõ dễ
dàng ?” Vị tăng thắc mắc, nhà ở thôn quê vắng vẻ cửa đóng kín, ai biết gõ để
vào cho dễ dàng ? Câu này ngầm ý nói chỗ thanh tịnh an tĩnh của nội tâm con
người, làm sao mở để vàocho dễ dàng. Ngài trả lời “Kim cốc tiêu điều hoa cỏ
loạn, mà nay sớm tối mặc ngựa dê”. Kim cốc là biệt thự của Thạch Sùng. Thạch
Sùng ở đất Hà Dương đời Tấn, làm quan tới chức Vệ Uy Sứ, nhà rất giàu, sống
rất kiêu sa. Thạch Sùng có người thiếp tên Lục Châu rất đẹp, Tôn Tú muốn
Thạch Sùng nhường nàng cho Tôn Tú, Lục Châu không chịu, nhảy xuống lầu tự
tử. Tôn Tú không được Lục Châu nên căm hận, dèm pha Thạch sùng với Triệu
Vương, rồi mạo chiếu chỉ của vua đem quân đến giết cả nhà Thạch Sùng. Từ đấy
vườn nhà Thạch Sùng bỏ hoang, hoa cỏ mọc ngổn ngang không trật tự, sớm tối
mặc ngựa dê ra vào ăn cỏ, không còn là chổ trật tự sang cả nữa. Tôi nhắc lại
ý trước để tiếp ý sau cho quý vị hiểu. Chỗ thanh tịnh yên tĩnh của nội tâm,
khởi ý muốn vào là động loạn, giống như biệt thự Kim Cốc của Thạch Sùng bỏ
hoang, nên ngựa dê qua lại lộn xộn trong đó. Ngài trả lời như thế mà vị tăng
ấy chưa lãnh hội vẫn còn thắc mắc, hỏi tiếp :
“Tại sao như thế ?” Ngài đáp : “Giàu sang vẫn
kiêu sa, khiến thành lầu chợ hoại” (1). Lầu là lầu sò, chợ là chợ bể. Sách
xưa có kể rằng : Ở ngoài biển có những con sò lớn nằm phun bọt lên giống
như cái lầu, mặt trời chiếu sáng thấy lấp lánh, gọi đó là lầu sò. Chợ bể,
sách xưa cũng nói rằng : Các vị A tu la hay hiệnngoài biển vì đô thị của họ
ở ngoài biển, khi mặt trời chiếu sáng thì thấy người thấy vật đủ thứ như chợ
nhóm, nhưng thoáng qua rồi mất, không lâu. Ngày nay khoa học giải thích hiện
tượng này là do phóng xạ bên ngoài phản chiếu, không có thật. Vậy lầu sò chợ
bể là chỉ cho cái gì phù du tạm bợ không bền. Ngài lấy ý Thạch Sùng giàu
sang mà kiêu sa, khiến cho gia cảnh sự nghiệp hoang phế hư hoại, giống như
lầu sò chợ bể tạm bợ, để trả lời qua hướng khác. Ngài chỉ thẳng mà vị tăng
này không hội, nên buộc lòng Ngài chuyển qua hướng : Sở dĩ Kim Cốc bấy giờ
hoan phế điêu tàn, vì Thạch Sùng kiêu sa phách lối nên mới như vậy. Nị tăng
ấy đâu có biết rằng, người muốn vào chỗ lặng lẽ thanh tịnh của nội tâm thì
phải nhất niệm, buông xả tất cả. Còn khởi niệm muốn gõ cửa để vào cho dễ
dàng, là có vọng tưởng lăng xăng làm sao vô được ? Thế mà vị tăng còn hỏi
“Tại sao như thế” ?” buộc lòng Ngài phải mượn hình thức có lý để nói cho
hiểu. Trả lời như thế không úng chỗ Ngài muốn nói.
Hỏi :Long nữ dâng châu thành Phật quả,
Đàn na bố thí phước thế nào ?
Đáp :Quế trong trăng muôn thuở,
Héo tươi tại một vần.
Hỏi :Thế nào nhọc mà không công ?
Đáp :trên trời như treo gương,
Nhân gian nơi nơi tỏ.
Hỏi : “Long nữ dân châu thành Phật quả, đàn na
bố thí phước thế nào ?”. Vị tăng dẫn kinh Pháp Hoa hỏi : Long nữ sau khi
được Bồ tát Văn Thù giáo hóa, ngộ được lý Đại thừa thâm sâu và có thể thành
Phật. Tôn giả Xá Lợi Phất không tin Long nữ có thể thành phật. Long nữ liền
đem hạt châu dâng lên đức Phật. Khi Phật nhận hạt châu rồi, Long nữ nói với
tôn giả Xá Lợi Phất : “Lấy sức thần của các ông xem tôi thành Phật, mau hơn
dâng hạt châu lên đức Phật”. Nói rồi Long nữ hiện thân ở thế giới khác ngồi
tòa sen thành Phật. Do đó vị tăng hỏi Long nữ dâng châu cúng Phật được thành
Phật và thí chủ bố thí cúng dường có phước như thế nào ? ngài đáp : Quế
trong trăng muôn thuở, héo tươi tại một vần”. Tối, trời có trăng không mây,
nhìn lên mặt trăng thấy một đốm đen, đốm đen đó người xưa gọi là cây quế.
Ngài nói cây quế ở trong mặt trăng, dù héo hay tươi nó vẫn ở trong mặt trăng
muôn đời. Nghiã là Long nữ dâng châu cúng Phật, sau đó được thành Phật, còn
Phật tử cúng dường tăng ni, mặc dù kết qủa chưa thành tựu, tuy hai việc làm
khác nhau, nhưng thành quả không khác. Tức là cúng dường Phật được thành
Phật, cúng dường tăng ni cũng sẽ thành Phật. Giống như cây quế héo hay cây
quế tươi khác nhau, nhưng đồng ở trong mặt trăng. Ngài trả lời như thế, vị
tăng này không bằng lòng, nên mới hỏi :
“Thế nào nhọc mà không công ?” Ý hỏi cây quế
tươi hay cây quế héo cũng đồng ở trong mặt trăng, giống như cúng dường Phật,
hay không cúng dường Phậtmà cúng dường tăng thì cũng đồng thành Phật ở trong
Phật tánh, tu làm chi cho nhọc mất công ? Ngài đáp : “Trên trời như treo
gương, nhân gian nơi nơi tỏ”. Mặt trăng sáng trên bầu hư không, ở dưới đất
nhìn lên thấy mặt trăng sáng giống như gương treo trên bầu trời. Nhờ có mặt
trăng tỏa ánh sáng khắp nơi, nên thế gian được soi sáng, mọi người khỏi rơi
hầm sụp hố, tránh khỏi những tai nạn hiểm nguy. Cũng vậy, Phật tánh có sẵn
nơi mổi người, nó trùm khắp. Người tu khi hằng sống đượcvới Phật tánh thì có
diệu dụng, giúp cho người sáng suốt an vui, hết mê lầm đau khổ. như vậy là
có ích chứ đâu có phí công vô ích.
Hỏi :Qua sông cần dùng bè,
Đến bờ thuyền bỏ lại.
Khi không qua thì thế nào ?
Đáp :Hồ khô cá mắc cạn,
Sống được muôn năm xuân.
Hỏi :Thế nào theo dòng mới được diệu lý ?
Đáp :Thấy nói bạn kinh kha,
Một đi không trở lại.
Hỏi :Quặng, vàng lẫn lộn nguyên một loại,
Thỉnh thầy phương tiện luyện cho
tinh.
Đáp : Chẳng phải khách vua Tề,
Đâu biết cá to biển.
Hỏi :Ông Quách chẳng chiụ nhận,
Can gián cũng làm gì ?
Đáp :Nếu muốn trước uống rượu,
Khéo vẽ rắn làm gì ?
Hỏi : “Qua sông cần dùng bè, đến bờ thuyền bỏ
lại. Khi không qua sông thì thế nào ?” Câu này lấy ý kinh đem ra hỏi, qua
sông thì dùng bè khi đến bờ rồi thì bè phải bỏ lại. Bây giờ không qua sông,
không cần thuyền cũng không bỏ thuyền thì sao ? Ngầm ý hỏi, người học đạo
phải có Kinh điển (cần bè) để biết Phật dạy tunhư thế nào mà thực hành, khi
tu giác ngộ viên mãn rồi thì Kinh điển không dùng nữa (bỏ thuyền), bây giờ
tu không cần Kinhđiển cũng không bỏ Kinh điển thì sao ? Ngài trả lời : “Hồ
khô cá mắc cạn, sống được muôn năm xuân”. Hồ khô là hồ không có nước cá sống
nhờ nước, nếu cá ở tronghồ khô là cá mắc cạn. Ngài nói cá mắc cạn trong hồ
khô, mà sống được đến muôn năm không chết là điều đáng khen. Cũng vậy, nếu
tu mà không cần Kinh điển không bỏ Kinh điển mà ngộ đạo thì đáng khen. Ngược
lại, chỉ là người thiếu học thiếu tu không ra gì thì vô nghiã chẳng đáng
nói. Vị tăng nghe Ngài nói như thế liền hỏi :
“Thế nào theo dòng mới đuợc diệu lý ?” Nghiã
là phải theo dòng, nương bè qua sông mới được diệu lý, không theo dòng không
nương bè không qua sông thì không được diệu lý ? Ngài đáp : “Thấy nói bạn
Kinh Kha, một đi không trở lại”. Kinh Kha là người nước Tề thời Chiến quốc,
là môn khách của Thái tử Đan nước Yên, bấy giờ nước Tần mạnh nhất, Tần Thủy
Hoàng cất thôn tính các nước chư hầu. Kinh Kha nhận nhiệm vụ đi ám sát Tần
Thủy Hoàng. Lúc ra đi Thái tử Đan cùng tân khách tiễn Kinh Kha qua sông Dịch
Thủy, Kinh Kha nói lời từ biệt : “Tráng sĩ một đi không trở lại, dòng sông
Dịch Thủy rẽ đôi nơi...! “Kinh Kha đến cung vua Tần, ám sát Tần Thủy Hoàng
không được nên bị giết, từ đó không trở lại nước Yên. Ngài lấy điển tích này
để trả lời câu hỏicủa vị tăng. Ý Nài nói, nếu để dòng đời cuốn trôi đi thì
làm sao được diệu lý ? Cũng như Kinh Kha đi ám sát vua Tần, vua Tần không
chết, Kinh Kha bị giết không trở về thì nói được diệu lý gì ? Theo Ngài thì
người tu phải vượt khỏi dòng đời mới lên được dòng Thánh. Vì theo dòng dời
thì chấp nhận sống buông thả theo thế tục, buông thả theo thế tục thì trầm
luân sanh tử làm sao được diệu lý ?
Hỏi : “Quặng, vàng lẫn lộn nguyên một loại,
thỉnh thầy phương tiện luyện cho tinh”. Vàng khác với quặng, vì quặng lẫn
lộn nhiều thứ khác, nhưng nó vốn cùng một loại với vàng, thỉnh thầy phương
tiện luyện quặng và vàng cái nào cho ra cái nấy. Ý hỏi người tu thì phàmcó
Thánh có, mê có ngộ có, làm sao Ngài biết được ? Ngài trả lời : Chẳng phải
khách vua Tề, (1) đâu biết cá to biển”. Tục truyền rằng ở chỗ sâu nhất của
biển có cung điệncủa vua Thủy Tề. Thủy tề cũng có con cháu, nên nhân gian có
danh xưng Công chúa Thủy Tề để chỉ cho con gái Thủy Tề. Cung Thủy Tề ở giữa
biển dưới đáy sâu, ai làm bạn Thủy Tề tới lui chơi mới biết biển sâu có cá
to. Nếu không tới đó làm sao biết được. Vì cá to thì ở biển sâu, biển cạn
không chứa được cá to. Nghiã là, nếu không phải là người đã từng giác ngộ
thì làm sao biết được ai là người ngộ ai là kẻ mê ? Ngài đáp như thế vị tăng
vẫn chưa bằng lòng, hỏi tiếp :
“Ông Quách chẳng chiụ nhận, cang gián cũng làm
gì ?” Ông Quách là Quách Phát đời Tấn ở Trung Quốc, ông rất giỏi về điạ lý
bói toán, thế mà không tính được số mệnh của mình. Quách Phát biết vua Minh
Đế không thích can gián, mà ông lại can vua để rồi bị giết chết. Vậy can
gián lợi ích gì ? Ý này tiếp ý trên : Tăng hỏi ai là người ngộ ai là kẻ mê,
Ngài đáp người đã ngộ rồi mới biếtđược ai là người ngộ ai là kẻ mê. Vị tăng
này không bằng lòng, mới dẫn chuyện can vua Minh Đế để hỏi : Quách Phát đã
biết vua Minh Đế không chiụ nhận lời can, mà đi can gián để làm gì ? Ý của
vị tăng nói, đối với mê và ngộ, không cần quan tâm, Ngài nói phải ngộ rồi
mới biết ai ngộ ai mê, việc ấy không có nghiã đối với ông, giải thích thế
này hay thế kia chỉ là vô ích thôi. Ngài đáp : “Nếu muốn trước uống rượu,
khéo vẽ rắn làm gì ?” Chuyện vẽ rắn lấy từ điển tích : Các xá nhân ở nước Sở
được tặng một chung rượu ngon. Có một chung ruợu mà có đến mấy nguời chia
nên họ bàn với nhau : mỗi người vẽ một con rắn, người nào vẽ rồi trước sẽ
được ống chung rượu đó. Có một anh chàng vẽ rất nhanh nên vẽ xong trước,
nhìn thấy các bạn còn đang chăm chú vẽ, anh ngồi không chẳng biết làm gì,
bèn vẽ thêm chân cho con rắn. Lúc anh đang chăm chú vẽ chân rắn thì bạn anh
vẽ rồi, liền uống hết chung rượu. Ngài dùng điển tích này để nói với vị tăng
rằng : Nếu đã nhận ra chỗ chân thật, tức là vàng ròng thì không cần luyện.
Còn nếu là quặng lẫn trong vàng thì phải luyện. Như vậy, ông nói tới chỗ rốt
ráo, song rốt cuộc thì không có thật, giống như xá nhân kia vẽ rắn nhanh,
nhưng rốt cuộc không được uống rượu. Bởi ông cho rằng ông không cần giản
trạch ai mê ai ngộ, thì đâu cần hỏi quặng và vàng phải luyện làm sao ? Hỏi
như vậy là bày chuyện vô ích giống như vẽ rắn thêm chân vậy.
Hỏi :
- Rắn chết trên đường xin thầy cứu sống ?
Sư bảo :
- Ông là người phương nào ?
Tăng thưa :
- Vốn là người ở núi.
Sư bảo :Núi xưa về ẩn gấp,
Chớ thấy Hứa Chân Quân.
Hỏi : “Rắn chết trên đường xin thầy cứu sống”.
Đây là câu hỏi của một vị tu tương đối có công phu sâu dầy. Câu hỏi này có
hai ý : Ý thứ nhất, con là người đi tìm đạo, mà tìm mãi không ra bây giờ
giống như người chết, nhờ thầy chỉ cho con phương tiện tiến đạo, tức là cứu
sống con. Đó là ý trong lời lẽ bình thường. Ý thứ hai là con tu đến chỗ lặng
lẽ, không còn niệm khởi, tâm như cây đá, như người chết xin thầy chỉ cho con
cách thắp sáng trí tuệ để con được sống dậy. Ngài muốn xác nhận kỹ mớ hỏi :
“Ông là người phương nào ?” Tức là ông đang ở trạng thái nào mà xin cứu ? Vị
tăng này mới nói rõ : “Vốn là người núi”. Ở núi thì đâu phải là người đi
trên đường cầu đạo bị kẹt không ra được. Vì ở núi là sạch hết tâm điên đảo
rồi, như vậy ông đang chìm ở chỗ lặng lẽ, vô tri vô giác, nên Ngài bảo : Núi
xưa về ẩn gấp, chớ thấ Hứa Chân Quân”. Núi xưa chỉ cho chân tâm, là cồn đảo
để người tu nương tựa. Hứa chân Quân là Hứa Tốn, đời Tấn ở Trung Hoa, ông
học phép tiên, rồi chu du khắp nơi vì người trị bệnh cho thuốc, nên được gọi
là Hứa chân Quân. Ngài nói, nếu ông thấy tâmlặng lẽ dường như vô tri vô
giác, thì phải an trụ nơi tâm chân thật, tức là tánh giác của ông. Đừng học
đòi theo Hứa Chân Quân, tức là tìm kiếm ở bên ngoài. Như vậy là ông sẽ sống
không chết, vì tánh giác không phải vô tri mà hằng giác hằng sáng.
Hỏi : Biển cả mênh mông trọn chẳng hỏi,
Tào Khê giọt giọt là thế nào ?
Đáp :Trước gió thông reo tiếng buồn bã,
Mưa tạnh trên đường ít bùn lầy.
Hỏi : Thế nào là chẳng khác thời nay ?
Đáp : Trùng dương cúc ở dưới rào,
Trên cành oanh hót thanh tao diụ
dàng.
Hỏi : “Biển cả bênh mông trọn chẳng hỏi, Tào
Khê giọt giọt là thế nào ?” Vị tăng này không hỏi về Kinh điển, vì Kinh điển
rộng mênh mông như biển cả. Chỉ hỏi những giọt nước Tào Khê như thế nào ?
Tào Khê là một dòng suối ở phiá Bắc tỉnh Quảng Đông. Tỉnh Quảng Đông có
nhiều châu như Tân Châu, Quảng Châu, Thiều Châu... Suối Tào Khê chảy ngang
qua chủa Nam Hoa, ra sông Khúc Giang ở Thiều Châu, là chỗ giáo hóa của Lục
Tổ Huệ Năng. Vị tăng hỏi về Lục Tổ mà không gọi danh hiệu Ngài, chỉ gọi chỗ
giáo hóa. Hỏi giọt nước Tào Khê là thế nào ? Tức là hỏi đường lối dạy tu của
Lục Tổ Huệ Năng như thế nào ? ngài trả lời :
“Trước gió thông reo tiếng buồn bã, mưa tạnh
trên đường ít bùn lầy”. Mới nghe, thấy câu đáp không dính dáng gì với câu
hỏi. Song, nếu thấu lý thiền mới thấy Ngài trả lời rất trung thực với chủ
trương của Lục Tổ. Tại sao hỏi ý nghiã Tào Khê, mà Ngài đáp “Trước gió thông
reo tiếng buồn bã, mưa tạnh trên đường ít bùn lầy” ? -Trên ngọn núi bên cạnh
suối Tào Khê có những rặng thông, gió thổi tiếng thông reo vi vu nghe buồn
bã lắm. Và, trước cửa chùa Hoa Nam gần bên suối Tào Khê, có con đường đi khi
mưa tạnh thì bùn lầy ít, đang mưa thì bùn lầy nhiều. Ngài nói thế là ý gì ?
Lục Tổ đâu không nói : “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”. Gió
thổ, thông reo, mưa tạnh, đường ít bùn là chuyện thế gian. Ngay trong chuyện
thế gian mà thấy Phật pháp, chớ không phải lià thế gian mà có Phật pháp, đó
là trọng tâm của lục Tổ dạy. Chúng ta muốn tu được giác ngộ thì phải ngay
trong pháp thế gian mà ngộ chớ không ngộ đâu xa. Chính tại thế gian mà ngộ
mới thật ngộ, còn đi tìm đâu đâu là chuyện không thực tế. Chỗ này Lục tổ có
dạy thêm “Ly thế mích Bồ đề, kháp tợ tầm thố giác”. Nghiã là lià thế gian mà
tìm sự giác ngộ, giống như tìm lông rùa sừng thỏ. Rùa đâu có lông, thỏ đâu
có sừng mà tìm ! Đi tìm là chuyện vô ích. Như vậy, gió thổi, thông reo, mưa
tạnh, đường ít bùn là chuyện thế gian, ngay đó giác ngộ là đúng, đi tìm nơi
khác là sai. Tôi chia làm hai phần để giảng rõ tinh thần Phật pháp, kể cả
Phật pháp nguyên thủy và Phật pháp phát triển, hay Thiền tông cũng ở trong
đó.
- Đa số người đờicứ ngỡ rằng Phật pháp là cái
gì cao siêu vượt ngoài thế gian và sự giác ngộ mình ở trên mây trên trời,
chớ không ngay trong cuộc sống hằng ngày. Đâu ngờ ngay trong cuộc sống thực
tế mới có giác ngộ. Chúng ta lúc còn khỏe mạnh, thích làm việc này việc nọ
quên tu, đó là lúc chúng ta mê. Bất thần xảy ra một trận đau chí tử, chúng
ta thức tỉnh, khi bệnh lành lo nỗ lực tu hành. Vậy cái gì làm cho chúng ta
thức tỉnh ? Do bệnh mà chúng ta thức tỉnh. Đau bệnh là chuyện thế gian chớ
đâu phải chuyện của Phật, thế mà nhân bệnh chúng at thức tỉnh. Rộng hơn chút
nữa, nhìn sự vật ở chung quanh, chúng ta thấy nó hợp tan tan hợp, có đó qồi
mất đó, không bền không thật nên không đuổi bắt đắm nhiễm. Đó là chúng ta
tỉnh giác, tỉnh giác đối với mọi vật chung quanh mình chớ không ở đâu xa.
Như vậy tất cả mọi chuyện ở thế gian, nhìn cái gì chúng ta cũng có thể giác
ngộ được. Tất cả cảnh vật chung quanh, cái đau chết làm cho chúng ta giác
ngộ mạnh nhất. Chẳng hạn một người thân chúng ta đang khỏe mạnh, bỗng ngã
bệnh vài hôm chết. Ngay khi đó chúng ta giựt mình nhớ lại thân phận mình rồi
đây cũng chết, nên cố gắng tu, không dám bê trể.
Ngày xưa khi đức Phật còn là Thái tử, đi dạo
bốn cửa thành thấy chảnh người già, người bệnh, người chết, Ngài băn khoăn
thắc mắc : Tại sao kiếp người ai rồi cũng già bệnh chết, không thoát được ?
Sau đó Ngài quyết tâm vất bỏ tất cả sự cao sang quyền quí của một ông hoàng
để đi tu. Chúng ta ngày nay ra vào thấy người già, người bệnh, người chết
thường xuyên, sự nghiệp thì chẳng được bao nhiêu, thế mà đâu dám vất bỏ để
tu. Cũng thấy người già người bệnh người chết, mà chúng ta dửng dưng, như
vậy là mê hay tỉnh ? Còn Ngài thấy, liền tư duy : Họ là con người, họ già
bệnh chết, mình là người rồi cũng già bệnh chết, đâu thoát khỏi, nên tỉnh
giác xuất gia tu hành.
Tôi nghĩ vác bác sĩ ngày nào cũng đối diện với
người già người bệnh người chết, chắc là dễ tu lắm. Nhưng hỏi ra thì không
dễ tu, vì thấy hoài thành ra lờn, không tỉnh. Lâu lâu chúng ta vào bệnh
viện, thấy cảnh bệnh khổ của người, về chùa buồn không còn hứng thú làm
việc, nhưng vài ngày lại quên, rồi cũng hăng hái làm đủ thứ chuyện. Lâu lâu
có người thân chết, mấy ngày đầu buồn dàu dàu, nhưng chừng một tuần nửa
tháng thì hết, rồi cũng tham sân si đủ thứ. Điều này cho thấy sức tỉnh giác
của chúng ta quá yếu, vừa tỉnh một chút liền mê lại. Còn Phật và Bồ tát giác
rồi không bao giờ mê lại, nên các Ngài tu mới thành đạo. Chúng ta vì mau
quên nên tu tiến chậm. Nếu chúng ta có trí tuệ có tỉnh giác cao, đi đâu và ở
chổ nào cũng tu được. Ra đường thấy người đời vì hơn thua một chút quyền lợi
cải nhau rồi đánh lộn, cảnh người già, cảnh người tàn tật đói khổ lê từng
bước chân xin chút cơm thừa để sống, cảnh người quyền thế kiêu sa phách
lối... cũng đủ cho chúng ta tỉnh giác rồi. Rất tiếc vì mê muôn đời nên tỉnh
không lâu, gặp duyên lóe sáng chút xíu rồi lại mê nữa. Thậm chí trước cảnh
chết chóc mà người ta bày rượu thịch ra ăn nhậu vui cười... Người ta mê đến
mức đó là cùng, ai chết mặc ai, miễn no vui là được. Thật là cái mê khó cứu.
Đó là cái giác của người tầm thường.
- Sau đây là sự giác ngộ của thiền sư. Đối với
thiền sư thì cảnh nào cũng đưa đến giác ngộ, nên nói : “Kiến sắc minh tâm”
tức là thấy sắc biết mình có tâm sáng đang thấy. Hoặc nghe tiếng biết mình
có tâm sáng đang nghe... Lúc nào cũng có tâm sáng hay tánh giác hiện tiền.
Thế nên Ngài nói : “Trước gió thông reo tiếng buồn bã, mưa tạnh trên đường
ít bùn lầy”, ngay đây mà giác ngộ. Vị tăng này không bằng lòng hỏi tiếp :
“Thế nào là chẳng khác thời nay ?” Ý vị tăng
này nói, ngày xưa chư Tổ thấy cảnh liền giác, ngày nay chúng ta cũng thấy
cảnh ấy không khác là thế nào ? Ngài đáp “Trùng dương cúc ở dưới rào, trên
cành oanh hót thanh tao diụ dàng”. Hoa cúc nở vào mùa thu (tiết trùng dương
đã giảng ở trước) chim hoàng oanh hót vào mùa xuân ấm. Hoa cúc nở và chim
oanh hót là hai loại khác nhau. Nhưng tiết trùng dương và mùa xuân ấm đều là
thời tiết. Cùng một cảnh mà người tỉnh thấy liền giác, người mê thấy vẫn cứ
mê. Như vậy, thời tiết cũng như cảnh vật không làm cho người giác, không làm
cho người mê, mê hay giác là do dụng công tu đã chín muồi hay chưa chín
muồi.
Hỏi : Rõ ràng trong khoảng tâm mắt,
Sáng chói ở trong sắc thân.
Thế nào lý không thể phân, tướng không thể
thấy, tại sao không thấy ?
Đáp : Trong vườn hoa khoe sắc,
Trên bờ cỏ xanh rì.
Hỏi : Năm lạnh các mầm thối,
Lấy gì để khoe xinh.
Đáp : Mừng ông đã thấu suốt,
Cũng chẳng vui hay sao.
Tăng nói :Hân hạnh nghe thầy giải,
Từ đây khỏi chợt không.
Sư đáp :Chìm cạn vừa ra khỏi,
Quay đầu muôn trượng đầm.
Hỏi : “Rõ ràng trong khoảng tâm mắt, sáng chói
ở trong sắc thân. Thế nào lý không thể phân, tướng không thể thấy, tại sao
không thấy ?” Vị tăng này nghe Phật Tổ dạy trong Kinh Luận, nơi mình có tâm
hằng giác hằng tri, hiển hiện ở sáu căn, trùm khắp cả. Ông hỏi cái nào thuộc
về lý (tâm) cái nào thuộc về tướng (thân) ? Tại sao không thấy không biết nó
? Ngài đáp : “Trong vườn hoa khoe sắc, trên bờ cỏ xanh rì”. Trước mắt, nhìn
thấy cỏ mọc xanh rì trên bờ, hoa trổ màu vàng màu đỏ trong vườn. Thấy đó
phải khéo nhận, nếu không khéo nhận thì chiụ, tâm hằng giác hằng linh tri
không hình tướng làm sao chỉ được ? vị tăng này thấy khó hiểu quá, nên mới
hỏi tiếp :
“Năm lạnh các mầm thối, lấy gì để khoe xinh ?”
Vì Ngài nói hoa khoe sắc xinh, nên vị tăng này nói, mùa lạnh mầm thối hếtthì
còn gì hoa khoe xinh khoe đẹp ? Tức là người tu khi vọng niệm lăng xăng đã
lặng hết rồi (mầm thối) thì còn gì nói giác nói linh tri ? Ngài đáp. Mừng đã
thấu suốt cũng vui hay sao ?” Ngài nói biết như vậy là ông đã thấu suốt
rồi,vậy là vui lắm. Vị tăng này chưa hài lòng lại hỏi tiếp :
“Hân nạnh nghe thầy giảng từ đây khỏi chợt
không”. Vị tăng này nói, nghe thầy phân giải như vậy, con rất hân hạnh, từ
đây không để tâm không nữa. Tức là từ đây không để tâm chìm trong không lặng
nữa. Ngài đáp “Chìm cạn vừa ra khỏi, quay đầu muôn trượng đầm”. Vừa thoát
khỏi cái chết trên cạn, mới quay đầu lại thì chìm ở dưới đầm sâu muôn
trượng. Nghiã là tu bặt vọng tưởng, được yên lặng, tới đây tuởng là hết
không còn gì nữa. Đó là chết trên cạn. Ngài dạy : Tuy lặng lẽ, nhưng tri
giác hằng hiện tiền. Nghe nói vậy vị tăng ấy mừng quá, nên nói từ đây về sau
con không để tâm không nữa, tức là để cho tâm khởi niệm mới khỏi cái chết
trên cạn. Tuy có tâm lặng lẽ hằng giác hằng tri, nhưng nếu để niệm dấy khởi
thì tâm lặng lẽ hằng giác hằng tri bị che khuất. Đó là vừa quay đầu lại chìm
trong đầm sâu muôn trượng.
Hỏi : Trong thành niết bàn vẫn còn nguy. Thế
nào là chỗ chẳng nguy ?
Đáp : Xây tổ trên rèm cháy,
Râu tóc làm hoa lau.
Hỏi : Nếu gặp khi bức bách,
Hai chỗ là làm gì.
Đáp : Trượng phu tùy thong thả,
Gió trăng mặc tiêu giao.
Hỏi : “Trong thành niết bàn vẫn còn nguy, thế
nào là chỗ chẳng nguy ?” Trong Kinh (1) có đoạn Phật dạy, nếu còn thấy Niết
bàn là cứu cách vẫn còn chìm trong chỗ nguy hiểm. Hầu hết chúng ta tu là cầu
Niết bàn. Niết bàn là vô sanh không còn sanh tử. muốn hết sanh tử thì phải
dứt vọng niệm (mầm sanh tử) mới được Niết bàn. Vị tăng này nghi : Tu cốt là
đạt được Niết bàn dứt sanh tử, thế mà Niết bàn vẫn còn nguy hiểm, vậy thì tu
phải tới đâu mới hết nguy ? Ngài đáp : “Xây tổ trên rèm cháy, râu tóc làm
hoa lau”. Mới nghe Ngài đáp chúng ta thấy chẳng dính dáng gì tới câu hỏi,
nhưng nếu thông suốt thì thấy rất chí lý. Chỗ cứu cánh của đạo vượt ngoài
tướng đối đãi sanh tử Niết bàn, còn thấy đây là sanh tử kia là Niết bàn là
còn thấy hai bên. Còn thấy hai bên là còn trong đối đãi chưa tới chỗ cứu
cánh. Cho cái đối dãi là cứu cánh là lầm nên nói nguy. Vậy muốn ra khỏi hiểm
nguy thì phải vượt ra ngoài đối đãi. Chư Tổ thường hay quở, không cho chúng
ta chấp sanh tử, cũng không cho chúng ta chấp Niết bàn, vì sanh tử và Niết
bàn là ý niệm đối đãi giả lập hư dối không thật. Thế nên Ngài nói chim đem
cỏ khô xây tổ trê rèm cháy thì không thành tổ, vì cỏ khô bắt lửa cháy rụi
hết.Và, râu tóc tuy hai nhưng thể trắng như hoa lau không hai. Ý nói vọng
niệm hai bên đối đãi cháy rụi hết mới hết nguy.
Tú Tài Trương Chuyết đến tham vấn thiền sư
Thạch Sương. Ngài hỏi :
Tú Tài tên họ là gì ?
Tôi họ Trương tên Chuyết.
Tìm cái xảo (khéo) còn không thể được, cái
Chuyết (vụng) từ đâu lại ?
Ông chợt tỉnh ngộ, trình kệ. Tôi trích hai câu
trong bài kệ của trương Chuyết cho quý vị thấy chỗ ngộ đạo của ông :
Tùy thuận các duyên không chướng
ngại,
Niết bàn sanh tử thảy không hoa.
Người tu đến chỗ cứu cánh tùy thận các duyên
mà không bị chướng ngại. Niết bànvà sanh tử là những ý niệm, là những danh
từ giả lập, giống như hoa đốm trong hư không không thật, nếu chấp thật là
nguy.
Ngài đáp mà vị tăng này chưa hài lòng nên hỏi
tiếp : “Nếu gặp khi bức bách, hai chỗ là làm gì ?” Nếu khi sanh tử dồn ép
bức bách thì phải tìm Niết bàn hay phải làm gì ? Ngài đáp : “Trượng phu tùy
thong thả, gió trăng mặc tiêu dao”. Người tu là bật trượng phu, khi đã vượt
qua kiến chấp hai bê thì lúc đó thong thả, mặc tình tiêu giao với gió trăng,
không còn việc gì phải làm nữa. Chỗ này có nhiều người thắc mắc : tại sao
cùng đạo Phật mà chỗ này dạy khác chỗ kia dạy khác ? trong các Kinh A Hàm
thì dạy chúng ta phải sợ sanh tử vì sanh tử khổ, cấp bách tu để đạt Niết bàn
vui. Còn ở đây nói sanh tử và Niết bàn đều là không thật thì thảnh thơi mặc
tình tiêu dao tự tại. Như vậy giá trị ở chỗ nào ? Vì chúng ta say mê ngũ dục
chìm trong sanh tử, không chiụ tìm lối thoát ra, nên Phật dạy sanh tử khổ
đau, phải nỗ lực tu để được niết bàn an vui. Đó là bước đầu phật dạy chán
sanh tử cầu Niết bàn. Qua Kinh điển Đại Thừa hay Thiền tông thì dạy, người
khi đã giác ngộ thấy Niết bàn và sanh tử như hoa đốm trong hư không, không
thật. Nhớ là phải giác ngộ rồi, chớ chớm giác ngộ cũng chưa được. Nếu chúng
ta còn thấy Niết bàn thật là còn kẹt trong sanh tử đối đãi, tức là chưa toàn
giác nên còn nguy. và, khi đã thấy sanh tử niết bàn không thật thì sợ cái gì
và chạy trốn ở đâu ? Do đó Ngài mới bảo “Trượng phu tùy thong thả, gió trăng
mặc tiêu dao”. Nếu chúng ta chưa giác ngộ học câu này mà chấp thì sẽ rơi và
bệnh phóng túng, ta chưa giác ngộ mà tùy tục thì chìm sâu trong biển khổ
không ra khỏi. Chúng ta học phải biết cho tận nguồn, nếu biết lem nhem thì
dễ lầm chấp, từ lầm chấp mà sanh ra bệnh hoạn. Người nói được câu này phải
là người triệt ngộ, nếu chưa triệt ngộ thì không nên nói vậy.
Tôi dạy tu có khi cũng mâu truẫn, tôi chủ
trương tu thiền mà dạy cho các cụ niệm phật. Tại sao như thế ? - Vì các cụ
già yếu, tinh thần mỏi mệt, dạy thiền quán các cụ không thực hành được. dạy
niệm Phật cho các cu có điểm nương tựa, tâm thường nhớ Phật không nhớ non
cháu, bớt luyến ái, không lo buồn, khi chết được nhẹ nhàn và sanh vào cõi
lành. Còn tăng ni trẻ là rường cột của Phật pháp mai sau, nên phải dạy thiền
quán cho họ thực hành, có thực hành tâm thanh tịnh trí tuệ sáng mới giác
ngộ. giáo hóa là phải dối cơ, tùy căn cơ của người học đạo ở trình độ nào
dạy ngang trình độ nấy,người học tiếp thu và thực hành được mới có ích. Ở
đây đối với người tham mê ngũ dục đắm chìm trong sanh tử là nguy hiểm, Phật
dạy phải xa lià, rồi Ngài chỉ niết bàn an vui cho có điểm tựa để tiến. Dạy
xa lià mà không có điểm tựa thì họ chới với không chiụ tu, nên phải nói như
thế.
Ví dụ có một số người ở ven rừng, bấy giờ rừng
cháy gần chỗ họ ở, mà họ cứ vui với công việc bên rừng không chịu chạy đi.
Chúng ta thấy rừng cháy nguy hiểm nên bảo họ : “Chỗ này rừng cháy nguy hiểm
lắm, các vị hãy chạy ra chỗ trống phiá ngoài hồ, ở đó lữa không cháy tới !
“Nếu họ ra phiá ngoài hồ thì họ thoát được nạn cháy rừng. Nhưng họ chạy ra
tới mé hồ, thấy nước mát liền xuống hồ thì bị chết chìm lên không được. Đó
là thánh chết cháy lại bị chết chìm. Như vậy ra tới hồ, phải ở trên bờ,
không được nhảy xuống hồ. Cũng vậy, sợ sanh tử khổ nên xa lià, để được Niết
bàn vui. Nhưng nghe nói Niết bàn vui lại chấp Niết bàn vui, chẳng khác nào
tránh chết cháy bị chết chìm. Tuy đạo lý cao siêu, nhưng phải tùy căn cơ dạy
pháp tu cho vừa với trình độ người học, mới được lợi ích và hợp đạo. Người
sơ cơ mới vào chùa mà dạy pháp tối thượng thừa, làm sao họ hiểu v2 thực hành
? Không hiểu không thực hánh được, thấy đạo Phật như vô ích. Thế nên khi
giảng dạy pải thấy rõ hai mặt, mặt tương đối và mặt tuyệt đối. Mặt tưong đối
thì phải huớng dẫn từng bước cho người học tiến vững vàng. Mặt tuyệt đối thì
không còn chấp hai bênlà chỗ cứu cánh. Không còn chấp hai bên thì không còn
khổ. Vì chúng ta còn thấy thân này thật, nênai động đến thân này là chúng ta
đau khổ. Nếu chúng ta thấy thân này không thật, dù có bị bức hại cũng thấy
như trò chơi, không khổ. Thế nên mặt tương đối hay mặt tuyệt đối phải tùy
căn cơ mà hướng dẫn, chớ không thể nói như một được.
Hỏi : Tất cả chúng sanh đều nói là Phật,
Lý này chưa rõ xin thầy chỉ dạy.
Đáp : Khuyên ông hãy gắng việc nông tang,
Chớ học theo người đợi thỏ nhọc.
Tăng nói :Được nhờ thầy chỉ rõ,
Trọn chẳng đến ai cầu.
Sư nói :Đáng thương người mắc nghẹn,
Ngồi đó lại quên ăn.
Hỏi : “Tất cả chúng sanh đếu là Phật, lý này
chưa rõ xin thầy chỉ dạy”. Người hỏi thấy trong kinh nói tất cả chúng sanh
đều có Phật tánh, có Phật tánh tất là có Phật. Nguời hỏi nói lý này chưa
hiểu, xin Ngài chỉ dạy. Ngài đáp “Khuyên ông hãy gắng việc nông tang, chớ
học theo người đợi thỏ nhọc”. Câu này có nhiều người hiểu quá sai lầm, cho
thiền sư Viên Chiếu nghĩ tới việc đống áng nhiều hơn việc học đạo lý. Vì
Ngài khuyên hãy gắng làm ruộng trồng dâu nuôi tằm, đừng có mơ ước Phật ; làm
ruộng trồng dâu nuôi tằm là Phật rồi. Lý giải như vậy thì mấy chú nông dân
thành Phật hết ! Ngài khuyên “Chớ học theo người đợi thỏ nhọc”. ý này lấy từ
thuyện tích : xưa có một người khờ cày ruộng,chợt gặp con thỏ chạy đâm đầu
vô gốc cây ngã lăng ra chết. Anh vui mừng nhặt xác thỏ đem về làm thịt ăn.
Anh nghĩ ngày mai thỏ sẽ chạy đâm đầu vô gốc cây chết nữa. Nên hôm sau anh
tới ôm gốc cây chờ nhặt xác thỏ. Anh chờ mãi không thấy thỏ chạy tới. Câu
chuyện này ngụ ý nói người ngu thấy việc sảy ra một lần, nhĩ sẽ sảy ra luôn
luôn nên trông chờ. Ngài khuyên đừng mơ ước trông đợi những chuyện không
đâu, mà phải thực tế làm ruộng trồng dâu. Vì hỏi tất cả chúng sanh đều nói
là Phật, lý này chưa rõ xin thầy chỉ dạy Phật ở đâu, Phật là gì ? Thế nên
Ngài mới lấy câu chuyện có nghiã “tâm bình thường là đạo” để dạy. Dù trồng
rau nuôi tằm, Cuốc rẫy, làm ruộng... tâm không vọng tưởng ngay đó là Phật,
đừng có tìm kiếm Phật ở đâu. Mơ ước trông chờ như anh chàng ôm cây đợi thỏ,
chỉ nhọc nhằn phí công thôi. ý nghiã rõ ràng như vậy, thế mà người ta lại
hiểu khác đi. Ngay trong sinh hoạt hằng ngày tâm bình thường là Phật rồi.
Tôi thường nói với tăng ni, đâu phải chỉ giờ ngồi thiền chúng ta mới làm
Phật, mà chính giờ cuốc đất, trồng rau, quét nhà, nấu cơm... giờ nào cũng là
Phật cả. Chỉ khi làm vọng tưởng nhớ chuyện Đông Tây, Phật mới khuất. Làm tất
cả việc mà tâm trong sáng lặng lẽ thì giờ nào không phải là giờ Phật ? Nếu
không có Phật thì làm sao biết làm việc ? Ngài bảo gắng việc nông tang, ngầm
ý dạy chúng ta làm tất cả mọi việc, mà tâm bình thường lặng lẽ sáng suốt,
lúc đó phật tánh hiện tiền. Vì vậy nên nói “tâm bình thường là đạo”. Vị tăng
này chưa thông mới nó “Được nhờ thầy chỉ rõ, trọn chẳng đến ai cầu”. Vị
tăng nghe lời Ngài đáp tưởng mình đã ngộ rồi, không cần phải học hỏi nữa,
mới nói Thầy chỉ dạy cho con rõ ràng rồi, con không cần phải đi cầu học với
ai nữa. Vị tăng này nói như vậy là mắc bệnh tự mãn, chưa được mà tưởng mình
được. Thế nên Ngài nói để phà chấp : Đáng thương người mắc nghẹn, ngồi đó
lại quên ăn”. Ngài thấy vị tăng tỏ ra thông hiểu, sự thật chưa được gì, mà
tự mãn thấy không cần học với ai. Ngài nói đáng thương, giống như người nuốt
cơm mới tới cổ, chưa xuống bao tử mà cho là no, không chịu nuốt, không chịu
ăn. Ngài quở người học đạo vừa nghe vội cho là hiểu, vội cho là đủ, lấy làm
tự mãn không chịu tham cầu học hỏi, đó là bệnh. Bệnh này người thời nay cũng
hay mắc phải, học chút ít cho là đủ, đi lại nói năng tự do chẳng hợp đạo lý
chút nào ! Nghe người xưa dạy mới biết bệnh của mình, nếu không thì không
biết mình bệnh. Bệnh này gọi là khẩu đầu thiền.
Tăng hỏi :Nhiều năm cất giấu báu trong đãy,
Ngày nay trước mắt thấy rõ ràng.
Sư nói :Chỉ đợi trăng thu sáng,
Đâu ngờ mây mưa che.
Tăng nói :Tuy nghe thầy thuyết giảng,
Lý này vẫn chưa rành.
Sư đáp :Cười kẻ luống ôm cột,
Chết đưới nằm giữa dòng.
Tăng hỏi “Nhiều năm cất giấu báu trong đãy,
ngày, ngày nay trước mắt thấy rõ ràng”. Câu này hỏi mà dường như không hỏi.
Vị tăng nói hạt ngọc quý được cất trong đãy nhiều năm, nay mắt trông thấy rõ
ràng rồi. Nghe qua câu này chúng ta tưởng vị tăng đã ngộ, vì biết trong đãy
mình có hòn ngọc báu. Cái đãy chỉ cho thân tứ đại, hòn ngọc báu chỉ cho tánh
giác. Từ lâu tánh giác có sẵn nơi thân này mà chưa biết, bây giờ đã biết,
thấy rõ ràng trước mắt. Ngài đáp : “Chỉ đợi trăng thu sáng, đâu ngờ mây mưa
che”. Câu này có ý chê vị tăng. Vì câu nói vị tăng này mâu thuẫn, vừa nói
ngọc báu ở trong đãy, liền nói thấy ngọc báu ở trong mắt. Còn thấy trong
ngoài, còn thấy trước sau là chưa thấy đúng như thật. Ngài nói, tưởng đâu
trăng mùa thu trong sáng nào ngờ mây kéo mưa mịt mù. ý nói vị tăng này tâm
chưa sáng vì còn thấy trong ngoài trước sau. Nếu không phải là bậc sáng mắt,
thì nhận lầm vị tăng ấ đã ngộ rồi.
Tăng nói : “Tuy nghe Thầy thuyết giảng, lý này
vẫn chưa rành”. Nghe thầy thuyết giảng thấy như ngộ rồi, nhưng sự thật thì
lý chưa rành. Ngà mới nói : “Cười kẻ luống ôm cột, chết đuối nằm giữa dòng”.
Câu này dẫn từ chuyện tích : Xưa có chàng thai tên Vi Sinh, snh thương một
cô gái, cô gái đó hẹn gặp anh tại cầu lúc chiều tối. Cây cầu này trên là chỗ
ngồi chơi, dưới có thang đi xuống nước. Chiều anh tới trước núp dưới thang
cầu đợitối lên gặp cô bạn. Anh đinh ninh như vậy, nên anh ngồi mãi dưới
thang cầu. Nước lớn dần mà anh không lên, vì chưa tối sợ chun ra thì thất
hẹn. Anh cứ ngồi mãi, nưpớc dân ngập người anh, khiến anh chết đuối dưới
cầu. Vị tăng này đã được ngài chỉ rõ bệnh cho rồi mà vẫn không biết, nói
“tuy nghe Thầy thuyết giảng, lý này vẫn chưa rành”, nên Ngài dùng câu chuyện
anh chàng si mê cố chấp chết đuối dưới dòng sông để nói phá.
Hỏi : Thế nào là một pháp ?
Đáp : Chẳng thấy xuân sanh cùng hạ trưởng,
Lại gặp thu chín và đông thâu.
Hỏi : Thế nào là nhiều người thành Phật ?
Đáp : Từ Tổ long chợt tự dừng,
Phúc xa uống nhọc.
Hỏi : “Thế nào là một pháp ?” Vị tăng này lấy
Kinh đại thừa ra hỏi, tất cá một pháp, không có hai không có ba, vậy thế nào
là một pháp ? Ngài trả lới “Chẳng thấy xuân sanh cùng hạ trưởng, lại gặp thu
chín và đông thâu”. Ngày xưa nhà nông làm ruộng cuối mùa xuân thì gieo
giống, hạt nảy mầm gọi là sanh, mùa hạ vun bón phân cho cây lúa phát triển
lớn mạnh gọi là trưởng, mùa thu lúa chín, mùa đông gặt hái, đó là một pháp.
Hỏi một pháp, Ngài nói tới bốn mùa làm ruộng của người nông phu : Xuân gieo
lúa, hạ lúa lớn, thulúa chín, đông gặt lúa. Đứng về thới tiết thì thấy có
bốn mùa xuân hạ thu đông, nhưng đứng về cây lúa gieo từ hạt cho đế gặt, tức
là từ nhân đến qủa chỉ là lúa. Như vậy Ngài muốn nói gì ? - Nói một pháp là
tất cả. Thiền tông nói tất cả chỉ là tâm, tâm là một pháp, muôn sự muôn vật
tuy có thiên hình vạn trạng nhưng gốc chỉ là một tâm. Thế nên dụ tâm là cái
gương, muôn sự muôn vật như bóng trong gương. bóng thì trăm ngàn thứ, gương
thì không hai. Trăm ngàn thứ (bóng) thì không thật, cái không hai (gương)
thì chân thật. Cũng vậy, tâm thể trùm khắp nên nói không hai, muôn sự muôn
vật là pháp sinh diệt thì không thật. Thêm một ví dụ nữa : Trong bầu hư
không này có rất nhiều hành tinh, nhất là hành tinh chúng ta đang sống có đủ
thứ nào là sông, biển,núi, rừng, cây, cỏ, người, thú... Tất cả mọi loài trên
hành tinh này kể cả hành tinh đều ở trong hư không. Hư không thì không hai,
nhưng sự vạt trong hành tinh thì có muôn ngàn thứ. hư không dụ cho thể của
tâm thì không hai, còn sự tướng của vật thì chuyển biến muôn ngàn thứ. Thế
nên Ngài nói lúa từ khi gieo giống, lớn lên, chín, gặt hái, tuy thấy dòng
sinh diệt luông đổi khác, nhưng thể của nó là lúa không hai. Ngài nói thế vị
tăng này không bằng lòng, mới hỏi :
“Thế nào là nhiều người thành Phật ?” Vị tăng
thắc mắc : Tuy sự vật có chuyển biến Nhưng nhân và qủa không khác, như vậy
thì ai sanh ra cũng ở trong một pháp đó, rồi lẩn quẩn cũng trở về một pháp
đó thì ai cũng thành phật hết chứ gì ? Ngài đáp : “Tổ Long chợt dừng, Từ
Phúc xa luống nhọc”. Tổ Long là hiệu của vua Tần Thủy Hoàng trong thời Chiến
quốc ở Trung Hoa, Từ Phúc là một phương sĩ đời Tần tự xưng là Quân Phòng.
Tần Thủy Hoàng sai ông ra biển tìm cỏ trường sanh, Từ Phúc liền đem hết gia
quyến đi tìm nhưng không trở về, còn Tần thủy Hoàng thì im lặng ở tại chỗ,
tức là ở tại quê hương. Ngài trả lời như thế là ý gì ? Từ Phúc dụ cho người
mê ra đi, cứ đi mãi không dừng để trở lại cố hương. Còn Tổ Long dụ cho người
giác, tuy ông có sai đi nhưng ông ở một chỗ không đi. tuy mọi người ai cũng
có tánh giác như nhau, nhưng người giác biết quay lại tánh giác thì hằng an
trụ, người mê không biết quay lại tánh giác thì phiêu lưu mãi trong sanh tử.
Như vậy, làmsao nói ai cũng đều thành Phật ? và, nếu tật cả đều thành Phật
thì đâu cần tu.
Hỏi : Kiến tánh thành Phật, nghiã này thế
nào ?
Đáp : Cây khô gặp xuân hoa đua nở,
Gió thổ hương thần bay rất xa.
Tăng nói : - Đệ tử chưa hiểu, xin thầy chỉ
lại.
Sư đáp :Muôn năm cây cà ấy,
Xanh tươi thấu tần mây.
Hỏi : “kiến tành thành Phật nghiã ấy thế nào
?” Vị tăng này là người trong nhà Thiền cho nên mới hỏi ý nghiã kiến tánh
thành Phật. Ngài đáp : “Cây khô gặp xuân hoa đua nở, gió thổ hương thần
thơm rất xa”. Theo lẽ thường cây khô dù thời tiết nào cũng không thể trổ hoa
lá. Thế mà Ngài nói cây khô gặp tiết xuân trổ hoa. Hương thần là hương mầu
nhiệm gió thổi thơm rất xa. Hai câu này nói lên ý nghiã kiến tánh thành
Phật. Tất cả người tu chúng ta ai cũng đang là kẻ mê, chưa phải là người
tỉnh. Do đó phải tu để nhận ra tánh giác nơi mình gọi là khiến tánh. Sau khi
kiến tánh phải tiếp tục tu nữa để hằng sống với tánh giác mới thành Phật.
Nói kiến tánh thành Phật nghe thấy như nhanh, nhưng phải trải qua bao nhiêu
năm tu hành, buông bỏ tập khí vọng tưởng trải qua từng phần giác, mới được
toàn giác thành Phật. Không phải vừa kiến tánh là thành Phật liền. Nhưng nói
kiến tánh thành Phật nghiã đó không sai. Ví dụ : Chúng ta không có hạt bắp,
mà bảo trồng để lấy trái bắp có được không ? - Chắc chắn là không. Nhưng
chúng at có sẵn hạt bắp, muốn trồng để lấy trái ăn có được không ? Chắc chắn
là được. nhưng từ khi gieo hạt xuống đất, tưới nước, làm cỏ, bón phân...
phải trải qua thời gian dài mới có trái bắp để ăn. Rõ ràng có nhân là có quả
không nghi. Cũng vậy từ khi nhận ra tánh giác nơi mình rồi nỗ lực tu, được
từng phần giác ngộ mới thành Phật. d0ó là ý nghiã kiến tành thành Phật.
Ngày nay có lắm người tu mà không nghĩ thành
Phật, chỉ mong đời sau có phước đẹp đẽ, giàu sang, tài giỏi, có quyền thế
vv... tất cả đều được như ý. Có người nói thành Phật buồn, vì thấy tượng
Phật ngồi trên bàn im lìm bất động, không nói cười với ai cả. còn làm người
thế gian thì đi lại tự do, ăn uống tự do thoải mái. Thế nên không dám làm
Phật mà thích làm người. Chúng ta đừng hiểu lầm, tượng Phật ngồi trên bàn là
hình ảnh biểu trưngý nghiã chớ không phải Phật thật. Nếu thành Phật mà ngồi
bất động như vậy thì thành làm gì ? Thành phật có tất cả diệu dụng linh
động, muốn cứu giúp ai cũng được, muốn đi muôn dặm muôn nước, hay đi từ hành
tinh này qua hành tinh khác cũng được, muốn cái gì cũng đều được như ý. Như
vậy mới ham thành Phật. Trong Kinh A Hàm nói người tu chứng quả A la hán thì
được lục thông, trong lục thông có Thần túc thông. Người được Thần túc thông
thì đi lại tự do, nhanh như ý mình nghĩ.. Ví dụ bây giờ đang ở đây khởi nghĩ
đi tới Cực lạc, liền thấy mình đang ở Cực lạc. Hiện tại khoa học tiến bộ,
máy bay đưa chúng ta đi trong nước hay ra ngoài nước, cách xa hàng ngàn cây
số chỉ mất ít tiếng đồng hồ, tới lui rất nhanh chóng dễ dàng. Nhưng phương
tiện nhanh chóng này còn e ngại hồi hộp, vì thỉnh thoảng máy bay hỏng rơi
xuống đất nát thây. Còn nguời tu có Thần túc thông nghĩ tới chỗ nào liền tới
chỗ đó, không trở ngại không nguy hiểm. Như thế mới ham tu và không nghĩ tu
thành Phật im lìm bất động là buồn. Chính vì chỗ này nên Ngài nói “Cây khô
gặp xuân hoa đua nở, gió thổi hương thần thơm rất xa”. Cây khô dụ cho thân
năm uẩn mê muội của con người, khi tu kiến tánh giác ngộ thành Phật thì có
vô số diệu dụng không thể nghĩ lường. Giống như cây khô vô dụng gặp tiết
xuân trổ hoa đẹp hương thơm, theo gió bay đi khắp mọi nơi. Đó là diệu dụng
không thể lường nổi của người kiến tánh thành Phật. Vị tăng này vẫn chưa hội
nên thưa :
“Đệ tử chưa hiểu, xin thầy chỉ lại”. ngài đáp
: “Muôn năm cây cà ấy, xanh tươi thấu từng mây”. Ngài nói cây cà trồng trong
vườn chúng ta thấy nó rất tầm thường, nhưng nó xanh tươi vượt lên đến tận
mây xanh. Cây cà tầm thường nhưng xanh tươi vượt đến mây xanh dụ cho thân
thể mê muội này không có giá trị gì, song đúng với thời tiết nhân duyên thì
giác ngộ kiến tánh. Ý nói từ mê tới giác con người có những diệu dụng phi
thường, là cái mà chúng ta không thể hiểu, không thể biết được.
Hỏi : Ma ni cùng các sắc,
Chẳng hợp cũng chẳng lià ?
Đáp : Hoa xuân cùng bươm bướm,
Lúc mến lúc chia lià.
Hỏi :Thế nào là theo kia hỗn tạp ?
Đáp : Chẳng phải mắt tăng Ấn,
Luống nhọc trình biện châu.
Hỏi “Ma ni cùng các sắc, chẳng hợp cũng chẳng
lià”. Ma ni là hòn ngọc quí trong suốt, không có màu sắc. Nếu để vật màu đỏ
thì thấy ngọc ma ni ửng đỏ, để vật màu xanh thì thấy ngọc ma ni ửng xanh...
Màu sắc của vật xung quanh phản ảnh vào, ngọc ma ni có màu sắc của vật.
nguyên ngọc ma ni vốn không có màu sắc, do sắc của vật để gân phản ảnh vào,
thấy ngọc ma ni ửng màu đỏ màu xanh. Nếu lấy ngọc đi thì thấy ngọc ma ni
trong suốt không màu sắc nên nói chẳng hợp cũng chẳng lià.ngọc ma ni trong
suốt mà có màu sắc này sắc nọ dụ cho tâm thể thanh tịnh trong sáng của con
người. Nó vốn không tham, không sân, không có tất cả cái xấu, nhưng do thấy
cảnh đẹp bên ngoài tham dục dấy khởi, ga75p việc xấu sân giận nổi dậy...tùy
duyên tùy cảnh bên ngoài mà có tham sân ô uế. Tâm thể con người không là gì
hết, do ảnh hưởng bên ngoài mà có đủ thứ. Tuy ảnh hưởng nhưng không phải một
mà cũng không lià. ngài trả lời “hoa xuân cùng mươm mướm, lúc mến lúc chia
lià”. Vào mùa xuân hoa nở bày nhụy tỏa hương, bươm bướm bay đến hút mật, khi
bướm cần mật thì bay đến hút, khi hết cần thì bay đi. Như vậy là hợp hay lià
? - Bướm là bướm, hoa là hoa, vì nhu cầu và tùy duyên mà bướm gặp hoa, khi
không cần nữa thì bướm bay đi, không có cái gì nhất định hợp nhất định lià.
Ý Ngài nói tâm thể thanh tịnh trong sáng của mỗi người nếu không có duyên
trần thì trong sạch không nhiểm nhơ , nếu có duyên trần thì liền ô nhiểm.
Song, ô nhiểm chỉ là bóng thôi, chứ không thật.
Ví dụ hiện giờ tâm chúng ta đang thanh tịnh an
ổn, bỗng có người đến mắng chưởi. Chúng ta không tự chủ được, liền khởi niệm
sân giận thì lúc đó tâm chúng ta trở thành ô nhiểm, nhưng ô nhiể chỉ là cái
bóng chớ không có bản chất thật. vì duyên trần qua rối niệm sân giận theo đó
cũng mất , hết sân giận thì thể thanh tịnh hiện tiền không mất. Như vậy
duyên trần đến thì thấy như hợp, duyên trần đi thì thấy như ly. Kỳ thật thì
không hợp không ly. bởi tâm thể con người vốn không có tham sân... do duyên
cảnh bên ngoài nên mới khởi tham sân... Song, tham sân... chỉ là bóng không
thật,. nếu thật thì tham sân còn hoài không hết. Qua rồi mất làm sao nói
thật được ? Như làm sao đối trị nó ? - Ví dụ gặp duyên cảnh bất như ý, tham
sân dấy khởi, liền quán duyên cảnh là huyễn hoá, tham sân cũng huyễn hoá
không thật, quán như thế thì tham sân không khởi nữa, đó là tu. Nếu thấy
duyên cảnh là thật, tham sân là thật thì si mê phiền não không bao giờ hết,
đó là không khéo tu. Chúng ta tu phải hiểu chỗ này cho rõ. Ngài đáp như thế
mà vị tăng này vẫn chưa hiểu nên hỏi tiếp :
“Thế nào theo kia hỗn tạp ?” Vị tăng này thắc
mắc, ngọc ma ni trong suốt, vật bên ngoài màu gì phản ảnh màu đó vào ngọc ma
ni, như thế ngọc ma ni trở thành hỗn tạp đủ màu sắc sao ? Ngài trả lời
“Chẳng phải mắt tăng Ấn, luống nhọc trình biện châu”. Tăng Ấn là các vị cao
tăng ấn Độ như Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi... Nếu không phải là
người có mắt của chư Tổ Ấn Độ đối với hạt châu trong suốt không màu sắc thì
không ai có thể nhận ra hạt châu quí. Kẻ dung thường thì không quí trọng, vì
nó không có màu sắc, đem ra luận bàn dài dòng chỉ uổng công vô ích thôi. Đó
là nghiã hạt châu không hỗn tạp màu sắc. Như hiện tại, gặp cảnh ưa thích
khởi niệm tham, chúng ta nói tôi tham, gặp cảnh bức xúc khởi niệm sân, nói
tôi sân gặp cảnh buồn khởi niệm buồn, nói tôi buồn... Như vậy là chúng ta
nhận niệm tham, niệm sân là mình. Nhưng lúc không khởi niệm thì không thấy
tôi, tức là không biết tánh giác mình đang hiện tiền. Câu trảlời của Ngài
thâm thúy vô cùng. Cái gì có hình tướng thì mắt phàm mới nhận ra được, cái
gì không hình tướng thì không thể nhận được. Tâm thanh tịnh không dấy niệm,
lúc đó không tự biết tâm mình đang thanh tịnh, khi khởi niệm này niệm kia
mình mới biết, biết ý niệm mà không biết thể hằng hữu thanh tịnh trong sáng.
Chúng ta thật đáng thương, cái thật mà không biết, cái giả lại nhận là mình
! Có khi nào chúng ta giận mà thấy cái giận này không phải của tôi không ?
Thấy cái giận không phải của tôi thì hết giận, nhận cái giận là tôi thì tức
lắm, nhưng tức một lúc rồi cũng hết. Chỉ còn lại thể tánh hằng hữu thì không
mất. Thể tánh này chỉ có chư Tổ mới nhận ra. Nó luôn luôn thanh tịnh trong
suốt không xen tạp bất cứ một thứ gì.
Hỏi :- Thế nào là chạm mắt Bồ đề ?
Đáp : Chim từng sợ cây cong,
Thổi mãi người lạnh buốt.
Hỏi :Đệ tử chẳng hiểu, xin Thầy cho dụ khác.
Đáp : Kẻ điết nghe đàn sáo,
Người mù ngắm trăng lên.
Hỏi : “Thế nào là chạm mắt Bồ đề ?” Thấy người
là Bồ đề, thấy vật là Bồ đề, thấy cây cỏ là bồ đề, thấy cái gì cũng là bồ đề
hết, như vậy là thế nào ? Ngài trả lời “Chim từng sợ cây cong, thổi mãi
người lạnh buốt”. Ý nói chim bị cung bắn thoát chết một lần, từ đó về sau
thấy cây cong liền sợ bay chỗ khác tránh. Câu “Thổi mãi người lạnh buốt”dẫn
từ truyện tích : Xưa có anh chàng háo ăn, lên mâm cơm anh húp canh nóng lia
liạ nên bị phỏng miệng. Từ đó về sau thấy thức ăn là anh sợ phỏng miệng. Một
hôm người ta dọn cho anh diã rau luộc nguội, anh liền thổi không càn biết
rau nóng hay nguội. Ngài dùng hai chuyện này để nói ý nghiã chạm mắt là bồ
đề. Tức là vừa thấy vật liền biết không đợi suy nghĩ mới biết. Mỗi ngày từ
sáng tới chiều ai cũng thấy biết bao là người, thấy biết bao là cảnh vật,
tức biết bao là Bồ đề ! Vậy chúng ta thấy biết bao nhiêu người bao nhiêu
cảnh vật là bấy nhiêu Bồ đề hay bất nhiêu phiền não ? Thấy người thấy vật
khởi niệm phân biệt khen chê thủ xả thì nhiểm nhơ dính mắc, không phiền não
là gì ? Người nào tâm thanh tịnh trong sáng như ngọc ma ni, thấy người biết
người, thấy vật biết vật, không khởi niệm nhiểm nhơ dính mắc, thì thấy tất
cả là Bồ đề. Như vậy, cũng là thấy người mà thấy là Bồ đề hay phiền não, Gốc
tại nhiểm nhơ dính mắc hay không nhiểm nhơ dính mắc. Qúy vị có mặt ở đây tu
cũng được năm bảy năm rồi, qúy vị chạm mắt là Bồ đề hay chạm mắc là phiền
não ? Thấy người không ưa thì ghét, thấy vật không khen thì chê, thấy như
vậy là phiền não. Bởi thế nên mọi người than thế gian này nhiều buồn phiền
quá ! Thế gian không có buồn phiền, do mình dính mắc với thế gian mới thành
phiền não. Người tu chúng ta có những cái lầm lẫn rất buồn cười, trách thế
gian phiền phức lắm, muốn ẩn trốn trong núi rừng cho hết phiền não. Nhưng
trốn không được, lâu lâu có việc cũng phải ra thành thị, lúc trốn thì yên
lúc ra thành thị thì bức xúc trở lại. Như vậy chừng nào hết phiền não ? Thôi
thì giữa cõi đời làm sao không dính không kẹt mới thật là Bồ đề. Gốc của sự
tu là làm sao ở trong trần mà không nhiểm nhơ chớ không phải trốn. Hai câu
trả lới của Ngài nói lên rằng khi sáu căn đối cảnh liền biết là Bồ đề. Vị
tăng này vẫn chưa hội, hỏi tiếp :
“Đệ tử chẳng hiểu , xin Thầy cho dụ khác”.
Ngài đáp “Kẻ điết nghe đàn sáo, người mù ngắm trăng lên”. Ngài đã chỉ trắng
rồi mà vị tăng này không chiụ nhận, bảo cho dụ khác, chẳng khác nào kẻ điết
nghe đàn sáo, người mù ngắm trăng. Vậy làm sao nghe làm sao thấy ? ngài chê
và quở người hỏi.
Hỏi : Vốn tự có hình cùng có bóng,
Có khi bóng cũng lià hình chăng ?
Đáp : Các sông về Đông chừ muôn dòng tranh
chảy,
Chúng sao chầu Bắc từ ngàn xưa về
tâm.
Hỏi :
“Vốn tự có hình cùng có bóng, có khi bóng cũng
lià hình chăng ?” Ý vị tăng hỏi có hình là có bóng, có khi nào bóng lià hình
chăng ? Câu hỏi này nhắc chúng ta nhớ câu chuyện ngài Động Sơn Lương Giới đi
qua cầu, thấy bóng mình hiện dưới nước, Ngài liền ngộ. Bóng không phải là
hình, mà rới hình thì không có bóng, nhưng hình tức là bóng vì có hình mới
có bóng. Hình thì có tướng trạng sờ mó được, bóng không sờ mó được, nên bóng
không phải là hình, do có hình mới có bóng. Theo vị tăng này thì hình chỉ
cho thể chân thật, bóng chỉ cho cái hư dối. như vậy thể chân thật chính là
mình, bóng hư dối không phải là mình có rời nhau không ? Ngài đáp : “Các
sông về Đông chư muôn dòng tranh chảy, chúng sao chầu Bắc từ ngàn xưa về
tâm”. Tất cả sông, sông nào cũng chảy từ nguồn, chia ra nhiều nhánh nhiều
phụ lưu, tuôn chảy ra biển, ở Việt Nam biển ở phiá Đôngnên nói chảy về Đông.
Các sao trên không sao nào cũng hướng về phiá Bắc chầu sao Bắc đẩu. Và, tất
cả vạn vật đều quy về tâm. Ngài nói rằng bóng là cái tạm bợ hư ảo, hình là
thể chân thật, thấy dường như hai nhưng tất cả đều không rời thể chân thật.
Tất cả đều quy về tâm, vì tâm là nguồn gốc của tất cả. Ví dụ tôi đứng giữa
nhà, chung quanh tôi để mười tấm gương, trong mười tấm gương hiện mười cái
bóng. Vậy mười cái bóng gốc từ đâu mà ra ? Có phải từ con người của tôi mà
ra không ? Chỉ có một mình tôi đứng mà có tới mười bóng. Điếu này nói lên
muôn sự muôn vật hư ảo gốc từ tâm ø hiện ra.
Hỏi :Thế nào là một câu sáng tỏ siêu trăm ức ?
Đáp :Xa ném Thái Sơn qua biển Bắc,
Ngước tung cây gậy đến cung trăng.
Hỏi : “Thế nào là một câu sáng tỏ siêu trăm ức
?” Câu này dẫn từ Chứng Đạo Ca của thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác. Ý hỏi một
câu mà sáng tỏ rồi vượt khỏi trăm ngàn ức là thế nào ? Ngài đáp : Xa ném
Thái Sơn qua biển Bắc, ngước tung cây gậy đến cung trăng”. Nghiã là cầm núi
Thái Sơn ném qua tới tận biển phương Bắc, ngước đầu lên hư không ném tung
cây gậy đến tận cung trăng. Đó là một câu sáng tỏ siêu trăm ức. Thái Sơn là
một ngọn núi lớn, đâu phải một vật nhỏ mà tay người có thể cầm được. Thế mà
người sáng tỏ một câu có thể cầm ném tới biển Bắc, không siêu bách ức cây số
là gì ? Còn cung trăng và quả đất cách nhau quá xa, thế mà người sáng tỏ một
câu, từ quả đất có thể ném cây gậy tới cung trăng, không siêu bách ức cây số
là gì ? Ý Ngài nói người thấu suốt một câu của Phật Tổ, thì vượt qua dễ dàng
tất cả những cái tầm thường của thế gian, vì người đó được cái diệu dụng phi
thường. Như Lục Tổ ngộ một câu trong kinh Kim Cang Ngài Ngài siêu vượt một
cách phi thường, sánh với chúng ta tu mấy chục kiếp cũng không biết kịp Ngài
chưa ! Ngài ngộ một câu rồi thì tất cả những nghiệp chướng, những cái tầm
thường đều vược qua hết. Tổ Lâm Tế sau khi ngộ một câu ở thiền sư Đại Ngu,
từ đó về sau tâm Ngài không có lẫn lộn. Đó là siêu trăm ức. Chúng ta ngày
nay nghe một câu có chút tỉnh, vừa tỉnh lại mê. Chẳng khác nào người đang
ngử say, có tiếng động mạnh nhướng mắt lên, tưởng chừng như đã thức, nhưng
lại nhắm mắt ngáy nữa, nên không siêu nổi. Đó là cái bệnh chung của người tu
bây giờ, vì vậy khải giảng dạy thường xuyên. Nếu chúng ta nghe một câu siêu
trăm ức như Lục Tổ thì thảnh thơi biết mấy ! Ngũ Tổ chỉ gọi Lục Tổ vào thất
dạy một lúc là xong việc. chúng ta ngày nay không đực như thế, nên cả thầy
lẫn trò đều rất cực nhọc. Đó là một câu sáng tỏ siêu trăm ức.
Hỏi :Chỉ một việc này là thật, còn hai ắt
chẳng chân, thế nào là chân ?
Đáp : Đầu gậy gió dễ động,
Trên đường mưa thành lầy.
Hỏi : “Chỉ một việc này là thật, còn hai ắt
chẳng chân, thế nào là chân ?” Câu này phát xuất từ kinh Pháp Hoa, ý nói các
vị tu từ Nhị thừa tiến đến nhất Thừa (Phật thừa). Nhất thừa là chân, nếu còn
thấy có Nhị thừa thì không phải là chân. Vị tăng này hỏi thế nào là chân ?
Ngài đáp : “Đầu gậy gió dễ động, trên đường mưa thành lầy”. Ngài đáp như vậy
đã chỉ cái chân là thế nào chưa ? Trong nhà Thiền, có câu “chạm mắt tức Bồ
đề” để chỉ cho cái chân thật này. Vì gió thổ đầu gậy dễ thấy, trên đường đất
mưa nhiều nên lầy lội. Nếu chúng ta tỉnh giác, nhìn tất cả mọi vật thấy cái
gì cũng là chân hết. Nếu chúng ta mê mờ nhìn cái gì cũng thấy theo mê vọng.
Như vậy, nếu tỉnh thì cái chân thật hiển hiện ngay trước mắt, chớ không đâu
xa cả; nếu mê khởi niệm tìm thì không thấy.
Hỏi : Chẳng hướng Như Lai cầu diệu tạng,
Không mong đuốc Tổ nối đèn chi.
Ý chỉ câu này thế nào ?
Đáp : Trời thu hoàng oanh hót,
Trong tuyết mẫu đơn xinh.
Hỏi : Chẳng huớng Như Lai cầu diệu tạng,không
mong đuốc Tổ nôi đèn chi. Ý chỉ câu này thế nào ?” Người hỏi dẫn lời của một
thiền sư ra hỏi. Ý nói không làm người tiếp nối đèn của chư Tổ, không cầu
diệu tạng của đức Phật, đó là ý nghiã thế nào ? Tất cả người tu nhất là
người tu thiền, lúc nào cũng hướng về đức Phật, tìm cho ra chỗ tột cùng của
Phật dạy để tu và tiếp nốichư Tổ truyền bá. Nhưng tại sao đây lại nói không
cầu Phật, không nối Tổ là ý thế nào ? Ngài trả lời hai câu rất nên thơ :
“Trời thu hoàng oanh hót, trong tuyết mẫu đơn xinh”. Thông lệ thì mùa xuân
chim hoàng oanh hót, mà đây nói mùa thu chim hoàng oanh hót. Hoa mẫu đơn trổ
vào mùa hè, mà đây nói hoa mẫu đơn trổ trong tuyết tức là mùa đông. Ngài nói
như thế hàm ý gì ? Câu “Chẳng hướng Như Lai cầu diệu tạng, không mong đuốc
Tổ nối đèn chi” là câu nói ngược với ý người xưa, không có ý nghiã thật. Thế
mà người sau cứ lấy làm chuẩn là sai lầm. Do đó mà Ngài trả lời đảõo ngược.
Hỏi :- Thế nào là câu tuyệt diệu ?
Đáp : Một người xây vách đứng,
Cả nhà uống chẳng vui.
Hỏi : “Thế nào là câu tuyệt diệu ?” Ngài trả
lời bằng hai câu thơ : “Một người xây vách đứng, cả nhà uống chẳng vui”. Mọi
người trong nhà bày tiệc đang xúm xít quanh bàn ăn uống cho vui, nhưng có
nguời đứng xây mặt vô vách không dự, nên mọi người dự tiệc không vui. Câu
tuyệt diệu là cái ngược với vòng quanh quẩn trầm luân của kiếp người, có khả
năng giải thoát mọi triền phược. Nếu còn ở trong quanh quẩn trầm luân thì
chưa tuyệt diệu. Câu tuyệt diệu là câu làm sao cho mọi người chấn động, vì
ngược lại với tất cả những cái tầm thường. Giống như bao nhiêu người ngồi
trong tiệc, chỉ một nguời đứng xây mặt vô vách làm hành động ngược lại,
khiến cho mọi người du85 tiệc lòng nao núng không vui. Như vậy câu nào là
câu tuyệt diệu ? Câu nào mà thiên hạ nghe liền xây lưng với trần cảnh, trở
về với tánh giác ; tức là “bối trần hiệp giác”, đó là câu tuyệt diệu.
Hỏi : Cổ kim việc lớn thôi không hỏi,
Chỉ chuyện Tây lai ý thế nào ?
Đáp : Ngườinói khéo mặt lành,
Kẻ dùi rùa đập ngói.
Hỏi : “Cổ kim việc lớn thôi không hỏi, chỉ
chuyện Tây lai ý thế nào ?” Người hỏi nói, chuyện to lớn từ xưa đến nay
không hỏi, chỉ hỏi Tổ sư Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa ý thế nào ? Ngài đáp
: “Người nói khéo mặt lành, kẻ dùi rùa đập ngói”. Người nói khéo mặt lành là
người ngoài mặt giả bộ hiền lành, nhưng lòng dạ thì thâm hiểm ác độc. Kẻ dùi
rùa đập ngói là người dùi vỏ con rùa và đập ngói nát vụn, đó là người làm
việc không công vô ích. Ngài nói thế là sao ? Trong nhà Thiền, các thiền sư
thường dạy, muốn thấy được ý của Tổ sư thì khi các Ngài nói bên Đông phải
hiểu bên Tây mới đúng. nếu nói bên Đông mà hiểu bên Đông thì trật, câu nói
bên Đông mà ý bên Tây, giống như người ngoài mặt giả bộ hiền lành mà trong
lòng thâm hiểm ác độc ; tâm và mặt không giống nhau. Cũng vậy, chư Tổ nói
bên này phải hiểu bên kia, đừng mắt kẹt ở câu nói. Muốn biết được ý Tổ sư
hay vào cửa Tổ sư phải như thế. Ngoài ra đều vô nghiã như nguời dùi rùa đập
ngói vô ích. Đó là Ngài trả lời câu hỏi ý Tổ sư từ Ấn Độ sang.
Hỏi : - “Tâm pháp cả hai đều quên, tánh tức
chân” thế nào là chân ?
Đáp : Hoa núi mưa sa, Thần nữ khóc,
Tre sân gió thổi, Bá Nha đờn.
Hỏi : “Tâm pháp cả hai đều quên, tánh tức
chân. Thế nào là chân ?” Tâm là nội tâm, pháp là ngoại cảnh, nội tâm và
ngoại cảnh cả hai đều không dính mắc thì lúc đó là chân. Hỏi thế nào là chân
? Ngài đáp : “Hoa núi mưa sa Thần nữ khóc, tre sân gió thổi, Bá Nha đờn:.
Hoa trên núi khi trời mưa, hạt nước đọng lại trong lòng hoa, Giống như hạt
nức mắt của Thần nữ. Những bụi tre trước sân gió thổi cọ với nhau, nghe kẽo
kẹt giống như tiếng đờn của Bá Nha. Ngài trả lời nghe rất là nên thơ, nhưng
chúng ta không biết Ngài nói gì. Vậy, Ngài trả lời thế nào là chân chưa ?
Hoa trên núi, mưa rơi hạt nước đọng trong lòng hoa đó là sự thật, thế mà
người ta tưởng tượng là Thần nữ khóc. Tre ở trước sân gió thổi cọ vào nhau
đó là sự thật, thế mà người ta tưởng tượng là tiếng đàn của Bá Nha. Muôn sự
muôn vật lúc nào cũng hiện cái chân thật của nó, thế mà do tưởng tượng của
con người nên mất hết chân thật. Vậy, nếu không tưởng tượng, thấy cái nào
như đúng cái nấy là chân. Nếu khởi tưởng là mất chân.
Hỏi :Thế nào câu tuyệt diệu ?
Đáp : Trong cổ còn nghẹn,
Thường ở chỗ bất an.
Hỏi : “Thế nào là câu tuyệt diệu ?” Ở trước có
vị đã hỏi câu này, bây giờ có người hỏi lại. Ngài trả lời Trong cổ còn
nghẹn, thường ở chỗ bất an”. Người bị mắc nghẹn hay mắc xương thì khó chiụ
không vui dù ở chỗ vui nhộn. Câu tuyệt diệu là câu mà một việc chưa giải
quyết được, thì tất cả việc khác đều không ổn. Trưpớc Ngài trả lời câu này
bằng câu cả nhà bày tiệc ăn uống, một người đứng xây mặt vào vách nên mọi
người không vui. Ở đây Ngài nói đang bị nghẹn trong cổ, đứng trước mọi cảnh,
thấy cảnh nào cũng buồn không vui. Như vậy, câu tuyệt diệu là câu chúng ta
chưa giải quyết được “việc lớn”, Thì nơi nào cũng mù tối cũng đau khổ. Nếu
giải quyết được “việc lớn” thì chỗ nào cũng thảnh thơi an lạc.
Hỏi : Còn tu còn chứng sanh bốn bệnh,
Xuất đầu đâu thể thoát lồng trần.
Đáp : Núi caolại lớn dung chứa bụi,
Bể cả càng sâu nhận các dòng.
Hỏi : “Còn tu còn chứng sanh bốn bệnh, xuất
đầu đâu thể thoát lồng trần ?”. Người hỏi dẫn kinh Viên Giác : Người tu còn
thấy có tu có chứng thì mắc phải bốn bệnh tác, chỉ, nhậm, diệt. Như vậy thì
xuất đầu làm sao thoát được lồng trần ? Xuất đầu là chui ra cho người ta
thấy. Dụ như cây dùi bén để trong cái đãy không ai thấy, bấy giờ mũi dùi
chui ra khỏi đãy ai cũng thấy. Ý hỏi người tu khi đã tiến đạo được kết quả
tốt, khi ra giáo hóa làm sao khỏi bị cái lồng trần tục bao vây ? Ngài đáp :
“Núi cao lại lớn dung chứa bụi, bể cả càng sâu nhận các dòng”. Nghiã là núi
càng ngày càng lớn là nhờ bụi đất phủ lấp thêm nên mới lớn. Biển cả càng sâu
là nhờ nước từ nhiều dòng sông đổ ra, nên biển mới đầy và sâu. Nếu không có
bụi đất phủ lấp thì núi không lớn, nếu không có biển đổ ra thì biển không
sâu. Vị tăng này sợ khi ra làm phật sự bị mắc kẹt trong sự bao phủ của trần
tục. Ngài nói trần tục là cái làm lớn thêm từ bi trí tuệ. Ngài khuyên đem
ánh sáng trí tuệ hòa lẫn trong bụi bặm để làm lợi ích cho chúng sanh. Bụi
bặm tuy nhơ nhớp lẫnn trong ánh sáng, nhưng không làm cho ánh sáng nhiểm nhơ
thì có hại gì ? Giống như núi đã cao, có bụi đất phủ lấp thì núi càng thêm
lớn. Biển đã rộng sâu nếu nước nhiều dòng sông chảy ra, thì biển càng thêm
rộng thêm sâu đâu có hại gì ? Có hại hay không là do mình. Nếu còn mắc kẹt ở
hình tướng thì mới nhiểm ô, mới giới hạn. không kẹt trên hình tướng thì có
gì nhiểm ô hay giới hạn ? Ngài khuyến khích ra làm phật sự không nên trốn
tránh, đó là cái duyên để tăng thêm công đức.
Hỏi : “Chỉ Phật với Phật mới biết việc này”.
Thế nào là việc này ?
Đáp : Đường hẹp trúc um tùm,
Gió thổi thành khúc nhạc.
Hỏi : “Chỉ Phật với Phật mới biết việc này.
Thế nào là việc này ?” Chủ yếu của người hỏi là hỏi việc này, tức là chỗ chỉ
có Phật với Phật mới biết.. Chỗ Phật với Phật biết, chúng ta là phàm có thể
hiểu và thiền sư có chỉ được không ? Thật là vượt khỏi chuyện bình thường. Ở
đây Ngài trả lời rất đơn giản “Đường hẹp trúc um tùm, gió thổi thành khúc
nhạc”. Chỗ Phật với Phật mới biết là tất cả những cái mà phàm phu chúng ta
biết. Đó là đường đi chật hẹp trúc trồng bên đường phủ lá um tùm, gió thổi
thân trúc cọ vào nhau phát ra thành tiếng nghe như bản nhạc. Chuyện này ở
nhà quê ai cũng biết, rất bình thường. Nhưng cái bình thường đó khéo thấy
thì có cái phi thường trong ấy. Mọi người ai cũng tưởng chuyện Phật với
Phật biết là chuyện phi thường, người thường không thể biết . Kỳ thật chính
chỗ bình thường hằng ngày ai cũng gặp cũng thấy có cái phi thường, khéo nhận
thì thấy, không khéo nhận thì không thấy. Cái phi thường ở trong cõi trần
này, chớ không phải ở trên trời trên mây mà chúng ta không thể biết.
Hỏi : - Chẳng dùng bình thường, chẳng dùng
thiên nhiên, chẳng dùng tác dụng, thì nay phải làm sao ?
Đáp : Cỏ bồng chim én đậu
Biển cả náu cá kình.
Hỏi : “Chẳng dùng bình thường, chẳng dùng
thiên nhiên , chẳng dùng tác dụng, thì phải làm sao ?” Câu hỏi này thật lạ
lùng. Bình thường cũng không dùng, thiên nhiên cũng không dùng, tác dụng
cũng không dùng. Vì bình thường thì quá dung dị, thiên nhiên thì không thể
tạo tác, còn tác dụng thì sinh diệt, vậy phải làm sao đây ? Ngài đáp “ Cỏ
bồng chim én đậu, biển cả náu cá kình” Nghiã là chim én đậu trong đám cỏ
bồng rậm, cá kình ẩn dưới biển sâu. Ngài nói thế ngầm ý dạy cái gì ? Câu hỏi
này là câu hỏi của người tu thấy được lẽ thật, muốn ứng xử với đời cho hợp,
mà không biết phải làm sao. Ngài nói chim én đậu trong đám cỏ bồng, cá kình
ẩn dưới biển sâu, là ngầm ý dạy phải tùy duyên mà ứng xử cho thích hợp.
Hỏi : - Tứ đại đeo mang đã nhiều kiếp, thỉnh
thầy phương tiện giải thoát luân hồi ?
Đáp : Tất cả chúng sanh tê giác quí,
Aên to àn gai góc, nghĩ trong bùn.
Hỏi : “Tứ đại đeo mang đã nhiều kiếp, thỉnh
thầy phương tiện giải thoát luân hồi”. Người hỏi nói tôi đã nhiều kiếp mang
thân tứ đại này, bây giờ chán ngán không thích mang nó nữa. Nhờ Thầy dạy cho
một phương tiện để tôi tu thoát khỏi luân hồi. Ngài đáp: “Tất cả chúng sanh
tê giác quí, ăn toàn gai góc, nghỉ trong bùn”. Tất cả chúng sanh thì con tê
giác quí hơn hết, vì sừng của nó dùng để làm thuốc. Ăn thì nó ăn gai góc của
các loại cây, ngủ thì ngủ trong bùn. Người hỏi vì chán cái thân tứ đại sanh
tử này muốn thoát ra, nên xin Ngài chỉ cho cách tu giải thoát. Ngài dạy muốn
thoát trần phải ngay trong trần mà thoát, đừng tìm kiếm đâu cả. Cái quí
không ở ngoài cái tầm thường nhơ nhớp này. Giống như con tê giác ăn gai góc
ngủ trong bùn rất nhớp nhúa, nhưng nó có cái sừng rất quí báu. Chúng ta mang
thân tứ đại tầm thường này rất đáng chán ghét, nhưng bỏ cái thân tầm thường
đáng chán ghét này để tìm cái cao siêu hơn không thể được. Chúng ta phải
ngay nơi thân này mà tìm, bỏ cái này cầu cái kia là bệnh.
Hỏi:- Các thứ thủ xả đều là luân hồi, khi
không thủ không xả thì sao?
Đáp: Xưa nay sam tía sắc thường khác,
Cành lá sum sê chẳng có hoa.
Hỏi: “Các thứ thủ xả đều là luân hồi, khi
không thủ xả thì sao?” Vị Tăng này thấy trong kinh Phật thường dạy còn thủ
còn xả là còn luân hồi, nên thắc mắc: Khi không còn thủ xả thì sao? Ngài
đáp: “Xưa nay sam tía sắc thường khác, cành lá sum sê chẳng có hoa”. Có lẽ
lúc vị Tăng hỏi câu này là lúc Ngài đang ngồi bên hông chùa trước mặt có đám
rau sam nên mới nói: Xưa nay rau sam màu tía, khác với sắc màu của những cây
khác. Cành lá rau sam tuy sum sê nhưng không có hoa, không thủ không xả là
như vậy đó.Nếu còn thủ thì còn chấp, có xả thì có bỏ đi. Có chấp có bỏ thì
có khác. Khi tâm không còn kẹt ở thủ xả thì sự vật như thế nào thấy như thế
ấy. Ví dụ có người đem đồng hồ đẹp tới để trên bàn, chúng ta chỉ biết đó là
cái đồng hồ đẹp vậy thôi. Nếu thấy đồng hồ đẹp muốn mua một cái để trong
phòng riêng của mình, đó là thủ. Còn nếu không muốn mua sắm mà khởi nghĩ
đồng hồ này đẹp, cám dỗ người ta đừng thèm nhìn, đó là xả. Muốn mua là thủ,
không nhìn là xả, cả hai đều không được. Đồng hồ đẹp là đồng hồ đẹp, cứ nhìn
rồi thôi. Nó như thế nào thấy như thế ấy thì không có lỗi. Thấy đồng hồ đẹp
khởi lòng tham là có lỗi, nhưng thấy nó đẹp không dám nhìn cũng có lỗi, vì
không bình thường. Nó như thế nào thấy như thế ấy là hợp đạo, khởi niệm thủ
xả là chưa làm chủ được mình, chưa tự do tự tại.
Hỏi:- Đường ngôn ngữ dứt là thế nào?
Đáp: Gió thổi tiếng còi xuyên trúc đến,
Đầu non mang nguyệt vượt tường
sang.
Hỏi:- Chư Phật thuyết pháp đều nhằm giáo hóa
mọi người, nếu ngộ bản ý gọi là xuất thế, sao gọi là bản ý?
Đáp: Xuân dệt hoa như gấm,
Thu sang lá tự vàng.
Hỏi: “Đường ngôn ngữ dứt là thế nào?”. Vị Tăng
này lấy câu “ngôn ngữ đạo đoạn tâm hành xứ diệt” đem ra hỏi Nghĩa là không
còn ngôn ngữ không còn tâm suy nghĩ, mới là chỗ cứu cánh là ý thế nào? Ngài
đáp: “Gió thổi tiếng còi xuyên trúc đến, đầu non mang nguyệt vượt tường
sang”. Hai câu thơ hay làm sao! Gió thổi đưa tiếng còi luồn qua bụi trúc đến
tai người nghe. Trên đỉnh núi bóng mặt trăng vượt bức tường đến mắt người
thấy. Gió thổi không có ý, tiếng còi không có ý, nó luồn qua bụi trúc đến
tai người nghe cũng khôngc ó ý. Như vậy gió, còi không tâm ý không ngôn ngữ,
mà vẫn chuyển động tới tai người nghe. Và, đỉnh núi, mặt trăng không tâm ý,
không ngôn ngữ, mà vẫn vượt tường tới mắt người thấy. Hai hình ảnh này nói
lên chỗ tâm ý ngôn ngữ dứt bặt, mà vạn vật vẫn chuyển động bình thường. Nó
không ý không lời giống như gió thổi đưa tiếng còi luồn qua bụi trúc đến tai
người nghe, giống như đỉnh núi đưa bóng trăng đến mắt người thấy. Chỗ bặt
dứt tâm ý bặt dứt ngôn ngữ, mà đem ra hỏi phải trả lời sao đây?
Hỏi: “Chư Phật thuyết pháp đều nhằm giáo hóa
mọi người, nếu ngộ bản ý gọi là xuất thế, sao gọi là bản ý?”. Vị tăng này
dẫn kinh hỏi, Phật thuyết pháp để giáo hóa mọi người, ai ngộ được bản ý
Phật, người đó là kẻ xuất trần. Vậy thế nào là bản ý Phật? Ngài đáp: “Xuân
dệt hoa như gấm, thu sang lá tự vàng”. Mùa xuân nhiều loại hoa trổ bông,
thấy như tấm thảm gấm có nhiều màu sắc. Xuân này ở đâu chớ miền Nam mùa xuân
quá nắng hoa không trổ bông. Mùa thu thì lá cây tự vàng úa rơi rụng, thu này
cũng ở đâu chớ không ở miền Nam. Vậy bản ý của chư Phật là gì? Là mùa xuân
hoa nở, mùa thu lá vàng, chớ không có gì lạ. Qua hai câu thơ chúng ta thấy
bản ý của chư Phật là cái hiện tiền. Nghĩa là mùa xuân thì hoa nở, mùa thu
thì lá cây vàng. Thấy các pháp khác đi thì không đúng bản ý của chư Phật.
Các pháp thế nào thấy như thế ấy, mới là bản ý của chư Phật. Ý câu này có
trùng với ý câu trước.
Hỏi:- Thế nào là một đường thẳng đứt?
Đáp: Đông Tây xe ngựa chạy,
Sớm tối bụi mù bay.
Hỏi: “Thế nào là một đường thẳng đứt?”. Ngài
trả lời “Đông Tây xe ngựa chạy, sớm tối bụi mù bay”. Con đường phía Đông con
đường phía tây xe ngựa chạy qua chạy lại, nên sớm chiều bụi bay mù mịt. Quí
vị có thấy Ngài chỉ con đường thẳng đứt chưa? Giống như ở trước, mùa xuân
hoa nở, mùa thu là vàng. Con đường thẳng đứt là con đường thực tế của thế
gian, nó thế nào thấy như thế ấy. Ai nhìn các pháp đúng như thật thì thấy
con đường thẳng đứt, nếu còn quán cách này hay cách khác thì chưa thấy. Như
vậy con đường thẳng đứt là con đường cao tuyệt, mà cũng là con đường thực tế
giản dị của thế gian. Đối với muôn sự muôn vật trên thế gian này, thấy đúng
như thật bản chất của nó là thấy đường thẳng đứt. Đi trên đường xe chạy bụi
bay không sợ bụi dơ, không sợ xe chạy nhanh thì thấy con đường thẳng đứt chớ
gì? Sở dĩ không thấy đường thẳng đứt là vì chúng ta thấy, mà còn khởi niệm
này khởi niệm nọ, nên cứ quanh co hoài. Muốn biết con đường thẳng đứt thì
nhìn sự vật như thế nào thấy như thế ấy, đó là thấy đường thẳng đứt.
Hỏi: Có Pháp, có tâm mở vọng thức,
Làm sao tâm pháp thảy tiêu vong?
Đáp: Vượt được tùng cao che rợp rợp,
Đâu lo sương tuyết rớt bời bời.
Hỏi: “Có pháp, có tâm mở vọng thức, làm sao
tâm pháp thảy tiêu vong?”. Vị Tăng hỏi câu này cốt để tu. Vì nếu còn thấy có
tâm thật có pháp thật thì sanh ra vọng thức phân biệt. Bây giờ làm sao cho
tâm pháp dứt hết? Ngài đáp: “Vượt được tùng cao che rợp rợp, đâu lo sương
tuyết rớt bời bời:. Cây tùng là loại cây chịu đựng, đứng giữa trời mặc cho
sương tuyết rơi phủ. Người núp dưới rặng tùng là đang bị sương tuyết phủ
nữa. Hình ảnh này chỉ cho người còn thấy có pháp làm cho tâm mình rối rắm
cần phải tránh duyên. Ngài nói nếu tâm không dính với pháp thì đâu có gì làm
rối mà sợ phải tránh. Cây tùng dụ cho tâm, sương tuyết dụ cho pháp. Nếu vượt
khỏi không còn dính mắc với tâm pháp thì đâu không còn lo sợ bận rộn rối
rắm. Giống như người ra khỏi rặng tùng thì không còn bị sương tuyết phủ nữa.
Hỏi:- Ý Tổ cùng ý Kinh thế nào ?
Đáp: Hứng lên xách gậy chơi đường núi,
Nhọc sức xổ rèm nằm chõng tre.
Hỏi: “Ý Tổ cùng ý Kinh thế nào ?”. Thường
thường Thiền tăng hay hỏi ý Kinh và ý Thiền có khác nhau không ? Ở đây hỏi ý
Tổ cùng ý Kinh thế nào ? Ngài trả lời: “Hứng lên xách gậy chơi đường núi,
nhọc sức xổ rèm nằm chõng tre”. Người hứng và người nhọc chỉ chỉ là một
người. Song, người ấy có khi chống gậy đi đường núi, lúc thì xổ rèm nắm
chõng tre”. Tuy có đi có nằm nhưng không phải hai người. Cũng vậy, nói là
Kinh nói là Tổ, nhưng ý không hai.
Hỏi:- Tổ Tổ truyền nhau là truyền việc gì ?
Đáp: Đói đến cần tìm ăn,
Lạnh về phải mặc áo.
Hỏi: “Tổ Tổ truyền nhau là truyền việc gì ?”.
Ngài đáp: “Đói đến cần tìm ăn, lạnh về phải mặc áo”. Chư Tổ truyền nhau là
truyền cái này đây, thật đơn giản. Quí vị thấy cái mà chư Tổ truyền chưa?
Chư Tổ truyền nhau cái mà mọi người có sẵn, đó là đói biết đi ăn, lạnh biết
lấy áo mặc. Nghe bụng đói thì đi ăn, người cho gì ăn nấy không tìm cầu đòi
hỏi món ngon vật quí. Lạnh thì lấy áo mặc không chọn lụa là gấm vóc. Hằng
ngày sống cũng ăn cũng mặc như mọi người, nhưng không khởi vọng tưởng. Đó là
chỗ Tổ Tổ truyền nhau. Chúng ta ngày nay dám nói là đồ đệ của chư Tổ, thế mà
đói không biết ăn, lạnh không biết mặc. Tới bữa ăn hỏi tri khố nay ăn cái gì
? Nếu tri khố nói món ăn vừa khẩu vị thì vui, nói món ăn không vừa khẩu vị
thì buồn, mặc thì lựa vải tốt may vừa ý. Đó là tìm câu món ăn ngon cái mặc
đẹp. Đâu chịu đói cần ăn thì ăn, lạnh cần mặc thì mặc. Lúc ăn lúc mặc để
vọng tưởng dấy khởi lung tung, không giống chư Tổ, nên không được Tổ truyền
là tại chỗ đó. Quí vị nắm vững chỗ này thì tu dễ lắm.
Hỏi: Người đời đều thuê nhà,
Nhà dột ở chỗ nào ?
Đáp: Quạ vàng cùng thỏ bạc,
Đầy vơi chớ bận lòng.
Hỏi: “Người đời đều thuê nhà, nhà dột ở chỗ
nào ?”. Vị Tăng này dẫn ý Kinh hỏi: Ai ai sinh ra cũng mang thân tứ đại này,
giống như nhà mướn mình ở trọ, mai kia thân tứ đại này hoại diệt (nhà dột)
sẽ đi đâu, ở đâu ? Ngài đáp: “Quạ vàng cùng thỏ bạc, đầy vơi chớ bận lòng”.
Quạ vàng là mặt trời, thỏ bạc là mặt trăng. Mặt trời và mặt trăng có khi
tròn có khi khuyết, tròn gọi là đầy, khuyết gọi là vơi. Ngài khuyên chúng ta
chỉ cần biết có mặt trời và biết có mặt trăng, còn chuyện tròn khuyết chớ
bận lòng. Nghĩa là chúng ta chỉ cần biết có ông chủ nơi thân tứ đại này
thôi, còn chuyện nhà mới nhà dột, hay thân khỏe thân hoại là chuyện thường,
giống như trò đùa vậy. Mặt trời mặt trăng tự nó không có tròn khuyết. Sở dĩ
có tròn khuyết là do mắt nhìn thấy lúc nó quay, che khuất lẫn nhau, rồi chấp
tròn khuyết. Cũng vậy, thể chân thật ở mỗi người vốn không sanh không diệt,
sở dĩ có sanh diệt là do mắt thấy tướng tứ đại hư dối tụ tán, rồi chấp nên
có sanh có tử. Như vậy có gì đâu mà hỏi tướng hư dối tan rã, thể chân thật ở
đâu ?
Hỏi:- Thế nào là một con đường Tào Khê ?
Đáp: Đáng thương kẻ khắc thuyền,
Đến chốn ý lăng xăng.
Hỏi: “Thế nào là một con đường Tào Khê ?”. Vị
Tăng hỏi con đường Tào Khê thế nào ? Nghĩa là con đường Lục Tổ dạy mỗi người
đi là đường nào ? Tức là chủ yếu mà mọi người phải đạt được như Lục Tổ, phải
thực hiện như thế nào ? Ngài đáp: “Đáng thương kẻ khắc thuyền, đến chốn ý
lăng xăng”. Câu đáp này Ngài dẫn điển tích: Xưa có một người nước Sở sang
sông, anh ngồi trên thuyền bất cẩn đánh rơi cây kiếm xuống nước. Anh bèn
khắc trên be thuyền ngay chỗ kiếm rơi để làm dấu. Chờ thuyền cập bến, anh
lại be thuyền có khắc dâu, nhảy xuống nước để mò cây kiếm. Việc làm này là
việc làm của người khôn hay người khờ? Thật đáng thương !
Con đường Tào Khê là đường nào quí vị có biết
không ? Con đường mà từ trước Ngài đã nói tôi đã giảng. Nếu ai thấy các pháp
trước mắt mình đúng như thật, người đó là người đi trên đường đúng như thật,
người đó là người đi trên đường Tào Khê, rất đơn giản. Không cần phải đi
Trung Quốc lên Thiều Châu, tới suối Tào Khê. Trong cõi đời này, ở đâu cũng
có đường Tào Khê. Nghĩa là thấy các pháp đúng như thật, đó là đi đường Tào
Khê> Vì thế mà Lục Tổ nói “Bất ly thế gian giác”. Ngài nói ngay nơi thế gian
mà thấy các pháp đúng như thật là giác ngộ. Song, chúng ta không chịu thấy
như vậy, cứ thấy như thế này như thế kia rồi hỏi đường Tào Khê. Chẳng khác
chú khờ đi thuyền làm rơi kiếm, khắc dâu trên be thuyền chờ thuyền tới bến,
đứng ngay dấu khắc nhảy xuống nước mò. Thật đáng thương cho người khờ khạo
nghĩ tưởng lăng xăng vô ích. Ngài quở người không biết đường Tào Khê là
đường “thấy các pháp trước mắt đúng như thật”, mà cứ nghĩ tưởng lăng xăng
rồi thưa hỏi. Vậy quí vị có mặt ở đây có đi đường Tào Khê chưa ? Sao không
gan nói thẳng ? Muốn đi đường Tào Khê mà cũng hơi muốn làm anh khắc thuyền
tìm kiếm. Nhớ nghe, bắt chước anh khắc thuyền tìm kiếm là kẻ khờ đó. Người
sáng không làm như thế, đi thẳng tắt đường Tào Khê chớ không đi quanh co.
Tham Đồ Hiển Quyết không phải là một bài luận,
mà là tập hợp nhiều câu hỏi của môn đồ và tập hợp nhiều câu đáp của Thiền sư
Viên Chiếu, chung kết lại thành một bài để tựa là tahm Đồ Hiển Quyết câu hỏi
và câu đáp này rời rạc với câu hỏi và câu đáp kia, không liên hệ trước sau.
Do đó chúng tôi không thể toát yếu toàn bài, mà chỉ có thể nói Thiền sư Viên
Chiếu quả là một Thiền sư xuất cách, chẳng những thông đạo lý lại còn giỏi
văn chương. Hỏi đạo lý Ngài đáp bằng thơ kệ vừa thấu lý Thiền vừa thi vị nên
thơ. Ngài làm thơ không cần phải suy nghĩ, hỏi đâu đáp đó, mỗi câu đáp là
một bài thơ, thật là kỳ đặc. Cái kỳ đặc này có ở các Thiền sư Việt Nam.
Chúng ta học Ngài vừa thấu được lý đạo vừa thấy tài văn chương qua những câu
đối đáp xuất kỳ bất ý, mở miệng là thành thơ. Chúng ta ngày nay muốn làm một
bài thơ phải tốn nhiều thời gian mới làm được. Song, chưa chắc đã làm hay,
rõ nghĩa sáng ý. Còn Ngài thì hỏi đâu đáp đó thành từng bài thơ rất đặc sắc,
không cần thời gian tìm ý tứ, trau chuốt câu văn. Những bậc tiền bối của
chúng ta ngày xưa rất lỗi lạc, đối đáp vừa văn chương vừa đầy đủ ý nghĩa đạo
lý. Thật tuyệt vời ! So sánh thì chúng ta ngày nay quá ám độn, nếu bị hỏi
chúng ta phải suy nghĩ đau cái đầu, mới trả lời được. Có khi trả lời không
suông không chỉnh nữa là khác. Thế nên chúng ta phải học cái hay của người
xưa để cố thực hành theo, bằng không chúng ta cứ tự mãn, tự cao thấy mình
hay mà kỳ thật chẳng có gì hay cả.
|