CỬA THỨ NHẤT: TÂM KINH TỤNG (tt)
19. Vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.
Sáu thức theo vọng dậy
Y
tha mở dối sai
Mắt tai luôn thân ý
So
tính được sao ai
Lưỡi mũi gây điên đảo
Tâm vương lạc hướng quay
Đợi gì trong sáu thức
Quày lại hướng Như Lai.
Nó không có
nhãn giới cho đến không có ý thức giới, tức không có mười tám giới: sáu
căn, sáu trần và sáu thức. Đây là nói sáu căn, sáu trần, sáu thức đều
không. Ngài nói rằng sáu thức đều là vọng tưởng mà khởi thôi. Do cái y tha
mà tánh tự khai. Y tha là sáu thức nó nương nơi sáu trần rồi tự nhiên nó
có cái duyên để phân biệt, cho nên nói y tha tánh tự khai. Nhãn nhĩ cùng
với thân ý tức là chỉ cho sáu căn. Sáu thức đã không thật rồi thì sáu căn
có thật đâu? Sáu căn này nó ra sao? Nói rằng: lưỡi, mũi là cái hạnh điên
đảo, tâm vương dẹp, kéo nó trở lại trong sáu thức đó nó không có bao lâu
liền chứng ngộ trở về với Như Lai. Ở đây Ngài nói mười tám giới nhưng nặng
về sáu thức, bởi vì trước nói sáu căn, sáu trần rồi thì bây giờ nặng về
sáu thức. Trong sáu thức đó xét cho kỹ nó đều hư vọng, đều là biến kế sở
chấp và y tha khởi thôi chớ không có thật. Bởi nó không thật cho nên dùng
cái tâm vương mình mà kéo nó lại, đừng cho nó chạy theo sáu trần nữa, thì
sáu thức ấy tự nhiên không bao lâu nó liền đốn ngộ, trở về với Như Lai của
mình chớ không có xa.
20. Vô vô minh diệc vô vô minh tận nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận.
Không vô minh
cũng không cái hết vô minh, cho đến không lão tử cũng không hết lão tử. Đó
là nói cái gì? Mười hai nhân duyên nó là hữu, dưới cái sanh thì lão liền
theo đó, hễ có sanh thì liền có lão rồi tới tử. Có thân thì vô minh đến,
hai tướng đều ngang nhau. Tại sao mà nói như vậy? Ở đây nói rằng: “Mười
hai nhân duyên nó là có nếu mình theo mười hai nhân duyên.” (Các kinh
A-hàm chủ trương mười hai nhân duyên là cái pháp duyên khởi, chân lý đó để
cho hàng Nhị thừa y cứ đó mà tu hành được đạo giải thoát được gọi là Duyên
giác.) Ở đây đối với quan niệm Bát- nhã mà nhất là quan niệm của Tổ
Bồ-đề-đạt-ma, thì Ngài nói mười hai nhân duyên nó có. Nếu có sanh thì liền
có lão nó theo nhau, đều đồng với nhau hết. Tại sao vậy? Có thân thì liền
có vô minh, hai cái đó nó không rời nhau đều đồng với nhau hết. Tại sao
vậy? Vì thấy có cái này tức là có cái kia. Bây giờ tất cả mười hai nhân
duyên mình thấy không thật thì sao? Như vậy nên nói: “Thân hết thì vô minh
hết”
Thọ báo khước lai kỳ (Cái thọ báo đến bao giờ? Bao giờ mà đến?)
Trí thân xem như là huyễn hóa.
Mau mau ngộ được cái vô vi (Gấp gấp ngộ vô vi).
Người mà có
được trí, dùng cái trí thân mà xem xét tất cả các pháp như huyễn hóa, mà
huyễn hóa thì tức nhiên mình chóng ngộ được cái pháp vô vi. Như vậy cho
nên căn cứ vào cái chân như thì nó không có mười hai nhân duyên thật, mà
biết mười hai nhân duyên đều là huyễn hóa, không thật, chớ nếu mình thấy
thật thì tức nhiên còn nằm ở trong vô minh, vì vậy mà nếu thấy có thân tức
là có vô minh, thấy có sanh tức là có lão, nó theo đó liền liền.
21. Vô khổ tập diệt đạo.
Bốn đế hưng ba cõi
Đốn giáo nghĩa phân minh
Khổ dứt, tập đã diệt
Đạo thánh tự nhiên thành
Thanh văn thôi tưởng dối
Duyên giác ý an lành
Muốn biết nơi thành Phật
Trên tâm đừng trệ quanh.
Nói rằng tứ đế
đó là chỉ cho cái lý do mà dấy hiện ba cõi, ba cõi này có là do tứ đế mà
có, tức là trong tứ đế có chia ra hai phần: a- Một phần nhân quả thế gian.
b- Một phần nhân quả của xuất thế gian.
Có nhân quả thế gian, nhân quả xuất thế
gian tức là dấy niệm tam giới chớ gì? Vì vậy cho nên nói rằng: đứng về khổ
và tập đế là nhân và quả thế gian, diệt và đạo là nhân quả xuất thế gian.
Đó là tứ đế hiện nên tam giới. Nếu mình theo đốn giáo thì cái nghĩa rất
rành rẽ, vì sao? Nếu khổ dứt rồi thì tập sạch.
- Đạo thánh tự
nhiên thành - Thanh văn thôi tưởng dối - Duyên giác ý an lành - Muốn biết
nơi thành Phật - Trên tâm đừng trệ quanh: Đoạn này, Ngài nói rằng: hàng
Thanh văn là dứt vọng tưởng để tâm mình nó lặng, nó khô kiệt, chìm trong
cái tịch mịch. Hàng Duyên giác thì được cái ý an ổn. Nhưng hai vị đó vẫn
còn kềm tâm ý, chỉ người nào muốn hiểu được Phật đạo thì người đó trên cái
tâm mình chớ đừng có dùng cái phương pháp kềm. Tại sao không dùng phương
pháp kềm, để nó chạy lung tung vậy sao? Cho nên bây giờ tôi nói đây để
nhắc cho một số quí vị tu, vì bây giờ có một số quí vị tu bằng cách là
kềm, kềm châm bẳm vậy đó. Kềm không cho nó chạy, bậm môi, trợn mắt để kềm
nó lại. Tu kiểu đó lâu rồi biến thành gì? Thành Thanh văn, nhớ như vậy.
Còn tu mà hơi hiểu Phật đạo một chút thì không có như vậy. Tại sao không
như vậy? Nhìn thấy cái đồng hồ, tôi biết cái đồng hồ là huyễn hóa vô sanh,
nhìn cái gì tôi cũng biết là huyễn hóa vô sanh hết thì cười hoài, đi chơi
cười hoài không có gì buồn nữa, phải vậy không? Cái thân này là huyễn hóa
vô sanh thì tức nhiên tất cả các pháp đều huyễn hóa vô sanh, thấy tường
tận như vậy thì không có cái gì kềm hết trơn. Không biết nó chạy đi đâu?
Bởi vì tất cả đều huyễn hóa vô sanh thì nó duyên cái gì bây giờ? Sở dĩ
mình thấy nó thật, nó chạy, nó duyên, mình kéo nó lại rầy nó. Còn nếu nó
chạy theo cái đó mà biết cái đó không thật thì hết chỗ chạy. Như vậy cái
đó là cái thấy được Phật đạo, ngay trong cái sanh thấy vô sanh thì cái đó
là mạnh nhất, nó đi thẳng vào Phật đạo. Cho nên Bồ-tát nói không có kềm.
Quí vị thấy Thanh văn lúc nào trán cũng nheo lại, còn Bồ-tát cuời hoài,
nhớ như vậy đó. Chính cái đó là cái quan niệm tu hành, nó sai biệt nhau ở
chỗ đó. Cho nên nhiều khi quí vị nghe nói vọng tâm thì phải kềm lại, giữ
nó lại rồi mình cũng cố gắng kềm, kềm riết rồi tự nhiên mình lạc về Thanh
văn hồi nào không hay. Cho nên phải hiểu rõ, không phải mình buông nó, mà
nó tới cái nào thì biết nó là giả, là huyễn hóa hết thì tự nhiên cái chỗ
tới của nó không còn có chỗ đâu mà bám, hết chỗ nó tới thì tự nhiên nó là
an ổn. Đó là phương pháp muốn biết Phật đạo, muốn thành Phật đạo là phải
như vậy.
22. Vô trí diệc vô đắc.
Pháp bản chẳng không có
Trí tuệ dễ đâu lường
Hoan hỉ tâm lìa bợn
Phát sáng ngập mười phương
Có
gì hơn trước mắt
Tìm đâu xa đạo trường
Chẳng động qua bờ giác
Cõi thiện tuệ pháp vương.
Câu “Vô trí
diệc vô đắc” phá phàm phu, ngũ uẩn, thập nhị xứ, thập bát giới là cái ngu
mê lầm của phàm phu. Rồi phá mười hai nhân duyên là cái lầm của Duyên
giác, phá tứ đế là phá lầm của Thanh văn. Bây giờ đây “Vô trí diệc vô đắc”
là cái lầm của ai? Cái lầm của Bồ-tát, vì Bồ- tát là nặng về trí
(Bồ-đề-tát-đỏa). Bồ-đề tức là chỉ cho cái gì? - Bồ-đề-tát-đỏa có chỗ dịch
là Hữu tình giác, có chỗ gọi là Giác hữu tình. Như vậy Bồ-tát tức là nói
tới trí tuệ giác. Vì vậy nói vô trí tức là chỉ cho cũng không có Bồ-tát
thật, cũng không có được cái quả vị Bồ-tát.
- Pháp bản
chẳng không có: tức là pháp gốc chẳng phải không có, nhưng trí tuệ khó mà
lường xét được cái pháp bản đó. Pháp bản là chỉ cho pháp thân thanh tịnh.
- Hoan hỉ tâm
lìa bợn: từ Hoan hỉ địa rồi tiến lên Ly cấu địa. Hoan hỉ địa là địa nào?
Từ Sơ địa Bồ-tát rồi tiến lên Ly cấu địa là Nhị địa Bồ-tát.
- Phát sáng
ngập mười phương: là Tam địa Bồ-tát thì lúc đó được cái soi sáng khắp cả
mười phương. Ở đây thiếu một địa, đúng ra có đệ Tứ địa là Diệm tuệ địa mà
Ngài không để, tức là cái thứ tư Diệm tuệ địa. Thứ năm là Nan thắng địa.
Thứ sáu là Hiện tiền địa. Thứ bảy là Viễn hành địa cũng như là ở trong đại
đạo tràng. Đến thứ tám là Bất động địa là siêu việt đến bờ kia rồi. Đến
thứ chín là Thiện tuệ địa. Thứ mười là Pháp vương địa (Pháp vân địa). Như
vậy đến thứ mười là Pháp trung vương đó (tức là vua ở trong các pháp).
Như vậy pháp bản là chỉ cho pháp thân.
Pháp thân thanh tịnh của Bồ-tát ở trong đó không thể dùng trí tuệ lường
xét được, mà pháp thân đó không phải là không có, nhưng mà không dùng trí
tuệ lường xét được, chỉ có Bồ-tát từ Sơ địa nhẫn lên từ từ mới thấy được
cái pháp thân đó. Đến Thập địa rồi từ chỗ pháp thân ấy mới sắp được viên
mãn, chớ không phải là không có pháp thân. Nếu mình chấp còn có trí, còn
có được thì nó nằm ở trong cái lường xét, mà nằm ở trong lường xét thì
không thấy được pháp thân. Như vậy là phá hết cái chấp của phàm phu và
Thánh Hiền rồi.
23. Dĩ vô sở đắc cố (Vì không có cái sở đắc).
Tịch diệt thể
vô đắc - Chân không tuyệt thủ phan.
Tức là nói cái pháp thể tịch diệt nó không
có gì là được hết. Vì cái tánh chân không là bặt dứt cái tâm vin theo hay
là níu theo. Xưa nay nó không có tướng mạo gì.
Quyền biến
dựng ba đàn.
Tạm quyền lập
ra có ba bậc hay là ba chỗ thí dụ như trong pháp thân thanh tịnh, nó không
có tất cả tướng nhưng mà quyền tạm đặt nó làm Tam thân hoặc Tứ trí.
Bốn trí mở
pháp dụ - Sáu độ ví ải quan.
Tứ trí cũng là một cái lối mở ra cái thí
dụ về cái pháp ấy thôi. Còn lục độ nó cũng trọn là cái phương tiện để mà
dẫn đường vào cửa.
Mười địa ba
thừa pháp - Hàng thánh khó luận bàn.
Hàng Thập địa
trở xuống và hàng Tam thừa,
các vị Thánh ấy muốn lường được cái pháp thể tịch diệt ấy cũng là rất khó
vậy. Cho nên nói rằng: “Vô sở đắc”. Vì cái pháp thể ấy nó không có năng sở
thì lấy gì có được hay bị được? Vì vậy cho nên không còn dùng cái lượng
xét nữa, mà còn bị lượng xét tức là không thấy.
24. Bồ-đề-tát-đỏa.
Phật đạo thật khó thấu
Tát-đỏa là phàm trần
Chúng sanh cốt thấy tánh
Kính Phật chớ phụ tâm
Trong đời thiện tri thức
Luận pháp nói sâu nông
Đốn ngộ tâm bình đẳng
Dứt hết hai bên lầm.
Phật đạo là
chỗ chân thật mà khó biết. Tát- đỏa là phàm phu. Tại sao Tát-đỏa là phàm
phu? Bởi vì Bồ- đề-tát- đỏa dịch là Hữu tình giác hay Giác hữu tình. Hữu
tình tức là phàm phu chớ gì? Nhưng mà phàm phu sao? Chúng sanh cốt thấy
tánh, tức là phàm phu mà muốn thấy được tánh đó là Bồ-tát chớ gì? Phàm phu
mà để an phận phàm phu trôi theo dòng luân hồi thì gọi là phàm phu. Phàm
phu mà muốn trở về giác ngộ đó là Bồ-tát chớ có gì lạ? Cho nên nói những
phàm phu mà muốn thấy tánh thì phải làm sao? - Kính Phật chớ có cô phụ cái
tâm của mình, vì muốn thấy tánh mình đừng có chỉ trông cậy Phật ở bên
ngoài, mà bỏ quên cái tâm mình đi, mà phải hướng thẳng về tâm mình.
Trong đời thiện tri thức
Luận pháp nói sâu nông
Đốn ngộ tâm bình đẳng
Dứt hết hai bên lầm.
Nói rằng: “Những người thiện tri thức ở
thế gian, họ nói và bàn về các pháp có khi thì thô, có khi thì tế. Còn
người đốn ngộ được cái tâm mình bình đẳng, thì trong khoảng không đó không
có cái tướng nào mà có thể là trong đó mình luôn luôn phải dẹp chấp
tướng.” (đừng có theo những cái tướng)
25. Y Bát-nhã-ba-la-mật-đa cố.
Bát-nhã ấy trí tuệ
Ba-la vô sở y
Tâm không rộng lớn khắp
Trong ngoài thảy vô vi.
Bát-nhã nói là
trí tuệ, Ba-la là không có chỗ
tựa (ba- la-mật: cứu kính). Tâm không thì cái tánh được rộng lớn. Trong và
ngoài thảy đều vô vi.
Tánh “không” không ngại biện
Ba
cõi ít ai bì
Thấy lớn sáng pháp lớn
Tán tụng biết bàn chi.
Khi mà đạt
được cái tánh không rồi thì liền được cái vô ngại biện (biện tài vô ngại).
Như vậy ở trong tam giới này, người mà đạt được cái đó rất là hiếm hoi
(rất là ít có). Đại kiến là thấy rộng lớn thì mới rõ được cái pháp cũng
rộng lớn, chừng đó thảy đều tán thán cái chỗ bất tư nghì của cái đại kiến
này (tức là thấy được cái tánh không vô ngại). Nếu thấy được cái tánh
không đó thì thấy cái rộng lớn, chừng đó mới biết cái pháp thể là rộng
lớn, rồi mới khen nó là bất tư nghì.
26. Tâm vô quái ngại.
Giải thoát tâm vô ngại
Ý
tợ thái hư không
Bốn phương không một vật
Trên dưới rốt chung đồng.
Nói tâm vô
quái ngại là chỉ cho cái tâm mình được giải thoát, không còn ngăn ngại
nữa. Cái ý của mình lúc đó cũng như hư không mênh mang vậy. Bốn phía đều
không có một vật nào, trên dưới rỗng rang, cho nên nói đều không có một
vật.
Tới lui tâm tự tại
Nhân pháp chẳng gặp chung
Hỏi đạo chẳng thấy vật
Thong dong thoát chậu lồng.
Khi ấy tâm mình qua lại đều được tự tại.
Nhân, pháp mình không còn dính dáng gì nữa, nếu mà hỏi đạo thì không thấy
có một vật, mặc tình ra khỏi cái lồng phiền não, mình vượt qua khỏi cho
nên gọi là tâm vô quái ngại.
27. Vô quái ngại cố vô hữu khủng bố (tức là vì không có quái ngại cho nên
không có kinh sợ).
Sanh tử tâm lo sợ
Vô
vi tánh tự an
Cảnh quên tâm cũng diệt
Biển tánh lặng dung khoan
Ba
thân về đất tịnh
Tám thức lìa nhân duyên
Sáu đường theo tướng thật
Quày đầu lại bản nguyên.
Nói rằng cái sanh tử là cái mà tâm kinh
sợ. Sở dĩ chúng ta kinh sợ là vì ở trong sanh tử, nếu cái tánh vô vi thì
nó là an nhàn. Quên cảnh thì tâm cũng theo đó mà hết, tức là đối cảnh mình
biết nó là không thật thì cái tâm duyên cảnh tự nhiên nó không còn, lúc đó
cái biển tánh nó lặng lẽ mênh mông. Nếu mình không còn chạy theo cảnh,
không còn chấp thân thì lúc đó cái biển tánh thanh tịnh của mình nó mới
lặng lẽ mênh mông. Khi mà không còn chạy theo cảnh bên ngoài, không còn
chạy theo vọng tưởng bên trong thì lúc đó gọi là không còn kinh sợ. Không
còn kinh sợ tức là chúng ta hằng ba thân ở trong Tịnh độ, lúc đó tám thức
nó không còn chạy theo duyên bên ngoài nữa, rồi sáu thông liền được tự
tại, lúc đó trở về nơi cái nguồn cội của mình.
28. Viễn ly nhất thiết điên đảo mộng tưởng (xa lìa tất cả mộng tưởng điên
đảo).
Hai bên toàn chớ lập
Ở
giữa chớ lầm tu
Thấy tánh sanh tử hết
Bồ-đề chẳng phải cầu
Ngoài thân tìm Phật thật
Điên đảo bỏ đi thôi
Ngồi tịnh thân vui lặng
Vô
vi trái đến hồi.
Hai bên chớ
lập, đừng có mắc kẹt vào hai bên, nếu còn mắc kẹt hai bên tức còn điên
đảo. Bởi vì lìa xa hai bên cho nên gọi là xa lìa tất cả điên đảo. Cũng
đừng có dấy cái niệm tưởng trung đạo nữa, lúc đó mình mới kiến tánh và cái
sanh tử mới hết, thì Bồ-đề không có chỗ nào mà mong cầu.
Ngoài thân
mình mà mình tìm ông Phật thật, như vậy là sao? Một đời điên đảo đã mất
đi. Bây giờ mình ngồi yên lặng lại, ngay nơi cái thân mình được an ổn,
chính đó là cái quả vô vi tự khắp vậy. Ngay thân mình mà mình ngồi yên
lặng và chính cái yên lặng đó là cái quả vô vi nó tự đến, tự khắp chớ
không có cần tìm học ngoài tâm.
* |