Âm:
Diệu tánh hư vô bất khả phan,
Hư vô tâm ngộ đắc hà nan.
Ngọc phần sơn thượng sắc thường
nhuận,
Liên phát lô trung thấp vị càn.
Dịch:
Diệu tánh rỗng không chẳng thể
vin,
Rỗng không tâm ngộ việc dễ tin.
Tươi nhuần sắc ngọc trong núi
cháy,
Lò lửa hoa sen nở thật sinh.
Giảng:
“Diệu tánh hư vô bất khả phan, hư vô tâm ngộ
đắc hà nan”. Diệu tánh là tánh nhiệm mầu, là pháp gốc. Bất khả phan là
không thể vin vào để nắm bắt. Tánh nhiệm mầu hay là pháp gốc không có hình
tướng, nó rỗng lặng nên không thể vin vào để nắm bắt. Hư vô là rỗng không,
nếu tâm rỗng không thì ngộ được diệu tánh không khó. Trượng, nghe Tổ nói:
“Tâm địa nhược không, tuệ nhật tự chiếu”. Đất tâm nếu không, mặt trời trí
tuệ tự soi sáng, Ngài bừng ngộ. Ý hai câu trên với câu nói này không khác.
Tâm rỗng không thì ngộ được diệu tánh không khó. Diệu tánh là tánh giác
hằng sáng suốt nhiệm mầu mà người thế gian ít ai nhận biết. Hai câu này
dạy chúng ta tu, muốn được giác ngộ như Phật Tổ thì trước hết tâm phải
rỗng không. Xong, người ta chịu có chứ mấy ai chịu không, nên tâm lăng
xăng vọng động hết việc này đến việc nọ, cứ nhớ những việc đáng quên, vì
thế mà quên việc đáng nhớ. Chúng ta thích làm cảnh sát Quốc tế, chuyện gì
của ai cũng muốn can thiệp phân xử. Đa mang nhiều chuyện rồi than khó tu.
Khó tu là tại mình chứ đâu phải tại ai, vì chuyện của ai cũng muốn lo,
chuyện của ai cũng muốn dự. Chừng nào chúng ta nghe người khác nói chuyện,
mà gác ngoài tai không thèm để ý, đó là tâm đã rỗng rang. Nếu nghe người
ta rù rì cứ lắng nghe họ nói cái gì là còn thích nghe chuyện người, còn
đem vô đủ thứ là còn dính mắc, làm sao rỗng rang được. Chẳng hạn mấy huynh
đệ ở đây có một người đi thành phố về, vừa để túi sách xuống là hai ba sư
huynh đệ xúm lại hỏi: “Đi thành phố về có gì lạ không kể nghe với”. Còn
muốn nghe là còn dính mắc. Điều đó cho thấy rằng chúng ta không chịu để
tâm mình rỗng rang, cứ thích duyên theo ngoại trần và dích mắc với ngoại
trần. Thế nên khi ngồi chéo chân tu, bỏ những dính mắc đó thật là cay
đắng. Cay đắng đó là tại chúng ta đã đem vô quá nhiều, tới lúc muốn bỏ thì
không bỏ được. Nếu chúng ta đem vô thì đâu có gì để bỏ. Chuyện của người
không phải chuyện của mình thì không nên xen vào. Mọi người phải nói phải
nói quấy cho họ nghe, chuyện không liên quan đến mình thì bận tâm làm gì?
Như có hai người ngồi nói chuyện rù rì, họ nói nhỏ tức là không muốn cho
người khác nghe. Thế mà có lắm người tò mò muốn nghe họ nói điều gì , cái
bệnh của con người là vậy. Thế nên khi dụng công tu muốn để tâm rỗng rang
thanh tịnh thì thật là khó, muốn tu dễ tiến thì phải bớt duyên với trần
cảnh, trong khi đi đứng nằm ngồi mà tâm rỗng rang không vướng mắc thì đạo
hiện tiền. Hai câu này Ngài chỉ tánh nhiệm mầu rỗng lặng không tướng mạo,
nên không thể vin theo. Và khi nào tâm rỗng lặng thì nhâïn ra diệu tánh
không khó.
“Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận, liên
phát vô trung thấp lượng càn”. Tức là trên ngọn núi cháy có hòn ngọc quý,
lửa cháy đốt hết cây cỏ trên núi mà nó vẫn tươi nhuần, không bị khô nứt,
không bị khói bụi làm cho lem lấm và mờ đục. Hòn ngọc nói trên chỉ cho
diệu tánh sáng suốt nhiệm mầu, núi cháy là chỉ cho thân tứ đại bị lửa vô
thường thiêu đốt. Mỗi người chúng ta bị lửa vô thường thiêu đốt từng giờ
từng ngày, thiêu đốt cho đến lúc hoại diệt. Nhưng trong thân hoại diệt, nó
luôn luôn tươi nhuần. Đó là bản tánh nhiệm mầu sáng suốt của mỗi người,
thế mà ít ai chịu nhận. Ở đây ngài Ngộ Aán gọi là hòn ngọc, kinh Pháp Hoa
gọi là Tri Kiến Phật hay hạt minh châu. Như vậy quí vị hãy an lòng không
nên lo lắng, vì trong thân tứ đại của chúng ta có hòn ngọc quí. Thân hoại
diệt hòn ngọc thì tươi nhuần, hay thân bại hoại tánh giác thường hằng. Dù
cho thân này có thiêu rụi ra cho chúng ta cũng không lo sợ. Vì “Lò lửa hoa
sen nở thật xinh” tức là hoa sen nở trong lò lửa mà vẫn tươi thắm. Thực tế
hoa sen có nở được trong lò lửa không? Nếu chúng ta để một đoá hoa tươi
gần lò lửa là hoa héo rụi. Hoa sen chỉ cho diệu tánh của mỗi người. Hoa
sen ở trong bùn mà đẹp và tinh khiết, đó là chuyện hy hữu nên người đời
mới ca tụng. Ngài nói trong lò lửa có hoa sen nở tươi thắm ai mà tin được.
Ơû đây lò lửa chỉ cho thân tứ đại, thân tứ đại của mỗi người đang bị lửa
vô thường thiêu đốt. Vậy có ai thấy thân mình bị thiêu đốt không? Vì lửa
vô thường thiêu đốt nên tóc tôi ngày trước đen nhánh bây giờ bạc trắng.
Những bộ phận khác trong cơ thể tôi cũng bị lửa vô thường thiêu đốt nên nó
hoại dần dần. Hoa sen chỉ cho tánh giác hằng thanh tịnh sáng suốt. Như vậy
trong thân vô thường bại hoại có tánh giác bất hoại. Khi biết rõ như vậy
chúng ta không còn lo sợ sau khi thân này chết rồi là còn hay hết.
Hai câu này nhắc cho chúng ta nhớ rằng dù
cho thân này bị lửa vô thường thiêu đốt, bị bệnh già chết đuổi gấp, nhưng
tánh giác vẫn thường hằng bất hoại. Vậy thì chúng ta nên giữ cái thân vô
thường nên đuổi theo cái tâm vô thường, hay nên xoay lại sống với tánh
giác thường hằng không bị vô thường thiêu đốt? Nếu cố giữ cái thân này
thật kỹ đến bảy tám mươi tuổi, lúc tắt thở nó cũng hoại diệt trở thành đồ
bỏ. Nếu không khéo liệm khéo chôn thì nó hôi thúi không chịu nổi, ai đi
ngang cũng phải bịt mũi. Nó là đồ hôi thúi đáng gớm ghê, vậy mà chúng ta
cưng chiều lo cho nó đủ thứ. Đó là cái mê lầm rất lớn. Lại nữa nếu không
chấp thân thì chấp cái nghĩ tưởng là tâm mình. Nhưng tâm mình là cái nghĩ
tưởng chợt hiện chợt mất chợt sanh chợt diệt, vậy giữ cái chợt hiện chợt
mất để làm gì? Trong thân bại hoại có một cái tươi đẹp không bại hoại sao
chúng ta lại quên? Chính vì chúng ta quên nên đức Phật nói chúng ta là kẻ
ngu si mê muội. Dù là người học rộng hiểu nhiều mà không xả bỏ những kiến
chấp sai lầm về thân về tâm thì cũng chưa phải là người thông minh, vì cái
đáng bỏ mà lại giữ gìn bảo vệ, cái đáng giữ mà lại lơ là bỏ quên. Xét cho
kỹ thì thấy rõ mình là kẻ ngu si mê muội hơn ai hết. Bài kệ này tuy ngắn
mà đã nhắn nhủ chúng ta một ý nghĩa rất thâm trầm. |