CỬA THỨ SÁU: HUYẾT MẠCH LUẬN (tt)
Thiên đường,
địa ngục không có làm gì được các ngài hết.
Đó là nói
chuyện của Thánh nhân rồi. Bây giờ mới nói chuyện phàm phu của mình đây:
Còn phàm phu
thì thần thức hôn mê, không đồng với Thánh nhân trong ngoài đều sáng suốt.
Thánh nhân thì
trong ngoài đều sáng suốt, vì các ngài phá được thức ấm rồi cho nên trong
ngoài đều sáng. Mình bị nằm gọn trong cái thức ấm cho nên nó tối mù, nó
hôn mê.
Nếu có nghi
tức là không nên làm, nếu có làm tức là phải trôi lăn trong sanh tử.
Tại sao nói có
nghi không nên làm mà làm thì trôi lăn trong sanh tử? Chúng ta biết nghi
cái gì? Làm cái gì không? Đây là ý Ngài muốn chỉ cho chúng ta lúc lâm
chung đó. Lúc lâm chung nếu mình thấy cái gì mà mình thích, mình nghi cái
đó không biết phải là cái thật hay không, mình vừa nghi thì đừng thèm ghé,
đừng theo cái đó. Mình giữ tâm thanh tịnh đừng chạy theo mấy cái đó thì
không mắc kẹt trong luân hồi. Còn nếu nhào vô đó thì nó mắc kẹt. Cho nên
nói:
Nghi thì không
làm, mà nếu làm thì trôi lăn trong sanh tử, sau rồi hối hận không thể nào
mà cứu được.
Lỡ vô đó rồi
thôi! Có hối hận cũng khó mà cứu.
Bần cùng khốn
khổ đều từ vọng tưởng mà sanh. Nếu không rõ cái tâm ấy thì phải thay nhau
khuyến khích. Chỉ không có làm mà làm tức là vào được cái tri kiến Như
lai.
Tại sao nói
rằng: bần cùng khốn khổ đều do vọng tưởng? Bởi vì tất cả vọng tưởng đều
dẫn mình đi trong cảnh khổ. Vì vậy cho nên nói bần cùng khốn khổ. Còn nói
rằng: vì vậy cho nên phải ráng khuyên nhau, chỉ không làm mà làm tức là
vào nơi tri kiến của Như Lai. Không làm mà làm là sao? Chúng ta nhớ: “vô
tác như tác”, tức là không làm mà làm. Bởi vì chúng ta thường thường tạo
tác đều do cái vọng nghiệp hướng dẫn. Vọng nghiệp hướng dẫn hay vọng tưởng
thúc đẩy mà làm. Còn ở đây làm mà không bị vọng tưởng thúc đẩy tức là
không làm. Không làm mà hằng ngày hoạt động. Như vậy không làm mà làm mới
được vào tri kiến Phật. Tức là mọi hoạt động, đi, đứng, nằm, ngồi, nói
năng mà không bị vọng tưởng chi phối. Đó là không làm mà làm. Như vậy đó
mới vào được tri kiến Phật.
Người sơ phát
tâm thần thức thảy đều bất định. Nếu ở trong mộng chợt thấy cảnh lạ liền
không cần phải nghi, phải biết đều là tự tâm mình khởi hết.
Người mới phát
tâm tu hành thì cái thần thức mình chưa có nhất định được. Vì vậy trong
khi mình tu mà trong mộng mình thấy những cảnh lạ, liền không nên nghi mà
biết những cảnh đó đều từ tâm mình khởi chớ không có thật hết.
Không phải từ bên ngoài mà đến.
Nó đều là gốc
từ tâm mình khởi lên chớ không phải từ bên ngoài mà đến.
Nếu trong mộng
mà thấy được cái hào quang sáng xuất hiện, còn sáng hơn mặt trời nữa tức
là những tập thừa của mình nó được chóng hết, thấy pháp giới tánh.
Tức là bao
nhiêu cái tập thừa của mình nó chóng hết thì mình sẽ thấy được pháp giới
tánh. Như vậy nếu ai trong mộng mà thấy hào quang sáng rực, sáng hơn mặt
trời, đó là cái triệu chứng, cái điềm báo rằng người đó tập thừa chóng hết
và sẽ thấy được pháp tánh.
Nếu có việc này tức là cái nhân thành đạo
chỉ nên tự biết, không nên đến người khác mà nói.
Chỗ này là chỗ
quan trọng đó. Thấy như vậy thì mình nên tự biết, không nên đến người khác
mà nói. Nếu mà nói thì sao? Nói tức là khoe. Vì vậy cho nên đến chỗ đó thì
nên tự biết, không nên đến người khác mà nói.
Hoặc thấy ở
trong rừng vườn vắng vẻ, đi, đứng, nằm, ngồi, con mắt thấy hào quang sáng
hoặc là lớn, hoặc là nhỏ thì chớ cùng người nói, cũng không được chấp
nhận. Cũng là cái quang minh của tự tánh.
Như vậy thì
hoặc chiêm bao trong giấc mộng mà mình thấy ở trong rừng vườn lặng lẽ vắng
vẻ hoặc mình đi, đứng, nằm, ngồi tự tại, con mắt mình lại thấy hào quang
sáng nữa. Hào quang đó hoặc lớn hoặc nhỏ như vậy mình không nên đến với
người nói mà cũng không nên chấp nhận. Biết đó là cái quang minh tự tánh
mình nó hiện.
Hoặc là ở trong chỗ tối vắng đi, đứng,
nằm, ngồi con mắt mình thấy hào quang sáng cùng với ban ngày không khác,
thì cũng không được lấy làm lạ, đều là do tự tâm mình nó muốn phát ra cái
sáng.
Cái này không
phải ngủ nữa mà thức, hoặc mình đương ở trong cái thất tối lặng lẽ, mình
ngồi hoặc mình đi, mình đứng, bỗng nhiên con mắt mình thấy xán lạn như ban
ngày. Khi thấy như vậy đó mình cũng đừng có lấy làm lạ gì hết, mà mình nên
biết rằng đó là tâm mình nó muốn phát ánh sáng nên mới thấy vậy đó. Đừng
có lấy làm lạ, cũng đừng có khoe khoang với ai. Nhớ mấy cái đó là mấy cái
thiết yếu của người tu.
Hoặc ở trong
ban đêm nằm mộng thấy sao, thấy trăng một cách rõ ràng cũng là tự tâm mình
duyên với các duyên. Các duyên dục nó muốn hết (cũng tự tâm mình các duyên
dục nó muốn hết). Cũng không được đến nơi người khác mà nói.
Giả sử như
trong lúc ban đêm mà mình nằm mộng, vừa nằm mộng mà mình nhìn lên trời
thấy trăng, thấy sao đúng như là ban đêm vậy. Mộng mà vẫn thấy như thật,
thì như vậy đó là triệu chứng các cái duyên trong tâm mình nó muốn dứt cho
nên mới được cái tướng đó thì cũng không nên nói với ai.
Trong mộng nếu
nó mờ mờ mịt mịt tối tăm, ví cũng như đi trong cái nhà tối, cũng là tự tâm
phiền não mình cái chướng quá nặng, cũng nên tự biết.
Nếu ai mộng
thấy mình đi trong chỗ tối đen mờ mờ mịt mịt thì biết đó là cái chướng của
mình nó còn dầy lắm, ráng mà tu, ráng nỗ lực sám hối. Cái đó cũng nên tự
biết. Như vậy Ngài đã chỉ cho triệu chứng của người phát tâm tu. Trong khi
tu đó, hoặc là trong thất hoặc là trong mộng ban đêm... có những cái tướng
hiện ra thì phải biết, đừng khoe, đừng sợ mà tự an lấy. Ở đoạn này ông
Trúc Thiên lược hết không có nói.
Nếu thấy bản
tánh, chẳng cần đọc kinh, niệm Phật, học rộng nhớ nhiều vô ích.
Nếu mà thấy
được bản tánh thì không có thiết mấy việc kia.
Thần thức càng
mê dù có dạy chỉ lấy tâm làm tiêu chuẩn. Nếu biết được tâm thì cần gì phải
xem giáo. Nếu từ nơi phàm mà vào Thánh tức phải dứt nghiệp dưỡng thần tùy
phần qua ngày.
Nếu người nào
muốn từ phàm vào Thánh, thì trước hết phải dứt nghiệp, dưỡng thần tức là
nuôi cái tâm của mình, tùy phần mà qua ngày, tức là tùy duyên mà qua ngày.
Nếu người
nhiều sân hận khiến cho tánh càng cùng với đạo trái nhau (người tu thiền
mà nhiều sân hận thì khiến cho tánh cùng với đạo trái nhau) tự hiềm trách
vô ích. Thánh nhân ở trong sanh tử được tự tại ra vào ẩn hiện không nhất
định, tất cả nghiệp câu thúc các ngài chẳng được.
Thánh nhân phá
tà ma. Tất cả chúng sanh chỉ thấy được bản tánh, bao nhiêu cái tập đều
chóng diệt trừ, thần thức không có mê muội, phải liền ngay nơi đó bèn hội,
chỉ tại ngày hôm nay, muốn hội đạo chân chánh, chớ có chấp tất cả pháp,
dứt nghiệp dưỡng thần bao nhiêu cái tập cũng đều hết, tự nhiên được minh
bạch, không có nhờ dụng công.
Ngoại đạo
không hội được ý của Phật cho nên dụng công tối đa mà trái với thánh ý,
trọn ngày khư khư niệm Phật chuyển kinh, mà cái thần tánh hôn mê (hay là
hôn mê thần tánh) không khỏi luân hồi.
Chúng ta thấy đoạn này ý Ngài nói: nếu
chúng ta không khéo thì nói Ngài bác tụng kinh, bác niệm Phật, nhưng sự
thật ở đây cái chỗ chánh yếu mà Ngài nhắm là phải thấy tánh. Nếu thấy tánh
rồi làm cái gì cũng trúng hết. Còn không thấy tánh mà làm cái gì cố gắng
mấy rồi cũng sai. Cho nên chỗ thiết yếu là thấy tánh. Bởi vì mình làm tất
cả cái gì, tu tất cả pháp nào cũng đều hướng về chỗ thành Phật là cứu
kính. Mà không thấy tánh làm sao thành Phật? Phật đâu có ở ngoài mà được,
đâu dùng công đức mà thành. Vì vậy cho nên cốt phải thấy tánh. Thấy tánh
mới thành Phật. Nếu không thấy tánh thì không thành Phật. Tôi nói có thể
dùng thí dụ thế gian cho chúng ta hiểu. Tỷ dụ bây giờ nói người học có
bằng tú tài hay bằng cử nhân, nếu muốn thi đậu tú tài hay cử nhân thì
thiết yếu phải làm sao? Phải là có trình độ học. Chớ không phải làm nhiều
tiền mà mua được bằng tú tài, cũng không phải làm nhiều tiền mà thành ông
cử nhân. Cũng không phải cực nhọc làm cái gì khác mà được hết, mà được là
do cố gắng học. Còn nếu có mua thì bằng giả chớ không phải thật. Cái thứ
thật là cái thứ phải do trình độ học của mình mà được. Cái tu của mình
cũng vậy, mình chỉ làm sao thành Phật, mà Phật là giác ngộ. Giác ngộ là
gì? Giác ngộ bản tánh phải không? Bây giờ không nhận ra bản tánh làm sao
giác ngộ? Do đó dầu làm cái gì, công phu tới đâu cũng đều nằm ở trong luân
hồi: có phước thì sanh lên cõi trời, vô phước thì đọa những cõi thấp dưới.
Đó rồi cũng không đi tới chỗ cứu kính. Mà muốn thành Phật cứu kính giải
thoát là phải giác ngộ, mà giác ngộ là phải nhận ra bản tánh mới giác ngộ
được. Cho nên cái đó là cái thiết yếu. Vì vậy mà coi như Ngài phủ nhận tất
cả tụng kinh, niệm Phật. Còn nếu mình thấy tánh rồi tụng kinh, thấy tánh
rồi niệm Phật thì đâu có lỗi gì? Cho nên ngài Pháp Đạt khi ngộ rồi hỏi Lục
Tổ: bây giờ con về con nên tụng kinh Pháp Hoa nữa hay không, Ngài đáp:
Kinh đâu có làm chướng ngại ông. Mình thấy rồi thì mình tụng kinh càng
tốt, chỉ có cái mù mù mịt mịt, cứ tụng cầu phước nhiều thì cái đó bị kinh
nó chuyển. Đó là chỗ thiết yếu.
Đây Ngài mới
nói:
Phật là người
nhàn.
Cho nên Phật
nhàn lắm, Phật không có cực như mình đâu.
Đâu có cần khư
khư rộng cầu danh lợi.
Phật là người
nhàn lắm, rảnh rỗi đi tới đi lui, tự tại. Bởi vì sao? Bởi vì nhận cái tánh
đó rồi sống không có theo nghiệp thì đó là trở về thành Phật, cởi bỏ
nghiệp là thành Phật. Còn bây giờ mình khư khư làm cái này, khư khư làm
cái kia thôi chết xác để cầu cho người ta khen: ông đó công phu nhiều quá.
Như vậy đó là khư khư để cầu danh lợi chớ không phải cầu làm Phật.
Đến lúc sau thì có dụng vào đâu? Chỉ người
không thấy tánh dầu đọc kinh, niệm Phật, hằng học tinh tấn, sáu thời hành
đạo, ngồi mãi không nằm, học rộng hiểu nhiều, chỉ cho là Phật pháp. Những
chúng sanh này trọn là những người chê bai Phật pháp vậy.
Ở đây Ngài quả quyết: nếu không nhận ra
bản tánh thì dù cố gắng siêng năng tu, lục thời hành đạo, ngồi mãi không
nằm, học nhiều hiểu rộng cho đó là Phật pháp, thì những cái đó Ngài nói
đều là người phỉ báng Phật pháp. Nói như vậy thì đụng chạm với hiện tại
quá nhiều! Hiện tại này học đó là tu, người ta cho học nhiều đó là tu,
hoặc là cần mẫn ngồi hoài, hoặc là cần mẫn tụng kinh liên miên, mà ở đây
Ngài nói những người đó đều là chê bai Phật pháp.
Phật trước
Phật sau chỉ nói thấy tánh. Các hạnh là vô thường.
Câu này là câu
quan trọng mà mình không để ý. Bao nhiêu chư Phật trước sau đều chỉ cho
mình thấy tánh. Tánh là cái hằng còn, bất sanh bất diệt. Còn dầu cho: tụng
kinh, niệm Phật, khổ hạnh gì cũng đều là cái hạnh bên ngoài. Hạnh bên
ngoài thì sao? Chư hạnh vô thường mà, phải không? Như vậy mình tu mà cầu
cái vô thường làm sao mà được cái thường. Cho nên cốt phải thấy tánh.
Nếu chẳng thấy
tánh dối nói ta được A - nậu- bồ - đề, đây là người đại tội, mười vị đệ tử
lớn của Phật, ngài A- nan là đa văn đệ nhất, nhưng đối với Phật cũng vẫn
không biết, chỉ học cho thật nhiều (chỉ có học cho thật nhiều mà không
biết Phật ra sao). Hàng Nhị thừa, ngoại đạo đều là không biết Phật. Biết
số tu chứng thì rơi vào ở trong nhân quả, ấy là chúng sanh không báo,
không khỏi sanh tử, trái với ý Phật.
Biết số tu
chứng là sao? Tỷ dụ như Thanh văn có bốn quả: Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-
hàm, A-la- hán. Bồ-tát có năm mươi hai quả kể thuộc lòng, như vậy là biết
số tu chứng mà người ấy có phải là người đạt đạo hay không? Thành ra bây
giờ thường biết số tu chứng, hỏi đâu nói ron rót hết mà rốt cuộc rồi mình
là kẻ ở ngoài da, không có gì gần với Phật hết. Cho nên đây nói rằng:
người mà chỉ biết số tu chứng là rơi ở trong nhân quả, ấy là cái báo chúng
sanh không có khỏi sanh tử, đó là trái với ý Phật. Phật không có thuộc
lòng mấy thứ đó. Phật cầu mình tu tiến đến đó chớ không cầu mình thuộc
lòng. Mà bây giờ mình nhắm vào cái thuộc lòng không hà. Hỏi cái gì nói ron
rót cái đó, đó là thông minh, đó là người rành Phật pháp.
Tức là chúng
sanh chê bai Phật, đâu lại không có tội lỗi.
Người ấy là
chúng sanh chê bai Phật, là người mắc tội lỗi.
Kinh nói:
“Những người xiển đề không có sanh tín tâm, đâu lại không tội lỗi?”
Những người xiển đề không tín tâm. Tín tâm
là tin được bản tánh của mình, mà họ không tin bản tánh mình gọi là xiển
đề, mà xiển đề tức là có tội rồi.
Nếu có tín tâm
thì người này là người lên ngôi vị Phật. Nếu không thấy tánh tức là không
có nên chấp thứ lớp mà chê bai những người lương thiện khác, tự hiềm vô
ích, thiện ác nó rõ ràng, nhân quả rất phân minh, thiên đường địa ngục chỉ
ở trước mắt.
Người ngu
không tin hiện nơi ở trong cái địa ngục hắc ám, cũng không hiểu không
biết, chỉ duyên nơi nghiệp nặng. Sở dĩ không tin ví như người không mắt
không tin nói có sáng suốt (như người mù không tin người ta nói chỗ đó là
sáng), dù muốn đến y mà nói y cũng không tin, chỉ nương nơi cái mù của
mình mà thôi. Nương vào đâu mà biện được ánh sáng của mặt trời?
Người ngu và
người không tin đó cũng giống như vậy, họ mù mù mịt mịt mà mình nói, chỉ
thẳng ánh sáng cho họ, họ nào chịu tin?
Người ngu cũng
lại như thế. Hiện nay đọa vào các chúng sanh tạp loại, sanh ở chỗ bần cùng
hạ tiện, cầu sống cũng không được, cầu chết cũng chẳng xong. Tuy chịu khổ
thế ấy mà thẳng hỏi y đến đó cũng nói: Nay tôi rất là vui.
Bây giờ chúng
ta thấy có lắm người dở sống,
dở chết mà hỏi họ muốn sống không, họ cũng vẫn trả lời còn thích sống.
Thích sống tức là vui rồi, ưa rồi. Đó là tại vì ở trong cái cảnh mê nặng
của họ đó, họ không còn biết gì khác hơn nữa. Họ nói rằng nay tôi rất vui,
không khác gì ở thiên đường.
Cho nên biết
tất cả chúng sanh, sanh cái chỗ sanh cho là vui.
Sanh chỗ nào
cho chỗ đó là vui. Tỷ dụ như chúng ta thấy những con chó, nhất là những
con chó đói nó quanh quanh trong tu viện này, chúng ta thấy nó khổ hay
vui? Xà mâu ăn cùng mình hết, cái bụng tóp khô vậy đó mà rảnh là hai con
cũng nhào cắn giỡn với nhau hoài thấy cũng vui vậy. Mình biết nó khổ, nó
nào biết nó khổ đâu? Đói thắt tha thắt thẻo, xà mâu cùng mình mà cũng
tưởng là vui. Chúng sanh như vậy đó, khi cái nghiệp trọng rồi thì ở trong
cái nào cũng tưởng là vui hết. Mình cũng vậy, mang cái thân thúi òm, xấu
xa cũng cho là vui, hài lòng lắm. Cái thân này nó đau lên đau xuống, nhức
đầu đau bụng đủ thứ hết cũng cho là vui hà. Kỳ lạ! Ngu si đáo để là ngu
si. Vậy đó, còn chỉ Phật tánh thì nói cái gì không biết, đâu đâu không
biết, không tin. Còn mang cái thân nặng trĩu như vậy, đi đụi đụi tìm cái
đó, tin cái đó. Si mê kỳ cục. Nói không hết cái si mê của mình.
Cũng không
hiểu không biết. Những người ác như thế này chỉ vì duyên nơi cái nghiệp
chướng nặng, sở dĩ họ không thể nào phát lòng tin được, không có sức cố
gắng mà đều nương cậy vào ở bên ngoài hết.
Bất tự do tha
tức là không có sức cố gắng mà đều do lệ thuộc vào bên ngoài hết.
Nếu thấy tự
tâm mình là Phật thì không cần ở trong chùa cạo đầu, cạo râu, cạo tóc. Kẻ
cư sĩ cũng là Phật như thường.
Ngài nói mạnh vậy đó, nếu thấy tâm mình là
Phật thì không cần ở chùa cạo râu, cạo tóc gì hết, mặc áo trắng làm cư sĩ
cũng là Phật như thường. Còn nếu không thấy tánh dù cho cạo đầu cạo tóc
cũng là kẻ ngoại đạo. Ngài nói mạnh như vậy đó. Như vậy cái thiết yếu của
Ngài là phải thấy tánh. Còn không thấy cái đó thì tu ngàn năm cũng là ở
bên ngoài, không bao giờ đạt đạo. Quí vị thấy người thiết yếu biết đạo,
hiểu đạo, thương chúng sanh mới nói mạnh như vậy, chớ còn nhiều khi chúng
ta không hiểu, nghe nói mạnh như vậy, chúng ta nói sao Ngài nói mạnh quá,
mà chính cái mạnh đó là vì quá thương. Cho nên người cha người mẹ mà rầy
con mạnh là tại sao? Là tại thương quá, sợ nó hư, đánh rầy la mắng, còn
nếu không thương, nó làm gì mặc kệ nó phải không? Có dính gì với mình mà
lo. Còn thương cho nên cố tình dùng đủ lời lẽ mà rầy la quở trách.
Hồi nãy Ngài nói thấy tánh thì kẻ cư sĩ
cũng thành Phật được. Bây giờ liền hỏi:
Hỏi: Kẻ cư sĩ
có vợ con, dâm dục không dứt mà làm sao được thành Phật?
Cư sĩ có vợ
con, dâm dục không dứt mà làm sao được thành Phật?
Đáp: Chỉ nói
thấy tánh chớ không có nói dâm dục. Chỉ thấy tánh rồi thì dâm dục xưa nay
nó là không tịch, không có nhờ đoạn trừ cũng không còn ưa thích. Vì cớ
sao? Vì bản tánh nó là thanh tịnh. Tuy ở trong cái thân sắc của ngũ uẩn mà
tánh xưa nay là thanh tịnh, nhiễm ô không thể được. Pháp thân xưa nay
không có thọ, không có đói, không khát, không lạnh, không nóng, không ân,
không ái, không quyến thuộc, không khổ vui, không xấu tốt, không dài ngắn,
không mạnh yếu, xưa nay không một vật có thể được. Chỉ duyên nơi chấp mà
có nhân quả của sắc thân này tức liền đó có đói, khát, lạnh, nóng, bệnh,
đau... các tướng. Nếu không chấp thì mặc tình làm, đối trong sanh tử được
cái đại tự tại, chuyển tất cả pháp, cùng với Thánh nhân thần thông tự tại
vô ngại, không có chỗ nào mà không được (hay là không chỗ nào mà chẳng
an).
Như vậy ở đây Ngài cốt trả lời tại sao mà
nói rằng người cư sĩ còn có gia đình, có vợ con, còn dâm dục mà nói thành
Phật, thì Ngài nói rằng ở đây Ngài nói thấy tánh chớ Ngài không có nói
chuyện vợ con, dâm dục gì hết. Bởi vì sao? Vì người thấy được tánh rồi thì
tự nhiên cái thể thanh tịnh là thể tánh thì tự các cái bệnh ái dục... lần
lần nó sạch. Như vậy bản tánh thanh tịnh đó ở trong sắc thân ngũ ấm này,
nó chưa từng bị nhiễm ô. Vì vậy cho nên căn cứ vào bản tánh đó thì nó
thoát ly tất cả đói, khát, lạnh, nóng... Chúng ta chấp chặt vào thân này
mà không thấy được bản tánh cho nên chúng ta mới bị có những việc đói,
khát, lạnh, nóng... Còn nếu mà chúng ta thấy được bản tánh nó có đói bữa
nào không? Nó không có đói, lạnh, nóng... nếu sống với cái đó thì sướng vô
cùng. Còn mình sống với thân này thì đói, lạnh... và đủ thứ chướng. Như
vậy theo cái chướng hay không theo cái chướng là tại mình. Theo cái chướng
là chúng ta chấp vào thân thì phải bị khổ với thân. Còn nếu mình nhận được
bản tánh, bản tâm rồi sống với bản tâm thì xem thường cái thân, mà xem
thường thân thì tự nhiên hết khổ.
Nếu tâm mà có
nghi thì quyết định thấu tất cả cảnh giới không có qua.
Tức là vượt
tất cả cảnh giới không khỏi. Nếu tâm mình mà còn một chút nghi ngờ thì
không thể nào vượt ra khỏi tất cả cảnh giới, nói như vậy cho dễ hiểu. Tâm
mình còn một chút nghi tức là không nhận ra bản tánh thật, còn nghi ngờ
bản tánh thì không bao giờ vượt qua tất cả cảnh giới.
Không có làm
thì rất là tốt.
Bất tác tối
hảo, không có làm tức là không có nghi ngờ thì đó là điều tốt.
Nếu tác liễu
(tức là làm) thì không thể nào khỏi cái sanh tử luân hồi.
Không làm này
tức là không có chấp, không có tạo tác thì cái đó tối hảo. Còn nếu mà mình
chấp rồi thì không thể nào ra khỏi sanh tử luân hồi.
Nếu thấy tánh
thì kẻ chiên-đà-la cũng được thành Phật nữa.
Câu này để mở
cái nghi vấn ở sau. Chiên-đà - la tức là chỉ cho người sát sanh, người làm
hàng thịt.
Hỏi:
Chiên-đà-la là kẻ làm nghiệp sát sanh, làm sao mà được thành Phật?
Đáp: Chỉ nói
thấy tánh chớ không có nói tạo nghiệp. Dù cho tạo nghiệp chẳng đồng mà tất
cả nghiệp nó câu thúc y không được.
Tức là nói tạo nghiệp không đồng nhưng mà
tất cả nghiệp câu thúc y không được. Câu thúc y là câu thúc cái gì? Tức là
câu thúc bản tánh, không bị nghiệp nào trói nó nổi hết, thì mình thấy tánh
mình sống với cái đó thì không nghiệp nào mà cuốn mình đi được.
Từ vô thỉ
nhiều kiếp đến nay chỉ vì không thấy tánh cho nên rơi ở trong địa ngục,
tạo nghiệp sanh tử luân hồi. Từ khi ngộ được bản tánh này trọn là không
tạo nghiệp nữa. Nếu không thấy tánh, niệm Phật muốn khỏi cái quả báo cũng
không được, chẳng luận sát hại sanh mạng. Nếu thấy tánh thì cái nghi tâm
chóng trừ, sát sanh mạng cũng không có làm gì y được. Hai mươi bảy vị Tổ ở
Tây Thiên chỉ là thứ lớp truyền cái tâm ấn này. Nay ta đến cõi này chỉ
truyền một cái tâm này, chẳng nói: giữ giới, bố thí, tinh tấn, khổ hạnh
cho đến vào trong nước, trên lửa, hay là trong vòng đao, kiếm, ngày ăn một
bữa, giữ ngọ trai (chữ mẹo tức là không ăn phi thời), ngồi mãi không nằm,
trọn là ngoại đạo, là pháp hữu vi.
Như vậy, tức
là Ngài muốn chỉ cho chúng ta thấy rằng tất cả những cái tu ấy, nếu không
thấy tánh thì dù cho mình có tu khổ hạnh cách nào đi nữa, vào những nơi
nguy hiểm thế mấy đi nữa, cũng là nằm ở trong cái pháp hữu vi chớ không
thể nào đạt được đạo.
Nếu biết được
thi vi vận động đều là cái tánh linh giác của ta tức là cái tâm chư Phật.
Phật trước Phật sau chỉ nói truyền tâm, lại không có pháp khác. Nếu biết
pháp này thì phàm phu không biết một chữ cũng là Phật (Ngài nhắc mãi cái
chỗ đó).
Nếu không biết
được cái tánh linh giác của chính mình, giả sử thân mình đập nát nghiền
thành bụi để tìm Phật trọn cũng không được nữa. Phật cũng gọi là pháp
thân, cũng gọi là bản tâm. Cái tâm này không có hình tướng, không có nhân
quả, không có gân cốt, cũng như là hư không, nắm không được, không có đồng
những cái có chất ngại, không đồng với ngoại đạo.
Cái tâm này
trừ Như Lai một người ra (tức là trừ một người Như Lai ra) đều không có
thể hội. Ngoài ra chúng sanh những người mê không có minh liễu.
Cái tâm này
chẳng lìa trong cái sắc thân tứ đại. Nếu lìa cái tâm này tức là không thể
nào hay vận động. Cái thân này nó là vật vô tri như cỏ cây, ngói gạch.
Thân ấy nó là vô tình, nhân đâu mà vận động được? Nếu tự tâm động cho nên
đến nói năng, thi vi, vận động, thấy nghe, hiểu biết đều là tâm động. Mà
tâm động là dụng động. Động tức là dụng của tâm. Ngoài cái động thì không
tâm. Ngoài tâm thì không có động.
Chính cái chỗ
này là tôi thường thí dụ biển với sóng đó là rõ phải không? Sóng không rời
mặt biển mà sóng đó là dụng, sóng là động. Động tức là cái dụng của mặt
biển, mà nếu sóng lặng lại thì tức là mặt biển, Sóng không bao giờ rời mặt
biển phải không? Sóng không rời mặt biển. Đó là một lẽ thật, cho nên đoạn
này Ngài nói về cái động và tâm.
Ngoài tâm không động
Động chẳng phải tâm
Tâm chẳng phải động
Động vốn không tâm
Tâm vốn không động
Động không lìa tâm
Tâm chẳng lìa động
Động không lìa tâm
Tâm không lìa động
Động là dụng của tâm
Dụng là cái tâm động.
Thành ra nói như vậy, lập tới lập lui
chúng ta thấy: Những cái suy nghĩ, những cái phát khởi ra hành động của
mình đều là cái dụng của tâm hết. Cũng như đều là sóng ở trên mặt nước,
thì những cái đó có lượn sóng nào mà không mang nước theo không? Cũng vậy,
có hành động nào mà không mang tâm theo không? Nếu không có tâm thì không
bao giờ có hành động. Như vậy ngay trong hành động đó mà mình nhận ra thì
có tâm ở trong đó. Cũng như ngay ở trong những lượn sóng mình múc lên thì
có nước, chớ không tìm nước riêng ở đâu mà có. Nhưng mà nếu nói mặt nước
bằng phẳng thì mặt nước đó không phải là động phải không? Khi động rồi thì
nó không phải là mặt nước bằng phẳng nữa, nhưng mà rời nhau không được.
Như vậy tâm mình mà khi nó dấy động thì cái động dù là động sân đi nữa,
trong cái sân đó nó có cái biết phải không? Cũng có vậy, nhưng mà tại vì
cái biết đó cộng với cái nóng nảy thành ra nó bậy. Cho nên lọc bỏ những
cái si, tham, sân ra tức nhiên còn cái tâm không là trúng.
Tức động tức dụng
Chẳng động chẳng dụng
Dụng thể vốn không (tức là cái thể của dụng vốn là không)
Không vốn là không động.
Cho nên cái
dụng nó đâu phải là thật. Cũng như sóng nó đâu phải là thật. Nếu dừng gió
thì tự nhiên sóng không còn nữa. Như vậy cái dụng của sóng nó không phải
là thật. Còn cái vọng khởi của mình đâu phải là thật. Nếu mà lặng xuống
thì tự nhiên nó về tâm. Cũng như sóng mà lặng xuống thì trở về nước chớ
không có gì hết.
Động dụng đồng
là tâm. Tâm vốn không động. Cho nên kinh nói: “Động mà không có chỗ động.”
Thế nên: Trọn ngày thấy mà chưa từng thấy. Trọn ngày nghe mà chưa từng
nghe. Trọn ngày biết mà chưa từng biết. Trọn ngày hiểu mà chưa từng hiểu.
Trọn ngày đi, ngồi mà chưa từng đi, ngồi. Trọn ngày giận, mừng mà chưa
từng giận, mừng.
Nghĩa trọn ngày có tất cả cái đó mà chưa
từng có là vì sao? Là bởi vì trong tất cả cái đó mình biết đều “không có
tánh” hết. Mình sân lên, mình biết tánh sân là “không”. Hỉ lên mình biết
hỉ là “không”. Si lên mình biết si là “không”. Như vậy trọn ngày có tất cả
mà nói không có.
Cho nên kinh
nói: ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt (tức là con đường ngôn ngữ dứt,
cái chỗ tâm hành bặt). Thấy nghe hiểu biết vốn tự viên tịch, cho đến sân
hỉ, đau nhức nào có khác chi người gỗ?
Tại sao sân hỉ, đau nhức nào có khác chi
người gỗ? Bởi vì sân hỉ, đau nhức mà mình coi những cái đó nó không thật,
thì như vậy tuy có sân hỉ đau nhức mà như không có. Cho nên nói như là
người gỗ.
Chỉ vì duyên
nơi cái suy tầm đau nhức không thể được.
Cho nên thường
hay bảo chúng ta quán: khi nó đau một chỗ nào, hỏi cái đau từ đâu mà có?
Tìm một hồi cái đau nó mất tiêu. Để biết rằng cái đau nhức nó không có
thật. Vì vậy cho nên biết rằng suy tầm cái đau nhức thì cái đau nhức nó
không còn nữa.
Kinh nói:
Nghiệp ác tức được khổ báo, nghiệp thiện tức có cái thiện báo. Không những
sân đọa địa ngục mà hỉ cũng sanh lên thiên đàng.
Nói rằng sân
thì đọa địa ngục phải rồi, mà hỉ thì cũng sanh lên thiên đàng. Như vậy thì
có xuống có lên, thì cũng chưa phải là giải thoát. Cho nên ở đây nói như
vậy để đến chỗ chí lý thì không lên không xuống, không ra không vào. Còn
thấy lên xuống ra vào thì còn nằm trong sanh tử.
Nếu biết sân
hỉ “tánh là không”, chỉ không chấp tức là các nghiệp được giải thoát. Nếu
chẳng thấy tánh mà tụng kinh, quyết định không có chỗ tựa, nói cũng không
thể hết. Lược nêu tà chánh như thế không đến một, hai phần vậy.
Nghĩa là Ngài
kể nãy giờ mà nói Ngài không được một, hai phần về cái chỗ tà chánh này.
Như vậy thì người thấy được tánh mới là chánh, người không thấy tánh làm
sao mà chánh được?
Nói tụng rằng:
Ta
vốn đến xứ này
Truyền pháp để cứu mê tình
Một hoa mà sanh năm cánh
Kết quả tự nhiên thành.
Đó là bài kệ
chánh của Ngài. Còn bài kệ kế là bài kệ mà Ngài sấm ký về chuyện sanh tử
của Ngài. Bài này đọc thì đọc tôi thấy cắt nghĩa không được nên tôi im
luôn, không có đọc bài chót vì đọc cắt nghĩa không có hiểu, vì mình không
biết Ngài ký vào ngày tháng nào. Quí vị chịu khó đọc phần của ông Trúc
Thiên dịch là được rồi.
] |