ĐỜI
THỨ NĂM SAU LỤC TỔ
A.
PHÁI HÀNH TƯ
I. NỐI PHÁP VÂN
NHAM ĐÀM THẠNH
Có 4 vị
1- Thiền
sư Lương Giới (Động Sơn)
2- Thiền
sư Giám Hồng
3- Thiền
sư Tăng Mật
4- Hòa
thượng U Khê
II. NỐI PHÁP
THIỀN SƯ VIÊN TRÍ (ĐẠO NGÔ)
Có 3 vị
1- Thiền sư Khánh
Chư (Thạch Sương)
2- Thiền sư Trọng
Hưng
3- Thiền sư Lộc
Thanh
III . NỐI PHÁP
THIỀN SƯ ĐỨC THÀNH (HOA ĐÌNH THUYỀN TỬ)
Có 1 vị
Thiền sư
Thiện Hội (Giáp Sơn)
IV. NỐI PHÁP
THIỀN SƯ VÔ HỌC (THÚY VI)
Có 5 vị
1- Thiền
sư Linh Tôn
2- Thiền
sư Đại Đồng (Đầu Tử)
3- Thiền
sư Như Nột
4- Thiền
sư Ướt
5- Thiền
sư Nguyên Đạo
*
1. THIỀN SƯ
LƯƠNG GIỚI
Động Sơn - Khai Tổ Tông Tào Động - (807-869)
Sư họ Du quê ở
Hội Kê. Thuở nhỏ theo thầy tụng kinh Bát-nhã đến câu ?vô nhãn
nhĩ tĩ thiệt thân ý?, Sư chợt lấy tay rờ mặt hỏi thầy:
- Con có mắt, tai,
mũi, lưỡi? cớ sao trong kinh nói không? Ông thầy kinh lạ, bảo:
- Ta chẳng phải
thầy của ngươi.
Ông giới thiệu Sư
đến núi Ngũ Tiết làm lễ Thiền sư Linh Mặc xin xuất gia. Năm 21
tuổi, Sư đến Tung Sơn thọ giới cụ túc.
*
Sư du phương, trước
yết kiến Nam Tuyền Phổ Nguyện. Gặp ngày kỵ trai Mã Tổ, Nam Tuyền
hỏi chúng:
- Cúng trai Mã Tổ,
vậy Mã Tổ có đến hay chăng?
Cả chúng đều
không đáp được. Sư bước ra thưa:- Đợi có bạn liền đến.
Nam Tuyền bảo:-
Chú nhỏ này tuy là hậu sanh rất dễ giũa gọt.
Sư thưa:- Hòa
thượng chớ ếm kẻ lành thành đứa giặc.
*
Kế đến tham vấn
Qui Sơn Linh Hựu, Sư thưa:
- Được nghe Quốc sư
Huệ Trung nói ?vô tình thuyết pháp?, con chưa hiểu thấu chỗ vi
diệu ấy?
Qui Sơn bảo: - Ta
trong ấy cũng có, chỉ là ít gặp được người kia.
Sư thưa:- Con chưa
hiểu, xin Thầy chỉ bày.
Qui Sơn dựng đứng
phất tử, hỏi:- Hội chăng?
Sư thưa:- Chẳng
hội, thỉnh Hòa thượng nói.
Qui Sơn bảo: -
Miệng do cha mẹ sanh, trọn không thể vì ngươi nói.
Sư thưa:- Lại có
người cùng Thầy đồng thời mộ đạo chăng?
Qui Sơn bảo:
- Ở Lễ Lăng tại
huyện Du, trong các thất đá nối nhau, có Đạo nhân Vân Nham, nếu
hay vạch cỏ xem gió, ắt vị ấy là người ngươi kính trọng.
Sư bèn từ Qui Sơn
thă?g đến Văn Nham.
*
Đến Vân Nham, Sư
hỏi:- Vô tình thuyết pháp, người nào được nghe?
Vân Nham bảo:- Vô
tình thuyết pháp, vô tình được nghe.
Sư hỏi:- Hòa
thượng nghe chăng?
Vân Nham bảo:- Ta
nếu nghe, ngươi đâu thể được nghe ta thuyết pháp.
Sư thưa:- Con vì sao
chẳng nghe?
Vân Nham dựng phất
tử, hỏi:- Lại nghe chăng?
Sư thưa:- Chẳng
nghe.
Vân Nham bảo:
-Ta thuyết pháp mà
ngươi còn chẳng nghe, huống là vô tình thuyết pháp?
Sư hỏi:-Vô tình
thuyết pháp gồm những kinh điển gì?
Vân Nham bảo:
- Đâu không thấy
kinh Di-đà nói: ?nước, chim, cây rừng thảy đều niệm Phật niệm
Pháp??
Ngay câu này Sư
liền tỉnh ngộ, thuật bài kệ:
Dã đại
kỳ! Dã đại kỳ!
Vô tình
thuyết pháp bất tư nghì
Nhược
tương nhĩ thính chung nan hội
Nhãn xứ
văn thinh phương đắc tri.
DỊCH: Cũng rất kỳ!
Cũng rất kỳ!
Vô tình
nói pháp chẳng nghĩ nghì
Nếu lấy
tai nghe trọn khó hội
Phải đem
mắt thấy mới liễu tri.
Sư thưa:- Con còn dư
tập (thói quen) chưa hết.
Vân Nham hỏi:-
Ngươi từng làm gì?
Sư thưa:- Thánh đế
cũng chẳng làm.
Vân Nham hỏi:-
Được hoan hỉ chưa?
Sư thưa:- Hoan hỉ thì
chă?g không, như trong đống rác lượm được hòn ngọc sáng.
*
Sư từ Vân Nham đi
nơi khác. Vân Nham hỏi:- Đi nơi nào?
Sư thưa:- Tuy lìa
Hòa thượng mà chưa định chỗ ở?
Văn Nham hỏi:-
Phải đi Hồ Nam chăng?
Sư thưa:- Không.
Vân Nham hỏi:-
Phải đi về quê chăng?
Sư thưa:- Không.
Vân Nham hỏi:- Bao
lâu trở lại?
Sư thưa:- Đợi Hòa
thượng có chỗ ở thì trở lại.
Vân Nham bảo:- Từ
đây một phen đi khó được thấy nhau.
Sư thưa:- Khó được
chẳng thấy nhau.
Sắp đi, Sư lại
thưa:
- Sau khi Hòa
thượng trăm tuổi, chợt có người hỏi ?tả được hình dáng của
Thầy chăng?, con phải đáp làm sao?
Vân Nham lă?g
thinh hồi lâu, bảo: - Chỉ cái ấy.
Sư trầm ngâm giây
lâu. Vân Nham bảo:
- Xà-lê Lương Giới
thừa đương việc lớn phải xét kỹ.
Sư vẫn còn hồ
nghi.
*
Sau, Sư nhân qua
suối nhìn thấy bóng, đại ngộ ý chỉ trước, liền làm một bài kệ:
Thiết kỵ
tùng tha mít
Điều
điều dữ ngã sơ
Ngã kim
độc tự vãng
Xứ xứ
đắc phùng cừ.
Cừ kim
chánh thị ngã
Ngã kim
bất thị cừ
Ưng tu
nhậm ma hội
Phương
đắc khế như như.
DỊCH: Rất kỵ tìm nơi
khác
Xa xôi
bỏ lảng ta,
Ta nay
riêng tự đến
Chỗ chỗ
đều gặp va.
Và nay
chính là ta
Ta nay
chẳng phải va
Phải
nên như thế hội
Mới mong
hợp như như.
Sư đến Phần Đàm
yết kiến Thủ tọa Sơ. Thủ tọa dạy chúng có câu:
Dã đại
kỳ! Dã đại kỳ!
Phật
giới, đạo giới bất tư nghì.
DỊCH
Cũng
rất kỳ! Cũng rất kỳ!
Phật
giới, đạo giới chẳng nghĩ nghì.
Sư hỏi:
- Phật giới, đạo
giới chă?g hỏi, người nói Phật giới đạo giới là gì? Chỉ xin
nói một câu?
Thủ tọa làm thinh
không đáp. Sư giục:- Sao chă?g nói mau?
Thủ tọa bảo:- Nói
chẳng được.
Sư thưa:- Nói cũng
chưa từng nói, cái gì mà ?nói chẳng được??
Thủ tọa cũng
không đáp. Sư thưa:- Phật với đạo chỉ là danh tự, sao chẳng dẫn
kinh.
Thủ tọa hỏi:- Kinh
nói thế nào?
Sư thưa:- Được ý
quên lời (đắc ý vong ngôn).
Thủ tọa bảo:- Vẫn
còn đem ý kinh đến đầu tâm làm thành bệnh.
Sư thưa:-Nói Phật
giới, đạo giới bệnh lớn nhỏ?
Thủ tọa không đáp
được, sáng hôm sau tịch. Thời nhân gọi Sư là hỏi chết Thủ tọa.
*
Đến cuối niên
hiệu Đại Trung đời Đường (khoảng 840), Sư trụ núi Tân Phong tiếp
dẫn học chúng, về sau giáo hóa thạnh hành ở Động Sơn thuộc Dự
Chương Cao An.
Một hôm, nhân
ngày thiết trai cúng kỵ Vân Nham, có vị Tăng hỏi:
- Hòa thượng ở
chỗ Tiên sư được chỉ dạy gì?
Sư đáp:- Tuy ở
trong ấy mà chẳng nhờ Tiên sư chỉ dạy.
Tăng hỏi:- Đã
chẳng nhờ chỉ dạy, lại thiết trai cúng dường làm gì?
Sư bảo:- Tuy nhiên
như thế, đâu dám trái lại Tiên sư.
Tăng hỏi:
- Hòa thượng trước
yết kiến Nam Tuyền tìm được manh mối, vì sao lại thiết trai cúng
dường Vân Nham?
Sư bảo:
- Ta chẳng trọng
Tiên sư đạo đức, cũng chẳng vì Phật pháp, chỉ trọng chẳng vì ta
nói phá.
Sau, Sư quyền khai
Ngũ vị để giáo hóa học đồ. Ngũ vị là: 1) Chánh trung thiên. 2)
Thiên trung chánh. 3) Chánh trung lai. 4) Thiên trung chí. 5) Kiêm
trung đáo. Có bài tụng ngũ vị:
Chánh
trung thiên
Tam canh
sơ dạ nguyệt minh tiền
Mạc
quái tương phùng bất tương thức
Ẩn ẩn
du hoài cựu nhựt hiềm.
Thiên
trung chánh
Thất
hiểu lão bà phùng cổ cảnh
Phân
minh địch diện biệt vô chân
Hưu cánh
mê đầu du nhận ảnh.
Chánh
trung lai
Vô trung
hữu lộ cách trần ai
Đản
năng bất xúc đương kim húy
Dã
thắng tiền triều đoạn thiệt tài.
Thiên
trung chí
Lưỡng
nhẫn giao phong bất tu tị
Hảo thủ
du như hỏa lý liên
Uyển
nhiên tự hữu xung thiên chí
Kiêm
trung đáo
Bất lạc
hữu vô thùy cảm hòa
Nhân
nhân tận dục xuất thường lưu
Chiết
hiệp hoàn qui khôi lý tọa.
DỊCH
Chánh
trung thiên
Đêm tối
canh ba trăng rọi hiên
Lạ chi
cùng gặp chẳng cùng biết
Ẩn ẩn
vẫn còn ôm hận phiền.
Thiên
trung chánh
Mất
sáng lão bà tìm cổ kính
Rõ ràng
đối diện đâu riêng chân
Thôi
chớ quên đầu theo nhận bóng.
Chánh
trung lai
Đường
cái trong không cách trần ai
(bụi
bặm)
Chỉ hay
chẳng chạm ngày nay kỵ
Đã
thă?g tiền triều cắt lưỡi tài.
Thiên
trung chí
Hai kiếm
đua nhau cần gì tránh
Tay khéo
vẫn như lò lửa sen
Nguyên
vẹn nơi mình xung thiên chí
Kiêm
trung đáo
Chẳng
rơi không, có ai dám hòa
Người
người trọn muốn vượt dòng thường
Tan hiệp
trở về ngồi trong tro.
[Đại ý Ngũ vị:
Chánh là chỉ cho Thể, Không, Lý. Thiên là chỉ cho Dụng, Sắc, Sự.
Chánh trung thiên:
Chánh vị thể có đủ thiên vị dụng sự tướng. Cái hay đủ là thể,
cái bị đủ là dụng. Cho nên lấy cái thể hay đủ định làm quân vị
(vị vua). Trong ngũ vị quân thần nó thuộc về vị quân. Người tu
mới nhận được dụng đủ nơi thể, sự trong lý, là vị tu hành hữu
vi. Về ngũ vị công huân nó thuộc vị thứ nhất. Phối hợp vị thứ
của Đại thừa thì cùng vị Tam hiền trước thập địa tương đương.
Thiên trung chánh:
Thiên vị dụng có đủ chánh vị thể. Nhân cái dụng hay đủ, định là
Thần vị (vị tôi). Trong ngũ vị quân thần nó thuộc về thần vị.
Trên phương diện tu hành mà luận, người tu nhận được lý đủ nơi
sự, thể sẵn trong dụng, là vị liễu đạt được lý các pháp đều
không, chỉ một chân như bình đẳng. Đứng về mặt Đại thừa là kiến
đạo.
Chánh trung lai:
Các pháp hữu vi như lý tùy duyên, như tánh duyên khởi. Là vị
quân thị thần (vua xem tôi) vậy. Người tu nơi đây như lý tu sự,
như tánh khởi hành, cùng với pháp thân Bồ-tát từ sơ địa đến
thất địa tu hành còn dụng công, tương đương.
Thiên trung chí: Sự
dụng toàn hợp nơi thể, trở về vô vi. Tức là vị thần hướng quân
(tôi nhằm vào vua). Người tu đến đây trọn ngày tu mà lìa niệm
tu, trọn đêm dụng mà chẳng thấy dụng công. Là tương đương với
hàng Bồ-tát từ bát địa đến thập địa, trong vị tu đạo vô công
dụng.
Kiêm Trung đáo: -
Thể dụng đồng đến, sự lý cùng hành. Tức là vị quân thần hiệp
(vua tôi hiệp) vậy. Là Phật quả tột cùng tối thượng.
Theo Tào Sơn giải:
Chánh vị tức là không giới xưa nay không vật. Thiên vị là sắc
giới có muôn hình tượng. Chánh Trung thiên, bỏ lý theo sự. Thiên
Trung chánh, bỏ sự về lý. Kiêm đới, thần ứng hợp các duyên,
không rơi vào các cõi, chẳng phải nhiễm, tịnh, chánh, thiên. Cho
nên nói: Đại đạo hư huyền, chân tông vô trước. (Tào Sơn ngũ vị
Quân Thần chỉ quyết)]
Sư thượng đường
dạy chúng:
- Khi Hướng làm
sao? Khi Phụng làm sao? Khi Công làm sao? Khi Cộng Công làm sao?
Khi Công Công làm sao?
Có vị Tăng đứng ra
hỏi:- Thế nào là Hướng?
Sư đáp:- Khi ăn cơm
thì sao?
- Thế nào là
Phụng?
- Khi trái thì sao?
- Thế nào là
Công?
- Khi buông cuốc
thì sao?
- Thế nào là Cộng
Công?
- Chẳng được sắc.
- Thế nào là Công
Công?
- Chẳng chung.
Sư nói tụng:
Hướng
Thánh
chúa do lai pháp đế Nghiêu
Ngự
nhân dĩ lễ khúc long yêu
Hữu
thời náo thị đầu biên quá
Đáo xứ
văn minh hạ thánh triều.
Phụng
Tịnh tẩy
nùng trang vi a thùy
Tử qui
thanh lý khuyến nhân qui
Bách hoa
lạc tận đề vô tận
Cánh
hướng loạn phong thâm xứ đề.
Công
Khô mộc
hoa khai kiếp ngoại xuân
Đảo ky
ngọc tượng sấn kỳ lân
Nhi kim
cao ẩn thiên phong ngoại
Nguyệt
kiểu phong thanh hảo nhật thần.
Cộng công
Chúng
sanh chư Phật bất tương xâm,
Sơn tự
cao hề thủy tự thâm
Vạn
biệt thiên sai minh để sự
Chá cô
đề xứ bách hoa tân.
Công Công
Đầu
giác tài sanh dĩ bất kham
Nghĩ tâm
cầu Phật hão tu tàm
Điều
điều không kiếp vô nhân hức
Khẳng
hướng nam tuần ngũ thập tam.
DỊCH
Hướng
Thánh
chúa từng dùng pháp đế Nghiêu
Kẻ hầu
theo lễ khúc long yêu
Chợ ồn
có lúc đi qua thẳng
Đến chỗ
văn minh mừng thánh triều.
Phụng
Tắm
sạch máu me đấy là ai?
Ngươi
trong âm hưởng khuyến người về
Trăm hoa
rụng hết, ca không bặt
Lại đến
núi sâu hót mải mê.
Công
Hoa nở
cây khô, xuân kiếp ngoại
Ngả lưng
tượng ngọc, đuổi kỳ lân
Ngoài
ngàn chót núi hôm nay ẩn
Trăng
sáng gió lành buổi sáng tươi.
Cộng Công
Chúng
sanh chư Phật nào lẫn xen
Núi tự
cao chừ nước tự sâu
Ngàn sai
muôn biệt sự quá rõ
Chá cô
vừa hót trăm hoa cười.
Công Công
Đầu mới
mọc sừng việc chẳng nên
Đem tâm
cầu Phật thật hư hèn
Xa xôi
không kiếp nào ai biết
Chịu
hướng về nam năm mươi ba
*
Tuyết Phong (Nghĩa
Tồn) bửa củi, bèn bó một bó củi ném trước mặt Sư. Sư hỏi:-
Nặng nhiều ít?
Tuyết Phong thưa:-
Người khắp trên mặt đất chung giở không nổi.
Sư hỏi:- Sao đem
đến đây được?
Tuyết Phong đáp
không được.
*
Có vị Tăng hỏi:
- ?Luôn luôn siêng
lau chùi?, vì sao không được y bát? Chẳng biết người nào nên
được?
Sư bảo:- Người
không vào cửa được.
Tăng thưa:- Vả như
người không vào cửa lại được hay không?
Sư bảo:
- Tuy nhiên như
thế, chẳng được, chẳng cùng kia từ chối. Nói thẳng rằng ?xưa nay
không một vật?, vẫn chưa nên được y bát kia. Ngươi hỏi người nào
nên được, nơi đây nên có một chuyển ngữ, hãy nói có chuyển
ngữ gì?
Tăng nói đến chín
mươi sáu chuyển ngữ mà chưa khế hợp, một chuyển ngữ sau rốt mới
khế hợp ý Sư. Sư bảo:
- Xà-lê sao không
nói chuyển ngữ ấy trước?
Có vị Tăng hỏi:
- Bình thường Thầy
dạy chúng con đi đường chim (điểu đạo), chưa biết thế nào là
đường chim?
Sư bảo:- Chẳng gặp
một người.
Tăng thưa:- Thế
nào là đi?
Sư bảo:- Phải ngay
dưới chân không việc khác.
Tăng thưa:- Như đi
đường chim, phải là ?bản lai diện mục? chăng?
Sư bảo:- Xà-lê
nhân đâu mà điên đảo?
Tăng thưa:- Chỗ
nào là con điên đảo?
Sư bảo:- Nếu không
điên đảo vì sao lại nhận giặc làm con?
Tăng thưa:-Thế nào
là bản lai diện mục?
Sư bảo:- Chẳng đi
đường chim.
*
Ban đêm tham vấn
mà không thắp đèn. Có vị Tăng ra thưa hỏi xong thối lui. Sư bảo
thị giả thắp đèn và gọi vị Tăng vừa thưa hỏi đến. Vị Tăng ấy ra
đến gần Sư, Sư bảo:
- Lấy hai ba lượng
phấn đến cho Thượng tọa này.
Vị Tăng ấy phủi
áo trở lui. Từ đây tỉnh giác bèn đem tất cả y và dụng cụ cho
hết, thiết trai cúng dường.
Đến ba năm sau vị
Tăng ấy đến từ giã Sư, Sư bảo:
- Đi vui vẻ!
Lúc đó, Tuyết
Phong đứng hầu, hỏi Sư:
- Vị Tăng này từ
giã bao lâu sẽ trở lại?
Sư bảo:
- Y chỉ biết một
lần đi, mà không biết trở lại.
Vị Tăng ấy về nhà
tăng đến chỗ để y bát, ngồi tịch. Tuyết Phong đến báo tin cho Sư.
Sư bảo:
- Tuy nhiên như
thế, so với lão tăng vẫn còn ba đời.
*
Sư thượng đường
dạy chúng:
- Lại có người
không đền đáp bốn ân ba cõi chăng?
Chúng đều không
đáp, Sư lại bảo:
- Nếu chẳng thể
nhận ý này, làm sao vượt khỏi hoạn trước sau. Hẳn phải tâm tâm
chẳng chạm vật, bước bước không chỗ nơi, thường không gián đoạn
mới được tương ưng. Cần phải nỗ lực, chớ nhàn rỗi qua ngày!
*
Tào Sơn Bổn Tịch
đến từ Sư, Sư bèn phó chúc:
- Ta ở chỗ Tiên
sư Vân Nham thân được ấn chứng ?Bảo cảnh tam-muội? là yếu chỉ
cùng tột, nay phó chúc cho ngươi. Lời rằng:
Như thị
chi pháp Phật Tổ mật phó
Nhữ kim
đắc chí Nghi thiện bảo hộ.
Ngân
uyển thạnh tuyết Minh nguyệt tàng lộ
Loại chi
phất tề Hỗn tắc tri xứ.
Ý bất
tại ngôn Lai cơ diệc phó
Động
thành sào cựu Sai lạc cố trữ.
Bối xúc
câu phi Như đại hỏa tụ
Đản hình
văn thể Tức thuộc nhiễm ô.
Dạ bán
chánh minh Thiên hiểu bất lộ
Vị vật
tác tắc Dụng bạt chư khổ.
Tuy phi
hữu vi Bất thị vô ngữ
Như lâm
Bảo cảnh Hình ảnh tương đổ.
Nhữ bất
thị cừ Cừ chánh thị nhữ
Như thế
anh nhi Ngũ tướng hoàn cụ.
Bất khứ
bất lai Bất khởi bất trụ
Bà bà
hòa hòa Hữu cú vô cú.
Chung
bất đắc vật Ngữ vị chánh cố
Trùng ly
lục hào Thiên chánh hồi hỗ.
Điệp nhi
vi tam Biến tận thành ngũ
Như trị
thảo vị Như kim cang Sử.
Chánh
trung diệu hiệp Sao xướng song cử.
Thông
tông thông đổ Hiệp đới hiệp lộ
Thố
nhiên tắc cát Bất khả phạm ngỗ.
Thiên
chân nhi diệu Bất thuộc mê ngộ
Nhân
duyên thời tiết Tịch nhiên chiêu trước.
Tế nhập
vô gian Đại tuyệt phương sở
Hào hốt
chi sai Bất ưng luật lữ.
Kim hữu
đốn tiệm Duyên lập tông thú
Tông
thú phân hỷ Tức thị qui củ.
Thông
thông thú cực Chân thường lưu chú
Ngoại
tịch trung diêu Hệ câu phục thử.
Tiên
Thánh bi chi Vị pháp đàn độ
Tùy kỳ
điên đảo Dĩ tri vi tố.
Điên
đảo tưởng diệt Khẳng tâm tự hứa
Yếu
hiệp cổ triệt Thỉnh quân tiền cổ.
Phật
đạo thùy thành Thập kiếp quán thọ
Như hổ
chi khuyết Như mã chi chú.
Dĩ hữu
hạ liệt Bảo kỷ trân ngự
Dĩ hữu
kinh dị Ly nô bạch cổ.
Nghệ dĩ
xảo lực Xạ trúng bách bộ
Tiên
phong tương trị Xảo lực hà dư.
Mộc
nhân phương ca Thạch nữ khởi vũ
Phi tình
thức đáo Ninh dung tư lự.
Thần
phụng ư quân Tử thuận ư phụ
Bất
thuận phi hiếu Bất phụng phi phụ.
Tiềm
hành mật dụng Như ngu như lỗ
Đản
năng tương tục Danh chủ trung chủ.
DỊCH
Pháp như
thế ấy Phật Tổ thầm trao
Nay ngươi
được đó Nên khéo giữ gìn.
Chén
bạc đựng tuyết Trăng sáng che cò
Loại đó
chẳng đồng Lẫn thì biết chỗ.
Ý chẳng
ở lời Cơ đến cũng đến
Động
thành hang ổ Sai rơi đoái giữ.
Tránh
chạm đều lỗi Như đống lửa lớn
Chỉ bày
màu vẻ Liền thuộc nhiễm ô.
Nửa đêm
sáng tỏ Trời sáng chẳng bày
Vì vật
làm phép Dùng nhổ các khổ.
Tuy
chẳng hữu vi Chẳng phải không nói
Như đến
gương báu Hình bóng thấy nhau.
Ngươi
chẳng phải y Y chính là ngươi
Như trẻ
trong nôi Năm tướng đầy đủ.
Chẳng đi
chẳng lại Chẳng dậy chẳng đứng
Tu oa! Tu
oa! Có câu không câu
Trọn
chẳng được vật Vì lời chưa rõ.
Lại lìa
sáu hào Thiên chánh hồi hỗ
Chồng
chất làm ba Biến khắp thành năm
Như vị
cô trị Như sử Kim Cang.
Chánh
trung khéo gộp Nhịp xướng đồng cử
Thông
tông thông đồ Gộp hẹp gộp rộng
Yên
lặng thì tốt Chẳng nên phạm nghịch.
Thiên
chân mà diệu Chẳng thuộc mê ngộ
Thời
tiết nhân duyên Lặng lẽ rành rõ.
Nhỏ vào
chẳng hở Lớn tột chỗ nơi
Sai trong
mảy may Chẳng hợp luật lữ.
Nay có
đốn tiệm Duyên lập tông thú
Tông
thú phân vậy Tức là qui củ
Tông
không thú tột Chân thường trôi chảy.
Ngoài
yên trong loạn Cột ngựa dẹp chuột
Thánh
trước thương đó Vì làm pháp thí.
Tùy kia
điên đảo Lấy nâu làm trắng
Tưởng
điên đảo diệt Là tâm tự nhận.
Cốt
hiệp vết xưa Xin xem xưa trước
Phật
đạo sắp thành Mười kiếp quán cây.
Như hang
của cọp Như trạm của ngựa
Do có
thấp kém Bàn báu xe quí.
Do có
sợ hãi Mèo nhà bò trắng
Nghề do
sức kéo Trăm bước bắn trúng.
Tên
nhọn sắp chạm Sức khéo làm gì?
Người
gỗ vừa ca Gái đá đứng múa
Tình
thứ? chẳng đến Đâu cho suy nghĩ.
Thần
phụng nơi vua Con thuận nơi cha
Không
thuận chẳng hiếu Không phụng chẳng phụ.
Làm
thầm dụng kín Như ngu như ngốc
Chỉ hay
tiếp nối Gọi chủ trong chủ.
*
Sư lại bảo: Thời
đại mạt pháp người nhiều càn tuệ, nếu cần nghiệm rõ chân ngụy
có ba thứ sấm lậu (rỉ chảy). Một là kiến sấm lậu, căn cơ không
rời địa vị, rơi trong biển độc. Hai là tình sấm lậu, dính mắc tại
xoay về và bỏ đi, chỗ thấy chênh lệch khô khan. Ba là ngữ sấm
lậu, giỏi nghiên cứu mất chân tông, căn cơ mờ mịt trước sau, trí
ô trọc trôi chảy. Đối ba thứ này, ngươi phải khéo biết.
Sư lại làm ba bài
kệ cương yếu:
1.- Sao
xướng câu hành
Kim
châm song tỏa bị
Hiệp lộ ẩn toàn cai
Bảo
ấn đương phong diệu
Trùng trùng cẩm phùng khai.
2.- Kim
tỏa huyền lộ
Giáo
hỗ minh trung ám
Công tề chuyển giác nan
Lực
cùng vong tiến thối
Kim
tỏa võng man man.
3.- Bất
đọa phàm thánh
Sư
lý câu bất thiệp
Hồi
chiếu tuyệt u vi
Bối
phong vô xảo chuyết
Điện hỏa thước nan trung.
DỊCH
1.- Nhịp
xướng đồng hành
Chìa
vàng hai khóa đủ
Ẩn bày
thảy bao trùm
Ấn báu
tài chống gió
Lụa gấm
đứt đường khâu
2.- Lưới
vàng bủa đường huyền
Lẫn nhau
sáng trong tối
Chuyển
giác khó, công bằng
Sức tột
quên lui tới
Lưới
vàng bủa khắp nơi
3.-
Chẳng rơi phàm thánh
Sự lý
đều chẳng mắc
Soi lại
bặt u vi
Trái
gió không khéo vụng
Điện
chớp khó theo tầm.
Sư lại làm kệ
rằng:
Đạo vô
tâm hiệp nhân
Nhân vô
tâm hiệp đạo
Dục
thức cá trung ý
Nhất
lão nhất bất lão.
DỊCH
Đạo
không tâm hợp người
Người
không tâm hợp đạo
Muốn
biết ý trong đó
Một già
một chă?g già.
Sư bệnh, sai Sa-di
báo tin Vân Cư hay. Sư dặn Sa-di:
- Vân Cư hoặc hỏi
Hòa thượng an vui chăng, ngươi chỉ nói ?con đường Vân Nham sắp
dứt?. Ngươi nói xong phải đứng xa, e y đánh ngươi.
Sa-di lãnh mệnh đi
báo tin, nói chưa dứt lời đã bị Vân Cư đánh một gậy.
*
Sắp viên tịch, Sư
bảo chúng:
- Ta có tiếng tăm
ở đời, người nào vì ta trừ được?
Cả chúng đều
không đáp được, lúc đó ông Sa-di ra thưa:
- Xin pháp hiệu
Hòa thượng.
Sư bảo:- Tiếng tăm
của ta đã hết.
Có vị Tăng hỏi:-
Hòa thượng bệnh lại có cái chẳng bệnh chăng?
Sư đáp:- Có.
Tăng thưa:- Cái
chẳng bệnh lại thấy Hòa thượng chăng?
Sư bảo:- Lão tăng
xem y có phần.
Tăng thưa:- Chưa
biết Hòa thượng làm sao xem y?
Sư bảo:- Khi Lão
tăng xem chẳng thấy có bệnh.
Sư lại hỏi Tăng:
- Lìa cái thân hình
hài rỉ chảy này, ngươi đến chỗ nào cùng ta thấy nhau?
Tăng không đáp
được
Sư bèn làm bài
kệ:
Học giả
hằng sa vô nhất ngộ
Quá tại
tầm tha thiệt đầu lộ
Dục đắc
vong hình dẫn tung tích
Nỗ lực
ân cần không lý bộ.
DỊCH
Kẻ học
hằng sa ngộ mấy người
Lỗi tại
tầm y trên đầu lưỡi
Muốn
được quên thân bặt dấu vết
Nỗ lực
trong không bước ấy ngươi.
Sư sai cạo tóc tắm
gội xong, đắp y bảo chúng đánh chuông, giã từ chúng ngồi yên
mà tịch. Đại chúng khóc lóc mãi không dứt. Sư chợt mở mắt bảo:
- Người xuất gia
tâm chẳng dính mắc nơi vật, là tu hành chân chánh. Sống nhọc
thích chết, thương xót có lợi ích gì?
Sư bảo chủ sự sắm
trai ngu si để cúng dường. Chúng vẫn luyến mến quá, kéo dài đến
ngày thứ bảy. Khi thọ trai, Sư cũng tùng chúng thọ. Thọ trai
xong, Sư bảo chúng: - Tăng-già không việc, sắp đến giờ ra đi,
chớ làm ồn náo.
Sư vào trượng thất
ngồi yên mà tịch.
Bấy giờ là tháng
ba năm thứ mười niên hiệu Hàm Thông nhà Đường (869). Sư thọ sáu
mươi ba tuổi, được bốn mươi hai tuổi hạ. Vua sắc phong là Ngộ Bổn
Thiền sư.
*
2. THIỀN SƯ
TĂNG MẬT
(?-?)
Sư ở chỗ Nam Tuyền
đến phiên đập sợi. Nam Tuyền thấy hỏi:
- Làm gì?
Sư đáp:- Đập sợi.
Nam Tuyền hỏi:-
Ông lấy tay đập hay chân đập?
Sư thưa:- Thỉnh Hòa
thượng nói hộ.
Nam Tuyền bảo:
- Hãy ghi nhớ rõ
ràng đợi sau gặp người tác gia sáng mắt đem ra hỏi lại.
*
Sư cùng Động Sơn
(Lương Giới) qua suối . Động Sơn bảo:
- Chớ lầm hạ
chân.
Sư bảo:- Lầm tức
qua chẳng được.
Động Sơn bảo:-
Việc chẳng lầm thì sao?
Sư bảo:- Cùng
Trưởng lão qua suối.
*
Một hôm, Sư cùng
Động Sơn đi cuốc cỏ trong vườn trà. Động Sơn ném cây cuốc xuống
đất bảo:
- Hôm nay tôi mệt
không còn một chút khí lực.
Sư bảo:- Nếu không
khí lực cái gì còn nói được?
Động Sơn bảo:-
Huynh sẽ bảo có khí lực là phải chăng?
*
Sư cùng Động Sơn đi
núi, chợt thấy một con thỏ bạch chạy qua. Sư khen:
- Giỏi thay!
Động Sơn hỏi:- Cái
gì?
Sư bảo:- Đại sĩ
bạch y bái tướng.
Động Sơn nói:
- Lão lão đại đại
tác gia cá thuyết thoại. (Lớn lớn già già nói ra lời ấy.)
Sư hỏi:- Huynh thì
sao?
Động Sơn nói:- Bậc
trâm anh thời xưa tạm thời mất hồn.
*
Sư may đồ. Động Sơn
thấy, hỏi:- Việc may đồ thế nào?
Sư bảo:- In tuồng
may may.
Động Sơn bảo:
- Hai mươi năm đồng
hành, nói ra lời ấy đâu có được công phu.
Sư hỏi:- Huynh nói
sao?
Động Sơn nói:- Đạo
lý này như đại địa phát hỏa.
Sư hỏi:
- Chỗ trí thức đã
thông, sao chẳng đi qua lối tắt, thỉnh huynh một lời?
Động Sơn bảo:- Sư
bá ý đâu được chấp công.
Sư nhân đây đốn
giác, lời nói phi thường.
*
Sư cùng Động Sơn
qua cây cầu khỉ, Động Sơn qua trước rồi, giở cây cầu lên bảo:
- Qua đây! Qua đây!
Sư gọi:- Xà-lê
Giới!
Động Sơn bèn hạ
cây cầu xuống.
*
Bùi Hưu hỏi chúng
Tăng:- Cúng dường Phật có đến ăn chăng?
Chúng Tăng đáp:-
Như Đại phu tế gia thần.
Bùi Hưu đem câu
này đến hỏi Vân Nham. Vân Nham đáp:
- Có bao nhiêu
thức ăn đồng thời đem đến.
Vân Nham lại hỏi
Sư:- Đồng thời đem đến sau làm gì?
Sư đáp:- Sau dậy
trã, bát.
Vân Nham gật đầu.
*
Sau, Sư về trụ tại
Thần Sơn thuộc Đàm Châu. Có vị Tăng đến hỏi:
- Thế nào không
có chỗ nghe mới là nghe kinh?
Sư bảo:- Ghét hội
chăng?
Tăng thưa:- Cần
hội.
Sư bảo:- Chưa hiểu
nghe kinh.
Tăng hỏi:- Tại sao
Nhất địa chẳng thấy Nhị địa?
Sư bảo:- Ông chẳng
lầm ư? Ông là địa nào?
*
Có một Cư sĩ hỏi:-
Vì việc sanh tử xin Thầy một lời.
Sư bảo:- Ngươi khi
nào sanh tử?
Cư sĩ thưa:- Con
chẳng hội, thỉnh Thầy nói.
Sư bảo:- Chẳng hội
cần một chỗ chết đi.
*
3. THIỀN SƯ
KHÁNH CHƯ
Thạch Sương - (806-888)
Sư họ Trần quê ở
Tân Cam, Lô Lăng. Năm mười ba tuổi, Sư theo Thiền sư Thiệu Loan
xuất gia, hai mươi ba tuổi đến Tung Nhạc thọ giới Cụ túc, sang
Đông Lạc học luật. Tuy học luật, Sư vẫn biết là Tông tiệm. Sư
lại sang Đại Qui, vào pháp hội làm mễ đầu (tri khố).
*
Một hôm, Sư ở
trong liêu sàng gạo, Qui Sơn (Linh Hựu) đến bảo:
- Vật của thí chủ
chớ ném bỏ.
Sư thưa:- Chẳng dám
ném bỏ.
Qui Sơn lượm trên
đất một hạt gạo, bảo:
- Ngươi nói chẳng
ném bỏ, cái này từ đâu đến?
Sư lặng câm. Qui
Sơn lại bảo:
- Chớ khi một hạt
này, trăm ngàn hạt từ một hạt này sanh.
Sư thưa:
- Trăm ngàn hạt
từ một hạt này sanh, chưa biết một hạt này từ chỗ nào sanh?
Qui Sơn cười hả hả
trở về phương trượng.
Đến chiều, Qui Sơn
thượng đường bảo chúng:
- Đại chúng! Trong
gạo có sâu.
*
Sư đến tham Đạo
Ngô, hỏi:- Thế nào chạm mắt là Bồ-đề?
Đạo Ngô gọi:-
Sa-di!
Sa-di ứng thanh:-
Dạ!
Đạo Ngô bảo:-
Thêm nước trong tịnh bình.
Đạo Ngô lại hỏi
Sư:- Ông vừa nói cái gì?
Sư thuật lại câu
hỏi trước. Đạo Ngô đứng dậy đi. Sư nhân đây tỉnh giác.
*
Đạo Ngô bảo
chúng: Ta đau gần muốn chết, bởi trong tâm có một vật để lâu
thành bệnh, người nào hay vì ta dẹp nó?
Sư thưa:- Tâm vật
đều phi, dẹp đó thêm bệnh.
Đạo Ngô khen:-
Hiền thay! Hiền thay!
Làm Tăng mới được
hai tuổi hạ, Sư bèn ẩn trong dân gian, vào xóm thợ gốm vùng Lưu
Dương, Trường Sa, sáng sớm dạo đi, đến chiều trở về, mọi người
không biết được Sư.
Nhân một vị Tăng
từ Động Sơn đến. Sư hỏi:
- Hòa thượng có
lời gì dạy chúng?
Tăng đáp:
- Hôm giải hạ,
Hòa thượng thượng đường dạy: ?Đầu thu cuối hạ, huynh đệ hoặc đi đông đi
tây, đi nên đi thẳng đến chỗ muôn dặm không có một tấc cỏ, đi làm gì?
Sư hỏi:- Có người
đáp được chăng?
Tăng nói:- Không.
Sư bảo:- Sao chẳng
nói ?ra khỏi cửa liền là cỏ?.
Tăng trở về thuật
lại cho Động Sơn nghe. Động Sơn bảo:
- Ở Lưu Dương có
cổ Phật.
*
Chúng thỉnh Sư trụ
trì tại núi Thạch Sương, Sư cũng cho đây là nơi hợp với chí mình.
Đạo Ngô sắp viên
tịch giải tán chúng, tìm đến Thạch Sương, lấy Sư làm Trưởng tử.
Sư hằng ngày chuyên cần hầu hạ, giữ đúng tư cách thờ thầy. Sau
khi Đạo Ngô qui tịch, học chúng qui tụ thường trên năm trăm.
*
Có vị Tăng hỏi:-
Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Độ sang?
Sư đáp:- Trong
không, một phiến đá.
Tăng lễ bái. Sư
hỏi:- Hội chăng?
Tăng thưa:- Chẳng
hội.
Sư bảo:- May! Ngươi
chẳng hội, nếu hội ngươi đã bị vỡ đầu.
*
Sư ở trong phương
trượng, có vị Tăng ở ngoài song hỏi:
- Cách nhau mấy
tấc, vì sao chă?g thấy mặt Thầy?
Sư đáp:- Ta nói
khắp hết chẳng từng giấu.
Vị Tăng ấy đến
hỏi Tuyết Phong:
- Khắp hết chẳng
từng giấu, ý chỉ thế nào?
Tuyết Phong đáp:-
Chỗ nào chẳng phải Thạch Sương.
Vị Tăng trở lại
thuật lời Tuyết Phong cho Sư nghe. Sư bảo:
- Cái lão này sao
mà chết gấp.
Tuyết Phong nghe
lời này, tự nói:- Lão tăng tội lỗi.
*
Vân Cái đến hỏi:
- Muôn cửa đều
đóng chẳng hỏi, khi muôn cửa đều mở thì thế nào?
Sư đáp:- Trong nhà
làm việc gì?
Cái đáp:- Không
người tiếp được y.
Sư bảo:- Nói đến
tột chỗ nói, chỉ nói được tám chín phần.
Cái hỏi:- Chẳng
biết Hòa thượng nói thế nào?
Sư đáp:- Không
người biết (tiếp) được y.
*
Tú tài Trương
Chuyết đến tham vấn, Sư hỏi:- Tú tài tên họ gì?
Tú tài thưa:- Tôi
họ Trương tên Chuyết.
Sư bảo:
- Tìm cái xảo
(khéo) còn không thể được, cái Chuyết (vụng) từ đâu lại?
Chuyết chợt tỉnh
ngộ, trình kệ:
Quang
minh tịch chiếu biến hà sa
Phàm
thánh hàm linh cộng ngã gia.
Nhất
niệm bất sanh toàn thể hiện
Lục căn
tài động bị vân già.
Phá trừ
phiền não trùng tăng bệnh
Thú
hướng chân như diệc thị tà.
Tùy
thuận chúng duyên vô quái ngại
Niết-bàn sanh tử đẳng không hoa.
DỊCH
Quang
minh lặng chiếu khắp hà sa
Phàm
thánh hàm linh vốn chung nhà.
Một
niệm chẳng sanh toàn thể hiện
Sáu căn
vừa động bị che lòa.
Phá trừ
phiền não càng thêm bệnh
Tìm đến
chân như âu cũng tà.
Tùy
thuận các duyên không chướng ngại.
Niết-bàn sanh tử thảy không hoa.
*
Bùi tướng công
đến. Sư nắm giở cái hốt của Bùi Công hỏi:
- Cái này ở trong
tay Thiên tử gọi là Khuê, ở trong tay quan nhân gọi là Hốt, ở
trong tay lão tăng gọi nó là gì?
Bùi Công lặng
câm. Sư giữ cái hốt lại.
*
Sư dạy chúng:
- Kẻ sơ học chưa
gặp được việc lớn, trước phải nhận ra đầu thì đuôi tự đến. Sơ
Sơn hỏi:
- Thế nào là đầu?
Sư đáp:- Phải
thẳng biết có.
- Thế nào là
đuôi?
- Dẹp hết hiện
giờ.
- Khi có đầu không
đuôi thì sao?
- Mửa được vàng
ròng kham làm việc gì?
- Khi có đuôi
không đầu thì sao?
- Vẫn còn nương
tựa.
- Khi đầu đuôi
được cân xứng thì sao?
- Y chẳng khỏi
giải hội, cũng chưa cho y ở.
*
Sư ở Thạch Sương
hai mươi năm, Học chúng thường ngồi chẳng nằm, ngồi thă?g như
gốc cây. Thời nhân gọi là ?chúng cây khô?.
Vua Đường Hiến
Tông nghe đạo hạnh của Sư, sai sứ đem tử y ban cho. Sư cố từ chối
không nhận.
*
Niên hiệu Quang
Khải năm thứ tư (889), ngày hai mươi tháng hai năm Mậu Thân, Sư
có chút ít bệnh, báo tin chúng hay sắp tịch, thọ tám mươi hai
tuổi, năm mươi chín tuổi hạ.
Vua sắc phong là
Phổ Hội Đại sư, tháp hiệu Kiến Tướng.
*
4. THIỀN SƯ
ĐẠI ĐỒNG
Núi
Đầu Tử - (819-914)
Sư họ Lưu người
Hoài Ninh, Châu Thơ. Thuở bé, Sư xuất gia với Thiền sư Mãn ở Bảo
Đường. Ban đầu, Sư tập quán hơi thở, kế xem kinh Hoa Nghiêm phát
minh Tánh hải, lại đến núi Thúy Vi nơi hội của Thiền sư Vô Học
tham vấn và được thâm ngộ.
Một hôm Sư hỏi:-
Thế nào là Phật lý?
Thiền sư Vô Học
đáp:-Phật tức chẳng lý.
- Chẳng rơi vào
không chăng?
Thiền sư Vô Học
lại dùng bài kệ sấm ký rằng:
Phật lý hà tằng
lý Phật lý đâu từng lý
Chân không hựu
bất không. Chân không lại chẳng không.
Đại-Đồng cư tịch
trụ Đại-Đồng ở tịch trụ
Phu diễn ngã sư
tông. Bày diễn đạo cha ông.
Sau, Sư về ở ẩn
tại núi Đầu Tử cất am tranh tên Tịch Trụ.
*
Một hôm, Triệu
Châu Tùng Thẩm đến huyện Đồng Thành, Sư cũng có việc xuống
núi, giữa đường hai người gặp nhau mà không biết nhau. Triệu
Châu hỏi thăm những người cư sĩ biết là Đầu Tử, liền nghịch
rằng:
- Phải chủ núi
Đầu Tử chăng?
Sư đáp:- Cho tôi
xin tiền trà muối.
Triệu Châu đi
thẳng đến am trước, ngồi chờ. Sư mang một bình dầu về am.Triệu
Châu hỏi:
- Nghe danh Đầu Tử
đã lâu, đến đây chỉ thấy ông già bán dầu.
Sư đáp:- Thầy chỉ
thấy ông già bán dầu, là không biết Đầu Tử.
- Thế nào là Đầu
Tử?
Sư đưa bình dầu lên
đáp:-Dầu! dầu!
*
Triệu Châu hỏi:-
Khi ở trong chết được sống là thế nào?
Sư đáp:- Chẳng cho
đi đêm, đợi sáng sẽ đến.
Triệu Châu nói:-
Ta sớm là trắng, y lại là đen.
*
Từ đó, đạo hạnh
của Sư đồn khắp, khách tâ? đạo đua nhau kéo đến.
Sư bảo chúng rằng:
- Các ngươi đến
đây nghĩ tìm ngôn ngữ hay đẹp, góp lời văn vẻ, trong miệng quí
có nói ra, lão già này khí lực yếu kém, môi lưỡi chậm lụt.
Nếu các ngươi hỏi ta, ta tùy câu hỏi mà đáp. Đối đáp không có
gì huyền diệu có thể kịp được ngươi, cũng không dính gì đến tai
ngươi. Trọn không nói hướng thượng hướng hạ, có Phật có Pháp,
có phàm có thánh. Trong chỗ các ngươi bị trói buộc, biến hiện
ngàn thứ, thảy đều khiến các ngươi sanh hiểu rồi tự mang gánh
lấy, sau này tự làm tự chịu. Trong ấy không có gì cho các ngươi,
chẳng dám lừa dối các ngươi, không ngoài không trong, có thể
nói được na ná. Các ngươi lại biết chăng?
*
Tuyết Phong (Nghĩa
Tồn) đứng hầu, Sư chỉ một phiến đá trước am bảo:
- Chư Phật ba đời
thảy ở trong ấy.
Tuyết Phong
thưa:-Nên biết có cái chẳng ở trong ấy.
Sư bảo:- Chẳng
thích, thùng sơn.
*
Một hôm, Tuyết
Phong theo Sư đi thăm am chủ Long Miên. Tuyết Phong hỏi: ?Đường Long
Miên đi về phía nào?? Sư lấy cây gậy chỉ tới trước mặt. Tuyết
Phong hỏi: ?Đi bên đông hay đi bên tây?? Sư bảo: ?Chẳng thích!
Thùng sơn.?
*
Hôm khác, Tuyết
Phong hỏi:
- Khi một chùy
liền thành thì thế nào?
Sư đáp:- Chẳng
phải kẻ tánh thô tháo.
- Khi chẳng nhờ
một chùy thì sao?
- Chẳng thích,
thùng sơn.
*
Sư ngồi trong am,
Tuyết Phong hỏi: ?Hòa thượng độ này có người tham vấn chăng?? Sư
với lấy cây cuốc dưới sàn ném trước mặt Tuyết Phong. Tuyết
Phong thưa: ?Thế ấy, chính chỗ này cuốc đi.? Sư bảo: ?Chẳng thích,
thùng sơn.?
*
Tuyết Phong từ ra
đi, Sư tiễn ra cửa, liền gọi: ?Đạo giả? Tuyết Phong ngoái đầu
lại: ?dạ!? Sư bảo: ?đi đường vui vẻ?.
*
Có vị Tăng hỏi
Triệu Châu: ?Trẻ con mới sanh có đủ sáu thức chăng?? Triệu Châu
đáp: ?Trên dòng nước chảy xiết, đá cầu.? Sau, vị Tăng ấy đến
hỏi Sư: ?Trên dòng nước chảy xiết, đá cầu, ý nghĩa thế nào?? Sư
đáp:
- Niệm niệm chẳng
tạm dừng.
*
Có vị Tăng hỏi
Sư:- Cũng đồng là nước, tại sao ở biển mặn, ở sông lạt?
Sư đáp:- Trên trời
sao, dưới đất cây.
- Hòa thượng lâu
nay ở đây có cảnh giới gì?
- Bé gái chừa hai
chỏm, đầu bạc như tơ.
- Thế nào là
Tỳ-lô (pháp thân)?
- Đã có danh tự.
Thế nào là Tỳ-lô
sư (thầy Pháp thân)?
- Khi chưa có
Tỳ-lô hội lấy.
- Khi bốn núi
(sanh, lão, bệnh, tử) ép ngặt làm thế nào?
- Năm uẩn đều
không.
- Khi một niệm chưa
sanh là thế nào?
- Thật là lời nói
dối.
- Trên trời dưới
trời chỉ ta là hơn hết, thế nào là ta?
- Xô té ông già
Hồ (Phật) có lỗi gì?
- Thế nào là Hòa
thượng Sư?
- Đón đó chẳng
thấy đầu kia, theo đó chẳng thấy hình kia.
- Khi mặt trời mặt
trăng chưa sáng, Phật cùng chúng sanh ở chỗ nào?
- Thấy Lão tăng
giận liền nói giận, thấy Lão tăng mừng liền nói mừng.
*
Sư hỏi một vị Tăng
mới đến:- Ở đâu đến?
Tăng thưa:- Ở núi
Đông núi Tây lễ Tổ sư mới đến.
Sư bảo:- Tổ sư
không ở núi Đông núi Tây.
Tăng lặng câm
*
Trà đầu (trưởng
phòng trà) vào phương trượng thưa hỏi. Sư bảo:
- Hãy đi, đợi khi
không người sẽ đến, ta vì xà-lê nói.
Hôm sau, Trà đầu
rình đợi lúc không người đến thưa: ?Thỉnh Hòa thượng nói.? Sư
bảo: ?Lại gần đây.? Trà đầu đến gần. Sư bảo: ?Liền chẳng đặng
nói lại cho người.?
*
Tăng hỏi:- Sư tử
là vua trong loài thú, tại sao bị sáu trần nuốt?
Sư đáp:- Chẳng
làm, tột không ngã nhân.
*
Sư ở núi Đầu tử
hơn ba mươi năm, những Thiền khách qua lại tham vấn thường đầy cả
thất. Sư dùng biện tài vô úy tùy hỏi liền đáp, ứng cơ đối đáp
lời lẽ tinh vi rất nhiều, đây lược ghi ít phần mà thôi.
*
Đời Đường niên
hiệu Trung Hòa (881) giặc cướp nổi dậy, dân chúng tán loạn, có
bọn cuồng đồ cầm đao lên núi, hỏi Sư: ?Ở đây làm gì?? Sư tùy
nghi thuyết pháp, bọn chúng nghe đều bái phục, cổi y phục cúng
dường, rồi giải tán.
*
Thời Ngũ đại niên
hiệu Càn Hóa năm thứ tư (914) ngày mùng sáu tháng tư, Sư có
chút ít bệnh. Đại chúng rước thầy thuốc.
Sư bảo chúng:
- Động tác của tứ
đại họp tan là phép thường, các ngươi chớ lo, ta tự giữ lấy.
Nói xong, Sư ngồi
kiết già an nhiên thị tịch. Thọ chín mươi sáu tuổi, vua ban hiệu
là Từ Tế Đại sư, tháp hiệu ?Chân Tịch?.
*
5. THIỀN SƯ
THIỆN HỘI
Ở
Giáp Sơn - (741-817)
Sư họ Liêu, quê ở
Hiện Đình, Quảng Châu. Lức chín tuổi, Sư xuất gia tại núi Long
Nha, Lễ Châu. Sau, Sư đến Giang Lăng tập học kinh luận chuyên
luyện tam học và gắng sức tham thiền. Sư trụ trì tại Kinh Khẩu
(Lễ Châu), một hôm nhân Đạo Ngô (Viên Trí) đi đến, rồi mách Sư
đến tham vấn Hoa Đình Thuyền Tử, do đó được ngộ đạo. Sư trốn ẩn
nơi vắng vẻ, mà học giả vẫn tấp nập tìm đến.
*
Đời Đường niên
hiệu Hàm Thông thứ 11 (870), toàn chúng thỉnh Sư đến trụ tại
Giáp Sơn, nơi đây liền biến thành Thiền viện.
Sư thượng đường
dạy chúng:
- Từ có Tổ đến
đây, người ta lầm hội, nối nhau đến nay đều lấy lời Phật, Tổ
làm mô phạm dạy người. Như thế, trở thành kẻ cuồng người vô
trí rồi. Kia chỉ bày tỏ cho các ngươi: ?Không pháp vốn là đạo,
đạo không một pháp; không Phật có thể thành, không Đạo có thể
đắc, không Pháp có thể xả.? Cho nên nói: ?trước mắt không
pháp, ý tại trước mắt (mục tiền vô pháp, ý tại mục tiền)?.
Kia chẳng phải là pháp trước mắt. Nếu nhằm bên Phật, Tổ mà
học, người này chưa có mắt sáng, đều thuộc về pháp có chỗ
nương không được tự tại, vẫn là thức tánh sanh tử mênh mang
không có phần tự do.
Ngàn muôn dặm tìm
thiện tri thức, cốt có cái thấy chân chánh hằng thoát khỏi hư
dối, định lấy cái sanh tử trước mắt xem là thật có hay là thật
không? Nếu có người định được lẽ này, hứa nhận ông sẽ giải
thoát.
Người thượng căn
ngay lời nói liền rõ đạo; kẻ căn khí bậc trung, bậc hạ chạy
lăng xăng như sóng bủa. Sao chẳng nhằm trong sanh tử mà an định?
Sẽ nhận lấy chỗ nào? Lại nghi Phật nghi Tổ thế cái sanh tử cho
ông được sao? Người có trí sẽ cười ông. Nghe kệ đây:
Lão trì sanh tử
pháp Nhọc gìn pháp sanh tử
Duy hướng Phật
biên cầu. Chỉ nhằm bên Phật cầu
Mục tiền mê chánh
lý Trước mắt lầm lý chánh
Bác hỏa mích phù
âu. Trong lửa bọt có đâu.
Có vị Tăng hỏi:
- Từ trước lập ý
Tổ và ý kinh, vì sao độ này Hòa thượng nói không?
Sư đáp:- Ba năm
chẳng ăn cơm, trước mắt không người đói.
- Đã không người
đói, tại sao con chẳng ngộ?
- Chỉ vì ngộ mê
đuổi Xà-lê. Sư nói tụng:
Minh minh vô ngộ
pháp Rõ ràng không pháp ngộ
Ngộ pháp khước mê
nhân Pháp ngộ đuổi người mê.
Trường tho lưỡng
cước thùy Duỗi thẳng hai chân ngủ
Vô ngụy diệc vô
chân. Không ngụy cũng không chân.
*
Sư có nuôi một
đạo nhỏ theo làm thị giả đã lâu; sau khi Sư dừng trụ bèn khiến
đi hành khước. Ông dạo đi khắp các Thiền hội mà không có chỗ
dụng tâm, nghe thầy hợp chúng dạy đạo nổi danh vang dậy. Ông
bèn trở về hầu hạ, thưa:
- Hòa thượng có
việc kỳ đặc như thế, tại sao trước chẳng chỉ dạy cho con?
Sư bảo:
- Ngươi nấu cơm thì
ta nhóm lửa, ngươi bưng dọn thì ta giở chén, có chỗ nào mà ta cô
phụ ngươi?
Ông đạo nhân đây
ngộ nhập.
*
Có Đại đức đến
hởi:
- Về ý kinh thì con
chẳng nghi, chỉ việc trong Thiền môn là thế nào?
Sư đáp:- Lão tăng
cũng chỉ biết biến sống thành chín.
- Thế nào là lý
thật tế?
- Cây trên đá
không rễ, núi ngậm mây chẳng động.
- Thế nào là sư
tử ra khỏi hang?
- Hư không chẳng
hình bóng, dưới chân mây đồng nội dậy.
*
Trong hội của Sư
có một vị Tăng đi đến Thạch Sương, vào cửa liền nói: ?Chẳng
xét.? (bất thẩm) Thạch Sương bảo: ?Chẳng cần Xà-lê.? Ông liền
nói: ?Thế ấy thì trân trọng.? Ông lại đi đến Nham Đầu, cũng
nói: ?Chẳng xét.? Nham Đầu bèn ?hư! hư!? Ông nói: ?Thế ấy thì
trân trọng.? Ông vừa bước trở ra, Nham Đầu bảo: ?Tuy là hậu sanh
cũng khá sắp xếp.?
Ông về tường
thuật cho Sư.
Hôm sau, Sư lên
tòa bèn gọi:
- Vị Tăng hôm qua
từ Thạch Sương, Nham Đầu về ra xem! Vị Tăng bước ra thuật lại
toàn chúng nghe. Tăng thuật xong, Sư bảo:
- Đại chúng lại
hội chăng? Nếu không người nói, Lão tăng chẳng tiếc hai sợi
lông mày để nói ra; Thạch Sương tuy có đao sát nhân mà không có
kiếm hoạt nhân (người sống). Nham Đầu có đao sát nhân cũng có
kiếm hoạt nhân.
*
Tăng hỏi:- Thế
nào là cảnh Giáp Sơn?
Sư đáp:- Vượn bồng
con về ngọn núi xanh.
Chim ngậm hoa rơi
trước đỉnh biếc.
*
Đời Đường niên
hiệu Trung Hòa năm đầu (881) ngày mùng bảy tháng mười một, Sư
gọi Chủ sự bảo:
- Nay chất huyễn
của ta khi hết liền đi, các ông khéo gìn giữ như ngày ta còn,
chớ giống như người đời sinh ra buồn thảm.
Ngay đêm ấy, Sư an
nhiên mà tịch, thọ bảy mươi bảy tuổi. Vua phong là Truyền Minh
Đại sư, tháp hiệu Vĩnh Tế.
] |