[Trang chu] [Kinh sach]

KINH THẬP THIỆN

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3c1][p3c2][p3c3]


GIẢNG VĂN KINH

(tt)

21. ÂM:

Phục thứ Long vương, nhược ly ỷ ngữ tức đắc thành tựu tam chủng quyết định. Hà đẳng vi tam?

Nhất : Định vi trí nhân sở ái.

Nhị : Định năng dĩ trí như thật đáp vấn.

Tam : Định ư nhân thiên oai đức tối thắng, vô hữu hư vọng.

Thị vi tam. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời đắc Như Lai sở thọ kư giai bất đường quyên.

DỊCH:

Lại nữa Long vương, nếu xa ĺa ỷ ngữ th́ thành tựu được ba món quyết định. Những ǵ là ba?

1. Quyết định được người trí ưa thích.

2. Quyết định có thể dùng trí như thật đáp các câu hỏi.

3. Quyết định đối với người trời có oai đức tối thắng, không hư vọng.

Đó là ba món quyết định. Nếu hồi hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, th́ sau khi thành Phật được Như Lai thọ kư chẳng luống dối.

GIẢNG:

Phật dạy người không nói thêu dệt (ỷ ngữ), không dùng lời hoa mỹ để lừa gạt người th́ được ba công đức:

1- Định vi trí nhân sở ái: Người không nói thêu dệt để lừa gạt người th́ được người trí mến thương.

2- Định năng dĩ trí như thật đáp vấn: Người không nói thêu dệt th́ được phước báo là có trí như thật để trả lời một cách quyết định những câu hỏi của người khác. Khi được hỏi điều ǵ là đủ trí trả lời điều đó một cách đúng đắn không quanh co dài ḍng.

3- Định ư nhân thiên oai đức tối thắng, vô hữu hư vọng: Người không nói lời ỷ ngữ được phước báo là đối với người trời có oai đức tối thắng, không ai sánh bằng.

Đó là ba món quyết định của người tu nhân không nói ỷ ngữ. Nếu biết hướng về quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, th́ sau khi thành Phật, sẽ được lời Như Lai thọ kư không sai dối. Nghĩa là sau khi thành Phật biết được người này tu công hạnh thế nào, người kia tu công hạnh thế nào, rồi thọ kư cho họ đời nào sẽ thành Phật không luống dối. Đó là do tu biết giữ giới không nói ỷ ngữ mà được. Sở dĩ Phật thọ kư cho hàng Thanh văn và Bồ-tát tu bao nhiêu kiếp nữa thành Phật là do công đức không nói ỷ ngữ. C̣n chúng ta ngày nay nói ǵ trật nấy là do không giữ được giới này.

Đó là những công đức của khẩu nghiệp thiện.

22. ÂM:

Phục thứ Long vương, nhược ly tham dục tức đắc thành tựu ngũ chủng tự tại. Hà đẳng vi ngũ?

Nhất : Tam nghiệp tự tại, chư căn cụ túc cố.

Nhị : Tài vật tự tại, nhất thiết oán tặc bất đoạt cố.

Tam : Phước đức tự tại, tùy tâm sở dục vật giai bị cố.

Tứ : Vương vị tự tại, trân kỳ diệu vật giai phụng hiến cố.

Ngũ : Sở hoạch chi vật, quá bổn sở cầu, bá bội thù thắng, do ư tích thời, bất xan tật cố.

Thị vi ngũ. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, tam giới đặc tôn, giai cộng kính dưỡng.

DỊCH:

Lại nữa Long vương, nếu xa ĺa tham dục th́ được thành tựu năm món tự tại. Những ǵ là năm?

1- Ba nghiệp tự tại, các căn đầy đủ.

2- Của cải tự tại, tất cả oán tặc không cướp đoạt được.

3- Phước đức tự tại, tùy ḷng ưa muốn vật dụng có sẵn đầy đủ.

4- Vương vị tự tại, đồ vật quí lạ, đều được dâng hiến.

5- Được nhiều vật thù thắng, gấp trăm lần ḷng mong cầu, v́ thuở xưa không bỏn sẻn ganh ghét.

Đó là năm món tự tại. Nếu hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, th́ sau khi thành Phật đặc biệt được ba cơi thảy đều cung kính cúng dường.

GIẢNG:

Ở đây Phật dạy người nào ĺa tham dục th́ được năm món tự tại:

1- Tam nghiệp tự tại, chư căn cụ túc cố: Tam nghiệp là thân miệng ư. Tự tại là không bị ràng buộc, không bị cái ǵ làm chướng ngại. Do ĺa tham dục nên thân khẩu ư không bị ràng buộc hay chướng ngại, các căn: mắt, tai, mũi, lưỡi đầy đủ không thiếu bộ phận nào.

2- Tài vật tự tại, nhất thiết oán tặc bất đoạt cố: Người không tham th́ được phước báo có tiền của dư thừa, dùng xài thoải mái, không bị oán tặc cướp đoạt.

3- Phước đức tự tại, tùy tâm sở dục vật giai bị cố: Người không tham th́ được phước đức đầy đủ, tùy tâm ước muốn, mọi vật dụng đều có đầy đủ.

4- Vương vị tự tại, trân kỳ diệu vật, giai phụng hiến cố: Người không tham th́ được phước báo là ngôi vua tự tại vững vàng, tất cả những đồ vật quí giá được người dâng hiến đầy đủ.

5- Sở hoạch chi vật, quá bổn sở cầu, bá bội thù thắng, do ư tích thời, bất xan tật cố: Người không tham lam được phước báo là những vật mong ước, được hơn chỗ ḿnh mong cầu gấp trăm lần, v́ thuở xưa không có ḷng xan tham tật đố, bỏn sẻn.

Đó là năm món tự tại của người tu giữ giới không tham dục. Đây nói cho dễ hiểu là hạn chế ḷng tham tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ. Nếu muốn thành Phật hay muốn tu cho có tiến bộ, muốn có nhiều công đức th́ không kể ở đây, v́ những ước muốn này có ư nghĩa hướng thượng, không làm cho người đọa lạc. Trong phạm vi ngũ dục người nào khởi ḷng tham đắm là mắc phải lỗi. C̣n người nào ĺa tham dục sẽ được năm món tự tại kể trên. Do quả báo như thế, nên đời này có những người làm ít mà được nhiều th́ biết đời trước không tham lam bỏn sẻn. C̣n người nào muốn nhiều mà được ít th́ biết đời trước tham quá nên đời này quả báo không như ư. Chẳng hạn như học mà thi rớt là do lỗi đời trước tham danh, nên đời này cầu mà không được, tham tài, tham sắc… cũng vậy. Tóm lại trong năm món đó, nếu trước tham lam th́ bây giờ không được như ư. Ngược lại, nếu giữ trọn vẹn hoặc được phần nào th́ bây giờ tương đối được như ư.

23. ÂM:

Phục thứ Long vương, nhược ly sân nhuế tức đắc bát chủng hỷ duyệt tâm pháp. Hà đẳng vi bát?

Nhất : Vô tổn năo tâm.

Nhị : Vô sân nhuế tâm.

Tam : Vô tranh tụng tâm.

Tứ : Nhu ḥa chất trực tâm.

Ngũ : Đắc Thánh giả từ tâm.

Lục : Thường tác lợi ích an chúng sanh tâm.

Thất : Thân tướng đoan nghiêm chúng cộng tôn kính.

Bát : Dĩ ḥa nhẫn cố, tốc sanh Phạm thế.

Thị vi bát. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, đắc Phật vô ngại tâm, quán giả vô yểm.

DỊCH:

Lại nữa Long vương, nếu xa ĺa sân hận th́ được tám pháp hỷ duyệt nơi tâm. Những ǵ là tám?

1. Tâm không tổn năo.

2. Tâm không sân hận.

3. Tâm không tranh tụng.

4. Tâm nhu ḥa ngay thật.

5. Được ḷng từ của bậc Thánh.

6. Sẵn ḷng làm lợi ích an lạc cho chúng sanh.

7. Thân tướng đoan nghiêm chúng đều tôn kính.

8. Do ḥa nhẫn mau sanh về cơi Phạm thiên.

Đó là tám pháp hỷ duyệt nơi tâm. Nếu ai hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sau khi thành Phật được tâm vô ngại của Phật, người xem không chán.

GIẢNG:

Phật dạy nếu người nào xa ĺa sân hận th́ được tám pháp hỷ duyệt nơi tâm:

1- Vô tổn năo tâm: Ḷng không sân hận th́ không khởi niệm làm xúc năo tổn hại người. V́ vậy mà ḿnh an người vui.

2- Vô sân nhuế tâm: Không có tâm giận hờn. Ở đời này tâm không c̣n sân giận th́ đời sau cũng không c̣n chủng tử sân giận, thường được an ổn vui vẻ.

3- Vô tranh tụng tâm: Người không sân hận th́ không khởi niệm tranh chấp, không tranh chấp th́ đâu có thưa kiện ai.

4- Nhu ḥa chất trực tâm: Người không sân giận th́ được tâm nhu ḥa ngay thẳng. Người có tâm nhu ḥa ngay thẳng lúc nào cũng đem nguồn sáng cho mọi người.

5- Đắc Thánh giả từ tâm: Người không sân hận th́ thường có tâm từ bi thương xót tất cả chúng sanh như các bậc Thánh.

6- Thường tác lợi ích an chúng sanh tâm: Người không sân hận, thường thương xót làm cho chúng sanh an vui lợi ích.

7- Thân tướng đoan nghiêm, chúng cộng tôn kính: Người không sân hận, tâm thường nhu ḥa vui vẻ, nên có h́nh tướng đoan chánh trang nghiêm. Thế nên được nhiều người tôn kính.

8- Dĩ ḥa nhẫn cố, tốc sanh Phạm thế: Người không sân hận, lúc nào cũng ḥa nhă an nhẫn nên mau sanh lên cơi trời Phạm thiên.

Đó là tám pháp hỷ duyệt nơi tâm do không sân hận mà thành tựu. Vậy người muốn khỏi tranh tụng, muốn được nhu ḥa ngay thẳng, muốn có ḷng từ bi như vị Thánh… th́ hiện đời phải dứt sân hận. Người c̣n sân hận th́ không được tám pháp hỷ duyệt này. Vậy người nào hay tranh tụng thiếu ḷng nhân ái, thân h́nh thô xấu, quạu quọ, th́ biết người đó do nghiệp nhân sân hận đời trước chiêu cảm quả báo như vậy.

24. ÂM:

Phục thứ Long vương, nhược ly tà kiến, tức đắc thành tựu thập công đức pháp. Hà đẳng vi thập?

Nhất : Đắc chân thiện ư lạc, chân thiện đẳng lữ.

Nhị : Thâm tín nhân quả, ninh quyên thân mạng, chung bất tác ác.

Tam : Duy quy y Phật, phi dư thiên đẳng.

Tứ : Trực tâm chánh kiến, vĩnh ly nhất thiết kiết hung nghi vơng.

Ngũ : Thường sanh nhân thiên bất cánh ác đạo.

Lục : Vô lượng phước tuệ, chuyển chuyển tăng thắng.

Thất : Vĩnh ly tà đạo, hành ư Thánh đạo.

Bát : Bất khởi thân kiến, xả chư ác nghiệp.

Cửu : Trú vô ngại kiến.

Thập : Bất đọa chư nạn.

Thị vi thập. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, tốc chứng nhất thiết Phật pháp, thành tựu tự tại thần thông.

DỊCH:

Lại nữa Long vương, nếu xa ĺa tà kiến th́ sẽ được thành tựu mười pháp công đức. Những ǵ là mười?

1. Được ư vui chân thiện, bạn hữu chân thiện.

2. Tin sâu nhân quả, thà bỏ thân mạng, trọn không làm ác.

3. Chỉ quy y Phật, không quy y các thiên thần khác v. v…

4. Tâm ngay thẳng, thấy biết chân chánh xa hẳn các sự ngờ vực kiết hung.

5. Thường sanh thân trời người, không rơi vào đường dữ.

6. Phước tuệ vô lượng lần lần thêm nhiều.

7. Xa hẳn đường tà, thực hành Thánh đạo.

8. Chẳng khởi thân kiến, bỏ các nghiệp ác.

9. Trụ tri kiến vô ngại.

10.Không bị các tai nạn.

Ấy là mười. Nếu hướng về quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, th́ sau khi thành Phật mau chứng tất cả pháp Phật, thành tựu thần thông tự tại.

GIẢNG:

Như trước đă nói, tà kiến là không tin lư nhân quả, chấp thường chấp đoạn, chấp thế giới hữu biên… tin tà ma ngoại đạo, tin b́nh vôi ông táo… Do những kiến chấp đó mà mê mờ rồi tạo nghiệp bất thiện, chiêu cảm quả báo khổ đau. Phật biết rơ nhân không tốt đó, nên dạy chúng ta phải xa ĺa tà kiến. Người xa ĺa tà kiến được mười công đức như sau:

1- Đắc chân thiện ư lạc, chân thiện đẳng lữ: Xa ĺa tà kiến th́ được ư vui chân thật của người trời. Chẳng những bản thân ḿnh được vui chân thật mà c̣n được nhiều bạn bè chân thật hiền thiện.

2- Thâm tín nhân quả, ninh quyên thân mạng, chung bất tác ác: Người xa ĺa tà kiến th́ có ḷng tin sâu nhân quả, không nghe lời xúi bảo không chân chánh của bất cứ ai, thà chết chớ không làm ác. V́ biết rơ làm ác sẽ thọ nhận quả báo khổ, nên dứt khoát không làm, Phật thường dạy: "Thà chết chớ trọn không phá giới". Tuy chết mà được sanh về cơi lành gặp Phật pháp để tu, sống mà phá giới đọa vào địa ngục, biết chừng nào ra khỏi khổ đau?

3- Duy quy y Phật, phi dư Thiên đẳng: Người xa ĺa tà kiến chỉ quy y Phật, pháp, tăng chớ không quy y với trời, thần, quỉ, vật… Trong kinh có nói: Lúc Phật đến cung trời Đao-lợi nói pháp cho mẹ Ngài nghe, th́ có chư Thiên đến quy y với Phật. Chư Thiên c̣n quy y với Phật mà chúng ta lại quy y với chư Thiên là sao? Có những lúc Phật một ḿnh ở nơi thanh vắng, chư Thiên đến cầu Phật nghe pháp. Chư Thiên c̣n cầu pháp với Phật, chẳng lẽ chúng ta lại cầu pháp với chư Thiên? Thế nên, chỉ quy y với Phật, không quy y với thiên, thần, quỉ, vật, ngoại đạo… Có một số phật tử tuy quy y với Phật, nhưng nghe nói cậu này linh, cô kia linh liền đến để xin bùa hộ mệnh, làm ăn khá giả, tuy quy y Phật mà chưa có chánh tín. Chúng ta muốn trở thành một phật tử chánh tín là phải dứt bỏ tà kiến.

4- Trực tâm chánh kiến, vĩnh ly nhất thiết kiết hung nghi vơng: Người xa ĺa tà kiến, thường có chánh kiến tâm ngay thẳng nhận định chín chắn, xa hẳn mọi ngờ vực về kiết hung. Chỗ này đa số phật tử đều kẹt, tuy quy y Phật, pháp, tăng mà nghe nói kiết hung lành dữ th́ vẫn cứ lo sợ! Nghe ai đoán vận mệnh năm bảy năm về trước, hay năm bảy năm về sau đúng như việc đă xảy ra, liền tới đó đoán vận mệnh! Nếu là phật tử chân chánh tin sâu nhân quả, biết quả tốt hay xấu, đúng thời tiết nhân duyên nó đến là phải nhận thôi. V́ nhân đă tạo rồi, quả đến là chuyện hiển nhiên, không có ǵ để sợ, để nghi, th́ đoán vận mệnh để làm ǵ? Hiện nay c̣n nhiều chùa vấp phải lỗi này, Phật dạy một đường mà tăng ni làm một nẻo, nên tu hoài không thành Phật, không hết khổ. Chúng ta tu phải đúng như lời Phật dạy th́ mới an vui hết khổ.

5- Thường sanh nhân thiên bất cánh ác đạo: Đoạn ly tà kiến th́ được sanh cơi người, cơi trời, không sa vào đường dữ là địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh.

6- Vô lượng phước tuệ chuyển chuyển tăng thắng: Người xa ĺa tà kiến th́ được phước đức vô lượng, phước đức càng ngày càng tăng trưởng.

7- Vĩnh ly tà đạo, hành ư Thánh đạo: Người xa hẳn tà kiến thường hành Thánh đạo. Có nhiều cụ già hay lo lắng: Bây giờ tôi tu không đắc đạo, chẳng biết đời sau tôi có gặp Phật pháp để tu không? Các cụ hăy an tâm. Muốn đời sau gặp Phật pháp để tiếp tục tu, th́ ngay bây giờ không tin tà ma, đồng bóng, ngoại đạo, chỉ một ḷng tin Tam bảo, chắc chắn đời sau không bị lạc, v́ chủng tử đă sẵn nơi tạng thức rồi, th́ sẽ gặp lại chánh pháp tu nữa.

8- Bất khởi thân kiến, xả chư ác nghiệp: Người xa ĺa tà kiến th́ không khởi kiến chấp về thân năm ấm, nên không tô đắp vun bồi cho nó sung túc để rồi tạo các nghiệp ác chiêu cảm quả báo khổ đau.

9- Trụ vô ngại kiến: Người dứt được tà kiến, lúc nào cũng thấy biết chín chắn xuyên suốt, không bị những kiến chấp lệch lạc làm ngăn ngại việc học tu của ḿnh.

10- Bất đọa chư nạn: Người không c̣n tà kiến th́ không si mê, luôn luôn sáng suốt, lời nói hành động lúc nào cũng hợp với chánh pháp, nên thân khẩu ư không tạo nghiệp ác, v́ vậy mà không bị khổ nạn.

Đó là mười công đức của người đoạn ĺa tà kiến. Người muốn tu tiến hơn, biết hướng về quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác th́ sẽ được thành Phật. Sau khi thành Phật sẽ chứng được tất cả pháp mà Phật đă chứng, như Tam minh, Lục thông… Vậy chúng ta tu, muốn đời sau an ổn, muốn được gặp Phật pháp luôn luôn để tu hành cho đến ngày thành Phật, th́ không thể không biết mười công đức này.

25. ÂM:

Nhĩ thời Thế Tôn phục cáo Long vương ngôn:

Nhược hữu Bồ-tát y thử thiện nghiệp, ư tu đạo thời, năng ly sát hại nhi hành bố thí cố. Thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, trường thọ vô yểu, bất vi nhất thiết oán tặc tổn hại. Ly bất dữ thủ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, tối thắng vô tỷ, tất năng bị tập chư Phật pháp tạng. Ly phi phạm hạnh nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, kỳ gia trinh thuận, mẫu cập thê tử, vô hữu năng dĩ dục tâm thị giả…. Ly hư cuống ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, ly chúng hủy báng, nhiếp tŕ chánh pháp, như kỳ thệ nguyện, sở tác tất quả. Ly ly gián ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, quyến thuộc ḥa mục, đồng nhất chí lạc, hằng vô quai tránh. Ly thô ác ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, nhất thiết chúng hội hoan hỷ quy y, ngôn giai tín thọ, vô vi cự giả. Ly vô nghĩa ngữ nhi hành thí cố, thường phú tài bảo vô năng xâm đoạt, ngôn bất hư thiết, nhân giai kính thọ, năng thiện phương tiện, đoạn chư nghi hoặc. Ly tham cầu tâm nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, nhất thiết sở hữu, tất dĩ huệ xả, tín giải kiên cố, cụ đại oai lực. Ly phẫn nộ tâm nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, tốc tự thành tựu vô ngại tâm trí, chư căn nghiêm hảo kiến giai kính ái. Ly tà đảo tâm nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, hằng sanh chánh kiến, kính tín chi gia, kiến Phật, văn pháp, cúng dường chúng tăng, thường bất vong thất đại Bồ-đề tâm.

Thị vi đại sĩ tu Bồ-tát đạo thời, hành Thập thiện nghiệp, dĩ thí trang nghiêm sở hoạch đại lợi.

DỊCH:

Bấy giờ Thế Tôn lại bảo Long vương: Nếu có Bồ-tát nương mười nghiệp thiện này để tu hành:

-Hằng ĺa giết hại mà thực hành hạnh bố thí, nên giàu sang nhiều của báu không bị xâm đoạt, trường thọ không chết yểu, không bị tất cả oán tặc làm tổn hại.

- Do ĺa nghiệp không cố lấy của chẳng cho, lại tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai cướp đoạt, không ai sánh kịp và thâu thập được đầy đủ những kho tàng Phật pháp.

- Do ĺa lỗi tà hạnh mà tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai cướp đoạt, trong nhà trinh thuận (vợ thủ tiết với chồng) mẹ và vợ con không ai đem ḷng dục xâm phạm.

- Ĺa nói dối, tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai cướp đoạt, không bị nhục mạ, ǵn giữ được chánh pháp như bổn nguyện và khi thực hành nhất định kết quả.

- Ĺa lời nói ly gián, tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai xâm phạm, thân bằng quyến thuộc thuận ḥa, cùng một ư chí vui vẻ, hằng không trái nghịch.

- Ĺa lời nói thô ác, tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai cướp đoạt, tất cả hội chúng đều vui vẻ qui về, nói ra đều được người tin nhận không chống trái.

- Ĺa lời nói vô nghĩa (ỷ ngữ), tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai chiếm đoạt, nói không hư dối, người đều kính thọ, hay dùng phương tiện khéo léo đoạn dứt mọi nghi hoặc.

- Ĺa tâm tham cầu, tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không bị chiếm đoạt, có vật ǵ đều đem ban cấp, tin hiểu vững chắc, đủ oai lực lớn.

- Dứt ḷng sân hận, tu hạnh bố thí, nên thường được của báu không ai chiếm đoạt, tự ḿnh mau thành tựu trí vô ngại, các căn nghiêm trang tốt đẹp người thấy kính ưa.

- Ĺa ḷng tà đảo, tu hạnh bố thí, nên thường giàu có, của báu không ai chiếm đoạt, thường sanh vào nhà kính tin chánh kiến, thấy Phật, nghe pháp, cúng dường chúng tăng, thường không quên mất tâm đại bồ-đề.

Đó là bậc Đại sĩ khi tu đạo Bồ-tát, làm mười nghiệp thiện, dùng hạnh bố thí trang nghiêm mà được lợi lớn.

GIẢNG:

Đến đây Phật nhắc lại một lần nữa, những vị Bồ-tát y theo nghiệp lành mà tu hành th́ được nhiều điều lợi ích lớn:

- Người chẳng những không đoạn mạng sống chúng sanh lại c̣n bố thí, th́ được giàu có không ai xâm phạm chiếm đoạt tài sản của ḿnh, sống lâu không chết yểu, không bị oán tặc làm hại.

- Người chẳng những không trộm cướp mà c̣n bố thí, th́ được giàu có, của cải không bị cướp đoạt, không ai sánh kịp, lại chứa nhóm được kho tàng Phật pháp.

- Người chẳng những không tà hạnh lại c̣n bố thí, th́ thường được giàu có, của báu không ai xâm chiếm cướp đoạt. Gia đ́nh trinh thuận, nghĩa là mẹ, vợ, con không bị người đem ḷng dục xâm phạm.

- Người chẳng những ĺa nói dối lại c̣n bố thí, th́ được giàu có, của báu không ai xâm phạm chiếm đoạt, tránh được các điều chê bai, khéo giữ ǵn chánh pháp, quyết định kết quả được như lời nguyện của ḿnh.

- Người chẳng những không nói hai lưỡi lại c̣n bố thí, thường được giàu có, của báu không bị xâm đoạt, quyến thuộc thuận ḥa, vui vẻ đồng một chí hướng, ḷng không chống nghịch, gia đ́nh sống an vui hạnh phúc.

- Người chẳng những ĺa lời nói ác lại c̣n bố thí, th́ thường giàu có, của báu không bị ai xâm phạm chiếm đoạt. Lời nói thường được người nghe vui vẻ kính tin làm theo không chống trái. Lại có phương tiện khéo léo giải nghi ngờ cho người đời.

Đó là những điều lợi ích của thân nghiệp và khẩu nghiệp thiện. Sau đây là những nghiệp thiện của ư.

- Người chẳng những ĺa tham dục lại c̣n bố thí th́ được giàu có, của báu không ai cướp đoạt. Có của cải đều muốn đem ban bố cho người, ḷng tin kiên cố, có đủ oai lực lớn.

- Người chẳng những ĺa nóng giận lại c̣n bố thí th́ được giàu sang, của báu không ai cướp đoạt, tự ḿnh mau được trí vô ngại, tức là nghĩ và làm điều ǵ cũng đúng, h́nh dung tốt đẹp ai thấy cũng mến.

- Người chẳng những ĺa tà kiến điên đảo lại c̣n bố thí th́ được giàu có, của báu không bị chiếm đoạt, thường được sanh vào nhà chánh kiến, kính tin Tam bảo, thấy Phật, nghe pháp, cúng dường chúng tăng, không quên mất tâm đại bồ-đề.

Các vị Bồ-tát là bậc Đại sĩ, khi tu đạo Bồ-tát th́ tu mười nghiệp lành, lấy bố thí để trang nghiêm, nên được lợi ích lớn như vậy. Quí phật tử hiện giờ tuy chưa tu hạnh Bồ-tát, mà biết tu mười nghiệp lành không trái phạm, lại biết bố thí th́ sẽ được quả báo tốt về sau.

26. ÂM:

Như thị Long vương, cử yếu ngôn chi, hành Thập thiện đạo, dĩ giới trang nghiêm cố, năng sanh nhất thiết Phật pháp nghĩa lợi, măn túc đại nguyện. Nhẫn nhục trang nghiêm cố, đắc Phật viên âm, cụ chúng tướng hảo. Tinh tấn trang nghiêm cố, năng phá ma oán, nhập Phật pháp tạng. Định trang nghiêm cố, năng sanh niệm, tuệ, tàm, quí, khinh an. Tuệ trang nghiêm cố, năng đoạn nhất thiết phân biệt vọng kiến.

DỊCH:

Như vậy Long vương, nói tóm lại, tu Thập thiện đạo, do tŕ giới trang nghiêm nên hay sanh các nghĩa lợi Phật pháp và đầy đủ nguyện lớn. Do nhẫn nhục trang nghiêm nên được viên âm của Phật, đủ các tướng tốt. Do tinh tấn trang nghiêm, nên hay phá được ma oán, vào pháp tạng của Phật. Do thiền định trang nghiêm nên hay sanh niệm, tuệ, tàm, quí, khinh an. Do trí tuệ trang nghiêm nên hay đoạn dứt tất cả phân biệt vọng kiến.

GIẢNG:

Tới đây Phật nâng thêm một tầng nữa là người tu thập thiện mà c̣n tu Lục độ ba-la-mật th́ có nhiều công đức như sau: Nếu lấy hạnh tŕ giới để trang nghiêm th́ được các điều lợi ích chân thật của Phật pháp và đầy đủ nguyện lớn. Nếu lấy hạnh nhẫn nhục để trang nghiêm th́ sẽ được tiếng viên âm của Phật. Thường tiếng của Phật, mọi tầng lớp chúng sanh ai cũng nghe được và cũng thích, nên gọi là viên âm. Nếu dùng hạnh tinh tấn để trang nghiêm th́ hay phá các loài ma oán thể nhập Như Lai tạng. Người lúc lập hạnh để tu thường bị ma chướng thử thách làm ngăn ngại việc tiến tu. V́ vậy phải tinh tấn để khắc phục mọi chướng ngại, vượt qua mọi khó khăn tiến đến quả Phật. Nếu dùng thiền định để trang nghiêm th́ được niệm, tuệ, tàm, quí, khinh an. Người tu thiền định, khi đă chú tâm quán tưởng một đề mục thuần thục, th́ tâm được nhẹ nhàng thơ thới, trí tuệ sáng suốt. Nếu dùng trí tuệ để trang nghiêm, tức là dùng trí để quan sát giản trạch chánh tà, mới có khả năng đoạn dứt được mọi kiến chấp hư vọng không thật, tức là dứt thấy biết sai lầm không đúng lẽ thật.

Tóm lại, người nào biết tu Thập thiện lại c̣n tu thêm Lục độ th́ được phước báo vô lượng vô biên như trên vừa kể.

27. ÂM:

Từ trang nghiêm cố, ư chư chúng sanh bất khởi năo hại. Bi trang nghiêm cố, mẫn chư chúng sanh thường bất yểm xả. Hỷ trang nghiêm cố, kiến tu thiện giả tâm vô hiềm tật. Xả trang nghiêm cố, ư thuận vi cảnh vô ái nhuế tâm. Tứ nhiếp trang nghiêm cố, thường cần hóa nhất thiết chúng sanh.

DỊCH:

Dùng ḷng Từ trang nghiêm, nên đối với các chúng sanh, không khởi tâm năo hại. Dùng ḷng Bi trang nghiêm, nên thương xót chúng sanh thường không chán bỏ. Dùng tâm Hỷ trang nghiêm, nên thấy người tu thiện ḷng không ganh tỵ. Dùng tâm Xả trang nghiêm, nên đối với cảnh thuận nghịch tâm không thương giận. Dùng Tứ nhiếp pháp trang nghiêm, nên thường siêng năng nhiếp hóa tất cả chúng sanh.

GIẢNG:

Người đă tu Thập thiện lại c̣n dùng ḷng Từ trang nghiêm nên không khởi tâm năo hại. Tức là phát khởi ḷng thương xót cứu giúp tất cả mọi loài, khiến cho họ được an vui, không có tâm làm năo hại khiến cho chúng sanh đau khổ. Người đă tu Thập thiện lại c̣n dùng tâm Bi trang nghiêm, nên thương các chúng sanh không chán bỏ. Tức là đem ḷng thương xót chúng sanh đau khổ, dùng mọi phương tiện để cứu giúp. Dù cho chúng sanh có khó độ, khó nói cũng không nhàm chán, không phó mặc bỏ qua. Người đă tu Thập thiện lại c̣n dùng tâm Hỷ trang nghiêm, thấy người tu thiện không ganh ghét. Nghĩa là đối với chúng sanh ai làm được điều ǵ tốt đẹp hoặc hưởng được phước báo hơn ḿnh, th́ khởi tâm tùy hỷ, chớ không có ḷng ganh ghét đố kỵ làm năo hại họ. Người đă tu Thập thiện lại c̣n dùng tâm Xả trang nghiêm, nên đối với cảnh thuận nghịch ḷng không thương giận. Nghĩa là trong sự tương giao giữa ḿnh với người, dù cho người có đối với ḿnh tử tế, ḿnh không v́ thế mà sanh ḷng ái nhiễm, hoặc họ xử sự với ḿnh tệ bạc, ḿnh cũng không v́ thế mà oán giận họ. Tóm lại người nào tu Thập thiện mà biết tu thêm Tứ vô lượng tâm th́ được những công đức: Ḷng không năo hại chúng sanh, không nhàm bỏ chúng sanh, không đố kỵ ganh ghét khi thấy chúng sanh hơn ḿnh, không ái nhiễm hay oán ghét đối với cách đối xử ưu ái hay tệ bạc. Và người tu Thập thiện biết tu thêm Tứ nhiếp pháp th́ được công đức siêng năng hóa độ chúng sanh.

Như vậy, hàng Bồ-tát dù tu hạnh nào cũng lấy Thập thiện làm căn bản. Thế nên Thập thiện là nền tảng mà người tu không thể xem thường.

28. ÂM:

Niệm xứ trang nghiêm cố, thiện năng tu tập Tứ niệm xứ quán. Chánh cần trang nghiêm cố, tất năng đoạn trừ nhất thiết bất thiện pháp, thành nhất thiết thiện pháp. Thần túc trang nghiêm cố, hằng linh thân tâm khinh an khoái lạc. Ngũ căn trang nghiêm cố, thâm tín kiên cố, tinh cần phỉ giải, thường vô mê vọng, tịch nhiên điều thuận đoạn chư phiền năo. Lực trang nghiêm cố, chúng oán tận diệt, vô năng hoại giả. Giác chi trang nghiêm cố, thường thiện giác ngộ nhất thiết chư pháp. Chánh đạo trang nghiêm cố, đắc chánh trí tuệ, thường hiện tại tiền. Chỉ trang nghiêm cố, tất năng địch trừ nhất thiết kiết sử. Quán trang nghiêm cố, năng như thật tri chư pháp tự tánh. Phương tiện trang nghiêm cố, tốc đắc thành măn vi vô vi lạc.

DỊCH:

Dùng Niệm xứ trang nghiêm nên khéo tu tập Tứ niệm xứ quán. Dùng Chánh cần trang nghiêm nên hay đoạn trừ tất cả pháp bất thiện, thành tựu tất cả pháp thiện. Dùng Thần túc trang nghiêm nên hằng khiến cho thân tâm nhẹ nhàng vui vẻ. Dùng Ngũ căn trang nghiêm nên ḷng tin sâu xa kiên cố, siêng năng không biếng nhác thường không mê vọng, vắng lặng điều ḥa đoạn dứt các phiền năo. Dùng Ngũ lực trang nghiêm nên các oán dứt sạch, không ǵ hoại được. Dùng Giác chi trang nghiêm nên thường khéo giác ngộ tất cả các pháp. Dùng Chánh đạo trang nghiêm, nên được trí tuệ chân chánh thường hiện ở trước. Dùng Chỉ trang nghiêm nên dứt sạch tất cả kiết sử. Dùng Quán trang nghiêm, nên hay biết như thật tự tánh của các pháp. Dùng Phương tiện trang nghiêm, nên chóng được thành tựu viên măn cái vui hữu vi vô vi.

GIẢNG:

Tới đây Phật nói gọn, người tu Thập thiện mà c̣n tu thêm Ba mươi bảy phẩm trợ đạo th́ có được những công đức như sau:

Người tu Thập thiện lại c̣n khéo tu Tứ niệm xứ th́ đối với bốn pháp: Quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngă chóng được viên măn. Người tu Thập thiện lại c̣n khéo tu Tứ chánh cần th́ hay dứt trừ tất cả các pháp ác, thành tựu tất cả pháp lành. V́ tâm chưa móng khởi niệm ác, đă lo ǵn giữ không cho phát khởi. Nếu tội ác đă lỡ sanh th́ cố gắng đoạn trừ tận gốc rễ, không cho nó tái sanh nữa. Đồng thời siêng năng làm phát sanh những điều lành vừa móng khởi nơi tâm, trở thành hành động lợi ích thiết thực cho ḿnh cho mọi người. Và phải thường xuyên phát triển điều lành ấy thêm tăng trưởng thuần thục, th́ pháp ác đoạn dứt, pháp lành thành tựu.

Người tu Thập thiện lại c̣n khéo tu Tứ như ư túc th́ thân tâm được khinh an vui vẻ. Phàm người tu hành phải có chí nguyện, chí nguyện đó là tâm mong muốn thành Phật một cách thiết tha. Sau khi đă phát tâm mong cầu quả vị Phật rồi, phải tinh tấn thực hành pháp tu ḿnh đă chọn. Khi tinh tấn thực hành pháp tu, th́ thân tâm nhẹ nhàng an định dần dần, không c̣n tán loạn. Sau đó sẽ được nhất tâm, trí tuệ bừng sáng thấu suốt được thật tướng của các pháp.

Người tu Thập thiện lại c̣n khéo tu Ngũ căn th́ được ḷng tin Tam bảo một cách kiên cố, trên đường tu hành siêng năng tu tập không giải đăi, thường không mê vọng, hằng nhớ giới pháp đă thọ, nên tâm thường thanh tịnh, điều phục đoạn dứt phiền năo.

Người tu Thập thiện lại c̣n khéo tu Ngũ lực th́ có đức tin mạnh mẽ, có sức mạnh bất thối trên đường tu, nhớ giới pháp một cách sâu xa, có định lực phi thường, có thần lực của trí tuệ vô biên, trí thế gian không thể sánh kịp. Nhờ năm thần lực phi thường vừa kể mà khéo đoạn diệt được mọi oán thù.

Người tu Thập thiện lại c̣n khéo tu Thất giác chi th́ không bị lạc vào tà pháp, khéo chọn chánh pháp khế hợp với căn cơ của ḿnh, nên việc tu hành không bị chướng ngại, thường xuyên tiến bộ, không bị thối chuyển, không tự măn, không bỏ dở mục đích mà ḿnh đă nhắm. Nhờ siêng năng tu hành nên đoạn dứt phiền năo, thân tâm vui nhẹ không tạp loạn, an định, thấy rơ thật tướng của tất cả pháp, buông xả mọi kiến chấp về ngă và pháp, được giải thoát.

Người tu Thập thiện lại c̣n khéo tu Bát thánh đạo th́ lúc nào cũng tư duy, thấy biết, nói năng, hành động, nuôi mạng sống phù hợp với chánh pháp của Phật, luôn luôn tinh tấn nhớ nghĩ pháp tu, đi sâu vào thiền định đạt đến Niết-bàn giải thoát.

Người tu Thập thiện lại c̣n khéo tu Chỉ, nên dứt sạch mọi kiết sử như tham, sân, si… từng trói buộc sai khiến, làm cho con người khổ đau triền miên trong sanh tử. Người tu Thập thiện lại c̣n tu Quán th́ trí tuệ sáng suốt thấy biết các pháp đúng như thật. Người tu Thập thiện lại c̣n khéo dùng phương tiện để giúp người được lợi lạc về mặt hữu vi hay vô vi th́ chóng thành tựu viên măn cái vui Niết-bàn.

Tóm lại, Phật dạy người tu Thập thiện lại c̣n biết tu Lục độ vạn hạnh th́ sau này sẽ thành tựu quả vị Bồ-tát, quả vị Phật. Tu thêm Tứ vô lượng tâm, Tứ nhiếp pháp, th́ được công đức vô lượng vô biên như đă nêu ở trước. Tu thêm Ba mươi bảy phẩm trợ đạo th́ thành tựu quả A-la-hán, Bích-chi-Phật. Phật dạy tu Thập thiện là gốc, nếu tiếp tục tu các pháp vừa kể th́ mới được công đức như đă nêu.

29. ÂM:

Long vương đương tri, thử Thập thiện nghiệp, năi chí năng linh Thập lực tứ vô úy, Thập bát bất cộng nhất thiết Phật pháp, giai đắc viên măn. Thị cố nhữ đẳng ưng cần tu học.

DỊCH:

Long vương nên biết, Mười nghiệp thiện này, hay khiến cho Mười lực, Bốn vô sở úy, Mười tám pháp bất cộng, tất cả Phật pháp đều được viên măn. Thế nên các ông phải siêng năng tu học.

GIẢNG:

Đây là lời Phật khuyên: Mười nghiệp thiện là pháp tu căn bản có công đức lớn như đă nói, nên hăy siêng năng tu học.

30. ÂM:

Long vương! Thí như nhất thiết thành ấp tụ lạc giai y đại địa nhi đắc an trụ, nhất thiết dược thảo hủy mộc tùng lâm, diệc y địa nhi đắc sanh trưởng. Thử Thập thiện đạo, diệc phục như thị. Nhất thiết nhân thiên y chi nhi lập, nhất thiết Thanh văn, Độc giác bồ-đề, chư Bồ-tát hạnh, nhất thiết Phật pháp, hàm cộng y thử Thập thiện đại địa nhi đắc thành tựu.

DỊCH:

Long vương! Ví như tất cả thành ấp xóm làng đều nương đại địa mà được an trụ, tất cả cỏ thuốc cây cối, bụi rừng cũng nương nơi đất mà được sanh trưởng. Thập thiện nghiệp đạo cũng lại như thế. Tất cả người trời nương nơi đó mà được thành lập, tất cả Thanh văn, Độc giác Bồ-đề, các hạnh Bồ-tát, tất cả Phật pháp, đều nương chung vào đại địa Thập thiện mà được thành tựu.

GIẢNG:

Phật dạy tất cả thành ấp, xóm làng đều nương nơi đất mà được an trụ, nào là cỏ cây rừng bụi cũng nương nơi đất mà sanh trưởng. Mười pháp lành này cũng lại như thế. Tất cả người trời đều nương nơi mười pháp lành mà thành lập. Nghĩa là do mười pháp lành này mà được làm người làm trời. Tất cả Thanh văn Bồ-đề, các hạnh Bồ-tát đều nương nơi mười pháp lành này mà được thành tựu. Tóm lại, Người, Trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật đều lấy mười pháp lành làm gốc. Dù tu pháp nào, nếu bỏ mười pháp lành này đều không thành tựu. Học đạo giỏi đến đâu, nói tu cao thế mấy, nếu bỏ mười pháp lành này mà không tu, th́ không thể thành tựu Thánh quả. Nếu ngồi thiền lâu được định, mà khi xả thiền cũng vẫn c̣n tham sân si… th́ thiền định đó vẫn là thiền phàm phu, tu chưa tới đâu cả. Thí dụ người nói từ bi ưa bố thí cứu giúp chúng sanh, mà c̣n đắm mê ngũ dục th́ cũng vẫn là phàm phu. Cho nên dù tu pháp ǵ cao siêu, mà bỏ Thập thiện th́ không được. Người, Trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật, cũng đều đứng trên đất Thập thiện mà được vững vàng. Có người tự nhận ḿnh tu cao, song có ai đụng chạm đến là la lối nặng lời, người như vậy vẫn không tiến bộ. Quí vị nhớ, Thập thiện gồm ba nghiệp thiện nơi thân, bốn nghiệp thiện nơi miệng và ba nghiệp thiện nơi ư. Quí vị rán nhớ để tu và có thể tu thêm những hạnh khác, th́ công đức vô lượng, quả Phật thành tựu viên măn. Nếu không tu Thập thiện mà tu những hạnh khác, e không thành tựu Thánh quả. Thế nên tu phải lấy Thập thiện làm căn bản.

31. ÂM:

Phật thuyết thử kinh dĩ, Ta-kiệt-la Long vương cập chư đại chúng nhất thiết thế gian, thiên, nhân, a-tu-la đẳng, giai đại hoan hỷ tín thọ phụng hành.

DỊCH:

Phật nói kinh này rồi, Long vương Ta-kiệt-la cùng toàn thể đại chúng tất cả thế gian thiên, nhân, a-tu-la thảy đều vui vẻ, tin nhận vâng làm.

GIẢNG:

Sau khi Phật nói kinh này xong, trong hội chúng ai cũng vui vẻ tin nhận vâng làm. Bây giờ quí vị đă được nghe tôi giảng kinh rồi, có vui vẻ thực hành không? Nếu thực hành là phải dẹp bỏ tham, sân, si, tà kiến… Thực hành không dễ mà cũng không khó. Nếu nghe rồi, nỗ lực tu hành th́ được công đức vô lượng. Nếu nghe rồi bỏ, không thực hành, tuy nghe hoài mà vẫn không tiến. Điều quan trọng là tin nhận rồi phải thực hành mới được lợi ích. Quí vị nhớ thực hành mười pháp này gọi là pháp lành, ngược lại là mười điều ác. Làm mười điều ác sẽ dẫn đến địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, tu mười pháp lành sẽ tiến lên cơi Người, Trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật.

Phật đă vạch rơ hai hướng lên xuống rơràng, tùy quí vị chọn lựa để thực hành, kiếp sống an vui hạnh phúc hay trầm luân đau khổ là do quí vị, chớ không ai làm thay được việc này. Thế nên chúng ta tu, làm sao cho hiện đời được an vui lợi ích, mai sau cũng được an vui lợi ích và đời đời gặp Phật pháp. Phật dạy nếu người tại gia tu Thập thiện th́ gia đ́nh thân thuộc được an vui hạnh phúc. Xóm làng tu Thập thiện th́ xóm làng được an vui hạnh phúc. Cả một quốc gia tu Thập thiện th́ quốc gia đó thành nước an lạc. Ngược lại th́ gia đ́nh quyến thuộc bất an xào xáo, xóm làng rối loạn thiếu an ninh, quốc gia loạn ly chinh chiến, không giềng mối đạo đức, giống như địa ngục… Đó là hậu quả xấu ác của cá nhân cũng như đoàn thể không tu Thập thiện.

Vậy quí vị hăy tự kiểm lại, xét quả hiện tại để biết nhân đời trước và làm sao cho nhân hiện tại luôn tốt, để đời này cũng như đời sau được an vui hạnh phúc không bị khổ đau. Nên nhớ, tự ḿnh làm cho ḿnh hạnh phúc với trí tuệ sáng suốt, chớ không do ai đem đến cho ḿnh. Thế nên đừng có tà kiến mê tín làm theo sự rủ rê xúi bảo của kẻ khác, mà không tận dụng trí tuệ để cân nhắc việc nên hoặc không nên làm. V́ nhân lành hay ác đều do ḿnh tạo, rồi cũng tự ḿnh chiêu cảm quả báo vui hay khổ, không ai thế thay cho ḿnh cả.

]

 


[mucluc][loidausach][p1][p2][p3c1][p3c2][p3c3]

[Trang chu] [Kinh sach]