THANH QUI 
 THIỀN VIỆN TRÚC LÂM

NỘI QUI THIỀN VIỆN TRÚC LÂM

 hõg

 

          I. LỜI NÓI ĐẦU:

Với tinh thần TRÚC LÂM Đại Đầu Đà, Thiền sinh ở đây phải đủ ba đức tính : dứt khoát, kiên quyết và đạm bạc.

1/ Tính dứt khoát là Đời ra đời, Đạo ra đạo, tu phải đến nơi đến chốn ; không thể có thái độ lưng chừng, mà phải quyết chí tu đến sáng đạo mới được.

2/ Tính kiên quyết là, dù khó khăn chướng ngại do ngoại cảnh hay bản thân tạo ra, đều khẳng định vượt qua. Cương quyết thực hiện kỳ được giải thoát viên mãn mới thôi.

3/ Tính đạm bạc là, cuộc sống đạm bạc giản dị, không chấp nhận mọi thụ hưởng xa hoa. Bản chất thanh đạm là đời sống của Thiền sinh ở đây.

           II. LỤC HÒA :

Lục hòa là chất keo gắng chặt lâu bền các Thiền sinh chung sống tu hành tại Thiền Viện. Lục hòa cũng là nền tảng vững chắc của toàn thể Tăng.

1/ THÂN HÒA ĐỒNG TRỤ : Về phần thân, lao động, tu hành, ăn mặc, ngủ nghỉ, Thiền sinh phải hòa đồng nhau.

2/ KHẨU HÒA VÔ TRÁNH : Về phần miệng, nói bàn, tranh luận đều trong tinh thần hòa nhã, trọng đạo đức, không lớn tiếng tranh hơn và dùng lời nặng nhẹ nhau.

3/ Ý HÒA ĐỒNG DUYỆT : Thiền sinh phải tâm ý vui hòa, không có ý ngan ngạnh, chống đối, thù hằng nhau.

4/ KIẾN HÒA ĐỒNG GIẢI : đều đem ra trao đổi giải bày một cách thông cảm và vui Thiền sinh có mọi kiến giải sai biệt trong lúc hạ thủ công phu hay trong khi học giáo lý, vẻ với nhau.

5/ GIỚI HÒA ĐỒNG TU : Về giới luật Thiền sinh đều giữ mười giới làm căn bản và nội qui của Thiền Viện cố gắng gìn giữ thanh tịnh như nhau.

6/ LỢI HÒA ĐỒNG QUÂN : Tất cả tài sản và phẩm vật trong Thiền Viện là của chung của các Thiền sinh hiện có mặt, không ai có quyền giữ riêng hay thụ hưởng nhiều hơn.

          III. GIỚI LUẬT :

            Giới luật là nền tảng đạo đức, cũng là cái gốc của cây thiền định và hoa quả trí tuệ. Thiền sinh ở đây giữ mười giới làm trọng tâm.

1. KHÔNG SÁT SINH : Từ con người cho đến loài vật, Thiền sinh không được giết hại, hoặc dùng miệng súi bảo người giết hại, hoặc thấy người giết hại sinh tâm vui mừng.

3. KHÔNG TRỘM CẮP : tiền bạc, vật dụng, thức ăn uống… của người, nếu người không cho Thiền sinh không được tự tiện lấy, nếu lấy thành trộm cắp.

4. KHÔNG DÂM DỤC : Thiền sinh không thực hành dâm dục, không tạo phương tiện dâm dục, và không khởi tâm nghĩ tưởng về dâm dục.

5. KHÔNG NÓI DỐI : Thiền sinh không nói sai sự thật, không nói lời ác độc hung dữ, không nói lời gây chia rẽ thù hằng nhau, không nói lời phù phiếm vô nghĩa.

6. KHÔNG ĐEO TRÀNG HOA VÀ ƯỚP NƯỚC HOA : Thiền sinh không dùng mọi thứ trang sức làm cho thân nầy sang đẹp.

7. KHÔNG CA MÚA HÁT XƯỚNG : Những trò vui, có tính cách đùa cợt loạn tâm, Thiền sinh đều không được tự làm, nghe, xem người khác làm.

8. KHÔNG NẰM NGỒI GIƯỜNG TÒA TO VÀ SANG TRỌNG : Thiền sinh chấp nhận một đời sống đạm bạc, nên không nằm iường nghế to lớn sang trọng.

9. KHÔNG GIỮ TIỀN BẠC VÀNG NGỌC : Thiền sinh chấp nhận đời sống không có tài sản riêng, chỉ có những vật dụng cần thiết do Thiền Viện sắm cho, nên không cần giữ tiền bạc, v.v..

10. KHÔNG ĂN PHI THỜI : Thiền sinh chấp nhận đời sống “tam thường bất túc” để tinh tấn tu hành, nên phải giữ giới không ăn phi thời.

         GIỚI THƯỢNG THỪA

Tịnh giới là : Trong 12 giờ, ngoài dứt các duyên, trong tâm không dấy động. Tâm không dấy động nên cảnh đến vẫn an nhàn. Mắt không vì sở duyên thức ra, thức không vì sở duyên cảnh vào. Ra vào không giao thiệp gọi là ngăn dừng. Tuy gọi ngăn dừng mà chẳng phải ngăn dừng. Nên biết, tai, mũi. Lưỡi, thân, ý cũng lại như thế. Đây gọi là giới đại thừa,, gọi là giới vô thượng, cũng gọi là giới vô đẳng đẳng. Tịnh giới nầy dù Tiểu Tăng cho đến Đại Tăng đều phải gìn giữ. 

                                                            (Thiền sư Pháp Loa) 

            IV. PHẦN PHỤ :

            Những qui chế phụ giúp Thiền sinh dánh trọn thời giờ trong việc tu hành và tránh khỏ những lỗi nhỏ hoắc vô tình hay cố ý.

1. Thiền sinh hạn chế tối thiểu sự đi lại, trừ trường hợp bệnh nặng phải đi trị bệnh, hoặc thầy Bổn sư bệnh nặng hay tịch, hoặc cha mẹ bệnh nặng hay chết, hoặc vài trường hợp đặc biệt khác.

            2. Để giữ giới thứ chín, Thiền sinh được thân nhân hay thí chủ ủng hộ tiền bạc, hoặc đi đâu về tiền còn dư đều sáp nhập vào Viện, giao cho thủ bổn giữ.

3. Thân nhân đến thăm, Thiền sinh chỉ tiếp khách tối đa 30 phút tại nhà khách. Nếu thân nhân còn ở lại, đều do Tri Khách sắp đặt mọi việc.

4. Nhận một trách nhiệm gì trong Viện, Thiền sinh phải tận tình làm cho được vuông tròn, không được làm cầm chừng lấy có.

5. Mọi thời khóa tu công cộng tại Thiền Viện, Thiền sinh không được vắng mặt hoặc trễ nãi, trừ có trách nhiệm đặc biệt.

6. Giờ thỉnh nguyện, Thiền sinh không được đến trễ và xuống sớm trừ có công tác cho chúng.

7. Khi lao tác chung hoặc riêng, Thiền sinh sẵn sàng tương trợ nhau, khi thấy huynh đệ làm công việc nặng nhọc hơn, hoặc trễ nãi hơn, không được vô tình làm ngơ để mặc.

8. Phải tiết kiệm tài sản của Thiền Viện bằng mọi cách, không nên phung phí quá đáng.

9. Không được đi đâu quá thời hạn đã xin phép. Nếu có việc bấy ngờ sảy ra, phải giởi thơ về xin phép thêm.

10. Thiền sinh nếu không muốn ở đây, xin phép ra đi tự do không cần điều kiện gì cả. Không được ở đây mà có tâm hướng ngoại.

KẾT THÚC :

            Phần giới luật, năm giới trước thuộc về chánh, thiền sinh phạm một trong phần chánh nầy tùy mứt độ nặng nhẹ, nếu nặng thì tự xấu hổ xin rút lui khỏi Viện, nếu nhẹ tự xin sám hối với ban lãnh đạo và toàn chúng. Năm giới sau và phần qui chế phụ là phần phụ, thiền sinh nếu phạm thì tự thấy lỗi xin sám hối, hoặc ban chức sự hay huynh đệ thấy nhắc cũng sẵn sàng sám hối. Song một lỗi mà thiền sinh phạm quá ba lần cũng tự xấu hổ xin rút lui khỏi Thiền Viện.

         V. PHẦN TỔ CHỨC :

            Tổ chức Thiền Viện là tổ chức chuyên tu Thiền theo tông chỉ Thiền TRÚC LÂM YÊN TỬ ở Việt Nam. Để hướng dẫn và bảo vệ thiền sinh tu hành được kết quả tốt, nên tổ chức những người có trách nhiệm chia làm hai ban : Ban lãnh đạo va ban chức sự.

           A. BAN LÃNH ĐẠO : 

1/  VIỆN TRƯỞNG :  Chịu trách nhiệm hướng dẫn tu hành và quyết định xem xét tổng quát toàn bộ Thiền Viện.

2/  VIỆN PHÓ :  Thay thế Viện Trưởng khi vắng mặt hoặc đặt trách một trách nhiệm gì do Viện Trưởng giao phó.

3/ THỦ BỔN : Nhận giữ và chi ra cho các chức sự cần mua sắm cho chúng và Thiền viện. Mỗi tháng phải báo cáo thu chi lên Viện Trưởng.

4/ THƯ KÝ : Gìn giữ những văn kiện, thư từ quan trọng của Thiền Viện. Soạn thảo văn thư và liên lạc qua lại với Giáo hội, Chánh quyền, Phật tử.

          B. BAN CHỨC SỰ :

1/ QUẢN CHÚNG : Có trách nhiệm sắp đặt sự tu hành của toàn chúng, chủ lễ các buổi lễ trong Thiền Viện, xem xét sự tu hành và đạo đức của chúng.

2/ TRI SỰ : Sắp đặt phân công nhân sựmọi công tác trong Thiền Viện. Phân chia vật dụng cho chúng Tăng.

3/ TRI KHÁCH : Tiếp xúc các Phật tử và xếp đặt nơi ăn chỗ ở cho khách. Nếu cần ở lại. Hướng dẫn xin giấy và trình giấy với Chánh quyền địa phương cho chư Tăng và Phật tử tạm trú tại Thiền Viện.

4/ TRI KHỐ : Mua sắm những thức ăn uống, sắp đặt cho ban Trị Nhựt náùu nướng những thức ăn thích hợp với nhu cầu cân thiết cho Tăng chúng.

5/ HƯƠNG ĐĂNG: Lau quét điện Phật, chưng cúng hoa quả và hướng dẫn Phật tử hành huơng lễ Phật.

6/ THƯỞNG BAN VƯỜN : Trồng cây và chăm sóc vườn cây cho tươi tốt, đồng thời biết thu hoạch quả đúng lúc, hoặc bán kịp thời.

7/ TRƯỞNG BAN RẪY: Trồng rau đậu và các thứ cãi xú… cho chúng đủ ăn hằng ngày.

8/ TRƯỞNG BAN HOA KIỂNG:Trồng trọt và trông coi chăm sóc toàn thể hoa kiểng trong Thiền Viện, dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo.

9/ BAN KHÁM BỆNH :  Ở nơi xa vắng, Ban Khám Bệnh rất tối cần thiết. Nhờ có Ban Khám Bệnh dập tắt cơn bệnh của chúng từ lúc khởi đầu. Phật đã dạy săn sóc người bệnh là săn sóc Phật.

         VI. PHẦN KHÁCH :

           Khách hành hương, tham quan và khách ở lại. Khách ở lại có ngắn hạn và dài hạn. Tất cả khách đều giữ nghiêm trang lịch sự, khi đến Thiền Viện. Thiền Viện chia làm hai phần, Nội Viện và Ngoại viện.

1/ Khách hành hương và khách tham quan : Khách hành huơng, tham quan chỉ ở phần ngoại Viện. Trừ khi khách muốn nghiên cứu về đường lối tu hành của Thiền Viện, phải nhờ thầy Tri Khách xin phép, sau đó mới được dẫn vào.

2/ Khách ở lại Thiền Viện ngắn hạn. Nếu khách đến thăm thân nhân, hoặc đến nghiên cứu, chỉ được ở lại không quá 7 ngày.

3/ Khách ở lại dài hạn. Một là khách ở lại thực tập tu dài hạn tại nhà Khách. Hai là khách ở lại xin nhập thất. Hai hạn khách nầy được ở lại Thiền Viện không quá ba tháng. Trừ trường hợp tu hành khá đắc lực, muốn xin thêm thời gian cho được mỹ mãn, phải xin Hòa Thượng Viện Trưởng quyết định sau.

4/ Khách ở lại dài hạn, mọi nhu cầu ăn nghỉ đều do Tăng, Ni trong Thiên Viện cung cấp, cần phải hoàn lại chi phí trong thời gian ở, tùy theo khả năng. Nếu có trường hợp đặc biệt do Hòa Thượng Viện Trưởng quyết định.

            5/ Khách Ni và Phật tử nữ tuyệt đối không được ở lại đêm nhà Khách Tăng.

        VII. THỜI KHÓA TẠI THIỀN VIỆN :

          A. HẰNG NGÀY :

               Sáng :

      3g30 : Ba hồi chuông thức, hô chuông tọa thiền

      5g30 : Một hồi chuông xả thiền.

      6g15 : Ba tiếng bảng tiểu thực.

      7g30 : Ba tiếng kiểng công tác.

               Trưa:

      11g00 : Một hồi kiểng xả công tác.

      12g00 :Ba tiếng bảng thọ trai.

      1g 00   : Ba tiếng chuông nghỉ.

      2g 00   : Một hồi ba tiếng chuông thức.

      2g30    : Ba tiếng chuông tọa thiền.

                Chiều:

      4g30  : Một hồi chuông xả thiền.

      5g00  : Ba tiếng bảng tiểu thực.

                Tối:

      6g00  : Ba tiếng chuông sám hối.

      7g30  : Ba tiếng và hô chuông tọa thiền.

      9g30  : Một hồi chuông xả thiền.

      10g00: Ba tiếng chuông nghỉ.

           B. MỖI THÁNG :

a/   Thỉnh nguyện: ngày 14 – 29 : 2g30 chiều.

b/   Tham vấn   : ngày 14 – 29 : 8g sáng.

         VIII.  PHẦN TUYỂN SINH :

1/   Tuổi : Thiền sinh xin vào Thiền Viện từ 18 tuổi đến 55 tuổi. Ngoại trừ ban chức sự.

2/    Trình độ :

a/   Tu học tại Thiền Viện 3 năm trở lên.

b/   Học xong trường Cơ bản hoặc Cao cấp.

c/   Nếu cư sĩ xin xuất gia nhập chúng, phải có trình độ văn hóa ngoài đời và nhiều năm nghiên cứu thực tập tu Thiền.

3/  Người hâm mộ và quyết chí tu Thiền, khẳng định trong đời nầy phải sáng đạo mới được.

4/   Không tật nguyền và bệnh truyền nhiễm.

5/   Chấp nhận cuộc sống đạm bạc và lục Hòa.

6/   Làm tờ cam kết không phạm Nội qui của Thiền Viện.

           IX.  KẾT THÚC.

           Bản nội qui là một nhu cầu thiết yếu để bảo vệ sự an ổn của hiền sinh ở Thiền Viện. Nội qui giúp cho Thiền sinh sống hài hòa trong nề nếp đạo đức, khiến sự tu dễ phát triển. Vì thế, mỗi tháng mỗi lần thỉnh nguyện đọc lại nội qui, để Thiền sinh nghi nhớ và tự kiểm điểm xem mình coi phạm điều nào không. Vì tha thiết tu hành, các Thiền sinh cố nhớ giữ cho được trọn vẹn.

 

TỜ CAM KẾT 

Con tên……………………………….Pháp hiệu………………………………

Đệ tử của…………………………… .Hiện ở…………………………………

Trình độ………………………………………………………………………   

            Xin cam kết sẽ sống đúng nội qui của Thiền Viện. Nếu có phạm Lục hòa hay các giới trọng thuộc về mức độ nặng, con xin tự xấu hổ ra đi khỏi Thiền Viện, không làm phiền Ban Lãnh Đạo phải xử phạt, nếu phạm giới khinh và các điều khoản phụ, quá ba lần sám hối mà không sửa được, con cũng xin xấu hổ tự xuất chúng khỏi Thiền Viện.

            Con nguyện cố gắng tỉnh giác cao để làm tròn bổn phận một thiền sinh tại Thiền Viện.

                   ………………….ngày…………tháng………….năm ………

                        Bổ sư bảo đảm                                               Đương sự ký tên

 

]

 

Nguồn: Thiền Viện Hương Hải

THIỀN TÔNG VIỆT NAM