Âm:
Lao sanh hưu vấn sắc kiêm không,
Học đạo vô như phỏng Tổ tông.
Thiên ngoại mích tông nan định
thể,
Nhân gian thực quế khởi thành
tùng.
Càn khôn tận thị mao đầu thượng,
Nhật nguyệt bao hàm giới tử
trung.
Đại dụng hiện tiền quyền tại
thủ,
Thuỳ tri phàm thánh dữ tây,
đông?
Dịch:
Uổng công thôi hỏi sắc cùng
không,
Học đạo gì hơn phỏng Tổ tông.
Ngoài trời tìm tông thật khó
thấy,
Thế gian trồng quế đâu thành
tòng.
Đầu lông trùm cả càn khôn thảy,
Hạt cải bao gồm nhật nguyệt
trong.
Đại dụng hiện tiền tay nắm
vữøng,
Ai phân phàm thánh với tây,
đông?
Giảng:
“Lao sanh hưu vấn sắc kiêm không, học đạo vô
như vấn Tổ tông”. Nghĩa là uổng công thôi hỏi sắc cùng không, học đạo gì
hơn phỏng Tổ tông. Ý ngài dạy người học đạo giác ngộ chớ phí công nhọc sức
tìm tòi bàn luận về nghĩa sắc không. Tại sao? vì trọng tâm của người học
đạo là không gì bằng “phỏng Tổ tông”, tức là thưa hỏi Tổ tông. Tổ tông chỉ
cho nguồn cội chân thật của mình. Học đạo và hỏi đạo là phải trở về nguồn
cội của mình. Đùng mắc kẹt trên hình tướng đối đãi của sắc và không. Vì
sắc và không là cái bên ngoài. Tìm kiếm sắc và không là phóng tâm chạy ra
ngoài, quên mất bản tâm chân thật của chính mình. Ýù hai câu này ngài
khuyên người học đạo không nên nhọc tâm gắng sức tìm hiểu lý sắc không ở
ngoài, mà phải quay lại sống với bản tâm thanh tịnh của chính mình. Ngày
nay đa số người học đạo đều mắc kẹt bên này hoặc bên kia, mà không quay về
nguồn cội, nên ngài dạy như thế.
“Thiên ngoại mích tâm nan đinh thể, nhân
gian thực quế khởi thành tùng”. Nghĩa là ngoài trời kiếm tâm nào dể thấy,
thế gian trồng quế đâu thành tùng. Thiên ngoại là ngoài trời, chỉ cho sự
vật bên ngoài. Nếu người tu mà cứ hướng ra bên ngoài lý giải đây là sắc
kia là không, thì không bao giờ an định nhận ra bản tâm chân thật của
mình. Giống như thế gian trồng quế mà muốn thành tùng là chuyện không bao
giờ có. Ýù bốn câu trên Ngài dạy người tu đừng phí thời giờ tìm kiếm phân
tích lý sắc không, mà phải quay về nội tâm nhận ra và sống với bản tâm
chân thật của mình, hướng ra bên ngoài mà tìm tâm thì không bao giờ được.
“Càn khôn tận thị mao đầu thượng, nhật
nguyệt bao hàm giới tử trung”. Nghĩa là cả trời đất nằm trên đầu sợi
lông, mặt trời mặt trăng nằm trong lòng hạt cải. Đầu sợi lông rất nhỏ thế
mà cả trời đất nằm gọn trên đó. Việc này dễ tin không? Hạt cải nhỏ xíu mà
chứa cả mặt trời mặt trăng thật khó tin. Hai câu này giải thích hai mặt,
mặt sự tướng và mặt lý tánh. Đứng về sự tướng thì từ thân người cho đến
vạn vật đều do đất nước gió lửa hợp thành. Tứ đại là một, mà tất cả thân
tất cả vật là nhiều, tất cả cái nhiều ấy không cái nào ngoài đất nước gió
lửa mà có. Do đó nên nói “một là tất cả tất cả là một”, hay nói tất cả
cùng chung một thể không khác. Đất nước gió lửa của mình và đất nước gió
lửa bên ngoài đâu có khác. Chúng ta vì còn nhiều tình chấp nên phân biệt
mình khác với người, mình khác với cây cỏ, mình khác với thiên nhiên….
Nhưng nếu chúng ta dùng tri để quán sát thì thấy không khác và nơi cái này
có đủ yếu tố của những cái kia. Ví dụ một hôm, chúng ta đi xa về trễ bữa
nên đói bụng, cơn đói cồn cào làm cho chúng ta mệt lã khó chịu. Khi đó có
người cho vài củ khoai, chúng ta ăn và uống một ly nước mát. Aên uống xong
chúng ta cảm thấy khoẻ khoắn dễ chịu. Vậy khoai lang và nước có phải là
mình không? Nếu không phải mình sao khi ăn uống vô mình thấy khoẻ? Nếu nó
là mình sao khi chưa đem vô bao tử mình không khỏe? Do chúng ta nhìn sự
vật bằng con mắt của phàm phu, nên thấy cái này khác với cái kia, nhưng
nếu nhìn bằng mắt trí tuệ thì thấy vạn vật và con người đều do bốn đại hợp
không rời nhau. Củ khoai lang do bốn đại hợp, nên nó hoà nhập với nhau.
Như vậy thì, nhỏ như đầu mảy lông cũng gồm có đất nước gió lửa, lớn như
càng khôn đại địa cũng gồm có đất nước gió lửa. Và nhỏ như hạt cải lớn như
mặt trời mặt trăng, không vật nào ngoài đất nước gió lửa. Đó là đứng trên
phương diện sự tướng mà giải thích. Còn đứng về mặt lý tánh thì vạn vật có
hình tướng nhỏ như mảy lông hạt cải, lớn như mặt trời mặt trăng quả địa
cầu đều do duyên hợp, không có thực thể cố định, gọi là tánh không. Tánh
không của quả đất, của mặt trời, của mặt trăng, của mảy lông, của hạt cải
không khác nhau, nên nói đầu sợi lông trùm cả quả đất và mặt trời mặt
trăng ở trong hạt cải. Người đạt đạo thấy tự tánh các pháp là không, nên
thấy tất cả sự vật đều dung hội nhau. Trên phương diện tánh không, không
có tướng lớn nhỏ do đó người đạt đạo thấu suốt lý tánh không, thấy chẳng
có gì ngăn ngại. Kinh Duy Ma Cật tả cái thất của ngài Duy Ma Cật nhỏ xíu,
mà chứa cả hàng ngàn tòa sư tử, hàng ngàn vị A La Hán và Bồ Tát mà vẫn
không có gì ngăn ngại. Bởi sự tánh của các pháp vốn không, nên chẳng có
cái lớn nhỏ riêng biệt. Vì tất cả đều là tánh không như nhau nên không có
gì chướng ngại nhau.
“Đại dụng hiện tiền quyền tại thủ, thùy tri
phàm tánh dữ tây, đông?”. “Quyền tại thủ” dịch theo vận là tay nắm vững.
Dịch sát nghĩa là nắm sẵn trong tay. Nghĩa là đại dụng hiện tiền tay nắm
vững, ai phân phàm thánh với tây đông. Ýù nói người đạt đạo rồi thì diệu
dụng không thể nghĩ bàn, không còn bị chướng ngại bởi lớn nhỏ, xa gần,
trước sau…. Tức là không còn bị chướng ngại bởi không gian và thời gian.
Người được đại dụng hiện tiền thì không còn ý niệm phân chia đây là phàm
kia là thánh, không còn thấy đây là đông kia là tây, không còn thấy đối
đãi hai bên, mà thấy tất cả sự vật đều dung thông, đều hòa nhập với nhau.
Tóm lại bài kệ trên thiền sư khánh hỷ dạy
người học đạo muốn giác ngộ thì không nên chạy bên ngoài tìm cầu mà phải
quay lại nội tâm của mình, khi đã giác ngộ hằng sống với bản thể thanh
tịnh sẵn có nơi mình thì diệu dụng hiện tiền không thể lường được. |