[Trang chu] [Kinh sach]

BƯỚC ĐẦU TRÊN CON ĐƯỜNG THIỀN

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3][p4][p5][p6]


XUÂN MIÊN VIỄN

hơg

Hôm nay là ngày đầu năm, tôi chúc tất cả Tăng Ni và Phật tử hưởng một mùa xuân miên viễn. Muốn hưởng một mùa xuân miên viễn, chúng ta phải làm sao, và tiếp nhận những ǵ? Sau đây là những yếu tố cần phải có để hưởng một mùa xuân miên viễn. Thông thường người đời đều thừa nhận một năm có bốn mùa là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân khí hậu ấm áp, cây cối đâm chồi nẩy lộc, và mọi người đều vui tươi, tất cả hạnh phúc, con người coi như có sẵn trong mùa xuân. Song, mùa xuân theo thời gian th́ dài lắm là ba tháng; hết xuân tới hạ, tới thu, tới đông. Cho nên cái vui của con người chỉ ngắn ngủi trong một lúc rồi hết. Sang mùa hạ th́ nóng bứt, mùa thu th́ buồn tẻ, mùa đông th́ rét mướt. Do đó, đối với người tu chúng ta không chấp nhận cái vui ngắn ngủi của mùa xuân năm tháng, mà cần có cái vui măi măi không lệ thuộc thời gian. Mùa xuân mà tôi muốn nói hôm nay là mùa xuân miên viễn, chứ không phải mùa xuân của thời tiết. Vậy, chúng ta tu thế nào để hưởng được một mùa xuân miên viễn; và mùa xuân miên viễn đó nó phát nguồn từ đâu?

Trở về nguồn, th́ chính Đức Phật Thích Ca là người đă hưởng trọn vẹn mùa xuân miên viễn và cũng chỉ cho tất cả chúng sanh một mùa xuân miên viễn, và gần hơn là Tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Aán Độ sang Trung Hoa, gieo rắc mùa xuân ấy nơi ḷng mọi người tu. Sau đây, tôi dẫn chuyện các Thiền sư cho quư vị nghe, để thấy mùa xuân miên viễn đó thể hiện trong tâm hồn những người đă sáng được lư đạo và sống được với đạo như thế nào?

Trước tiên tôi dẫn câu chuyện một vị tăng hỏi ngài Động Sơn Lương Giới:

- Thế nào là ư tổ sư từ Aán Độ sang ?

Ngài Động Sơn đáp:

- Đợi ḍng nước Động Sơn chảy ngược ta sẽ v́ ông nói.

"Sơn" là núi, "động" là hang. Nước ở trong khe động trên núi chảy xuống có lúc nào chảy ngược trở lên không? Tại sao Ngài Động Sơn bảo: "Đợi ḍng nước Động Sơn chảy ngược sẽ v́ ông nói?" Câu đó đă nói ǵ về ư Tổ sư từ Aán Độ sang ? Tổ sư đây là Tổ sư nào? Những Thiền sinh và Thiền khách thường băn khoăn không biết Tổ Bồ Đề Đạt Ma Ngài có ư ǵ để truyền dạy? Ư đó như thế nào? Ai cũng thắc mắc muốn hiểu, muốn biết. Ngài Động Sơn trả lời như vậy, qúy vị hiểu ư Tổ sư từ Aán Độ sang chưa? Ngài Nghĩa Thanh ở Đầu Tử, có làm kệ tụng như sau:

Cổ nguyên vô thủy nguyệt hà sanh

Măn ngạn Tây lưu nhất phái phân

Thông Lănh băi tuần, Hùng Nhĩ mộng

Tuyết đ́nh hưu thoại Thiếu Lâm xuân.

Dịch:

Nguồn xưa không nước nguyệt đâu sanh

Một mạch ḍng Tây chảy ngập tràn

Thông Lănh hỏi rồi Hùng Nhĩ mộng

Tuyết sân thôi nói Thiếu Lâm xuân.

Ngài Nghĩa Thanh đă nói ǵ về câu đáp của Ngài Động Sơn?

"Cổ nguyên vô thủy nguyệt hà sanh": ḍng suối xưa nếu khô th́ trăng không rọi bóng được. Nh́n xuống suối sở dĩ thấy được bóng trăng là v́ suối có nước trong. Nếu suối đă khô cạn th́ bóng trăng không hiện.

"Măn ngạn Tây lưu nhất phái phân": Tuy vậy, gịng suối xưa nó đă tràn cả bờ từ phương Tây trôi sang phương Đông thành một mạch chia ra nhiều nhánh chảy măi không dứt. Hai câu này dường như mâu thuẫn. Câu thứ nhất nói bóng trăng hiện là khi nào có nước. Vậy, có nước mới có bóng trăng, không nước th́ không bóng trăng, câu này nói ǵ về câu đáp của Ngài Động Sơn: "Đợi ḍng suối chảy ngược, tôi sẽ v́ ông nói"? Câu thứ hai: gịng suối cạn không có bóng trăng, tuy nói cạn mà không cạn, cứ chảy tràn cả bờ và chảy măi cho tới ngày nay. Như vậy để thấy gịng suối đó không phải là khô hẳn; không khô hẳn mà không bóng trăng.

"Thông Lănh băi tuần Hùng Nhĩ mộng": Ở núi Thông Lănh không c̣n thưa hỏi nữa, và ở trên núi Hùng Nhĩ chỉ là mộng thôi. Tổ Bồ Đề Đạt Ma tịch tại Thiếu Lâm, nhục thân Ngài được nhập tháp trên núi Hùng Nhĩ, Tống Vân khi đó đi sứ Aán Độ về ngang qua dăy núi Thông Lănh, kể lại rằng gặp Tổ quảy một chiếc dép đi về Tây (Aán Độ). "Thông Lănh băi tuần" là ở Thông Lănh không c̣n thưa hỏi nữa, tức là hết duyên ở Trung Hoa nên Ngài mới về Aán Độ. Như vậy, là nhục thân của Ngài nhập tháp ở núi Hùng Nhĩ chẳng qua là một giấc mộng. Tống Vân gặp Ngài ở núi Thông Lănh chỉ là một giấc mơ.

"Tuyết đ́nh hưu thoại Thiếu Lâm xuân". Nơi sân tuyết chùa Thiếu Lâm Thần Quang đến hỏi đạo, mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma xoay mặt vô vách. Thần Quang đứng ở ngoài sân, mùa đông tuyết ngập đến đầu gối, mà Ngài vẫn đứng trơ, nh́n thẳng vào Tổ không đổi sắc mặt, nên Tổ mới xoay lại hỏi:

- Cầu cái ǵ mà chịu khổ hạnh vậy?

- Con xin Ngài dạy cho con pháp môn cam lồ.

Từ đó Tổ mới nhận Ngài làm đồ đệ. Lúc Ngài Huệ Khả c̣n thưa hỏi th́ lúc đó c̣n duyên giáo hóa. Khi Ngài Huệ Khả không c̣n thưa hỏi nữa tức là Tổ Huệ Khả đă đạt được đạo, thấy được chân lư mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma đă truyền dạy. Lúc đó, ở Thiếu Lâm có được một mùa xuân miên viễn, nên nói "tuyết đ́nh hưu thoại Thiếu Lâm xuân". Mùa xuân ấy không c̣n bị thời gian chi phối, không c̣n vẻ ảm đạm của mùa thu, không c̣n cái lạnh lẽo của mùa đông. Muốn hưởng được mùa xuân miên viễn phải trải qua một cơn tuyết ngập tới gối, chớ không phải giản dị như người hiện nay được ấm no sung sướng mà muốn hưởng xuân Thiếu Lâm, chắc chắn là không được. Người tu thường đối diện với cái lạnh lẽo cô đơn, sự ấm áp của thế t́nh đă phai nhạt, chỉ có nguồn chánh pháp là sưởi ấm thôi. Nếu tu mà muốn t́nh đời sưởi ấm măi, chắc chắn chúng ta phải chịu lạnh muôn kiếp. Hiện tại chúng ta phải cam chịu lạnh, t́nh đời phải buông, phải xả, để c̣n trơ trọi "một con người" chỉ là "một con người". Khi đó chúng ta mới được sưởi ấm bằng một nguồn vui miên viễn của xuân Thiếu Lâm, nếu không th́ chẳng bao giờ chúng ta hưởng được mùa xuân ấy. Và, gịng suối từ Aán Độ chảy sang Trung Hoa và chảy măi đến Việt Nam, gịng suối đó đến bây giờ vẫn c̣n không cạn. Nhưng, chúng ta có hưởng được hay không là do sức chịu đựng, sức nỗ lực của chúng ta. Cũng như sau một trận tuyết lạnh rồi, Tổ Huệ Khả mới thấy mùa xuân ở Thiếu Lâm. Đó là ư nghĩa bài kệ của Ngài Nghĩa Thanh.

Một vị tăng hỏi Ngài Cửu Phong (thị giả hỏi chết người ở Thạch Sương): "Tổ Tổ truyền nhau là truyền việc ǵ?" Đáp : "Truyền y bát". Nếu truyền y bát th́ khô khan làm sao ! Y th́ không biết nói, bát cũng là đồ vô tri, y bát là vật vô t́nh, truyền vật vô t́nh đó có lợi ǵ cho người? Nếu nói Tổ Tổ truyền nhau là truyền y bát, điều đó không phải là đạo lư, nên Ngài Cửu Phong đáp:

- Thích Ca nghèo, Ca Diếp giàu.

Tăng hỏi:

- Thế nào là Thích Ca nghèo?

Sư đáp :

- Không một pháp cho người.

Tại sao Đức Thích Ca nghèo lắm vậy? Ngài không có một vật để cho người th́ không nghèo là ǵ? Sau này con cháu Ngài cũng nghèo, người nghèo nhất là Hương Nghiêm Trí Nhàn. Nghèo cho tới không có đất cắm dùi và cũng không có dùi để cắm nữa. Tŕnh bày chỗ nghèo của ḿnh Ngài nói:

Năm xưa nghèo c̣n có đất cắm dùi

Năm nay nghèo không có dùi để cắm.

Như vậy, sự truyền thừa của Phật Tổ, quí vị thấy truyền thừa cái ǵ? Đức Thích Ca không có một vật để cho người, th́ có cái ǵ để mà truyền?

Vị tăng hỏi thêm:

- Thế nào là Ca Diếp giàu?

Sư trả lời :

- Trong nước Mạnh Thường Quân.

Xưa ở Trung Hoa, Mạnh Thường Quân là người nuôi dũng sĩ, dũng sĩ nào mà thất thời lỡ vận, ông đem về nuôi hết, nên nói Mạnh thường Quân là người giàu. Vậy Tổ Ca Diếp giàu là giàu cái ǵ? Nếu Tổ Ca Diếp nghèo th́ không truyền tới bây giờ. Bởi Ngài giàu nên Ngài truyền măi cho tới ngày nay không dứt, con cháu đông vầy, đó là cái giàu của Ngài Ca Diếp. Như vậy, đức Thích Ca nghèo v́ không có pháp cho người. Ngài Ca Diếp giàu nên truyền măi không dứt. Nói như thế có mâu thuẫn không? Nếu chúng ta thấy được cái không mâu thuẫn th́ chúng ta thấy được mùa xuân miên viễn ở chùa Thiếu Lâm. C̣n chúng ta thấy có mâu thuẫn th́ không thấy được mùa xuân miên viễn ở Thiếu Lâm. Sau đây, Thiền sư Tử Thuần ở núi Đơn Hà làm bài kệ nói về sự đối đáp này:

Tịch quang ảnh lư hiện toàn thân

Quí dị thiên nhiên quưnh xuất luân

Gia phú nhi nô thiên đắc lực

Dạ phân đăng tỏa chiếu tây lân.

Dịch :

Tịch quang trong bóng hiện toàn thân

Sang khác thiên nhiên vượt hạng thường

Con khó nhà giàu riêng đắc lực

Đêm chia đèn lửa giọi xóm gần.

"Tịch quang ảnh lư hiện toàn thân". Trong cái sáng lặng lẽ bóng nó hiện toàn thân. "Quí dị thiên nhiên quưnh xuất luân": Cái giàu sẵn có đó nó khác hẳn, vượt xa cái giàu thông thường của thế gian. "Gia phú nhi nô thiên đắc lực": Nhà giàu mà con làm tôi tớ, riêng được chỗ đắc lực. Cha giàu chỉ cho ông trưởng giả, con làm tôi tớ chỉ cho gă cùng tử chịu là tôi tớ trong kinh Pháp Hoa. Nhưng nếu người con tôi tớ khi rơ biết việc nhà rồi, tức là quản lưđược gia nghiệp th́ "dạ phân đăng hỏa chiếu tây lân" ông cha ban đêm chia đèn lửa để giọi chiếu xóm giềng gần. Hai câu đầu nói lên ư đức Thích Ca ngài nghèo, bởi v́ trong cái sáng lặng lẽ đó có cái bóng hiện ra toàn vẹn nhưng đó chỉ là cái bóng thôi. Đă là cái bóng có ǵ là thật, đă là không thật có ǵ để chia để trao? Nhưng trong đó có ngầm cái giàu, mà không phải là cái giàu thông thường của thế nhân, mà là cái giàu vượt hết tất cả của cải thường t́nh. Cái đó là cái giàu sẵn gọi là thiên nhiên sẵn có. Hai câu sau chỉ cái giàu của Ca Diếp. Ngài Ca Diếp rất là giàu, con cháu của Ngài nghèo nàn, một khi có sức kham nhẫn chịu đựng, có khả năng gánh vác được gia nghiệp, là Ngài giao chia cho đèn lửa để nối tiếp măi măi. Nên trong đạo thường nói kẻ sau nối tiếp người trước, dùng chữ "tục diệm truyền đăng" nghĩa là nối lửa trao đèn. Tại sao không trao ngọc trao vàng mà lại trao lửa trao đèn? và trao đèn trao lửa để làm ǵ? Chủ yếu của đạo Phật là giác ngộ, mà giác ngộ là sống bằng trí tuệ, mà sống bằng trí tuệ th́ sáng suốt. Bởi chúng sanh vô minh, mê mờ nên ch́m măi trong luân hồi sanh tử. Chỉ có ánh sáng của trí tuệ mới phá được vô minh, mê mờ. Nếu vô minh mê mờ hết th́ chúng sanh ra khỏi ṿng luân hồi sanh tử. Truyền bá chánh pháp là trao đèn tiếp lửa, để soi sáng cho chúng sanh. Cứu cánh mà Phật nhắm là tu phải có ánh sáng trí tuệ, để tự ḿnh diệt khổ và giải khổ cho người, nên trong đạo nói truyền trao đèn chánh pháp là vậy. Một thiền sư Nhật Bản viết câu chuyện đề tựa là "Giáo lư thượng thừa" như sau: "Một chú mù đi thăm một người bạn, bởi bạn cố tri nên khi gặp lại, hai người ngồi nói chuyện măi quên cả th́ giờ. Khi chú từ giă ra về th́ đêm đă khuya. Ngoài trời tối đen, anh bạn mới nói:

- Ngoài kia trời tối, để tôi thắp đèn cho anh cầm về.

Chú mù cười nói:

- Tôi thấy ngày như đêm, đêm như ngày, không cần đèn.

Anh bạn mới giải thích:

- Anh không cần đèn, nhưng anh nên cầm cây đèn đi, người ta thấy đèn họ tránh, không đụng vào anh.

Chú mù nghe có lư nói:

- Được !

Anh bạn thắp cho cây đèn, chú cầm đi, đi dọc đường đèn tắt, bất thần người ta đụng vào người chú, chú mù nói:

- Anh không thấy tôi sao ?

Người đi đường nói:

- Dạ, tôi không thấy.

Chú mù nói:

- Tôi cầm cây đèn đây mà anh không thấy à!

Người đi đường đáp:

- Thưa bạn, cây đèn bạn tắt tự bao giờ!

Đó là "Giáo lư thượng thừa".

Quư  vị t́m xem giáo lư thượng thừa ở chỗ nào? Và bây giờ tôi kể chuyện được trao đèn của Ngài Đức Sơn. Ngài Đức Sơn khi đầu phục Thiền sư Long Đàm Sùng Tín và được nhận làm đệ tử. Một hôm, Ngài hầu thầy, từ tối măi tới khuya ở trong thất. Thiền sư Sùng Tín bảo: Đêm đă khuya sao ông không xuống? Đức Sơn liền bước ra vén rèm lên, bèn trở lại thưa: Ngoài kia tối đen. Thiền sư Sùng Tín thắp đèn đưa, Đức Sơn vừa đưa tay nhận đèn, th́ Thiền Sư Sùng Tín thổi tắt phụp. Ngay khi đó, Đức Sơn liền ngộ. Từ đó về sau, Ngài không cần đèn nữa. Trao đèn như vậy có trao hay không? Tại sao Đức Sơn cần đèn đưa tay nhận, mà Thiền sư Sùng Tín đưa cho lại thổi tắt mà gọi là trao đèn tiếp lửa? Câu chuyện trước, người bạn sáng mắt thương người bạn mù nên thắp đèn cho cầm để tránh tai nạn. Đă là mù th́ đèn tắt hay cháy cũng không biết, nên có đèn cũng vô ích. Chỉ người sáng mắt cầm đèn mới hữu dụng. Hiểu câu chuyện này th́ hiểu câu chuyện của Ngài Đức Sơn. Cũng vậy, nếu Ngài Huệ Khả không có đứng chịu lạnh ở ngoài sân tuyết trước chùa Thiếu Lâm th́ Tổ Đạt Ma đâu có trao đèn cho ngài Huệ Khả. Ngài Huệ Khả đủ khả năng, đủ sức nhận mới được trao. Cũng vậy, nơi chúng ta nếu không phát sáng được vô sư trí, th́ dù thầy dù bạn có muốn cho chúng ta sáng cũng không sáng được. Nên cái học lư thuyết của thầy của bạn không cứu được cái mê ch́m trong luân hồi sanh tử của chúng ta. Muốn cứu được cái mê, chính chúng ta phải phát minh được vô sư trí và lúc đó mới được trao đèn.Trao mà không trao nên gọi là giáo lư thượng thừa. Hiểu như vậy qúy vị mới hiểu nghĩa trao đèn tiếp lửa trong bài tụng ở trước của ngài Tử Thuần.

Có vị tăng hỏi Ngài Cư Hối:

- Tổ Đạt Ma lại là Tổ chăng?

Cư Hối đáp:

- Chẳng phải Tổ.

Tăng hỏi:

- Đă chẳng phải Tổ lại đến làm ǵ?

Ngài Cư Hối đáp:

- V́ ông chẳng tiến.

Tăng hỏi:

- Sau khi tiến th́ thế nào?

Cư Hối đáp:

- Mới biết chẳng phải Tổ.

Sau khi tiến được mới biết chẳng phải tổ. Đức Sơn v́ tiến không được, thấy ngoài trời tối đen nên cần đèn, v́ cần đèn nên thầy thắp đưa cho. Song, liền thổi tắt phụp. Khi đèn tắt Ngài mới tiến được, tiến được thấy thầy có trao đèn cho ḿnh không? chưa tiến thấy cần đèn, mong thầy trao cho ḿnh đèn, nên c̣n thấy có Tổ. Khi tiến được rồi th́ có ǵ để trao? Mới biết không phải Tổ. Không phải Tổ mà là Tổ. Cái đó mới lạ lùng. Qua câu chuyện trên cùng Ngài Tử Thuần làm bài kệ:

Thiếu Lâm tục diệm sự kham kỳ

Lạp dạ phương khai tuyết hậu chi

Hoàng bá tích niên tằng hữu ngữ.

Đại Đường quốc lư một thiền sư.

Dịch:

Thiếu Lâm tiếp lửa việc lạ kỳ.

Tháng chạp tuyết rơi sao mới chia

Hoàng Bá năm xưa từng đă nói

Đại Đường cả nước không thiền sư.

Tại sao cả nước Đại Đường mà không có thiền sư? Theo thế gian nói đến Tổ th́ người ta nghĩ những ông Tổ chỉ dạy cho người nghề nghiệp như tổ thợ mộc th́ dạy cách làm mộc, phải đục phải đẽo thế nào, cần những đồ nghề ǵ? tổ thợ rèn cũng có một phương pháp để chỉ dạy thành thợ rèn. Tổ của Thiền tông dạy chúng ta cái ǵ?

"Không có một pháp cho người" mà dạy cái ǵ, truyền cái ǵ? Đă không có dạy, không có truyền th́ có là Tổ không? tuy không dạy không truyền mà vẫn là Tổ. Thoáng qua coi như không có Tổ, v́ mỗi người chúng ta đă sẵn có tánh giác không phải do Tổ cho, nên nói không phải Tổ ; nếu mỗi người không sẵn có tánh giác, dù cho Ngài có chỉ Đông vẽ Tây, chắc chắn cũng không nhận được. Cho nên không phải Tổ mà là Tổ. Ở đây cũng vậy, Ngài Hoàng Bá nói cả nước Đại Đường không có Thiền sư, tạm gọi tên là thiền sư. Câu đầu nói: "Thiếu Lâm tục diệm sự kham kỳ" nghĩa là sự trao đèn tiếp lửa ở Thiếu Lâm rất lạ lùng. "Lạp dạ phương khai tuyết hậu chi". Sau đêm tháng chạp tuyết lạnh mới nở được hoa, nên nói "Tháng chạp tuyết rơi sau mới chia". Như vậy, chúng ta thấy việc truyền thừa của chư Tổ là mồi đèn tiếp lửa để măi măi soi sáng cho nhân loại ở thế gian. Do đó nên ở đây tôi đặt tên Thiền viện Thường Chiếu là nhắm vào ư nghĩa này. Nếu nói Thường Chiếu không th́ thấy có vẻ lơ lững quá! Để tránh tên một hai người nói là Huệ Nhật Thường Chiếu hay Tuệ Đăng Thường Chiếu, cùng nghĩa trao đèn tiếp lửa. Kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn có câu: "Huệ Nhật phá chư ám" tức là mặt trời trí huệ phá mọi tối tăm, mà Thường Chiếu là phá ám chứ ǵ? Cho nên chúng ta phải hiểu cho thấu đáo cho tường tận cái đích của người trước nhắm, không nên hiểu lờ mờ. Thường Chiếu nói theo tinh thần Thiền là đèn trí huệ hay mặt trời trí huệ măi măi soi sáng không gián đọan. Tôi có tham vọng là muốn cho ngọn đèn chánh pháp của Phật măi măi soi sáng cho chúng sanh không gián đọan, không tắt dứt. Đó là điều mơ ước mong mỏi của chúng tôi. Hiện tại có chiếu soi chút chút, nếu mai kia tôi tịch rồi th́ qúy vị phải soi sáng tiếp tục đừng để gián đoạn, nếu để gián đoạn th́ mất nghĩa "Thường Chiếu" đó vậy. Chủ đích của người tu Phật là dùng ánh sáng trí huệ để soi sáng tự ḿnh và giúp người phá tan màng u minh thoát khỏi ṿng trầm luân sanh tử. Hôm nay tôi nói ra đây để quư vị có mặt ư thức bổn phận và trách nhiệm của ḿnh, để nhắm thẳng vào mục tiêu mà tiến. Ḥa Thượng viện trưởng V.H.Đ.G.H.P.G.V.N.T.N dạy chúng ta làm việc ǵ qua một thời gian, phải tự hỏi lại ḿnh có thực hiện đúng mục đích hay không? Làm v́ danh, v́ lợi hay v́ cái ǵ? Tự hỏi lại để nhắc ḿnh hướng đúng mục tiêu mà ḿnh đă nhắm. Ở đây tôi nhắm mục tiêu "Tổ Tổ tương truyền" v́ chúng ta là những người đă thừa hưởng ánh sáng của Phật Pháp của Tổ Thầy, nên chúng ta phải đem ánh sáng đó soi lại cho người sau, cùng được sáng như chúng ta. Có những khi cần giảng hai chữ Thường Chiếu, tôi giảng có tính cách lịch sử. Thường Chiếu là tên của một Thiền sư Việt Nam có tư cách đặc biệt nên tôi thích lấy tên Ngài đặt tên Thiền viện. Hôm nay tôi nói rơ mục đích để quư vị nắm vững mà thực hành th́ tôi nói là Huệ Nhật Thường Chiếu hay Tuệ Đăng Thường Chiếu, không phải là chuyện thường. Đó là chỗ mà hôm nay tôi muốn nêu lên cho quư vị có mặt thấy để thực hiện cho kỳ được. V́ Phật Tổ đều muốn cho chúng ta phải làm như vậy.

Tôi kết thúc lại bài nói chuyện hôm nay bằng hai câu thơ:

Bất đạp kim thời lộ

Thường du kiếp ngoại xuân.

"Bất đạp kim thời lộ" là không dẫm chân trên con đường hiện thời. Thường, người tu Thiền chỉ sống với hiện tại, mà tại sao nói không đạp trên con đường hiện thời? Con đường hiện thời ở đây chỉ cho con đường mà người đời đang đua nhau chen lấn đi, đó là con đường danh, lợi, tài, sắc v.v... Nếu chúng ta không đạp lên trên con đường đó th́ chúng ta sẽ "thường du kiếp ngoại xuân". Kiếp ngoại xuân là mùa xuân vượt ngoài thời gian năm, tháng. V́ thông lệ nói tới xuân là người ta nghĩ tới bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của thời tiết. Mùa xuân kiếp ngoại là mùa xuân không c̣n bị lệ thuộc thời tiết nóng lạnh, không lệ thuộc thời gian. Hai câu này tôi tạm dịch theo thể văn lục bát:

Chẳng đi theo bước đương thời

Mùa xuân kiếp ngoại thảnh thơi dạo hoài.

Vậy, tôi mong rằng tất cả Tăng Ni cùng Phật tử ai ai cũng được hưởng một mùa xuân kiếp ngoại hay một mùa xuân miên viễn.

]

 

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3][p4][p5][p6]

[Trang chu] [Kinh sach]