ÐỜI THỨ NHẤT MÔN ÐỆ LỤC TỔ HUỆ NĂNG
Có Bốn Mươi Ba Vị:
1-
Thiền sư Hành Tư (Thanh Nguyên)
2-
Thiền sư Hoài Nhượng (Nam Nhạc)
3-
Thiền sư Huyền Giác (Vĩnh Gia)
4-
Thiền sư Bổn Tịnh
5- Quốc
sư Huệ Trung
6-
Thiền sư Thần Hội (Hà Trạch)
7-
Thiền sư Pháp Hải
8-
Thiền sư Chí Thành
9-
Quật-đa Tam Tạng (Tây Ấn Ðộ)
10-
Thiền sư Hiểu Liễu
11-
Thiền sư Trí Hoàng
12-
Thiền sư Pháp Ðạt
13-
Thiền sư Trí Thông
14-
Thiền sư Chí Triệt
15-
Thiền sư Trí Thường
16-
Thiền sư Chí Ðạo
17-
Thiền sư Ấn Tông
18-
Thiền sư Huyền Sách
19-
Thiền sư Linh Thao
20-
Thiền sư Kỳ-đà
21-
Thiền sư Tịnh An
22-
Thiền sư Tâm
23-
Thiền sư Ðịnh Chơn
24-
Thiền sư Kiên Cố
25-
Thiền sư Ðạo Tiến
26-
Thiền sư Thiện Khoái
27-
Thiền sư Duyên Tố
28-
Thiền sư Tông Nhất
29-
Thiền sư Thiên Hiện
30-
Thiền sư Phạm Hạnh
31-
Thiền sư Tự Tại
32-
Thiền sư Hàm Thông
33-
Thiền sư Thái Tường
34-
Thiền sư Pháp Tịnh
35-
Thiền sư Biện Tài
36-
Thiền sư Dạo Dung
37- Ngô
Ðầu-đà
38-
Thiền sư Ðạo Anh
39-
Thiền sư Trí Bổn
40-
Thiền sư Pháp Chơn
41-
Thiền sư Huyền Giai
42-
Thiền sư Ðàm Thổi
43- Thích
sử Vi Cừ
*
1. THIỀN SƯ HÀNH TƯ
Ở
Núi Thanh Nguyên - (? - 740)
Sư họ Lưu, quê ở
Kiết Châu, An Thành, xuất gia từ thuở bé. Mỗi khi trong chúng
họp lại luận bàn đạo lý thì Sư chỉ lặng thinh. Sau này, nghe Lục
tổ Huệ Năng ở Tào Khê, Sư liền đến tham học.
Sư hỏi Tổ:
- Phải làm việc gì
khỏi rơi vào giai cấp?
Tổ gạn lại:
- Ngươi từng làm
việc gì?
- Thánh đế cũng
chẳng làm.
- Vậy rơi vào giai
cấp nào?
- Thánh đế cũng
chẳng làm, làm gì có giai cấp.
Tổ thầm hứa nhận.
Tại Tào Khê học
chúng khá đông, Sư là người đứng đầu trong chúng.
Một hôm Tổ gọi Sư
bảo:
- Từ trước y pháp
cả hai đều được thầy truyền cho trò, y để tiêu biểu làm tin,
pháp để ấn tâm, nay không còn sợ người chẳng tin. Ta từ nhận y
đến nay đã gặp nhiều tai nạn, huống là đời sau cạnh tranh quá
nhiều. Y để lại nơi đây, ngươi đến một phương truyền bá Tâm tông
không để cho đoạn dứt.
*
Sau khi đắc pháp,
Sư trở về trụ trì chùa Tịnh Cư trên núi Thanh Nguyên ở Kiết
Châu.
Có ông Sa-di Hy
Thiên đến, Sư hỏi:
- Ngươi phương nào
đến?
Hy Thiên thưa:
- Con từ Tào Khê
đến.
- Ðem được cái gì
đến?
- Chưa đến Tào Khê
cũng chẳng mất.
- Mặc tình dùng đi,
đến Tào Khê làm gì?
- Nếu không đến
Tào Khê đâu biết chẳng mất.
Hy Thiên hỏi:
- Ðại sư Tào Khê
lại biết Hòa thượng chăng?
- Nay ngươi biết ta
chăng?
- Biết. Lại đâu
có thể biết được.
- Loài có sừng tuy
nhiều, một con lân là đủ.
- Hòa thượng rời
Tào Khê đến giờ là bao lâu?
- Ta cũng chẳng
biết. Ngươi mới lìa Tào Khê.
- Hy Thiên không
từ Tào Khê đến.
- Ta cũng biết chỗ
ngươi đi.
- Hòa thượng thật
là đại nhân chớ tạo thứ lớp.
Hôm khác, Sư lại
hỏi Hy Thiên:
- Ngươi từ đâu
đến?
Hy Thiên thưa:
- Con từ Tào Khê
đến.
Sư bèn dựng phất
tử hỏi:
- Tào Khê lại có
cái này chăng?
- Chẳng những Tào
Khê, Tây thiên cũng không.
- Ngươi đã từng
đến Tây thiên chăng?
- Nếu đến tức có.
- Chưa đúng, hãy
nói lại.
- Hòa thượng cũng
cần nói giúp phân nửa chớ hoàn toàn trông vào học nhân.
- Không từ chối
nói với ngươi, chỉ ngại về sau không có người đảm đang thừa kế.
*
Một hôm Sư sai Hy
Thiên đem thơ sang Thiền sư Hoài Nhượng, dặn rằng:
- Ngươi đem thơ xong
về nhanh, ta có chiếc búa nhỏ sẽ cho ngươi ở núi.
Hy Thiên đến Thiền
sư Hoài Nhượng, chưa trình thơ đã hỏi:
- Khi chẳng mộ chư
Thánh, chẳng trọng tánh linh mình thì thế nào?
Thiền sư Hoài
Nhượng đáp:
- Ngươi hỏi tột cao
xanh, sao không hỏi trở xuống?
- Thà chịu vĩnh
kiếp trầm luân, chớ chẳng mộ chư Thánh giải thoát.
Thiền sư Hoài
Nhượng bèn thôi.
Hy Thiên về đến
chùa Tịnh Cư, Sư hỏi:
- Ngươi đi không
lâu, đem thơ đến chăng?
- Tin cũng chẳng
thông, thơ cũng chẳng đến.
- Làm thế nào?
Hy Thiên thuật lại
lúc đến Thiền sư Hoài Nhượng cho Sư nghe xong, bèn thưa:
- Khi đi nhờ ơn Hòa
thượng hứa cho chiếc búa, tiện đây xin nhận lấy.
Sư liền duỗi một
chân.
Hy Thiên lễ bái.
Sau đó, Hy Thiên
từ giã Sư lên núi Nam Nhạc ở tu.
*
Một hôm Thiền sư
Thần Hội đến tham vấn, Sư hỏi:
- Ở đâu đến?
Thần Hội đáp:
- Tào Khê đến.
- Ý chỉ Tào Khê
thế nào?
Thần Hội chỉnh
thân rồi thôi.
Sư bảo:
- Vẫn còn đeo ngói
gạch.
- Ở đây Hòa
thượng có vàng ròng cho người chăng?
- Giả sử có cho,
ông để vào chỗ nào?
*
Có vị Tăng đến
hỏi Sư:
- Thế nào là đại
ý Phật pháp?
Sư đáp:
- Gạo ở Lô Lăng
giá bao nhiêu?
Sư truyền pháp cho
Hy Thiên xong, đến ngày mười ba tháng chạp năm Canh Thìn, nhằm
đời Ðường niên hiệu Khai Nguyên năm thứ 28 (740 T.L.), Sư lên
pháp đường từ biệt chúng, ngồi kiết già thị tịch.
Sau này, vua Hiến
Tông ban hiệu là Hoàng Tế Thiền sư, tháp tên Qui Sơn.
*
2.
THIỀN SƯ HOÀI
NHƯỢNG
ở
Nam Nhạc - (677-744)
Người sau vì kính
trọng Sư nên lấy chỗ ở mà gọi hiệu là Nam Nhạc.
Sư họ Ðỗ, quê ở
Kim Châu, sanh ngày mùng tám tháng tư đời Ðường niên hiệu Nghi
Phụng năm thứ hai (677 T.L.). Ðược muời lăm tuổi, Sư theo Luật sư
Hoàng Cảnh ở chùa Ngọc Tuyền đất Kinh Châu xuất gia.
Sau khi thọ giới
cụ túc, Sư học tập tạng Luật. Một hôm, Sư tự than: "Phàm người
xuất gia phải vì pháp vô vi, trên trời và nhân gian không gì hơn
được!"
Bạn đồng học là
Thản Nhiên biết Sư có chí cao siêu, khuyên Sư cùng đi đến yết
kiến Hòa thượng Huệ An ở Tung Sơn. Hòa thượng An chỉ dạy và sau
bảo Sư đến Tào Khê tham vấn Lục tổ Huệ Năng.
Sư đến Tào Khê,
Tổ hỏi:- Ở đâu đến?
Sư thưa:- Ở Tung Sơn
đến.
Tổ hỏi:- Vật gì
đến?
Sư thưa:
- Nói in tuồng một
vật tức không trúng.
- Lại có thể tu
chứng chăng?
- Tu chứng tức
chẳng không, nhiễm ô tức chẳng được.
- Chính cái không
nhiễm ô này là chỗ hộ niệm của chư Phật, ngươi đã như thế, ta
cũng như thế. Tổ Bát-nhã-đa-la ở Tây thiên có lời sấm rằng:
"Dưới chân ngươi sẽ xuất hiện NHẤT MÃ CÂU (con ngựa tơ) đạp
chết người trong thiên hạ. Ứng tại tâm ngươi chẳng cần nói
sớm."
Sư hoát nhiên kế
hội. Từ đây, Sư ở hầu hạ Tổ ngót mười lăm năm.
*
Ðời Ðường niên
hiệu Tiên Thiên năm thứ hai (713 T.L.), Sư đến Hoành Nhạc (dãy
núi liên tục) ở chùa Bát-nhã.
Có vị Sa-môn ở
viện Truyền pháp hiệu Ðạo Nhất hằng ngày ngồi thiền. Sư biết
đó là pháp khí (người hữu ích trong Phật pháp) bèn đi đến hỏi:
- Ðại đức ngồi
thiền để làm gì?
Ðạo Nhất thưa:- Ðể
làm Phật.
Sau đó, Sư lấy một
cục gạch đêán trên hòn đá ở trước am Ðạo Nhất ngồi mài. Ðạo
Nhất thấy lạ hỏi:
- Thầy mài gạch
để làm gì?
Sư đáp:
- Mài để làm
gương.
- Mài gạch đâu có
thể thành gương được?
- Ngồi thiền đâu
có thể thành Phật được?
- Vậy làm thế nào
mới phải?
- Như trâu kéo xe,
nếu xe không đi, đánh xe là phải? đánh trâu là phải?
Ðạo Nhất lặng
thinh, Sư nói tiếp:
- Ngươi học ngồi
thiền hay học ngồi Phật? Nếu học ngồi thiền, thiền không phải
ngồi nằm. Nếu học ngồi Phật, Phật không có tướng nhất định,
đối pháp không trụ, chẳng nên thủ xả. Ngươi nếu ngồi Phật tức
là giết Phật, nếu chấp tướng ngồi chẳng đạt ý kia.
Ðạo Nhất nghe Sư
chỉ dạy như uống đề-hồ, lễ bái hỏi:
- Dụng tâm thế
nào mới hợp với vô tướng tam-muội?
Sư bảo:
- Ngươi học pháp
môn tâm địa như gieo giống, ta nói pháp yếu như mưa móc, nếu
duyên ngươi hợp sẽ thấy đạo này.
- Ðạo không phải
sắc tướng làm sao thấy được?
- Con mắt pháp tâm
địa hay thấy được đạo, Vô tướng tam-muội cũng lại như vậy.
- Có thành hoại
chăng?
- Nếu lấy cái
thành hoại tụ tán mà thấy đạo là không thể thấy đạo. Nghe ta
nói kệ:
Tâm địa
hàm chư chủng
Ngộ
trạch tức giai manh
Tam-muội
hoa vô tướng
Hà hoại
phục hà thành?
Dịch:
Ðất tâm
chứa các giống
Gặp ướt
liền nảy mầm
Hoa
tam-muội không tướng
Nào
hoại lại nào thành?
Ðạo Nhất nhờ khai
ngộ tâm ý siêu nhiên, theo hầu Sư suốt mười năm, mỗi ngày càng
nhận sâu lý đạo.
*
Ðệ tử nhập thất
gồm có sáu người. Sư ấn khả rằng:
- Sáu người các
ngươi đồng chứng thân ta, mỗi người khế hội một phần:
Người
được chân mày ta, giỏi về oai nghi là Thường Hạo.
Người
được mắt ta, giỏi về ngó liếc là Trí Ðạt.
Người
được tai ta, giỏi về nghe lý là Thản Nhiên.
Người
được mũi ta, giỏi về biết mùi là Thần Chiếu.
Người
được lưỡi ta, giỏi về đàm luận là Nghiêm Tuấn.
Người
được tâm ta, giỏi về xưa nay là Ðạo Nhất.
Sư lại bảo:
- Tất cả các pháp
đều từ tâm sanh, tâm không chỗ sanh, pháp không thể trụ. Nếu
đạt tâm địa việc làm không ngại, không phải thượng căn dè dặt
chớ nói. (Nhất thiết chư pháp giai tùng tâm sanh, tâm vô sở
sanh, pháp vô sở trụ. Nhược đạt tâm địa sở tác vô ngại, phi
ngộ thượng căn nghi thận từ tai.)
*
Có vị Ðại đức đến
hỏi Sư:
- Như gương đúc
tượng, sau khi tượng thành không biết cái sáng của gương đi về
chỗ nào?
Sư bảo:
- Như Ðại đức
tướng mạo lúc trẻ thơ hiện thời ở đâu?
- Tại sao sau khi
thành tượng không chiếu soi?
- Tuy không chiếu
soi, nhưng dối y một điểm cũng chẳng được.
*
Sau Ðạo Nhất đi
giáo hóa ở Giang Tây, Sư hỏi chúng:
- Ðạo Nhất vì
chúng thuyết pháp chăng?
Chúng thưa:
- Ðã vì chúng
thuyết pháp.
- Sao không thấy
người đem tin tức về?
Chúng lặng thinh.
Sư bèn sai một vị
Tăng đi thăm. Trước khi đi, Sư dặn:
- Ðợi khi y thượng
đường (lên thuyết pháp) chỉ hỏi "làm cái gì". Y trả lời, nhớ ghi
những lời ấy đem về đây.
Vị Tăng đi thăm
làm đúng như lời Sư đã dặn. Khi trở về, vị Tăng thưa:
- Ðạo Nhất nói:
"Từ loạn Hồ sau ba mươi năm, chưa từng thiếu tương muối."
Sư nghe xong gật
đầu.
*
Ðến ngày mười một
tháng tám, đời Ðường niên hiệu Thiên Bảo năm thứ ba (744 T.L.)
Sư viên tịch tại Hoành Nhạc, thọ sáu mươi bảy tuổi.
Vua sắc ban hiệu
là Ðại Huệ Thiền sư, tháp hiệu Thắng Luân.
*
3.
THIỀN SƯ HUYỀN GIÁC
ở
Vĩnh Gia-(665 - 713)
Sư họ Ðới, quê ở
Vĩnh Gia Ôn Châu, xuất gia từ thuở nhỏ. Sư xem khắp ba tạng Kinh,
trí đức viên mãn, trụ trì chùa Hưng Long. Sư tinh thâm về pháp
môn Chỉ Quán của Ðại sư Trí Khải ở núi Thiên Thai, trong bốn oai
nghi lúc nào cũng khế hợp thiền quán. Thấy cạnh chùa dưới sườn
núi có cảnh đẹp, Sư bèn xuống cất một Thiền am, lưng tựa ngọn
núi xanh, hông kề dòng suối trong. Sư sống một đời thanh đạm,
không hề nghĩ đến việc thế tục.
Sư nhân xem kinh
Duy-ma phát minh được tâm địa. Gặp đệ tử của Lục Tổ là Thiền sư
Huyền Sách, hai bên nói chuyện nhau đều thích hợp chư Tổ. Huyền
Sách hỏi:
- Nhân giả đắc
pháp nơi thầy nào?
Sư đáp:
- Tôi nghe trong
các kinh luận Phương Ðẳng mỗi vị đều có thầy trò trao truyền. Sau
xem kinh Duy-ma ngộ được Tâm tông, mà chưa có người chứng minh.
Huyền Sách bảo:
- Từ đức Phật Oai
Âm Vương về trước, không có thầy chứng minh thì được. Từ đức
Phật Oai Âm Vương về sau, không thầy tự ngộ đều là ngoại đạo
thiên nhiên.
Sư nói:- Xin nhân
giả vì tôi chứng minh.
Huyền Sách bảo:
- Lời nói tôi nhẹ
lắm. Ở Tào Khê có Lục Tổ Ðại sư bốn phương học giả tụ họp về
thọ pháp, nếu nhân giả muốn đi thì tôi cùng với. Sư bèn theo
Huyền Sách đi đến Tào Khê.
Ðến nơi, Sư tay cầm
tích trượng vai mang bình bát đi nhiễu Tổ ba vòng. Tổ hỏi:
- Phàm Sa-môn phải
đủ ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh, Ðại đức là người phương
nào đến, mà sanh đại ngã mạn như vậy?
Sư thưa:- Sanh tử
là việc lớn, vô thường quá nhanh.
Tổ bảo:- Sao không
ngay nơi đó thể nhận lấy vô sanh, liễu chẳng mau ư?
Sư thưa:- Thể tức
vô sanh, liễu vốn không mau.
Tổ khen:- Ðúng
thế! đúng thế!
Lúc đó đại chúng
nghe nói đều ngạc nhiên. Sư bèn đầy đủ oai nghi lễ tạ Tổ. Chốc
lát sau Sư xin cáo từ.
Tổ bảo:- Trở về
quá nhanh!
Sư thưa:- Vốn tự
không động thì đâu có nhanh.
Tổ bảo:- Cái gì
biết không động?
Sư thưa:- Ngài tự
phân biệt.
Tổ bảo:- Ngươi
được ý vô sanh rất sâu.
Sư thưa:- Vô sanh
có ý sao?
Tổ bảo:- Không ý,
cái gì biết phân biệt?
Sư thưa:- Phân biệt
cũng không phải ý.
Tổ khen:- Lành
thay! lành thay!
Sư ở lại đây một
đêm để hỏi thêm đạo lý. Sáng hôm sau, Sư cùng Huyền Sách đồng
xuống núi trở về Ôn Giang. Thời nhân gọi Sư là Nhất Túc Giác
(một đêm giác ngộ).
Từ đây về sau,
học chúng bốn phương tìm đến tham vấn Sư thật đông. Sư được tặng
hiệu là Chơn Giác Ðại sư.
Ðời Ðường niên
hiệu Tiên Thiên thứ hai (713 T.L.) ngày mười bảy tháng mười, tại
viện riêng ở chùa Hưng Long, Sư ngồi vui vẻ thị tịch, thọ bốn mươi
chín tuổi. Vua sắc ban là Vô Tướng Ðại sư, tháp hiệu Tịnh Quang.
Tập Chứng Ðạo Ca
và Thiền Tông Ngộ Tu Viên Chỉ do Sư trước tác, sau này môn đồ
là Ngụy Tinh làm Thích sử Khánh Châu, góp lại làm thành mười
thiên gọi là Vĩnh Gia Tập.
*
4. THIỀN SƯ BỔN TỊNH
(? -
761)
Sư họ Trương, quê
ở Ráng Châu, xuất gia từ thuở bé. Sau Sư đến tham học với Lục
tổ Huệ Năng được Tổ truyền tâm. Sư từ giã Tổ, tìm đến núi Tư
Không ở chùa Vô Tướng, chuyên ở nơi đây tu hành.
Ðời Ðường niên
hiệu Thiên Bảo năm thứ ba (744 T.L.) vua Huyền Tông sai Trung sứ
Dương Quang Ðình vào núi cắt dây thường xuân. Dương Quang Ðình tình
cờ gặp được thất của Sư. Ðình lễ bái thưa:
- Ðệ tử mộ đạo
đã lâu, cúi xin Hòa thượng từ bi tóm tắt chỉ dạy.
Sư bảo:
- Người nghiên học
Thiền tông trong thiên hạ đều hội về Kinh sư (kinh đô vua), thiên
sứ nên trở về triều thưa hỏi là đầy đủ. Bần đạo ở gọp núi
cạnh khe không có chỗ dụng tâm.
Quang Ðình thiết tha
khóc lóc lễ lạy.
Sư bảo:
- Thôi! Chớ lễ
bần đạo. Thiên sứ vì cầu Phật hay vì hỏi đạo?
Ðình thưa:
- Ðệ tử trí thức
tối tăm chưa biết Phật với Ðạo nghĩa ấy thế nào?
Sư bảo:
- Nếu muốn cầu
Phật, tức tâm là Phật. Nếu muốn hội Ðạo, không tâm là Ðạo.
- Thế nào tức tâm
là Phật?
- Phật nhân tâm
mà ngộ, tâm do Phật được bày. Nếu ngộ không tâm thì Phật cũng
chẳng có.
- Thế nào không
tâm là Ðạo?
- Ðạo vốn không
tâm, không tâm gọi là Ðạo. Nếu rõ không tâm thì không tâm tức
là Ðạo vậy.
Quang Ðình đảnh lễ
tin nhận.
Trở về triều,
Quang Ðình tâu hết việc trong núi cho vua nghe. Vua ban sắc lệnh sai
Quang Ðình đi thỉnh Sư. Ngày mười ba tháng chạp, Sư theo sứ về đến
đế đô, Vua thỉnh ở chùa Bạch Liên.
Ðến ngày rằm
tháng hai năm sau, Vua mời hết những danh Tăng và các người học
Phật uyên bác đến nội đạo tràng (đạo tràng trong cung) cùng Sư
xiển dương Phật lý.
Khi ấy, có Thiền
sư Viễn lên tiếng hỏi Sư:
- Nay đối Thánh
thượng để xét lường tôn chỉ, cần phải hỏi thẳng, đáp thẳng,
không cần dùng nhiều lời. Như chỗ thấy của Thiền sư lấy gì làm
đạo?
Sư đáp:- Không tâm
là đạo.
Viễn hỏi:- Ðạo
nhân tâm mà có, đâu được nói không tâm là đạo?
Sư đáp:
- Ðạo vốn không
tên, nhân tâm có đạo. Tâm và tên nếu có thì đạo không rỗng
suốt. Tột tâm đã không thì đạo nương đâu mà lập? Cả hai đều là
giả danh.
Viễn hỏi:- Thiền
sư thấy thân tâm là đạo rồi chăng?
Sư đáp:- Sơn tăng
thân tâm xưa nay là đạo.
Viễn hỏi:
- Vừa nói không
tâm là đạo, giờ lại nói thân tâm xưa nay là đạo, đâu không
trái nhau?
Sư đáp:
- Không tâm là
đạo, tâm mất đạo không, tâm đạo nhất như nên nói không tâm là
đạo. Thân tâm xưa nay là đạo, đạo cũng vốn là thân tâm, thân
tâm vốn đã là không, đạo cũng không tột nguồn chẳng có.
Viễn hỏi:- Xem hình
thể Thiền sư rất nhỏ đâu thể hội được lý này?
Sư đáp:
- Ðại đức chỉ thấy
tướng Sơn tăng, chẳng thấy được không tướng của Sơn tăng. Thấy
tướng là chỗ thấy của Ðại đức, kinh nói "phàm có tướng đều là
hư vọng, nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức ngộ được đạo
kia". Nếu lấy tướng cho là thật thì cùng kiếp không thể ngộ
đạo.
Viễn bảo:- Nay
thỉnh Thiền sư ở trên tướng nói không tướng.
Sư đáp:
- Kinh Tịnh Danh
nói: "Bốn đại không chủ, thân cũng không ngã, chỗ thấy không
ngã, cùng đạo tương ưng." Ðại đức nếu cho tứ đại có chủ là
ngã, nếu thấy có ngã thì cùng kiếp không thể hội đạo.
Viễn nghe nói thất
sắc lặng lẽ rút lui.
Sư có bài kệ:
Tứ đại
vô chủ phục như thủy
Ngộ
khúc phùng trực vô bỉ thử
Tịnh uế
lưỡng xứ bất sanh tâm
Ủng
quyết hà tằng hữu nhị ý
Xúc
cảnh đản tợ thủy vô tâm
Tại thế
tung hoành hữu hà sự.
Dịch:
Bốn đại
không chủ cũng như nước
Dù gặp
cong ngay chẳng kia đây
Hai nơi
nhơ sạch tâm không sanh
Thông
bít chưa từng có hai ý
Xúc
cảnh chỉ như nước không tâm
Ở thế
tung hoành nào có việc?
Một đại như thế,
bốn đại cũng vậy. Nếu rõ bốn đại không chủ tức ngộ không
tâm. Nếu rõ không tâm tự nhiên hợp đạo.
*
Thiền sư Minh Chí
hỏi:
- Nếu nói không
tâm là đạo, ngói gạch không tâm cũng ưng là đạo? Thân tâm xưa
nay là đạo, tứ sanh thập loại đều có thân tâm cũng ưng là đạo?
Sư đáp:
- Ðại đức nếu
hiểu bằng vào thấy nghe hiểu biết thì cùng đạo khác xa, tức là
người cầu thấy nghe hiểu biết, không phải là người cầu đạo.
Kinh nói: "không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý...". Sáu căn còn
không, thấy nghe hiểu biết nương đâu mà lập. Cùng tột gốc nguồn
chẳng có thì chỗ nào còn tâm? Ðâu không đồng với cỏ cây ngói
gạch.
Minh Chí lặng thinh
thối lui.
Sư có bài kệ:
Kiến
văn giác tri vô chướng ngại
Thanh
hương vị xúc thường tam-muội
Như điểu
không trung chỉ ma phi
Vô thủ
vô xả vô tắng ái
Nhược
hội ứng xứ bản vô tâm
Thủy
đắc danh vi Quán Tự Tại.
Dịch:
Thấy
nghe hiểu biết không chướng ngại
Tiếng
mùi vị chạm thường tam-muội
Như chim
trong không mặc tình bay
Không
thủ không xả không thương ghét
Nếu hội
mỗi nơi vốn không tâm
Mới
được tên là Quán Tự Tại.
*
Thiền sư Chơn hỏi:
- Ðạo đã không
tâm, Phật có tâm chăng? Phật cùng với đạo là một, là khác?
Sư đáp:- Chẳng một
chẳng khác.
Chơn hỏi:
- Phật độ chúng
sanh vì có tâm, đạo không độ chúng sanh vì không tâm. Một độ
một không độ đâu được không khác?
Sư đáp:
- Nếu nói Phật độ
chúng sanh, đạo không độ, đây là Ðại đức vọng sanh thấy hai.
Theo Sơn tăng tức chẳng phải vậy. Phật là tên suông, đạo cũng
dối lập, cả hai đều không thật, toàn là giả danh. Trong một cái
giả sao lại phân làm hai?
Chơn hỏi:
- Phật với đạo
đều là giả danh, chính khi lập danh nhân cái gì mà lập? Nếu có
lập được, đâu thể nói là không?
Sư đáp:
- Phật với đạo
nhân tâm mà lập, xét cùng cái tâm dựng lập, tâm ấy cũng
không, tâm đã là không liền ngộ cả hai đều chẳng thật, biết
như mộng huyễn liền ngộ vốn không. Gắng lập hai tên Phật, Ðạo,
đây là cái thấy biết của người Nhị thừa.
Sư bèn nói bài kệ
(Không Tu, Không Tác):
Kiến
đạo phương tu đạo
Bất
kiến phục hà tu
Ðạo
tánh như hư không
Hư không
hà sở tu
Biến
quán tu đạo giả
Bác hỏa
mích phù âu
Ðản
khán lộng khối lỗi
Tuyến
đoạn nhất thời hưu.
Dịch:
Thấy
đạo mới tu đạo
Chẳng
thấy lấy gì tu
Tánh
đạo như hư không
Hư không
tu chỗ nào?
Khắp xem
người tu đạo
Vạch
lửa tìm bọt nổi
Chỉ xem
người gỗ máy
Ðứt dây
một lúc dừng.
*
Thiền sư Pháp
Không hỏi:
- Phật với đạo
đều là giả danh, mười hai phần giáo (tất cả Kinh điển) cũng
phải chẳng thật, vì sao các hàng tôn túc từ xưa đều nói có tu
có đạo?
- Ðại đức lầm hội
ý kinh; đạo vốn không tu, Ðại đức cưỡng tu, đạo vốn không tác,
Ðại đức cưỡng tác, đạo vốn không sự, Ðại đức cưỡng sanh đa sự,
đạo vốn không biết, ở trong ấy cưỡng biết. Thấy hiểu như thế
cùng đạo trái nhau. Tôn túc từ xưa không như thế, tự Ðại đức
không hội, xin suy gẫm đó.
Sư có bài kệ:
Ðạo thể
bản vô tu
Bất tu
tự hiệp đạo
Nhược
khởi tu đạo tâm
Thử
nhân bất hội đạo
Khí
khước nhất chân tánh
Khước
nhập náo hạo hạo
Hốt
phùng tu đạo nhân
Ðệ nhất
mạc hướng đạo.
Dịch:
Thể đạo
vốn không tu
Chẳng tu
tự hiệp đạo
Nếu
khởi tâm tu đạo
Người
này không hiệp đạo
Bỏ mất
một tánh chân
Lại vào
nơi phiền lụy
Chợt
gặp người tu đạo
Bậc
nhất chớ hướng đạo.
*
Thiền sư An hỏi:
- Ðạo đã giả danh,
Phật nói dối lập, mười hai phần giáo (tất cả Kinh điển) cũng
là phương tiện tiếp vật độ sanh, tất cả là vọng lấy gì làm
chân?
Sư đáp:
- Vì có vọng nên
đem chân đối vọng. Xét cùng tánh vọng vốn không, chân cũng chưa
từng có. Thế thì biết chân vọng đều là giả danh, hai việc đối
trị trọn không thật thể, tột cội gốc nó thì tất cả đều không.
An hỏi:
- Ðã nói tất cả
là vọng, vọng cũng đồng chân, chân vọng không khác, lại là
vật gì?
Sư đáp:
- Nếu nói vật gì,
vật gì cũng vọng. Kinh nói "không tương tợ, không so sánh, bặt
đường nói năng, như chim bay trong không".
Thiền sư An thầm
phục mà không biết mối manh.
Sư có bài kệ:
Suy
chân, chân vô tướng
Cùng
vọng, vọng vô hình
Phản
quán suy cùng tâm
Tri tâm
diệc giả danh
Hội đạo
diệc như thử
Ðáo đầu
diệc tự ninh.
Dịch:
Xét
chân, chân không tướng
Tìm
vọng, vọng không hình
Quán
lại tâm tìm xét
Biết
tâm cũng giả danh
Hội đạo
cũng như vậy
Ðến
cùng chỉ lặng yên.
*
Thiền sư Ðạt Tánh
hỏi:
- Thiền thật chí vi
chí diệu, chân vọng cả hai đều bặt, Phật, đạo cả hai chẳng còn,
tu hành tánh là không, danh tướng chẳng thật, thế giới như
huyễn, tất cả đều giả danh. Khi người đạt đến cái hiểu biết
này cũng không thể đoạn dứt hai gốc thiện ác của chúng sanh!
Sư đáp:
- Hai gốc thiện ác
đều nhân tâm mà có, tìm tột tâm nếu có thì gốc ắt thật, xét
tâm đã không thì gốc nhân đâu mà lập. Kinh nói:
"Pháp thiện pháp
ác từ tâm hóa sanh, nghiệp duyên thiện ác vốn không thật có."
Sư nói bài kệ:
Thiện
ký tùng tâm sanh
Ác khởi
ly tâm hữu
Thiện
ác thị ngoại duyên
Ư tâm
thật bất hữu
Xả ác
tống hà xứ
Thủ
thiện linh thùy thủ
Thương
nha nhị kiến nhân
Phan
duyên lưỡng đầu tẩu
Nhược
ngộ bản vô tâm
Thủy
hối tùng tiền cựu.
Dịch:
Thiện
đã từ tâm sanh
Ác đâu
rời tâm có
Thiện
ác là duyên ngoài
Nơi tâm
thật chẳng có
Bỏ ác
đẩy chỗ nào?
Lấy
thiện bảo ai giữ?
Than ôi!
Người thấy hai
Bám víu
hai đầu chạy.
Nếu ngộ
vốn không tâm
Mới hối
lỗi từ trước.
*
Vị quan cận thần
hỏi:
- Thân này từ đâu
mà đến? Sau khi trăm tuổi trở về đâu?
Sư đáp:
- Như người khi
mộng từ đâu mà đến? Khi thức giấc lại đi về đâu?
Quan thưa:
- Khi mộng không
thể nói không, đã thức không thể nói có. Tuy có mà không từ
đâu đến, đi không đi về đâu.
Sư nói:- Bần đạo
thấy thân này cũng như mộng.
Có bài kệ:
Thị sanh
như tại mộng
Mộng lý
thật thị náo
Hốt
giác vạn sự hưu
Hườn
đồng thùy thời ngộ
Trí giả
hội ngộ mộng
Mê nhân
tín mộng náo
Hội
mộng như lưỡng ban
Nhất
ngộ vô biệt ngộ
Phú quí
dữ bần tiện
Cánh
diệc vô biệt lộ.
Dịch:
Thấy
cuộc sống như mộng
Trong
mộng thật là ồn
Chợt
giác muôn việc hết
Lại
đồng tỉnh cơn mộng
Người
trí nhận biết mộng
Kẻ mê
tin mộng ồn
Biết
mộng như hai việc
Một ngộ
không ngộ khác
Giàu
sang cùng nghèo hèn
Lại
cũng không đường khác.
*
Niên hiệu Thượng
Nguyên năm thứ hai (761 T.L.), ngày mùng năm tháng năm, Sư qui
tịch.
Vua sắc ban hiệu
là Ðại Hiển Thiền sư.
*
5. QUỐC SƯ HUỆ TRUNG
(? -
772)
Sư họ Nhiễm, quê
ở Chư Kỵ, Việt Châu. Thuở nhỏ, Sư da trắng như tuyết, dáng vẻ
đoan trang, mộ Phật xuất gia. Sư giới luật thanh tịnh, đức hạnh
siêu nhiên, thường tìm đến các vị Thiền đức hỏi đạo.
Sau khi được tâm
ấn nơi Lục tổ Huệ Năng, Sư về ở cốc Ðảng Tử trên núi Bạch
Nhai, Nam Dương. Nơi đây tu hành, hơn bốn mươi năm Sư chưa từng
xuống núi. Ðạo hạnh của Sư được dân chúng đồn đãi đến tai nhà
vua.
Ðời Ðường niên
hiệu Thượng Nguyên năm thứ hai (761 T.L.) vua Túc Tông sai Trung
sử Tôn Triều Tiến mang chiếu đến thỉnh Sư về kinh đô. Sư về đến
triều, Vua kính Sư làm thầy. Lúc đầu thỉnh Sư ở Tây Thiền viện
tại chùa Thiên Phước, sau Vua thỉnh về chùa Quang Trạch gần nội
cung. Hơn mười sáu năm, Sư tùy cơ thuyết pháp.
Một hôm, có Ðại
Nhĩ Tam Tạng người Ấn sang đến kinh đô, tự nói được tuệ nhãn và
tha tâm thông. Vua muốn trắc nghiệm nên mời ông đến ra mắt Sư.
Tam Tạng đến, vừa thấy Sư, liền lễ bái khoanh tay đứng hầu bên
hữu.
Sư hỏi:- Ông được
tha tâm thông chăng?
Tam Tạng đáp:-
Chẳng dám.
Sư hỏi:- Ông nói
xem, hiện giờ Lão tăng đang ở chỗ nào?
Tam Tạng đáp:- Hòa
thượng là thầy một nước sao lại đến Tây Xuyên xem đò đua.
Sư lại hỏi:- Ông
nói xem, hiện giờ Lão tăng đang ở chỗ nào?
Tam Tạng đáp:
- Hòa thượng là
thầy một nước sao lại đứng trên cầu Thiên Tân xem khỉ giỡn?
Sư lần thứ ba cũng
hỏi y như trước. Tam Tạng lặng thinh không biết chỗ đi.
Sư nạt:- Hồ tinh!
Tha tâm thông ở chỗ nào? Tam Tạng lặng câm.
Một hôm, Sư gọi:
Thị giả!
Thị giả: Dạ!
Sư gọi như thế ba
lần, thị giả cũng dạ ba lần.
Sư bảo:- Tưởng là
ta cô phụ ngươi, nào ngờ ngươi cô phụ ta.
*
Nam Tuyền đến tham
vấn, Sư hỏi:
- Ở đâu đến?
Nam Tuyền thưa:
- Ở Giang Tây đến.
- Có đem được hình
của Mã sư đến chăng?
- Chỉ thế ấy.
- Ở sau lưng.
Nam Tuyền bèn lui
ra.
*
Ma Cốc đến tham
vấn, đi nhiễu quanh giường thiền của Sư ba vòng, rồi chống tích
trượng đứng trước Sư.
Sư bảo:- Ðã như
thế cần gì thấy bần đạo?
Ma Cốc lại chống
tích trượng.
Sư nạt:- Hồ tinh!
đi đi!
Sư thường dạy
chúng:
- Người học Thiền
tông nên theo lời Phật, lấy Nhất thừa liễu nghĩa khế hợp với
nguồn tâm của mình, kinh không liễu nghĩa chẳng nên phối hợp. Như
bọn trùng trong thân sư tử, khi vì người làm thầy, nếu dính mắc
danh lợi bèn bày điều dị đoan, thế là mình và người có lợi ích
gì? Như người thợ mộc giỏi, búa rìu không đứt tay họ. Sức con voi
lớn chở, con lừa không thể kham.
*
Có vị Tăng hỏi:-
Làm sao được thành Phật?
Sư đáp:
- Phật và chúng
sanh đồng thời dẹp đi, ngay đó được giải thoát.
- Làm thế nào
được tương ưng?
- Không nghĩ thiện
ác tự thấy Phật tánh.
- Làm sao được
chứng Pháp thân?
- Vượt cảnh giới
Tỳ-lô.
- Pháp thân thanh
tịnh làm sao được?
- Không chấp Phật
để cầu.
- Thế nào là
Phật?
- Tâm tức là
Phật.
- Tâm có phiền
não chăng?
- Tánh phiền não
tự lìa.
- Ðâu không đoạn
sao?
- Ðoạn phiền não
tức gọi Nhị thừa. Phiền não không sanh gọi Ðại Niết-bàn.
- Ngồi thiền quán
tịnh là làm gì?
- Chẳng cấu chẳng
tịnh đâu cần khởi tâm quán tướng tịnh.
- Thiền sư thấy
mười phương hư không là Pháp thân chăng?
- Lấy tâm tưởng
nhận, đó là thấy điên đảo.
- Tâm tức là
Phật, lại cần tu vạn hạnh chăng?
- Chư thánh đều đủ
hai thứ trang nghiêm (phước tuệ) đâu có bác không nhân
quả.
Sư lại nói:
- Nay tôi đáp
những câu hỏi của ông cùng kiếp không hết, nói nhiều cách đạo
càng xa. Cho nên nói: "Thuyết pháp có sở đắc, đây là dã can
kêu; thuyết pháp không sở đắc, ấy gọi là sư tử rống."
*
Có người cư sĩ ở
Nam Dương tên Trương Phần đến hỏi:
- Ðược nghe Hòa
thượng nói "vô tình thuyết pháp", con chưa hiểu được ý này, xin
Hòa thượng từ bi chỉ dạy.
Sư đáp:
- Ông nếu hỏi vô
tình thuyết pháp, hiểu vô tình kia mới được nghe tôi thuyết pháp.
Ông chỉ nghe lấy vô tình thuyết pháp đi!
- Chỉ nhằm hiện nay
trong phương tiện của hữu tình, thế nào là nhân duyên của vô
tình?
- Hiện nay trong
tất cả động dụng, nhưng hai dòng phàm thánh trọn không có ít
phần khởi diệt, là ra khỏi thức, không thuộc có không, rõ ràng
thấy giác, chỉ nghe không có tình thức buộc chấp kia. Sở dĩ, Lục
Tổ nói: "Sáu căn đối cảnh phân biệt mà không phải thức."
*
Có vị Tăng đến
tham lễ, Sư hỏi:
- Ông chứa đựng
sự nghiệp gì?
Tăng thưa:
- Giảng kinh Kim
Cang.
- Hai chữ rốt đầu
kinh là gì?
- Như thị.
- Là gì?
Tăng không đáp
được.
*
Có người hỏi Sư:-
Thế nào là giải thoát?
Sư đáp:
- Các pháp không
đến nhau, ngay đó là giải thoát.
- Làm sao đoạn
được?
- Ðã nói với ông
các pháp không đến nhau, đoạn cái gì?
*
Vua Túc Tông hỏi:-
Thầy được pháp gì?
Sư đáp:- Bệ hạ
thấy một mảnh mây trong hư không chăng?
- Thấy.
- Nó do đóng đinh
mắc, hay cột dây mắc?
- Thế nào là mười
thân của Phật?
Sư đứng dậy hỏi:
- Hội chăng?
- Chẳng hội.
- Ðem tịnh bình qua
cho Lão tăng.
- Thế nào là Vô
tránh tam-muội?
- Ðàn việt đi đạp
trên đảnh Tỳ-lô.
- Ý này thế nào?
- Chớ nhận thân
này, là Pháp thân thanh tịnh.
Vua lại hỏi Sư. Sư
đều không nhìn Vua. Vua bảo:
- Trẫm là thiên
tử nước Ðại Ðường, tại sao Thầy không nhìn đến?
Sư đáp:
- Bệ hạ thấy hư
không chăng?
- Thấy.
- Hư không có nhìn
bệ hạ không?
*
Ngư Quân Dung hỏi:
- Thầy ở núi Bạch
Nhai trong mười hai giờ tu thế nào?
Sư gọi một đứa
trẻ đến, vò đầu nó, bảo:
- Tỉnh tỉnh hẳn vậy
tỉnh tỉnh. Rõ ràng hẳn vậy rõ ràng. Về sau chớ bị người gạt.
Một hôm, Sư hỏi
Tử Lân Cung Phụng:- Phật là nghĩa gì?
Phụng thưa:
- Là nghĩa giác.
- Phật từng mê
chăng?
- Chẳng từng mê.
- Dùng giác làm
gì?
Cung Phụng không
thể đáp được, hỏi lại Sư:
- Thế nào là thật
tướng?
- Ðem hư không lại!
- Hư không đâu thể
đem được!
- Hư không còn
không thể đem được, hỏi thật tướng làm gì?
*
Sư thấy duyên quá
độ sắp mãn, giờ Niết-bàn sắp đến, bèn từ giã vua Ðại Tông
trở về núi.
Ðại Tông hỏi:
- Thầy sau khi diệt
độ, đệ tử sẽ làm gì để kỷ niệm?
Sư đáp:
- Bảo đàn việt
tạo một ngôi tháp vô phùng.
- Xin Thầy cho họa
đồ?
Sư lặng thinh giây
lâu hỏi:
- Hội chăng?
- Không hội.
- Bần đạo đi rồi
có thị giả hiệu Ứng Chơn sẽ biết việc này.
Ngày mùng chín
tháng chạp năm Ðại Lịch thứ mười (772 T.L.), Sư nằm nghiêng bên
hữu thị tịch. Ðệ tử xây tháp cạnh cốc Ðảng Tử thờ Sư. Vua sắc
ban hiệu là Ðại Chứng Thiền sư.
*
6. THIỀN SƯ THẦN HỘI
Hà
Trạch-(668 - 760)
Sư họ Cao, quê ở
Tương Dương. Lúc nhỏ theo thầy học Nho, Sư thông suốt Ngũ kinh,
hiểu rành Lão Trang, sau nghiên cứu Phật pháp. Sư theo Pháp sư
Hạo Nguyên ở chùa Quốc Xướng tại phủ nhà xuất gia, học thông
Kinh Luật.
Năm mười bốn tuổi
là Sa-di ở chùa Ngọc Tuyền, Sư tìm đến yết kiến Lục tổ Huệ
Năng.
Tổ hỏi:
- Tri thức từ
phương xa nhọc nhằn tìm đến, có được gốc (Bản) theo chăng? Nếu
có gốc phải biết chủ, thử nói xem?
Sư thưa:- Lấy không
trụ làm gốc, thấy tức là chủ.
Tổ bảo:- Sa-di đâu
nên dùng lời đó.
Sư thưa:- Hòa
thượng ngồi thiền là thấy hay chẳng thấy?
Tổ cầm gậy đánh
Sư ba gậy, hỏi:- Ta đánh ngươi đau hay chẳng đau?
- Cũng đau cũng
chẳng đau.
- Ta cũng thấy
cũng chẳng thấy.
- Thế nào là cũng
thấy cũng chẳng thấy?
- Chỗ ta thấy là
thường thấy lỗi lầm nơi tâm mình, không thấy việc phải quấy của
người khác. Ấy là cũng thấy cũng chẳng thấy. Ngươi nói cũng đau
cũng chẳng đau là sao? Nếu ngươi chẳng đau thì đồng cây cỏ, nếu
ngươi đau thì đồng với phàm phu, ắt khởi tâm giận hờn. Trước
ngươi nói thấy chẳng thấy là hai bên, đau chẳng đau là sanh diệt.
Ngươi không thấy tự tánh mà dám cợt với người.
Sư lễ bái sám
hối.
Tổ bảo:
- Nếu ngươi tâm mê
không thấy nên hỏi thiện tri thức chỉ đường. Nếu ngươi tâm ngộ
liền tự thấy tánh, y pháp tu hành. Ngươi đã mê không thấy tâm
mình, trở lại hỏi ta thấy cùng chẳng thấy. Ta thấy thì ta tự
biết, đâu thế cái mê cho ngươi được. Nếu ngươi tự thấy cũng
không thế được cái mê cho ta. Tại sao không tự biết tự thấy,
lại hỏi ta thấy cùng chẳng thấy?
Sư lễ bái hơn trăm
lạy cầu xin sám hối.
Từ đây, Sư ở lại
hầu hạ Tổ không lúc nào rời.
*
Một hôm Tổ bảo
đại chúng:
- Ta có một vật
không đầu không đuôi, không tên không họ, không lưng không mặt,
các ngươi biết chăng?
Sư bước ra thưa:
- Ấy là bản
nguyên của chư Phật, là Phật tánh của Thần Hội.
Tổ bảo:
- Ðã nói với các
ngươi là không tên không họ, ngươi lại kêu là bản nguyên, Phật
tánh. Ngươi lại đi lấy tranh che đầu, cũng chỉ thành tông đồ của
hàng tri giải.
Sư lễ bái lui
ra.
*
Có sáu điều nghi
trong tạng Kinh, Sư đem ra hỏi Lục Tổ:
- Giới định tuệ
dùng như thế nào? Giới vật gì? Ðịnh từ chỗ nào tu? Tuệ nhân chỗ
nào khởi? Chỗ thấy của con chưa thông suốt.
Tổ đáp:
- Ðịnh là định tâm
kia, đem giới để giới hạnh kia, trong tánh thường có tuệ chiếu,
tự thấy tự biết sâu.
- Xưa không nay có,
có vật gì? Xưa có nay không, không vật gì? Tụng kinh chẳng thấy
nghĩa có không, thật giống người cỡi lừa lại tìm lừa.
- Niệm trước
nghiệp ác xưa không, niệm sau thiện sanh nay có, niệm niệm thường
làm hạnh lành, đời sau sanh người trời chẳng khó. Chính ngươi nay
nghe ta nói, ta tức xưa không nay có.
- Ðem sanh diệt dẹp
diệt, đem diệt diệt dẹp sanh, không rõ nghĩa sanh diệt, chỗ thấy
in mù điếc.
- Ðem sanh diệt dẹp
diệt, khiến người không chấp tánh. Ðem diệt diệt dẹp sanh, khiến
người tâm lìa cảnh. Nếu lìa được hai bên, tự trừ bệnh sanh diệt.
- Trước đốn mà sau
tiệm, trước tiệm mà sau đốn, người không ngộ đốn tiệm, trong
tâm thường mê muộn.
- Nghe pháp trong
đốn mà tiệm, ngộ pháp trong tiệm mà đốn, tu hành trong đốn mà
tiệm, chứng quả trong tiệm mà đốn. Ðốn tiệm là nhân thường,
trong ngộ không mê muộn.
- Trước định sau
tuệ, trước tuệ sau định, định tuệ cái nào sanh trước cái nào sanh
sau là đúng?
- Thường sanh tâm
thanh tịnh, trong định mà có tuệ, ở trên cảnh mà không tâm, trong
tuệ mà có định; định tuệ đồng không trước, tu cả hai tự tâm
chánh.
- Trước Phật sau
Pháp, trước Pháp sau Phật, nguồn gốc Phật Pháp từ đâu khởi?
- Nói, tức trước
Phật sau Pháp, nghe tức trước Pháp sau Phật. Nếu luận nguồn gốc
Phật Pháp, xuất phát trong tâm tất cả chúng sanh.
*
Lục Tổ biết sắp
đến ngày qui tịch nên họp chúng lại bảo:
- Ta đến tháng tám
sắp lìa thế gian, các ngươi có nghi phải ra hỏi sớm, ta sẽ vì các
ngươi giải nghi, khiến các ngươi hết mê lầm, sau khi ta đi rồi
không có người dạy các ngươi. Toàn hội chúng đều khóc dầm dề,
chỉ có Sư thần tình chẳng động, cũng không ứa nước mắt. Tổ bảo:
- Thần Hội tiểu sư
lại được thiện ác, khen chê, vui buồn... đều chẳng động, các
ngươi chẳng bằng...
Sau Sư đi đến Tây
kinh thọ giới cụ túc.
*
Niên hiệu Khai
Nguyên năm thứ tám (720 T.L.) vua Ðường Huyền Tông thỉnh Sư về
chùa Long Hưng tại Nam Dương, lại đến Lạc Dương. Ở đây, Sư đã
thắp sáng ngọn đuốc Thiền tông đốn ngộ của Lục Tổ. Trước kia,
hai kinh đô này chỉ dùng pháp thiền tiệm tu của ngài Thần Tú,
đến nay mới nhận rõ đốn tiệm hai tông. Vì thế, phái thiền Thần
Tú trước thạnh, từ đây suy dần dần.
Khoảng niên hiệu
Thiên Bảo (742-756 T.L.) ngự sử Lư Dịch a tùng cùng môn đồ Thần
Tú tâu dối với vua rằng: "Sư nhóm họp đồ chúng manh tâm làm
phản." Vua Huyền Tông mời Sư về kinh đô để tham vấn. Ra mắt Vua,
Sư giải bày hợp lý, Vua rất hài lòng. Vua mời Sư dời về ở Quân
Bộ. Sau Vua ra sắc lệnh đày Sư đến ở viện Bát-nhã chùa Khai
Nguyên tại Kinh Châu.
Sau vua Túc Tông
xuống chiếu thỉnh Sư vào cung cúng dường và lập ngôi chùa Hà
Trạch thỉnh Sư trụ trì ở đó. Nơi đây, Sư hiển phát tông phong của
Lục Tổ, đồ chúng tham học rất đông.
*
Sư dạy chúng:
- Phàm người học
đạo phải đạt tột nguồn gốc của mình; hàng Tứ quả Tam hiền đều
gọi là điều phục, Bích-chi, La-hán chưa dứt hoài nghi, Ðẳng giác,
Diệu giác liễu đạt tường tận. Giác có cạn sâu, giáo có đốn
tiệm. Tiệm giáo trải kiếp A-tăng-kỳ vẫn còn luân hồi; đốn
giáo chỉ khoảng co duỗi cánh tay liền lên Diệu giác. Nếu trước
không giống đạo, luống học biết nhiều. Tất cả tại tâm, tà
chánh do mình. Không nghĩ một vật tức là tâm mình, không phải
chỗ biết của trí. Không có hạnh nào riêng để ngộ vào đây.
Pháp Tam-ma-đề chân thật không có đi đến, dứt mé trước sau. Nếu
biết vô niệm là Tối thượng thừa, rộng suốt trời xanh chóng mở
kho báu. Tâm chẳng phải sanh diệt, tánh bặt đổi dời. Tự tịnh thì
niệm cảnh không sanh, vô tác thì vin theo tự dứt.
Ngày xưa, ta đẩy
chiếc xe bất thối, nay được định tuệ song tu, như bàn tay với cánh
tay. Thấy thể vô niệm chẳng theo vật mà sanh, thường liễu ngộ
Như Lai thì còn chỗ nào mà khởi. Nay huyễn chất này nguyên là
thường chân, tự tánh như không, xưa nay không tướng. Ðã đạt lý
này thì còn gì sợ, gì buồn. Trời đất không thể đổi thể kia. Tâm
về pháp giới, vạn tượng nhất như. Xa lìa suy tính, trí đồng pháp
tánh. Ngàn kinh muôn luận chỉ nói rõ tâm. Ðã chẳng lập tâm tức
thể hội chân lý, hoàn toàn không sở đắc. Bảo các học chúng
không tìm cầu bên ngoài, nếu là Tối thượng thừa cần phải vô
tác. Trân trọng!
*
Có người hỏi Sư:-
Vô niệm thì pháp có, không chăng?
Sư đáp:- Chẳng nói
có không.
- Khi ấy thế nào?
- Cũng không khi
ấy. Ví như gương sáng nếu không đối hình tượng trọn không thấy
hình tượng, nếu thấy không vật mới là thấy gương thật.
*
Ðời Ðường niên
hiệu Thượng Nguyên năm đầu (760 T.L.) tháng năm đêm mười hai, Sư
từ biệt đại chúng, đến nửa đêm thị tịch, thọ chín mươi ba tuổi.
Vua sắc ban hiệu
là Chơn Tông Ðại sư, tháp hiệu Bát-nhã. Sư có trước tác tập
Hiển Tông Ký, hiện giờ còn lưu hành.
] |