ĐỜI
THỨ SÁU SAU LỤC TỔ
I. TÔNG TÀO ĐỘNG
ĐỜI THỨ HAI:
Có cả thảy 26 vị
1.- Tào
Sơn Bổn Tịch Thiền sư
2.- Vân
Cư Sơn Đạo Ưng Thiền sư?
II. TÔNG LÂM TẾ
ĐỜI THỨ HAI: có 22 vị
1.- Hưng Hóa Tồn
Tương Thiền sư
2.- Tam
Thánh Huệ Nhiên
3.-
Thiền sư Đại Giác?
III. TÔNG QUI
NGƯỠNG ĐỜI THỨ BA: có 10 vị
1.- Vô Trước Văn
Hỷ Thiền sư
2.-
Ngưỡng Sơn Nam Tháp Quang Dũng?
IV. NỐI PHÁP ĐỨ?
SƠN: có 9 vị
1.- Nham
Đầu Toàn Khoát Thiền sư
2.-
Tuyết Phong Nghĩa Tồn?
*
13. TÀO SƠN
BỔN TỊCH THIỀN SƯ
Tổ
thứ hai Tông Tào Động - (840-901)
Sư họ Huỳnh hiệu
Bổn Tịch, quê ở Bồ Điền Tuyền Châu (nay là tỉnh Phước Kiến
huyện Bồ Điền). Lúc nhỏ, Sư chuyên học Nho. Năm mười chín tuổi,
Sư lên núi Linh Thạch ở huyện Phước Đường xuất gia, đến hai mươi
lăm tuổi thọ giới cụ túc. Khoảng niên hiệu Hàm Thông (860-874),
Sư đi tham vấn Thiền tông. Trước, Sư đến Động Sơn (nay là tỉnh
Giang Tây huyện Cao An) tham vấn Thiền sư Lương Giới.
*
Động Sơn hỏi:
?Xà-lê tên gì? Sư thưa: ?Bổn Tịch.? Động Sơn bảo: ?Lại nói lên
trên? Sư thưa: -Chẳng nói.? Động Sơn hỏi:-Vì sao chẳng nói? Sư
thưa:-Chẳng tên Bổn Tịch. Động Sơn gật đầu. Từ đây, Sư vào nhập
chúng.
*
Sư theo hầu Động
Sơn mấy năm. Một hôm, Sư đến từ tạ đi nơi khác. Động Sơn mật
truyền Tông chỉ, lại hỏi: -Ngươi đi đến chỗ nào? Sư thưa: -Đến
chỗ không biến dị. Động Sơn bảo: -Chỗ không biến dị lại có đến
sao? Sư thưa: -Đến cũng chẳng biến dị.
*
Sư đi đến Tào Khê
lễ tháp Tổ, trở về Cát Thủy. Chúng nghe danh Sư tìm đến thỉnh
khai pháp. Vì ngưỡng mộ Lục Tổ, Sư đặt tên núi là Tào Sơn. Thời
gian sau bị giặc loạn, Sư dời về huyện Nghi Huỳnh. Có người cư sĩ
cúng sở nhà Hà Vương cho Sư trụ trì. Sư đổi tên Hà Vương ra Hà
Ngọc. Nơi đây giáo hóa hưng thạnh, học giả các nơi đua nhau kéo
đến, Tông chỉ Động Sơn được rực rỡ.
*
Sư dạy chúng:
- Tình phàm kiến
Thánh là khóa kín đường huyền, hẳn phải hồi hỗ.
Người lấy chánh
mạng thật phải đủ ba thứ đọa: Một là phi mao đới giác. Hai là
bất đoạn thanh sắc. Ba là bất thọ thực.
Khi ấy, Trù Bố
Nạp hỏi:- Phi mao đới gác là cái gì đọa?
Sư đáp:- Là loại
đọa (bản xưa chép Sa-môn đọa).
- Bất đoạn thanh
sắc là cái gì đọa?
- Là tùy đọa (tùy
loại đọa).
- Bất thọ thực là
cái gì đọa?
- Là tôn quí đọa.
*
Nhân Tăng hỏi Ngũ
vị quân thần chỉ quyết, Sư giải thích:
- Chánh vị là
không giới xưa nay không vật. Thiên vị là sắc giới có hình vạn
tượng. Chánh trung thiên là trái lý theo sự. Thiên trung chánh
là bỏ sự vào lý. Kiêm đới là thầm ứng chánh duyên chẳng rơi
vào các hữu, chẳng nhiễm chẳng tịnh, chẳng chánh chẳng thiên.
Cho nên nói: Đại đạo hư huyền không mắc chân tông, Tiên đức từ
trước suy xét một vị này rất diệu rất huyền, phải xét kỹ biện
rõ.
Quân là chánh vị,
Thần là thiên vị. Thần hướng quân là Thiên trung chánh. Quân thị
thần là Chánh trung thiên. Quân thần đạo hiệp là Kiêm đới.
Tăng hỏi:- Thế
nào là quân?
Sư đáp:
- Đức diệu trên
hoàn vũ, cao sáng khắp bầu trời (diệu đức tôn hoàn vũ, cao minh
lãng thái hư).
- Thế nào là
thần?
- Máy linh hoằng
đạo thánh, trí chân lợi quần sanh (linh cơ hoằng thánh đạo, chân
trí lợi quần sanh).
- Thế nào là thần
hướng quân?
- Không rơi những
đường khác, lắng tình nhìn mặt vua (bất đọa chư dị thú, ngưng tình
vọng thánh dung).
- Thế nào là quân
thị thần?
- Dáng điệu tuy
chẳng động, đuốc sáng vẫn không thiên (diệu dung tuy bất động,
quang chúc bản vô thiên).
- Thế nào là quân
thần đạo hiệp?
- Hồn nhiên không
trong ngoài, dung hòa trên dưới yên (hồn nhiên vô nội ngoại,
hòa dung thượng hạ bình).
Sư lại bảo:
- Lấy quân thần
thiên chánh mà nói, chẳng cho phạm ở giữa. Cho nên thần khen
vua, không dám có lời chê bai ấy vậy. Đây là Tông yếu pháp
của ta. Kệ rằng:
Học giả
tiên tu thức tự tông
Mạc
tương chân tế tạp ngoan không
Diệu
minh thể tận tri thương xúc
Lực tại
phùng duyên bất tá trung.
Xuất
ngữ trực giao thiêu bất trước
Tiềm
hành tu dữ cổ nhân đồng
Vô thân
hữu sự siêu kì lộ
Vô sự
vô thân lạc thủy chung.
Dịch:
Học giả
trước cần hiểu tự tông
Chớ đem
chân tế lẫn ngoan không.
Tột thể
diệu minh biết xúc chạm
Sức tại
phùng duyên chẳng mượn trung.
Thốt
lời cần phải thiêu chẳng đến
Thầm đi
nên với cổ nhân đồng.
Không
thân có việc siêu đường tẻ
Không
việc không thân lạc thủy chung.
Vân Môn hỏi:- Thế
nào là hạnh Sa-môn?
Sư đáp:- Ăn lúa
mạ của thường trụ ấy vậy.
- Liền khi ấy đi
thì sao?
- Ngươi lại chứa
được chăng?
- Chứa được.
- Ngươi làm sao
chứa?
- Mặc y ăn cơm có
cái gì khó.
- Sao chẳng nói
mang lông đội sừng?
Vân Môn lễ bái.
*
Sư bảo chúng:
- Các ông trọn
giữ cách thức, sao chẳng cùng y nói một chuyển ngữ, khiến y
chẳng nghi đi?
Vân Môn ở trong
chúng bước ra hỏi:
- Chỗ mật mật
(thầm kín) vì sao chẳng biết có?
Sư đáp:- Chỉ vì mật
mật nên chẳng biết có.
- Người này làm
sao thân cận?
- Chớ nhằm chỗ
mật mật thân cận.
- Khi chẳng nhằm
chỗ mật mật thì sao?
- Mới giỏi thân
cận.
Vân Môn: dạ! dạ!
*
Tăng Nhuệ thưa:-
Con nghèo cùng xin Thầy cứu giúp.
Sư bảo:- Xà-lê
Nhuệ lại gần đây!
Thanh Nhuệ lại
gần.
Sư bảo:
- Kẻ nhà nghèo ở
Tuyền Châu uống xong ba chén rượu, vẫn nói chưa dính môi.
*
Chỉ Y đạo giả đến
tham vấn, Sư hỏi:
- Đâu chẳng phải
Chỉ Y đạo giả ư?
Đạo giả thưa:- Chả
dám.
- Thế nào là việc
của Chỉ Y?
- Chiếc áo cừu
vừa khoác vào thân, muôn pháp thảy đều như.
- Thế nào là dụng
của Chỉ Y?
Đạo giả lại gần:
dạ! liền đứng tịch.
Sư bảo:- Ngươi chỉ
giỏi đi thế ấy, sao chẳng giỏi đến thế ấy?
Đạo giả chợt mở
mắt hỏi:
- Một chân tánh
linh khi chẳng nương bào thai thì thế nào?
Sư bảo:- Chưa phải
diệu.
- Thế nào là
diệu?
- Chẳng mượn!
mượn!
Đạo giả trân
trọng liền tịch.
Sư dạy bài tụng:
Giác
tánh viên minh vô tướng thân
Mạc
tương tri kiến vọng sơ thân.
Niệm dị
tiện ư huyền thể muội
Tâm sai
bất dữ đạo vi lân.
Tình
phân vạn pháp trầm tiền cảnh
Thức
giám đa đoan tán bản chân.
Như thị
cú trung toàn hiểu hội
Liễu
nhiên vô sự tích thời nhân.
Dịch:
Tánh
giác viên minh không tướng thân
Chớ đem
thấy biết dối xa gần.
Niệm
khác bèn lầm huyền thể ấy
Tâm sai
sao được đạo chung thân.
Tình
phân muôn pháp chìm cảnh trước
Thức
biện lăng xăng mất bản chân.
Trong
câu như thế toàn lãnh hội
Rõ ràng
vô sự tích thời nhân.
*
Tăng hỏi:- Sa-môn
đâu không phải là người đủ lòng đại từ bi?
Sư đáp:- Phải.
- Chợt gặp lục
tặc đến phải làm thế nào?
- Cũng phải đủ
đại từ bi.
- Thế nào là đủ
đại từ bi?
- Dùng một cây
kiếm dẹp sạch.
- Sau khi dẹp sạch
thế nào?
- Mới được hòa
đồng.
*
Tăng hỏi:- Mày
với mắt cùng biết nhau chăng?
Sư đáp:- Chẳng
biết nhau.
- Vì sao chẳng biết
nhau?
- Vì đồng tại một
chỗ.
- Thế ấy là chẳng
phân?
- Mày chẳng phải
là mắt, mắt chẳng phải là mày.
- Thế nào là mắt?
- Quả nhiên rồi.
- Thế nào là mày?
- Tào Sơn lại nghi.
- Tại sao Hòa
thượng lại nghi?
- Nếu chẳng nghi
tức quả nhiên rồi.
*
Tăng hỏi:- Thế
nào là kiếm không mũi?
Sư đáp:- Chẳng do
rèn luyện mà thành.
- Dụng nó thế
nào?
- Người gặp đều
chết.
- Người chẳng gặp
thì sao?
- Cũng phải rơi
đầu.
- Người gặp đều
chết là cố nhiên, người chẳng gặp vì sao lại rơi đầu?
- Ông chẳng thấy
nói ?hay sạch tất cả? sao?
- Sau khi sạch hết
thế nào?
- Mới biết có cây
kiếm này.
*
Tăng hỏi:- Huyễn
vốn nào chân?
Sư đáp:- Huyễn vốn
nguyên chân.
- Chính khi huyễn
làm sao hiển bày?
- Tức huyễn liền
hiển.
- Thế ấy thì trước
sau chẳng lìa nơi huyễn?
- Tìm huyễn tướng
không thể được.
*
Sư hỏi vị Tăng:
-Làm gì? Tăng thưa:-Quét đất. Sư hỏi:-Trước Phật quét hay sau
Phật quét? Tăng thưa: -Trước sau đồng thời quét. Sư bảo: -Đem đôi giày qua
cho Tào Sơn.
*
Tăng hỏi Hương
Nghiêm: -Thế nào là đạo? Hương Nghiêm đáp: -Khô mộc lý long
ngâm.(trong cây khô có rồng ngâm) Tăng hỏi: -Thế nào người
trong đạo? Hương Nghiêm đáp: -Độc lâu lý nhãn tình.(trong đầu
lâu có tròng con mắt) Tăng không lãnh hội, đến hỏi Thạch Sương:
?Thế nào là khô mộc lý long ngâm?? Thạch Sương đáp: -Vẫn còn
đeo cái hỉ.? Tăng hỏi:-Thế nào độc lâu lý nhãn tình? Thạch
Sương đáp: -Vẫn còn đeo thức.Tăng không lãnh hội đến trình với
Sư. Sư bảo:
- Thạch Sương ông
già Thanh văn khởi cái kiến giải.
Sư làm bài tụng:
Khô mộc
long ngâm chân kiến đạo
Độc lâu
vô thức nhãn sơ minh.
Hỉ thức
tận thời tiêu tức tận
Đương
nhân na biện trọc trung thanh.
Dịch:
Cây khô
rồng ngâm thật thấy đạo
Đầu lâu
không thức mắt rạng ngời.
Hỉ thức
hết thời tin tức lặng
Người
này đâu biện đục trong trong.
Tăng lại hỏi Sư:-
Thế nào khô mộc lý long ngâm?
Sư đáp:- Huyết
mạch chẳng đoạn.
- Thế nào độc lâu
lý nhãn tình?
- Khô chẳng hết.
- Lại có người
được nghe chăng?
- Trọn người trên
đại địa chưa có một người chẳng nghe.
- Khô mộc lý long
ngâm là chương cú gì?
- Chẳng biết chương
cú gì, nguời nghe đều mất.
*
Sư dạy chúng:
- Chư Tăng ở đây
cốt dưới y áo hội thông được việc hướng thượng, chớ có rảnh
rang qua ngày. Nếu chỗ thừa đương đã rõ ràng, liền chuyển được
chư thánh về sau lưng mình, mới là tự do. Nếu chuyển chẳng đặng,
hẳn phải học được thập thành, lại cần đến sau lưng các ngài
khoanh tay nói đại thoại gì? Nếu chuyển được chính mình thì tất cả
cảnh thô trọng đến đều làm chủ được. Ví như đi trong chỗ lầy
trợt té cũng làm chủ được. Như có vị Tăng hỏi ngài Dược Sơn:
?Trong giáo lý tam thừa lại có Tổ ý chăng?? Dược Sơn đáp: ?Có.?
Tăng thưa: ?Đã có, Tổ Đạt-ma lại đến làm gì?? Dược Sơn bảo: ?Chỉ
vì có cho nên đến.? Thế là đâu không phải làm chủ được chuyển
được về nơi mình sao?
Kinh nói: ?Phật
Đại Thông Trí Thắng, mười kiếp ngồi đạo tràng, Phật pháp chẳng
hiện trước, chẳng đặng thành Phật đạo.? Nói kiếp là đới (kẹt)
vậy, gọi đó là thập thành, cũng gọi là đoạn sấm lậu (rỉ
chảy). Chỉ là đầu mười đường đã bặt, chẳng quên đại quả, nên
nói thủ trụ đam trước, gọi là thủ thứ thừa đương không phân quí
tiện.
Ta thường thấy
trong tùng lâm thích bàn một thứ hai thứ, lại hay thành lập được
sự chăng? Những cái ấy chỉ nhằm việc đã qua hiển bày. Các ông
chẳng thấy ngài Nam Tuyền nói: ?Cho ông thập thành, so với Vương
lão sư vẫn còn một đường tuyến.? Rất khó! việc đến đây cần
phải chín chắn mới được minh bạch tự tại. Bất luận thiên đường
địa ngục ngạ quỉ súc sanh, chỉ là tất cả chỗ chẳng dời đổi,
nguyên là người thuở xưa, cốt yếu chẳng đi con đường xưa. Nếu có
tâm vui mừng thành đới trước nếu thoát được giản trạch là sao?
Cổ đức nói: ?Chỉ e chẳng được luân hồi.?
Các ông nói phải
làm sao? Như người hiện nay nói có chỗ tịnh khiết, thích hướng về
việc ấy. Đây là bệnh thật khó trị. Nếu việc thô trọng ở thế
gian lại là nhẹ, bệnh tịnh khiết thật là nặng. Như pháp vị Phật,
pháp vị Tổ trọn là đới trước. Tiên sư nói: ?Tâm nghĩ là phạm
giới, nếu được Pháp vị là phá trai.? Hãy bảo thế nào là được
vị? Chỉ là pháp vị Phật, pháp vị Tổ, vừa có tâm vui mừng là
phạm giới. Như hiện nay nói phá trai phá giới là khi làm phép ba
phen yết-ma, ấy sớm đã phá rồi. Nếu là bệnh tham sân si thô
trọng, tuy khó dứt mà lại nhẹ, còn bệnh vô vi vô sự tịnh khiết
lại nặng không có gì thêm được. Tổ sư ra đời cũng chỉ vì cái
ấy, chẳng riêng vì các ông. Hiện nay làm kẻ rảnh rang qua ngày,
làm con chồn, con trâu tu hành lại thích, chẳng phải có thiền có
đạo. Như các ông mỗi thứ tìm kiếm, tìm Phật tìm Tổ, cho đến
Bồ-đề Niết-bàn, đến bao giờ thôi dứt xong xuôi ư? Đều là tâm
sanh diệt. Do đó chẳng giống như con chồn, con trâu ngơ ngơ không
biết, chẳng biết Phật, chẳng biết Tổ, cho đến Bồ-đề Niết-bàn
và nhân quả thiện ác. Chỉ đói đến là ăn cỏ, khát đến thì uống
nước. Nếu được thế ấy, chẳng lo chẳng xong xuôi. Đâu chẳng nghe
nói: ?Tính toán chẳng thành ấy là biết có (Tâm), mới hay mang
lông đội sừng kéo cày mang bừa.? Được cái tiện nghi này, mới
là đạm bạc. Đâu chẳng thấy đức Di-lặc, A-súc và những thế
giới Diệu Hỉ v.v? vẫn bị thượng nhân kia (Duy-ma-cật) gọi là
Bồ-tát giải đãi không hổ thẹn. Cũng nói là biến dịch sanh tử,
vẫn e còn phần nhỏ giải đãi.
Nơi việc bổn phận
phải nên làm sao? Cần phải chín chắn mới được. Mỗi người đều
có một chỗ để ngồi, dù Phật ra đời xâm phạm chỗ ấy cũng
không được. Thể hội cái ấy tu hành chẳng là thích thú lắm ư!
Muốn biết việc này, chính nó khiến ta thành Phật thành Tổ, cũng
chính nó khiến ta rơi trong tam đồ lục đạo. Tuy nhiên như thế, vẫn
không có chỗ dụng, mà lìa y cũng chẳng được, cốt cùng y làm
chủ tể mới được. Nếu làm chủ tể được tức là không còn biến
dịch. Nếu làm chủ tể không được tức là biến dịch. Ngài Vĩnh Gia
nói: ?Phóng đãng lăng xăng chuốc họa ương.?
Tăng hỏi:- Thế
nào là phóng đãng lăng xăng chuốc họa ương?
Sư đáp:- Chỉ là
cái ấy.
- Làm sao khỏi
được?
- Biết có (Tâm)
liền được, dùng khỏi làm gì? chỉ là Bồ-đề Niết-bàn phiền não
vô minh v.v? thảy đều chẳng cần khỏi, cho đến việc thô trọng ở
thế gian cũng thế. Miễn biết có (Tâm) là được chẳng cần khỏi,
khỏi tức đồng biến dịch rồi. Cho đến thành Phật thành Tổ,
Bồ-đề Niết-bàn, những cái ấy đều họa ương chẳng nhỏ. Tại sao
như vậy? Bởi vì biến dịch. Nếu không biến dịch, cần phải chạm
việc tự do mới được.
Nam Châu Soái Nam
bình Chung Vương nghe danh Sư cho sứ đi thỉnh. Sư chẳng đến, chỉ biên
bài tụng của Đại Mai để đáp:
Tồi tàn
khô mộc ỷ hàn lâm
Kỷ độ
phùng xuân bất biến tâm
Tiều
khách ngộ chi du bất cố
Dĩnh
nhân na đắc khổ truy tầm.
Dịch:
Cây khô
gãy mục tựa rừng xanh
Mấy độ
xuân về tâm chẳng sanh
Lão
tiều trông thấy nào đoái nghĩ
Dĩnh
khách thôi thì chớ hỏi phanh.
*
Sư dạy chúng kệ
rằng:
Tùng
duyên tiến đắc tương ưng tật
Tựu thể
tiêu đình đắc lực trì
Miết
khởi bản lai vô xứ sở
Ngô sư
tạm thuyết bất tư nghì.
Dịch:
Từ
duyên tiến được tương ưng nhanh
Đến thể
lặng dừng đắc lực chậm
Chợt
khởi từ xưa không chỗ nơi
Thầy ta
tạm nói không nghĩ nghị.
*
Sư thượng đường,
có vị Tăng bước ra hỏi:
?Thế nào là người
đại xiển-đề?? Sư đáp: ?Chẳng sợ nghiệp.? Tăng hỏi: ?Thế nào là
người vô minh?? Sư đáp: ?Trước sau chẳng giác ngộ.? Tăng hỏi:
?Hai người này ai ở trước?? Sư đáp: ?Người vô minh.? Tăng hỏi:
?Người xiển-đề vì sao ở sau?? Sư đáp: ?Người hướng đi.? Tăng thưa:
?Thế ấy thì người vô minh chẳng từ ngày nay đi.? Sư đáp: ?Phải.?
Tăng thưa: ?Đã chẳng từ ngày nay đi, vô minh từ chỗ nào đến?? Sư
đáp: ?Chỗ sáng chẳng dám vào.? Tăng thưa: ?Đâu chẳ?g phải
chẳng minh chẳng ám.? Sư bảo: ?Phải.? Tăng thưa: ?Chính khi ấy thế
nào?? Sư bảo: ?Chẳng cho chạm.? Sư lại bảo:
- Xiển-đề có
nhiều thứ: 1- Giết cha giết mẹ, làm thân Phật ra máu, phá hòa
hợp Tăng, hủy hoại già-lam, đây quyết định thật báo chịu các
thứ khổ. 2- Cũng làm như trước, nhưng mà giết cha vô minh mẹ tham
ái, chẳng tin có Phật Pháp Tăng có thể phá, có già-lam có thể
hoại, cho là nghiệp từ tâm mà thành, nên đọa cũng chịu các thứ
quả hư vọng. Hai loại này lên xuống chẳng đồng. 3- Biết chính
mình có việc bản lai, gọi là cha mẹ, chẳng nhân bên ngoài mà
được, không tu không chứng, phi nhân phi quả, chẳng do thấy được,
chẳng từ chứ?g mà thành. Chỗ được, chẳng khởi chấp cha, gọi
là giết, chẳng khởi chấp mẹ, gọi là hại, tức là tất cả việc
bổn phận chẳng giữ chẳng còn, nên gọi là giết hại. Vừa có
mảy may kính trọng, được ý vị thì chẳng thành, chỉ biết có việc
chính mình, nên gọi là đại xiển-đề. Do đây dấy lên diệu lực
tức là thể hội tông thừa từ trước, thừa kế việc nhà, cần cắt
đường huyền, phá các cong vạy, như Lão nhân Tân Phong khéo chỉ.
*
Đời Đường niên
hiệu Thiên Phục (901) mùa hạ năm Tân Sửu ban đêm, Sư hỏi Tri
sự:
- Hôm nay là ngày
mấy tháng mấy?
Tri sự thưa:- Ngày
rằm tháng sáu.
Sư bảo:
- Tào Sơn bình sanh
đi hành khước đến nơi chỉ biết chín mươi ngày là một hạ, sáng mai
giờ thìn ta đi hành khước.
Hôm sau, đúng giờ
thìn thắp hương, Sư ngồi yên lặng mà hóa, thọ sáu mươi hai tuổi,
ba mươi bảy tuổi hạ. Vua ban thụy là Nguyên Chứng Thiền sư, tháp
hiệu Phước Viên.
*
14. THIỀN
SƯ ĐẠO ƯNG
Ở
Vân Cư - (?-902)
Sư họ Vương người
ở Ngọc Điền U Châu. Thuở bé, Sư đã xuất gia theo thầy học đạo.
Năm hai mươi lăm tuổi, Sư thọ giới cụ túc tại chùa Diên Thọ ở
Phạm Dương. Bổn sư bắt Sư học kinh luật Thanh văn (Tiểu thừa). Sư
than: ?Kẻ đại trượng phu đâu thể chịu luật nghi còng trói ư?? Sư
bèn đến núi Thúy Vi hỏi đạo và ở lại đây ba năm.
*
Một hôm, có du
Tăng từ Dự Chương đến khen ngợi pháp hội ở Động Sơn, Sư liền từ
tạ, đến Động Sơn.
Động Sơn hỏi:- Từ
đâu đến?
Sư thưa:- Từ Thúy
Vi đến.
- Thúy Vi có lời
gì dạy đồ chúng?
- Thúy Vi cúng
dường La-hán, con hỏi: ?cúng dường La-hán, La-hán có đến chăng?,
Thúy Vi hỏi con: ?mỗi ngày ông ăn cái gì?.
- Thật có lời này
chăng?
- Có.
- Chẳng uổng tham
kiến bậc tác gia (đạt đạo).
- Xà-lê tên gì?
- Tên Đạo Ưng.
- Lại nói lên
trên?
- Nói lên trên
tức chẳng tên Đạo Ưng.
- Ngươi đáp tương
tợ với ta lúc đến Vân Nham.
*
Sư hỏi:- Thế nào
là ý Tổ sư?
Động Sơn đáp:
- Sau này Xà-lê
có nơi chốn ở yên, chợt có người đến hỏi như thế, phải đáp
làm sao?
- Đạo Ưng tội lỗi.
*
Động Sơn hỏi:
- Ta nghe Hòa
thượng Tư Đại sanh làm vua nước Nhật là thật giả?
Sư thưa:
- Nếu là Tư Đại,
Phật còn chẳng làm, huống là làm vua.
Động Sơn gật đầu.
Một hôm, Động Sơn
hỏi:- Từ đâu đến?
Sư thưa:- Đạp núi
đến.
- Quả núi nào nên
ở?
- Có quả núi nào
chẳng nên ở.
- Thế ấy là cả
nước đều bị Xà-lê chiếm hết.
- Chẳng phải.
- Thế ấy là ngươi
đã được đường vào?
- Không đường.
- Nếu không đường
làm sao được cùng Lão tăng gặp nhau?
- Nếu có đường thì
cùng Hòa thượng cách núi vậy.
- Kẻ này về sau
ngàn muôn người nắm chẳng đứng.
*
Sư theo Động Sơn
lội qua suối. Động Sơn hỏi: ?Nước cạn sâu?? Sư thưa: ?Chẳng ướt.?
Động Sơn bảo: ?Kẻ thô.? Sư thưa: ?Thỉnh Thầy nói.? Động Sơn nói:
?Chẳng khô.?
*
Sư làm tương, Động
Sơn hỏi: ?Làm gì?? Sư thưa: ?Làm tương.? Động Sơn hỏi: ?Dùng muối
nhiều ít?? Sư thưa: ?Xoay vào.? Động Sơn hỏi: ?Làm thành vị gì?? Sư
thưa: ?Đắc.?
*
Động Sơn hỏi Sư:
- Người đại
xiển-đề giết cha hại mẹ, làm thân Phật chảy máu, phá hòa hợp
Tăng, các việc như thế hiếu dưỡng đâu còn?
Sư thưa:- Mới được
hiếu dưỡng.
Từ đây Động Sơn
giao Sư làm lãnh tụ trong chúng.
*
Sư cất thảo am nơi
Tam Phong, trải qua tuần nhật không xuống trai đường. Động Sơn
thấy lạ hỏi:
- Mấy ngày nay sao
ngươi không đến thọ trai?
Sư thưa:- Mỗi ngày
có thiên thần cúng dường.
Động Sơn bảo:
- Ta bảo ngươi là
kẻ vẫn còn kiến giải. Ngươi rảnh chiều lại.
Chiều, Sư đến.
Động Sơn gọi:- Ưng am chủ!
Sư ứng thanh: Dạ!
Động Sơn bảo:-
Chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác là cái gì?
Sư trở về am ngồi
yên lặng lẽ, thiên thần tìm mãi không thấy, trải ba ngày như
thế mới thôi cúng dường.
*
Sư đến trụ ở núi
Vân Cư, tứ?chúng đua nhau tìm đến, pháp hội nơi đây rất thạnh
hành.
Sư dạy chúng:
- Phật pháp đâu
có nhiều việc, hành được là phải. Chỉ biết tâm là Phật, chớ
cho Phật chẳng biết nói. Muốn được việc như thế phải là người
như thế. Nếu là người như thế thì còn lo cái gì? Nếu nói việc
như thế là khó, thì các bậc tiên đức từ xưa thuần phác chân
thật, vốn không khôn khéo. Giả sử có người đến hỏi ?thế nào
là đạo?, hoặc khi các ngài đáp ?ngói gạch gốc cây làm gì? đều
chú trọng việc căn bản ở dưới gót chân lâu nay đã sẵn có.
Nếu thật hữu lực, là người bất tư nghì, nắm đất biến thành
vàng. Nếu không có việc như thế, dù ông nói được như hoa như
gấm, nói ta phóng quang động địa thế gian không ai hơn, nói tột
hết, mà mọi người vẫn không tin nhận. Bởi lâu nay việc dưới
chân nhà mình vẫn rỗng không, chẳng có một chút khí lực.
Các ông! Ví như con
chó săn chỉ biết đuổi theo dấu chân thôi. Nếu khi gặp con linh
dương mọc sừng thì chẳng những không thấy dấu chân, mà hơi hám
cũng không biết.
Tăng hỏi:- Con linh
dương khi mọc sừng thì sao?
Sư đáp:- Sáu lần
sáu là ba mươi sáu. Hội chăng?
Tăng thưa:- Chẳng
hội.
Sư bảo:- Chẳng
thấy nói ?không dấu chân? sao?
*
Có một vị Tăng ở
trong phòng tụng kinh. Sư ở ngoài cửa hỏi: Xà-lê tụng đó là
kinh gì? Tăng thưa: Kinh Duy-ma. Sư bảo: Chẳng hỏi kinh Duy-ma người
tụng là kinh gì? Vị Tăng này nhân đó được ngộ.
*
Có vị quan liêu
đến cúng dường, hỏi: Thế Tôn có mật ngữ, Ca-diếp chẳng phú
tàng, thế nào là Thế Tôn mật ngữ? Sư gọi: Thượng thơ! Vị quan
ấy: dạ! Sư hỏi: Hội chăng? Vị quan thưa: Chẳng hội. Sư bảo: Ông
nếu chẳng hội thì Thế Tôn có mật ngữ. Nếu ông hội thì Ca-diếp
chẳng phú tàng.
*
Sư dạy chúng:
- Các ông dù học
được việc bên Phật, vẫn là dụng tâm sai lầm rồi. Các ông đâu
không thấy cổ nhân giảng được chư thiên rải hoa cúng dường, đá
gật đầu, còn chẳng can hệ việc chính mình, ngoài ra còn có nghĩa
gì? Như hiện nay toan đem thân tâm hữu hạn nhằm trong vô hạn mà
dùng thì có giao thiệp gì? Như đem khúc cây vuông tra vào lỗ tròn
thì sự sai ngoa nhiều ít? Nếu không hợp việc ấy, dù ông nói tươi
như hoa đẹp như gấm vẫn là vô dụng, vì chưa rời tình thức vậy.
Nếu tất cả việc đều hướng trong ấy đến sạch hết mới được
không lỗi, mới được xuất thân. Nếu một sợi lông một mảy tóc
đẹp chẳng hết liền bị trần lụy, huống là quá nhiều, sai chừng
hào ly phạm lỗi bằng quả núi. Cổ nhân nói: Chỗ học chẳng sạch
hết, ấy là kẻ thế gian; việc trong khuê các bỏ chẳng đặng, đều
là rỉ chảy. Phải nhắm trong ấy nhận lấy, trong mọi hành động
đều dẹp sạch tất cả việc, mới được không lỗi. Như người sự sự
đều liễu, vật vật đều thông, chỉ gọi là người liễu sự, chẳng
gọi là tôn quí. Nên biết tôn quí tự có đường riêng, là vật
thế gian rất trọng rất quý. Chẳng được sau này hướng bên tôn
quí. Nên biết không thể nghĩ bàn, chẳng xứng tâm mong muốn. Do
đó cổ nhân nói: ?Ví như hai gương sáng, ánh sáng đối nhau, ánh
sáng soi nhau, không thiếu không dư.? Đâu chẳng phải là một
loại, vậy mà vẫn còn gọi việc bên ảnh tượng. Như khi mặt trời
mọc lên, ánh sáng soi khắp thế gian là một nửa, một nửa này
gọi là gì? Như hiện nay người chưa nhận được việc thô thiển bóng
sáng ở ngoài cửa, mà muốn làm việc trong nhà thì làm sao làm
được?
*
Sư dạy:
- Người được chẳng
nhẹ nhỏ, người sáng chẳng dùng hèn, người biết không than thở,
người hiểu không chán xấu. Từ trời rơi xuống là bần cùng, từ
đất vọt lên là phú quí, trong cửa ra thân là dễ, trong thân ra
cửa là khó. Động thì chôn thân ngàn thước, chẳng động thì liền
đó mọc mầm. Một câu nói siêu thoát cứu được người đương thời.
Nói bàn chă?g cần nhiều, nói nhiều ắt là vô dụng.
Tăng hỏi:- Thế
nào từ trời rơi xuống là bần cùng?
Sư đáp:- Chẳng quí
mà được.
- Thế nào từ đất
vọt lên là phú quí?
- Trong không mà
được có.
*
Sư dạy:
- Liễu không thật
có, được thì không chỗ mong, nói không lẽ phải, hành không chỗ
nương, tâm không chỗ gá, đến tột mới được không lỗi. Ở chỗ
đông như không người, ở chỗ không người như đông, nơi thân như
không thân, ở thế như không thế, đâu chẳng phải đức vô nhiễu,
vượt hơn muôn loài, thoát khỏi tất cả trói buộc. Ngàn người
muôn người được, còn nói chẳng bằng mình. Như hiện nay được cọng
khởi một loại bạn đầu, cổ nhân nói: ?thể hội được việc bên
nây, lại sang giẵm đạp bên kia?. Bên nây có việc gì? Bên kia
lại giẵm đạp gì? Sở dĩ nói có cũng chớ đem đến, nói không cũng
chớ đem đi, hiện tại đây là việc nhà ai?
*
Sư dạy:
- Muốn thể hội
việc này phải như người thở ra không hít vào, mới cùng người
này tương ưng. Nếu thể hội được ý người ấy mới cho ít phần nói
bàn, mới có ít phần hành lý. Tạm thời chẳng hiện như đồng
người chết, huống là như nay bàn năm luận tháng? Như người
thường hiện thì lo gì việc nhà chẳng xong, muốn biết việc lâu xa
chỉ như việc hiện nay, hiện nay nếu được lâu xa cũng được. Như
người ở viễn phương về nhà, đi đến là phải, phải thì tất cả
đều phải, chẳng phải thì tất cả đều chẳng phải. Cần được lửa
sáng trên đầu phát, cũng chẳng phải hay làm tất cả, tất cả
chẳng làm. Nên nói: trọn ngày tham việc trước mặt, quên mất
việc sau lưng. Nếu thấy việc sau lưng, quên mất việc trước mặt.
Như người chẳng trước sau thì có việc gì?
*
Sư dạy:
- Như xem vật trong
lòng bàn tay, quyết định quyết định, mới có thể tùy duyên. Nếu
một như thế thì ngàn muôn cũng vậy, trong ngàn muôn khó làm một
hai, một hai không thể được. Đâu chẳng nghe nói: Người hiển
chiếu là dễ được, người hiển chiếu rồi thì khó được, chẳng nói
hoàn toàn không, mới là hi hữu. Nếu không được như thế chẳng
cho gắng làm, gắng làm tức sanh não, sanh não tức lui sụt đạo,
lui sụt đạo thì tột đến trên thân, là thấy chẳng được, nói gì
là đại thoại.
Các ông xuất gia
như kẻ tội ra khỏi khám đường, nên ít muốn biết đủ, chớ tham
danh lợi ở đời, nhịn đói nhịn khát chí cầu vô vi, được ở trong
Phật pháp mười phần sống chín phần chết, chớ trái với Phật
pháp nhổ đinh cắt sắt, chớ mang nhiều việc Như Lai, nên phải ít.
Mỗi người tự liễu lấy, có việc thì lại gần đây, không việc
hãy lui đi.
*
Sư trụ trì ba mươi
năm tại Vân Cư đạo truyền khắp thiên hạ. Chúng hiện có mặt
đến một ngàn năm trăm vị. Nam Xương vương tôn Sư làm thầy, nguyện
kính làm thầy đời đời.
Đời Đường niên
hiệu Thiên Phục năm đầu (902) mùa Thu, Sư có chút ít bệnh, đến
ngày hai mươi tám tháng chạp, vì chúng nói pháp lần chót. Sau
đó, Sư từ biệt chúng, chúng đều thương mến. Lưu lại đến ngày
mùng ba tháng giêng năm sau, Sư hỏi thị giả: Hôm nay ngày mấy?
Thị giả thưa: mùng ba. Sư bảo: ?ba mươi năm sau, chỉ nói là cái
ấy?. Sư ngồi ngay thẳng từ chúng tịch.
] |