THIỀN SƯ THIỀN LÃO
Không rõ tên học năm sanh năm tịch và sanh
quán của Ngài. Ngài thuộc dòng Vô Ngôn Thông đời thứ 6. Tiểu sử của Ngài
được in trong quyển Thiền Sư Việt Nam trang 60 cùng tác giả. Vào khoảng niên
hiệu Thông Thụy 1034 - 1038 vua Lý Thái Tông thường đến viếng chùa Ngài. Sau
đây là tinh thần thoát tục của Ngài qua những câu đối đáp với vua Lý Thái
Tông :
- Hòa thượng trụ núi này đã được bao lâu ?
Sư đáp :Đản tri kim nhật nguyệ,
Thùy trúc cựu xuân thu.
Dịch : Chỉ biết ngày tháng này,
Ai rành xuân thu trước.
Vua hỏi:- Hằng ngày Hòa thượng làm gi ?
Sư đáp:Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh,
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn
chân.
Dịch: Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác,
Trăng trong mây bạc hiện toàn
chân.
Vua lại hỏi: - Có ý chỉ gì ?
Vua hoát nhiên lãnh hội.
Giảng :
Vua hỏi “Hòa thượng trụ núi này đã được bao
lâu ?”. Nếu vua hỏi chúng ta, chắc chúng ta trả lời: Thưa đại vương, sơn
tăng trụ núi này được 10 năm hoặc 20 năm, chớ đâu có gì khác hơn. Nhưng Ngài
thì trả lời “Đản tri kim nhật nguyệt, thùy thức cựu xuân thu”. Chỉ biết ngày
tháng hiện tại, chớ không nhớ rõ xuân thu trước. Ngài trả lời thật nhẹ nhàng
và phù hợp với kinh Phật dạy là sống ngay trong giây phút hiện tại, quá khứ
vị lai không nhớ nghĩ tới. Không nghĩ tới quá khứ vị lai thì tâm không động.
Ví dụ giờ này đang nghe giảng kinh, quí vị không khởi niệm nghĩ suy việc gì
cả thì tâm quí vị không động. Lâu nay chúng ta có thói quen là ngồi lại, thì
nhớ chuyện quá khứ tính chuyện tương lai. Cứ như thế mà sống nên tâm rối
loạn mãi không yên. Còn sống ngay trong giây phút này, chỉ thấy chỉ nghe
những việc hiện tại, chắc chắn không có vọng tưởng rối loạn điên đảo. Hai
câu này Ngài nói lên tâm trạng và thái độ sống của Ngài, mà cũng là dạy cho
người sau tu hành. Chớ có nghĩ tưởng lăng xăng chuyện đã qua và chuyện sắp
tới, mà phải sống ngay trong phút giây hiện tại, tức là “chỉ biết ngày tháng
này, ai rành xuân thu trước”.
Tôi có khi quên luôn hôm nay là ngày mấy tháng
mấy, còn quí vị thì nghĩ nhớ chuyện đã qua chuyêïn sắp tới nhiều quá ! Ngồi
lại thì kể chuyện năm xưa tôi đi đâu đó, làm việc gì, nói chuyện với ai,
hoặc kể cho nhau nghe những hoài bão những ước mơ sắp thực hiện. Cứ nhớ
chuyện cũ chuyện mới hoài, lẽ ra khi làm vườn là cơ hội tốt để tu, thế mà
không chịu tu, cứ kể chuyện cho nhau nghe một cách say sưa không biết mệt.
cái bệnh của chúng ta ngày nay là như vậy đó. Chuyện qua rồi không để cho
qua, cứ nhắc tới nhắc lui nhớ hoài bỏ không được. Tu là phải sống ngay trong
phút giây hiện tại, chính phút giây hiện tại là phút giây sống thật. Quá khứ
là cái mất rồi, là cái chết. Ai biết sống trong giây phút hiện tại là đang
thật sống, còn ai nhớ chuyện quá khứ và kể cho người khác nghe hoài, tuy
sống mà không thật sống, vì sống với cái đã qua là cái chết, không sống với
cái sống. Chúng ta phải sống thực với giây phút hiện tại, giờ phút này phải
làm gì và đang làm gì ? Phải thấy rõ như vậy chúng ta mới là người biết sống
và cũng là người biết tu.
Vua hỏi: “Hằng ngày Hòa thượng làm gì ?”. Ngài
đáp: “Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh, bạch vân minh nguyệt lộ toàn
chân”. Hai câu này nghĩa lý rất thâm thúy, người nghe có khi hiểu nhưng hiểu
không tường tận. Tại sao Ngài nói trúc biêc hoa vàng, không phải là cảnh nào
ở bên ngoài khác và trăng trong mây bạc hiện toàn chân ? Hai câu này tôi có
thể nói gọn là trúc biêc hoa vàng, trăng trong, mây bạc hiện toàn chân. Vậy
cái chân này là gì, hiện ở đâu ? Đây là vấn đề phải nêu lên để quí vị lưu
tâm. Chúng ta đừng nghĩ rằng Thiền sư nói như thế thì trúc là chân, hoa, hoa
là chân, trăng là chân, mây là chân, tất cả những cái đó đều là chân thật
hết. Trúc, hoa, trăng, mây là pháp hữu vi có hình tướng biến chuyển vô
thường, làm sao chân được ? Vậy cái gì là chân ? Nếu nhìn thấy trúc biếc,
thấy hoa vàng, thấy trăng trong, thấy mây bạc... mà tâm không khởi niệm phân
biệt đẹp xấu khen chê... đó là chân. Chân ở ngoài hay ở trong ? Nghe Ngài
nói như vậy, đừng tưởng trúc là chân, hoa là chân, trăng là chân, mây là
chân. Thật ra mấy cái này nó là nó, nó không tự nói nó chân hay vọng, chân
vọng là do tâm người. Nếu tâm thanh tịnh sáng suốt thì thấy cái gì cũng chân
thật. Nếu tâm khởi niệm loạn động thì thấy cái gì cũng biến thiên loạn động.
Hai câu này nói lên tâm chân thật của Thiền sư hằng thanh tịnh bất động, nên
nhìn cái gì cũng thấy chân thật hết. Hiện giờ chúng ta nhìn cái gì cũng thấy
đổi dời biến chuyển là tại tâm chúng ta đang đổi dời biến chuyển.
Bốn câu kệ này tóm kết được tinh thần tu tiến
từ thủy tới chung rất là mạch lạc. Muốn nhìn thấy mọi vật đều chân thì chúng
ta phải quên quá khứ vị lai. Không duyên theo quá khứ vị lai thì tâm dừng
lặng, thấy mọi cảnh vật đều là chân. Nếu tâm chưa dừng lặng thì không bao
giờ thấy cảnh vật chân, nay thấy cảnh này đổi mai thấy cảnh kia dời, giống
như thấy mây lúc hợp lúc tan. Như vậy cái chân trùm khắp muôn vật gốc từ tâm
không bị niệm quá khứ vị lai chi phối, sống với tâm hiện tại thì thấy muôn
vật đều chân. Quí vị đừng nghe nói “Trăng trong mây bạc hiện toàn chân” rồi
hiểu lầm, cho rằng tu một thời gian, thấy trăng thấy mây là vật chân thật
muôn đời. Thấy như vậy là phản lại chân lý Phật dạy. Đó là ý nghĩa bài kệ
này.
Bây giờ tôi nói rộng hơn chút nữa, chúng ta tu
tới mức độ nào đó, nhìn thấy người nào cũng đáng thương đáng quí. Rồi tu tới
mức độ nào đó nữa, thấy người nào cũng có thể giác ngộ thành Phật không dám
xem thường ai. Như Bồ-tát Thường Bất Khinh thấy ai cũng có Phật tánh và sẽ
thành Phật, nên nói “tôi không dám khinh các Ngài vì các Ngài sẽ thành
Phật”. Đó là do trình độ tu mà thấy như vậy. Ngày nay chúng ta tu còn thấy
người này dễ thương, người kia không dễ thương là tại sao ? Tại vì mắt chúng
ta nhìn theo nghiệp. Giữa người này và người kia có nghiệp cảm chi phối, tuy
hai người mới gặp chưa từng giúp đỡ, hay chưa từng phỉ báng nhau, thế mà hai
người thấy mến nhau, lại cũng có trường hợp không không thích nhau. Do nhìn
nhau qua nghiệp cảm nên người có nghiệp lành thấy dễ thương, người có nghiệp
dữ thấy không dễ thương. Hay nói cách khác là nhìn theo nghiệp ái mà sanh ra
những bệnh thương ghét khác nhau. Người tu tâm được thanh tịnh thì rất rộng
rãi bao dung, nhìn ai cũng thấy đáng thương hết. Giống như bật cha mẹ nhìn
đàn con, đứa khỏe mạnh khôn ngoan cũng thương, đứa tật nguyền đau yếu cũng
thương. Không có niệm thương đứa mạnh ghét đứa yếu. Cha mẹ thương con một
cách bình đẳng. Cũng vậy, chúng ta tu, tâm bình đẳng, không còn bị nghiệp
chi phối, nhìn chúng sanh thấy ai cũng là người đáng thương. Nếu họ mê muội
sâu dày thì thương họ đau khổ. Nếu họ sáng suốt thì thương họ có duyên lành
sớm tỉnh giác ít khổ đau. Không có ai đáng ghét cả. Thế nên bồ tát không
ghét bỏ một chúng sanh nào là tại chỗ này. Tức là chúng ta điều phục được
nghệp cảm, sống với tâm bi trí bình đẳng, không bị nghiệp chi phối, nên đối
với thế gian không có gì đáng chê trách, đáng khen qúy hết. Đó là chỗ mà
chúng ta tu phải tới.
Tôi thường nói với tăng ni, qúy vị là những
người mai kia sẽ chịu trọng trách giáo hóa, tuy chưa dám nói là thực hành
hạnh Bồ tát. Nhưng, thực tế dù muốn dù không chúng ta cũng tu hạnh Bồ tát,
vì nếu không tu hạnh Bồ tát thì thọ giới Bồ tát để làm gì ? Thọ giới Bồ tát
để tu hạnh Bồ tát. Tu hạnh Bồ tát là phải điều phục nghiệp cảm, mở rộng lòng
từ bi, thắp sáng trí tuệ, nhìn chúng sanh với lòng bao dung rộng lượng. Ai
chúng ta cũng thương cũng giúp, tùy khả năng đến đâu, chúng ta giúp đở đến
đó, không ghét bỏ thù nghịch ai cả. Được vậy mới xứng đáng là người xuất gia
chân chánh, tự giác rồi giác tha. Nếu không như thế thì tu mười năm, hai
mươi năm, bốn mươi năm... cũng chỉ là người dung thường không tiến bộ. Các
thiền sư không bị cảnh vật chi phối, vì tâm các Ngài thanh tịnh trong sáng,
nên thấy cảnh vật nào cũng đẹp cả. Như trúc biếc, hoa vàng, trăng trong, mây
bạc... Đẹp làm sao ! Thấy được những cái đó đẹp là do tâm toàn chân. Nếu tâm
chưa chân thì thấy cảnh đời không đẹp. Như vậy, qúy vị đừng tìm cái đẹp ở
đâu xa, mà chỉ cần xoay lại tâm mình. Nếu tâm được thanh tịnh thì mọi cảnh ở
thế gian, từ người đến vật cái gì cũng đẹp hết, đi đâu cũng vui cả. Tôi tự
thấy, riêng tôi tu chưa có gì đáng kể, thế mà tôi thấy ai cũng dễ thương cả.
Tôi thấy tôi thương người, nên người cũng thương tôi. Nếu thấy người ta dễ
ghét, đặt họ là người đối địch, tự nhiên họ cũng đặt mình là kẻ đối địch
lại. Thế nên tâm niệm của người tu là tâm niệm vong kỷ, vị tha. Bỏ được
những cái riêng tư thì tâm được trong sáng thênh thang, có lòng thương yêu
đùm bọc tất cả mọi người. Như vậy, câu “Trúc biết hoàng hoa phi ngoại cảnh,
bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân” nói rõ cảnh tùy tâm. Tâm chân thì thấy
cảnh toàn chân, còn tâm ngụy thì thấy cảnh cũng ngụy. Tôi xin hỏi tất cả qúy
vị có mặt ở đây, tâm qúy vị chân hay ngụy ? Tâm các vị thiền sư chân nên
thấy cảnh nào cũng đẹp cũng chân. Tâm chúng ta chưa chân nên nay buồn, mai
giận, phiền não đủ thứ. Đó là tâm ngụy giả tạo đổi thay không bền. Hai câu
thơ sau Ngài trả lời hằng ngày Ngài làm gì rồi.
Vua lại hỏi tiếp : “Có ý chỉ gì ?” Ngài đáp :
“Lời nhiều sau vô ích”. Nói nhiều là dư thừa, vô ích, bao nhiêu đó đủ rồi.
Người xưa không nói nhiều, cần chỉ trọng tâm cho người tham học khế hội là
đủ rồi. Ngày nói bốn câu thơ trả lời ba câu hỏ nhà vua, cho chúng ta thấy rõ
đuờng tu hết sức cụ thể không nghi ngờ.
|