ÐỜI THỨ
BA SAU LỤC TỔ
A.
PHÁI HÀNH TƯ
I.- ÐỆ
TỬ THIỀN SƯ HY THIÊN (có 21 vị)
1-
Thiền sư Duy Nghiễm (Dược Sơn)
2-
Thiền sư Thiên Nhiên (Ðơn Hà)
3-
Thiền sư Ðạo Ngộ (Thiên Hoàng Tự)
4-
Thiền sư Bảo Thông (Ðại Ðiên)
5-
Thiền sư Thị Lợi
6-
Thiền sư Huệ Lãng
7-
Thiền sư Chấn Lãng
8-
Thiền sư Ðại Xuyên
9-
Thiền sư Thạch Lâu
10-
Thiền sư Phật-đà
11-
Thiền sư Hoa Lâm
12-
Thiền sư Tỳ Quảng
13-
Thiền sư Thủy Không
14-
Thiền sư Bảo Thông
15-
Thiền sư Ðại Biện
16-
Thiền sư Chữ Kính
17-
Thiền sư Ðạo Tiên
18-
Thiền sư Thường Thanh
19-
Thiền sư Túy Thạch
20-
Thiền sư Thương Lãnh
21-
Thiền sư Nghĩa Hưng
*
9. THIỀN SƯ DUY NGHIỄM
Dược Sơn - (751-834)
Sư họ Hàn, quê ở
Ráng Châu. Năm mười bảy tuổi, Sư theo Thiền sư Huệ Chiếu ở Tây
Sơn Triều Dương xuất gia. Ðời Ðường niên hiệu Ðại Lịch thứ tám
(774 T.L.) Sư thọ đại giới nơi Luật sư Hy Tháo ở Hoành Nhạc. Sư
học thông kinh luận, nghiêm trì giới luật. Một hôm, Sư tự than:
- Ðại trượng phu
phải rời pháp tự tịnh, đâu thể theo việc vụn vặt, làm hạnh áo
khăn này.
Sư tìm đến Thiền sư
Hy Thiên (Thạch Ðầu) hỏi:
- Ðối Tam thừa
mười hai phần giáo, con còn hiểu biết thô sơ, đến như thường nghe
phương Nam nói "chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật", thật
con mù tịt. Cúi mong Hòa thượng từ bi chỉ dạy.
Thiền sư Hy Thiên
bảo:
- Thế ấy cũng
chẳng được, không thế ấy cũng chẳng được, thế ấy không thế ấy
đều chẳng được, ngươi làm sao?
Sư mờ tịt không
hiểu.
Thiền sư Hy Thiên
bảo:
- Nhân duyên của
ngươi không phải ở đây, hãy đến chỗ Mã Ðại sư (Ðạo Nhất).
Sư vâng lệnh đến
yết kiến Thiền sư Ðạo Nhất (Mã Tổ). Sư thưa lại câu đã thưa với
Thiền sư Hy Thiên.
Thiền sư Ðạo Nhất
bảo:
- Ta có khi dạy y
nhướng mày chớp mắt, có khi không dạy y nhướng mày chớp mắt;
có khi nhướng mày chớp mắt là phải, có khi nhướng mày chớp mắt
là không phải, ngươi làm sao?
Ngay câu nói này,
Sư liền khế ngộ, bèn lễ bái.
Thiền sư Ðạo Nhất
hỏi:- Ngươi thấy đạo lý gì lễ bái?
Sư thưa:- Con ở chỗ
Thạch Ðầu như con muỗi đậu trên trâu sắt.
Thiền sư Ðạo Nhất
bảo:- Ngươi đã biết như thế, tự khéo gìn giữ.
Sư ở đây hầu hạ
ba năm.
Một hôm Thiền sư
Ðạo Nhất hỏi:- Ngày gần đây chỗ thấy của ngươi thế nào?
Sư thưa:- Da mỏng da
dày đều rớt sạch, chỉ có một chân thật.
Thiền sư Ðạo Nhất
bảo:
- Sở đắc của ngươi
đã hợp với tâm thể, khắp hết tứ chi. Ðã được như thế, nên đem
ba cật tre cột da bụng, tùy chỗ ở núi đi.
Sư thưa:- Con là
người gì dám nói ở núi?
Thiền sư Ðạo Nhất
bảo:
- Chẳng phải vậy,
chưa có thường đi mà chẳng đứng, chưa có thường đứng mà chẳng
đi, muốn lợi ích không chỗ lợi ích, muốn làm không chỗ làm, nên
tạo thuyền bè, không nên ở đây lâu.
Sư từ giã Mã Tổ
trở về Thạch Ðầu.
*
Một hôm Sư ngồi
trên cục đá, Thạch Ðầu trông thấy hỏi:
- Ngươi ở đây làm
gì?
Sư thưa:- Tất cả
chẳng làm.
- Tại sao ngồi
yên?
- Nếu ngồi yên
tức làm.
- Ngươi nói chẳng
làm, chẳng làm cái gì?
- Ngàn thánh cũng
không biết.
Thạch Ðầu dùng kệ
khen:
Tùng lai
cộng trụ bất tri danh
Nhậm
vận tương tương chỉ ma hành
Tự cổ
thượng hiền du bất thức
Tạo thứ
phàm lưu khởi khả minh.
Dịch:
Chung ở
từ lâu chẳng biết chi
Lặng lẽ
theo nhau chỉ thế đi
Thượng
hiền từ trước còn chẳng biết
Huống
bọn phàm phu đâu dễ tri.
Thạch Ðầu dạy:-
Nói năng động dụng chớ giao thiệp.
Sư thưa:- Chẳng nói
năng động dụng cũng chớ giao thiệp.
- Ta trong ấy mũi
kim mảnh bụi chẳng lọt vào.
- Con trong ấy như
trồng hoa trên đá.
Thạch Ðầu ấn khả.
*
Sau Sư đến ở Dược
Sơn Lễ Châu, đồ chúng theo học rất đông. Một hôm, Sư ngồi, Ðạo
Ngô, Vân Nham đứng hầu. Sư chỉ hai cây, một tươi, một khô đứng
trên núi, hỏi Ðạo Ngô:
- Khô là phải hay
tươi là phải?
Ðạo Ngô thưa:- Tươi
là phải.
Sư bảo:- Sáng tỏ
tất cả chỗ, quang minh xán lạn.
Sư lại hỏi Vân
Nham:- Khô là phải hay tươi là phải?
Vân Nham thưa:- Khô
là phải.
Sư bảo:- Sáng tỏ
tất cả chỗ, thôi dạy khô lạt.
Chợt Sa-di Cao đến.
Sư hỏi:- Khô là phải hay tươi là phải?
Sa-di Cao thưa:
- Khô là từ nơi
khác mà khô, tươi là từ nơi khác mà tươi. Sư nhìn Ðạo Ngô, Vân
Nham bảo:
- Chẳng phải,
chẳng phải.
*
Viện chủ thưa:-
Ðánh chuông rồi, thỉnh Hòa thượng thượng đường.
Sư bảo:- Ông bưng
giùm bát cho tôi.
- Hòa thượng không
tay từ bao giờ?
- Ông chỉ là uổng
mặc ca-sa.
- Con chỉ là thế,
Hòa thượng thì sao?
- Ta không quyến
thuộc ấy.
*
Thấy thầy Tri viên
trồng rau, Sư bảo:
- Trồng thì không
ngăn ngươi trồng, chớ cho nó mọc rễ.
Thầy Tri viên thưa:
- Không cho mọc rễ thì đại chúng lấy gì ăn?
Sư bảo:- Ngươi có
miệng sao?
Thầy Tri viên
không đáp được.
*
Có vị Tăng hỏi:
- Tổ sư chưa đến
nước này (Trung Hoa), nước này có ý Tổ sư chăng?
Sư đáp:- Có.
- Ðã có ý Tổ sư,
lại đến làm gì?
- Bởi có, cho nên
đến.
*
Sư xem kinh, có vị
Tăng thấy, hỏi:
- Hòa thượng bình
thường không cho chúng con xem kinh, vì sao Hòa thượng lại xem?
Sư đáp:- Ta xem chỉ
để che mắt.
- Chúng con học
theo Hòa thượng được chăng?
- Nếu các ngươi xem
thì da trâu cũng lủng.
*
Thích sử Lý Tường
ở Lãng Châu, nghe danh Sư, nhiều phen sai người đến thỉnh mà Sư
không đi. Ông đích thân lên núi yết kiến Sư. Sư cầm quyển kinh
xem không nhìn lại. Thị giả bạch:
- Thái thú đến
đây!
Lý Tường tánh
nóng nảy nói:- Thấy mặt không bằng nghe danh.
Sư gọi:- Thái thú!
Lý Tường:- Dạ!
Sư bảo:- Sao lại
quí lỗ tai mà khinh con mắt?
Lý Tường chấp tay
xin lỗi, rồi hỏi:- Thế nào là đạo?
Sư lấy tay chỉ
trên, chỉ dưới, hỏi:- Hội chăng?
Tường thưa:- Chẳng
hội.
Sư bảo:- Mây ở
trời xanh, nước trong bình. (Vân tại thanh thiên, thủy tại bình.)
Lý Tường vui mừng
thỏa thích làm lễ, trình một bài kệ:
Luyện
đắc thân hình tợ nhạn hình
Thiên
châu tùng hạ lưỡng hàm kinh
Ngã lai
vấn đạo vô dư thuyết
Vân tại
thanh thiên thủy tại bình.
Dịch:
Luyện
được thân hình giống nhạn hình
Dưới
tùng ngàn gốc hai hòm kinh
Ta tìm
hỏi đạo không lời khác
Mây ở
trời xanh, nước trong bình.
Tường lại hỏi:-
Thế nào là giới định tuệ?
Sư bảo:- Bần đạo
trong ấy không có gia cụ nhàn này.
Lý Tường không
lường nổi huyền chỉ.
Sư lại bảo:- Thái
thú muốn gìn giữ được việc này, cần phải tiến lên ngọn núi cao
chót vót mà ngồi, xuống tận đáy biển sâu mà đi, việc trong
khuê các nếu bỏ chẳng được bèn là lủng chảy.
*
Sư thượng đường
dạy chúng:
- Tổ sư chỉ dạy
bảo hộ, nếu tham sân khởi lên cần phải phòng ngự, chớ cho khởi
dậy. Các ngươi muốn biết cây khô ở Thạch Ðầu cần phải gánh
vác, trọn không có cành lá. Tuy nhiên như thế, lại phải tự xem,
không được bặt ngôn ngữ. Nay ta vì các ngươi nói ngôn ngữ ấy để
hiển bày không ngôn ngữ, cái này xưa nay không tướng mạo tai
mắt...
*
Một hôm Sư lên
núi đi kinh hành, chợt mây tan thấy trăng sáng, Sư cười to một
tiếng, vang xa gần chín mươi dặm. Dân chúng ở xa nghe tiếng, hôm
sau tìm đến hỏi Tăng chúng. Tăng chúng bảo:
- Ðó là tiếng của
Hòa thượng đêm qua ở trên núi cười.
Lý Tường nghe việc
này lại làm bài thơ tặng:
Tuyển
đắc u cư hiệp dã tình
Chung
niên vô tống diệc vô nghinh
Hữu
thời trực thướng cô phong đảnh
Nguyệt
hạ phi vân tiếu nhất thanh.
Dịch:
Chọn nơi
xa vắng hợp lòng quê
Năm
tròn mặc khách đến hay về
Có khi
tiến thẳng lên đảnh núi
Mây tan
trăng hiện tiếng cười hề!
*
Ðời Ðường niên
hiệu Thái Hòa, năm thứ tám (834 T.L.) tháng hai, sắp thị tịch, Sư
kêu to:
Pháp đường ngã!
Pháp đường ngã!
Ðại chúng đều mang
cột đến chống.
Sư khoát tay bảo:-
Các ngươi không hiểu ý ta.
Sư bèn từ giã
chúng thị tịch, thọ tám mươi bốn tuổi, sáu mươi tuổi hạ.
Vua sắc phong là
Hoàng Ðạo Ðại sư, tháp hiệu là Hóa Thành.
*
10. THIỀN SƯ THIÊN NHIÊN
Ðơn
Hà - (738 - 824)
Không biết Sư quê
quán ở đâu, chỉ biết Sư trước học Nho đi vào Trường An ứng cử,
dừng nghỉ ở nhà trọ, chợt mộng thấy hào quang trắng đầy nhà.
Người chiếm mộng đoán: "điềm hiểu Không". Gặp một Thiền khách
hỏi:
- Nhân giả đi đâu?
Sư đáp:- Ði thi làm
quan.
- Thi làm quan đâu
bằng thi làm Phật?
- Thi làm Phật
phải đến chỗ nào?
- Hiện nay ở Giang
Tây có Mã Ðại sư ra đời, là trường thi làm Phật, nhân giả nên
đến đó.
Sư bỏ thi, tìm đến
Giang Tây ra mắt Mã Ðại sư (Ðạo Nhất). Vừa thấy Mã Ðại sư, Sư
bèn lấy tay giở chiếc khăn trên đầu.
Mã Ðại sư nhìn
giây lâu bảo:- Nam Nhạc Thạch Ðầu là thầy của ngươi.
Sư từ giã Mã Ðại
sư đi sang Thạch Ðầu.
Ðến Thạch Ðầu, Sư
cũng làm giống như ở Mã Ðại sư.
Thạch Ðầu bảo:- Ra
nhà đi.
Sư lễ tạ xong, vào
phòng cư sĩ, luân phiên làm bếp ngót ba năm.
*
Một hôm Thạch Ðầu
bảo chúng:- Ngày mai cắt cỏ ở trước điện Phật.
Sáng hôm sau, đại
chúng mỗi người cầm liềm cầm cuốc đến trước chùa làm cỏ. Chỉ
riêng Sư lấy thau múc nước gội đầu, đến quì gối trước Hòa
thượng. Thạch Ðầu thấy thế cười, liền cạo tóc cho Sư. Cạo xong
Thạch Ðầu lại vì Sư nói giới. Sư bịt tai ra đi.
Sư trở lại Giang
Tây yết kiến Mã Ðại sư. Chưa lễ ra mắt, Sư đi thẳng về tăng
đường trèo lên cổ tượng Thánh tăng ngồi. Ðại chúng kinh ngạc
chạy báo cho Mã Ðại sư hay. Mã Ðại sư đích thân vào tăng đường
trông thấy bèn nói:
- Con ta, Thiên
Nhiên.
Sư bèn bước xuống
đất lễ bái, thưa:- Cảm tạ Thầy ban cho pháp hiệu.
Mã Ðại sư hỏi:-
Từ đâu đến?
Sư thưa:- Từ Thạch
Ðầu đến.
- Ðường Thạch Ðầu
trơn, ngươi có té chăng?
- Nếu có trợt té
thì chẳng đến đây.
*
Từ biệt Mã Tổ, Sư
đi dọc đường gặp một ông già dắt một đứa bé.
Sư hỏi:- Ông nhà
ở đâu?
Ông già đáp: -
Trên là trời dưới là đất.
Sư bảo:- Chợt gặp
trời đổ đất sụp thì sao?
Ông già đáp: -
Trời xanh! Trời xanh!
Ðứa bé: hư! một
tiếng.
Sư bảo:- Không
phải cha này chẳng sanh được đứa con kia.
Ông già dắt đứa
bé vào núi mất.
*
Sư đi du phương, đến
núi Thiên Thai, chót Hoa Ðảnh dừng ở ba năm, sau đó, Sư viếng
những nơi như Cảnh Sơn yết kiến Thiền sư Quốc Nhất. Ðời Ðường
khoảng niên hiệu Nguyên Hòa (806-821 T.L.) Sư đến Lạc Kinh Long
Môn Hương Sơn làm bạn với Hòa thượng Phục Ngưu. Sư lại đến chùa
Huệ Lâm, gặp lúc trời đại hàn, Sư bèn thỉnh tượng Phật gỗ đốt
để hơ, Viện chủ Hướng trông thấy quở:
- Sao đốt tượng
Phật của tôi?
Sư lấy gậy bới tro
nói:- Tôi thiêu để lấy xá-lợi.
Viện chủ bảo:-
Phật gỗ làm gì có xá-lợi.
Sư nói:- Ðã không
có xá-lợi thì thỉnh thêm hai vị nữa thiêu.
Viện chủ nghe câu
nói này tất cả chấp đều tan vỡ.
*
Một hôm, Sư đến
yết kiến Quốc sư Huệ Trung, trước hỏi thị giả:
- Quốc sư có ở
nhà chăng?
Thị giả bảo:- Ở
nhà thì ở mà không thấy khách.
Sư bảo:- Rất sâu
xa thay!
Thị giả bảo:- Mắt
Phật cũng nhìn chẳng thấy.
Sư khen:- Rồng sanh
rồng con, phụng sanh phụng con.
Quốc sư ngủ dậy,
thị giả thuật lại, Quốc sư đánh thị giả hai chục gậy đuổi
ra.
Sư nghe việc ấy
bèn nói:- Không lầm là Nam Dương Quốc sư.
*
Hôm sau, Sư lại
đến yết kiến Quốc sư, thấy Quốc sư, Sư bèn trải tọa cụ. Quốc sư
bảo:
- Chẳng dùng,
chẳng dùng.
Sư bước lui.
Quốc sư bảo:- Như
thế, như thế.
Sư tiến lại trước.
Quốc sư bảo: -
Chẳng phải, chẳng phải.
Sư đi quanh Quốc sư
một vòng rồi lui ra.
Quốc sư bảo:- Cách
Phật đã xa người nhiều lười biếng, ba mươi năm sau tìm kẻ này
lại khó được.
*
Sư đến thăm cư sĩ
Long Uẩn, thấy con gái Long Uẩn là Linh Chiếu đang rửa rau, Sư
hỏi:
- Cư sĩ có nhà
chăng?
Linh Chiếu buông
rổ rau xuống, đứng khoanh tay.
Sư lại hỏi:- Cư sĩ
có nhà chăng?
Linh Chiếu bèn bưng
rổ rau lên đi thẳng.
Sư bèn trở về.
Chốc lát sau, Long Uẩn về. Linh Chiếu đem việc rồi thuật lại.
Long Uẩn hỏi:
- Ðơn Hà ở đâu?
Linh Chiếu thưa:-
Ðã về.
Long Uẩn bảo:- Con
lấy đất đỏ nặn trâu.
Lại một hôm, Sư
đến thăm Long Uẩn, vừa đến cửa gặp nhau.
Sư hỏi:- Cư sĩ có
nhà chăng?
Long Uẩn đáp:- Ðói
chẳng chọn thức ăn.
Sư lại hỏi:- Ông
Long có nhà chăng?
Long Uẩn đáp:-
Trời xanh! trời xanh!
Nói xong Long Uẩn
vào nhà.
Sư nói:- Trời xanh!
trời xanh!
Nói xong Sư trở
về.
Hôm sau, Sư lại
đến Long Uẩn, Sư bảo:
- Hôm qua thấy nhau
đâu giống ngày nay.
Long Uẩn đáp:-
Ðúng pháp nhắc lại việc hôm qua để làm con mắt quí.
- Chỉ như con mắt
quí lại xem đến Long công chăng?
- Tôi ở trong con
mắt của Thầy.
- Con mắt tôi chật
hẹp chỗ nào an thân?
- Là con mắt gì
chật? là thân nào an?
Sư thôi bỏ đi.
Long Uẩn nói:- Lại
nói lấy một câu là được tròn lời này.
Sư vẫn không nói.
Long Uẩn lại nói:-
Tựu trung một câu cũng không người nói được.
*
Ðời Ðường niên
hiệu Nguyên Hòa thứ ba (808 T.L.) một hôm, Sư nằm ngang trên cầu
Thiên Tân. Hội lưu thú là Trịnh Công ra đuổi mà Sư không dậy.
Trịnh Công gạn hỏi duyên do. Sư chậm rãi đáp:
- Tăng vô
sự.
Trịnh Công lấy làm
lạ, phát tâm dâng hai bó lụa và hai áo ngắn. Từ đây mỗi ngày,
Trịnh Công thường dâng cúng gạo bún. Dân chúng ở kinh đô Lạc
Dương đồng qui kính Sư.
*
Ðến niên hiệu
Nguyên Hòa thứ mười lăm (820 T.L.) vào mùa Xuân, Sư bảo đồ đệ:
- Ta nhớ suối rừng
chỗ gởi thân ngày già.
Môn đệ sai Tề Tịnh
Phương đến Nam Dương núi Ðơn Hà cất am cúng dường. Sư về núi Ðơn
Hà khoảng ba năm, những người học đạo tìm đến tham học số
thường đến ba trăm. Chúng xây cất thành viện lớn.
Sư thượng đường
dạy chúng:
- Tất cả các ngươi
đều phải bảo hộ một vật linh, chẳng phải các ngươi tạo tác danh
mạo, lại nói gì là tiến cùng chẳng tiến. Ta ngày xưa yết kiến
Hòa thượng Thạch Ðầu cũng chỉ dạy cần phải tự bảo hộ. Việc
này không phải tự các ngươi nói bàn mà được. Tất cả mỗi người
các ngươi đều tự có một chỗ đất ngồi, lại nghi cái gì? Thiền
đâu phải là vật để các ngươi hiểu, đâu có Phật khá thành. Một
chữ Phật hằng không thích nghe. Các ngươi tự xem, thiện xảo phương
tiện từ bi hỉ xả chẳng phải từ ngoài được, chẳng dính một tấc
vuông, thiện xảo là Văn-thù, phương tiện là Phổ Hiền. Các ngươi
lại nghĩ tìm đuổi vật gì? Chẳng cần hằng cầu, chẳng rơi vào
không. Học giả thời nay lăng xăng lộn xộn cho là tham thiền hỏi
đạo. Ta dạo này không đạo có thể tu, không pháp có thể chứng,
miếng ăn thức uống mỗi cái tự có phần, đâu cần phải nghi ngờ.
Mỗi nơi mỗi chỗ có cái gì? Nếu biết Thích-ca tức là ông già
phàm phu, các ngươi phải tự xem xét lấy. Chớ để một người mù
dẫn đám mù kéo nhau rơi vào hầm lửa, đêm tối hai đường, màu
sắc mập mờ. Vô sự trân trọng!
*
Có vị Tăng đến
tham học, vừa tới chân núi gặp Sư. Tăng hỏi:
- Núi Ðơn Hà phải
đi đường nào?
Sư chỉ núi bảo:-
Chỗ xanh sâm sẩm.
Tăng thưa:- Chớ chỉ
cái ấy là phải sao?
Sư bảo:- Thật sư
tử con, một phen khêu động liền nhảy.
*
Sư hỏi vị Tăng:-
Nghỉ ở đâu?
Tăng thưa:- Nghỉ
dưới núi.
- Ăn cơm chỗ nào?
Người đem cơm cho Xà-lê ăn có đủ mắt không?
Tăng không đáp
được.
*
Niên hiệu Trường
Khánh năm thứ tư (824 T.L.) ngày hai mươi ba tháng sáu, Sư gọi đệ
tử bảo:
- Lấy nước nóng
tắm, ta sắp đi đây.
Tắm xong, Sư đội
mũ mang giày cầm trượng, duỗi một chân chưa đến đất liền tịch,
thọ tám mươi sáu tuổi. Vua sắc phong là Trí Thông Thiền sư, tháp
hiệu Diệu Giác.
*
Sư có làm hai bài
"Ngoạn Châu Ngâm", hiện còn lưu hành.
*
11. THIỀN SƯ ÐẠO NGỘ
Thiên Hoàng Tự - (747 - 806)
[Ðạo Ngộ có hai vị
đồng thời đồng xứ, một vị ở chùa Thiên Hoàng đệ tử Thạch Ðầu,
một vị ở chùa Thiên Vương đệ tử Mã Tổ. Truyền Ðăng Lục chép
một vị là sai.]
Sư họ Trương, quê
ở Ðông Dương, Vụ Châu. Lúc bé, Sư dung nghi thù đặc, không học
mà biết. Năm mười bốn tuổi, Sư xin cha mẹ xuất gia, cha mẹ không
cho, Sư thệ bớt ăn bớt uống, mỗi ngày ăn một bữa, dần dần
thân thể tiều tụy. Cha mẹ bất đắc dĩ hứa cho Sư xuất gia.
Sư xuất gia với
Ðạo Ðức ở Minh Châu. Năm hai mươi lăm tuổi, Sư đến chùa Trúc
Lâm ở Hoàng Châu thọ giới cụ túc. Sư tinh tấn tu hành giới
luật trang nghiêm. Ban đêm, Sư thường ra gò mả ngồi thiền, không
kể gió mưa, chẳng chút sợ sệt.
Sau, Sư đến Cảnh
Sơn yết kiến Thiền sư Quốc Nhất, nhận được tâm pháp, ở lại đây
hầu năm năm. Niên hiệu Ðại Lịch (766 T.L.), Sư đến Chung Lăng yết
kiến Mã Tổ, chỉ được ấn định lại những chỗ hiểu trước, không
có pháp gì khác. Sư dừng lại đây hai năm.
Sư lại đến yết
kiến Thạch Ðầu. Ðến Thạch Ðầu, Sư hỏi:
- Lìa định tuệ lấy
pháp gì dạy người?
Thạch Ðầu đáp:- Ta
trong ấy không có nô tỳ, lìa cái gì?
- Thế nào rõ
được?
- Ngươi chụp được
hư không chăng?
- Thế ấy tức
chẳng từ ngày nay đi.
- Chưa biết bao giờ
ngươi từ bên này đến?
- Ðạo Ngộ chẳng
phải người bên này.
- Ta đã biết trước
chỗ ngươi đến.
- Sao Thầy lấy tang
vật vu khống người?
- Thân ngươi hiện
tại.
- Tuy nhiên như
thế, cứu kính làm sao chỉ dạy người sau?
- Ngươi nói ai là
người sau?
Sư nhân đây đốn
ngộ, đối với lời dạy của hai vị thầy trước tâm còn sở đắc, nơi
đây sạch hết dấu vết.
*
Về sau Sư đến Kinh
Châu ở núi Sài Tử Ðương Dương, học chúng theo học rất đông. Dân
chúng trong đô thành nghe danh lũ lượt kéo đến tham vấn. Trong đô
thành có chùa Thiên Hoàng là nơi danh lam, bị hỏa hoạn hư sập,
thầy trụ trì là Linh Giám tìm cách xây cất lại. Linh Giám ước
rằng: "Nếu được Thiền sư Ðạo Ngộ về làm Hóa chủ ở đây là
phước lớn của ta." Lúc nửa đêm, Linh Giám đến cầu thỉnh Sư, Sư
hoan hỉ nhận chịu. Từ đây về sau, Sư dựng trụ ở chùa Thiên
Hoàng.
Có Bùi Công đến
cúi đầu hỏi pháp, Sư trọn không đưa đón. Bùi Công càng kính
trọng. Ðối với khách, Sư không phân biệt sang hèn đều ngồi chào
họ.
Có vị Tăng hỏi:-
Thế nào là nói huyền diệu?
Sư đáp:- Chớ bảo
ta hiểu Phật pháp.
- Nỡ để học nhân
đeo nghi mãi sao?
- Sao chẳng hỏi
Lão tăng?
- Hỏi rồi.
- Ði! Không phải
chỗ ngươi ngụ.
Ðời Ðường niên
hiệu Nguyên Hòa (806 T.L.) tháng tư, Sư có chút bệnh bảo đệ tử
báo trước ngày tịch. Ðến ngày cuối tháng, chúng họp nhau đến
thăm bệnh Sư. Bỗng nhiên, Sư gọi: Ðiển tọa! Ðiển tọa lại gần,
Sư bảo:
- Hội chăng?
Ðiển tọa thưa:
- Chẳng hội.
Sư cầm chiếc gối
ném xuống đất, rồi từ biệt chúng thị tịch. Sư thọ sáu mươi tuổi,
ba mươi lăm tuổi hạ.
*
12. THIỀN SƯ BẢO THÔNG
(Ðại Ðiên)
Không biết quê
quán và tên tộc của Sư. Chỉ biết buổi đầu Sư đến tham vấn Thạch
Ðầu. Thạch Ðầu hỏi:
- Cái gì là tâm
ngươi?
Sư thưa:- Nói năng
là tâm.
Bị Thạch Ðầu nạt
đuổi ra.
Hơn một tuần, Sư
lại đến hỏi:
- Trước đó đã
chẳng phải, ngoại trừ cái này, gì là tâm?
Thạch Ðầu bảo:-
Trừ bỏ nhướng mày chớp mắt, đem tâm lại!
- Không tâm có
thể đem lại.
- Nguyên lai có
tâm sao nói không tâm? Không tâm trọn đồng với không.
Nghe câu nói ấy,
Sư đại ngộ.
*
Một hôm Sư đứng
hầu, Thạch Ðầu hỏi:
- Ngươi là Tăng
tham thiền hay là Tăng châu huyện?
Sư thưa:- Tăng tham
thiền.
- Sao là thiền?
- Nhướng mày chớp
mắt.
- Trừ ngoài nhướng
mày chớp mắt, đem "bản lai diện mục" (bộ mặt thật xưa nay) của
ngươi ra trình xem?
- Trừ ngoài nhướng
mày chớp mắt, thỉnh Hòa thượng xem con!
- Ta trừ xong.
- Con trình Hòa
thượng rồi.
- Ngươi đã đem
trình, tâm ta thế nào?
- Chẳng khác Hòa
thượng.
- Không quan hệ
việc ngươi.
- Vốn không
vật.
- Ngươi cũng không
vật.
- Ðã không vật
tức vật thật.
- Vật thật không
thể được. Tâm ngươi thấy lượng ý chỉ như vậy phải khéo hộ trì.
*
Sau, Sư từ biệt
Thạch Ðầu đến Linh Sơn, Triều Châu, ở ẩn. Học chúng bốn phương
qui tụ về khá đông.
Sư thượng đường
dạy chúng:
- Phàm người học đạo phải biết bản tâm nhà mình, đem tâm
chỉ nhau mới có thể thấy đạo. Thấy nhóm người hiện thời phần
nhiều chỉ nhận nhướng mày chớp mắt, một nói một nín, chợt nhận
ấn khả cho là tâm yếu, đây thật là chưa rõ. Nay ta vì các ngươi
nói trắng ra, mỗi người phải lắng nghe nhận lấy: "Chỉ trừ bỏ
tất cả vọng động tưởng niệm xét lường, tức chân tâm của
ngươi." Tâm này cùng trần cảnh và khi kềm giữ lặng lẽ hoàn
toàn không dính dấp. Tức tâm là Phật không đợi tu sửa. Vì cớ
sao? Vì hợp cơ tùy chiếu, lặng lẽ tự dùng, tột chỗ dùng kia
trọn không thể được. Bảo là diệu dụng chính là bản tâm, cần
yếu hộ trì chớ nên dễ ngươi.
Có vị Tăng hỏi:-
Trong kia, khi người thấy nhau thì thế nào?
Sư đáp:- Trước
chẳng có trong kia.
- Trong kia thế
nào?
- Chẳng hỏi câu
ấy.
*
Hàn Văn Công hỏi
Sư:- Hòa thượng tuổi được bao nhiêu?
Sư cầm xâu chuỗi
giở lên bảo:- Hội chăng?
Văn Công thưa:-
Chẳng hội.
Sư bảo:- Ngày đêm
trăm lẻ tám.
Văn Công không
hiểu trở về.
Hôm sau, Văn Công
lại đến, vừa tới cửa gặp Thủ tọa, Văn Công thuật câu nói hôm
qua của Sư, hỏi ý kiến thế nào? Thủ tọa vỗ răng ba cái. Văn
Công vào trong gặp Sư, hỏi lại ý kiến hôm qua. Sư cũng vỗ răng
ba cái.
Văn Công thưa:-
Nguyên lai Phật pháp không hai thứ.
Sư hỏi:- Là đạo
lý gì?
Văn Công thưa:-
Vừa đến hỏi Thủ tọa cũng như thế.
Sư gọi Thủ tọa
hỏi:- Phải ngươi đáp như thế chăng?
Thủ tọa thưa:-
Phải.
Sư đánh đuổi ra.
Lại một hôm Văn
Công đến bạch Sư:
- Ðệ tử ở quận
châu nhiều việc, xin Thầy cho một câu tóm tắt hết Phật pháp.
Sư lặng thinh.
Văn Công mờ mịt.
Lúc ấy Tam Bình
làm thị giả đứng hầu, bèn gõ giường thiền ba cái.
Sư hỏi:- Làm gì?
Tam Bình thưa:-
Trước lấy định động, sau lấy trí nhổ.
Văn Công thưa:-
Môn phong Hòa thượng cao vót, đệ tử từ bên thị giả được chỗ
vào.
*
Có vị Tăng hỏi:-
Biển khổ sóng to lấy gì làm thuyền bè?
Sư bảo:- Lấy cây
làm thuyền bè.
- Thế nào được
qua?
- Người mù nương
kẻ mù trước, người câm nương kẻ câm trước.
Không biết Sư tịch
lúc nào và nơi nào.
] |