Âm :
Giác liễu thân tâm bản ngưng tịch,
Thần thông biến hóa hiện chư tướng
Hữu vi vô vi tùng thử xuất,
Hà sa thế giới bất khả lượng.
Tuy nhiên biến mãn hư không giới,
Nhất nhất quan lai một hình trạng.
Thiên cổ vạn cổ nan tỷ huống,
Giới giớ xứ xứ thường lãng lãng.
Dịch :
Giác ngộ thân tâm vốn lặng yên,
Thần thông các tướng biến hiện
tiền.
Hữu vi vô vi từ đây có,
Thế giới hà sa không thể lường.
Tuy nhiên đầy khắp cỏi hư không,
Mỗi mỗi xem ra chẳng tướng hình.
Muôn đời ngàn đời nào sánh được,
Chốn chốn nơi nơi thường rạng
ngời.
Dịch :
“Giác liễu thân tâm bản ngưng tịch, thần thông
biến hóa hiện chư tướng”. Khi đã giác ngộ rồi thì thân tâm vốn dừng lặng.
Bấy giờ đưọc thần thông hiện ra các tướng biến hóa không thể lường. Đọc câu
này có nhiều người thắc mắc : giác ngộ tâm lặng thì có lý, nhưng thân sao
lặng được ? Nếu thân lặng thì không hoạt động được giống như người chết ?
Chỗ này chúng ta phải hiểu khi giác ngộ rồ thì tâm dừng lặng, thân tuy hoạt
động đi đứng nằm ngồi nhưng vẫn ở trong tịnh, không bị nghiệp dẫn, không
chạy theo ngoại cảnh. Mắt thấy sắc không chạy theo sắc, tai nghe tiếng không
đuổi theo tiếng, vẫn thấy vẫn nghe, vẫn xúc chạm, vẫn đi đứng, lúc nào cũng
biết rõ ràng, nhưng không dính mắc cái gì cả. Đó là thân tâm dừng lặng,
không phải thân dừng là bất động tắt thở. Qúy vị phải hiểu chỗ này cho rõ.
Người khi đã giác ngộ thì thân tâm không còn bị các duyên bên ngoài chi phối
lôi kéo, lúc nào cũng an tịnh dừng lặng. Và, khi thân tâm hằng an tịnh dừng
lặng thì diệu dụng tự phát ra, hoặc hiện thế này hoặc hiện thế nọ, gọi là
thần thông biến hóa.
“Hữu vi vô vi tùng thử xuất, hà sa thế giới
bất khả lượng”. Nào là pháp hữu vi pháp vô vi, thế giới nhiều như cát sông
Hằng cũng từ thân tâm dừng lặng mà ra. Pháp hữu vi là những pháp có đủ ba
tướng sanh, trụ, diệt: pháp vô vi thì không có ba tướng này. Từ “vô vi” của
đạo lão, đạo Phật truyền vào xứ Trung Hoa mượn để chỉ cho cái gì không có
tướng sanh trụ diệt, tức là không vô thường. Còn cái gì có tướng sanh trụ
diệt sờ mó được thì vô thường gọi là pháp hữu vi. Như vậy pháp hữu vi pháp
vô vi đều từ tâm an tịnh dừng lặng mà hiện ra. Cho đến thế giới nhiều như
cát sông Hằng không thể tính đếm, cũng từ tâm dừng lặng an tịnh mà ra. Ví dụ
từ biển cả mênh mông khởi dậy vô số lượng sóng trên mặt biển. Cũng từ trong
biển có nhiều loại cá, tôm, cua, hải thảo, san hô... cũng từ trong biển nào
có ghe, thuyền, tàu, bè, người nhái... Nếu không có biển thì những thứ kể
trên không có chỗ sinh hoạt. Cũng vậy tất cả thần thông, pháp hữu vi, pháp
vô vi hằng hà sa thế giới... tất cả hiện tượng lăng xăng trên thế gian này
gốc từ tâm an định dừng lặng mà ra. Vì chúng ta chưa giác ngộ tâm chưa dừng
lặng, nên không biết những hiện tượng này lưu xuất từ tâm. Người giác ngộ
rồi thì thấy rõ ràng như vậy.
“Tuy nhiên biến mãn hư không giới, nhất nhất
qua ại một hình trạng”. Tuy muôn sự muôn vật biến hiện đầy cả hư không,
nhưng xét thật tường tận thì không có pháp nào có hình trạng cố định, giống
như muôn trùng lượn sóng trên mặt biển, không có lượn sóng nào có hình trạng
cố định cả. Các lượn sóng theo duyên biến động, nếu gió mạnh thì sóng cao và
lớn, gió yếu thì sóng thấp và nhỏ hoặt lăn tăn. Như vậy thì ngày nay chúng
ta có mặt ở đây, xét lại thân ta xem coi có cố định và chân thật, hay chỉ là
cái tướng duyên hợp tạm bợ ? Nếu thân ta là tướng duyên hợp tạm bợ, không có
chủ thể cố định, thì tất cả muôn người muôn vật, cũng là tướng duyên hợp tạm
bợ không có chủ thể cố định, nên nó không thật.
“Thiên cổ vạn cổ nan tỷ huống, giới xứxứ
thường lãng lãng”. Ngàn xưa muôn xưa không thể so sánh được tâm an định dừng
lặng hay sanh ra đủ thứ loại, mà nơi nơi chốn chốn hằng sáng rỡ.
Tóm lại, bài kệ này Ngài nói khi giác ngộ rồi
thân tâm dừng lặng, thần thông biến hiện ra các tướng không thể nghĩ lường,
nào là pháp hữu vi, pháp vô vi, hằng hà sa thế giới. Tuy hiện đủ các tướng
trạng khắp cả hư không, nhưng quan sát tường tận thì không có tướng trạng
nào cố định và thật. Vì vậy mà muôn ngàn đời xưa cho đến đời nay, không thể
lấy cái gì để so sánh được. Song, nếu chúng ta thấu suốt được lẽ này thì ở
đâu, thấy cái gì cũng sáng rỡ, không còn mờ mịt tối tăm nữa. Sở dĩ bây giờ
chúng ta nhìn vạn vật, thấy cái gì cũng mờ mịt tối tăm là vì thân tâm chúng
ta chưa dừng lặng, nên con người không thật tưởng là thật, sự vật không thật
tưởng là thật. cái gì cũng tưởng là thật hết, do đó giành nhau từng miếng
ăn, gình nhau từng chỗ ở, hơn thua nhau từng lời nói, sanh ra đủ thứ chuyện
phiến não từ ngày này sang năm nọ không hết. ngược lại thí đâu có gì đáng kể
để hơn thua tranh giành.
|