ĐỜI
THỨ MƯỜI SAU LỤC TỔ
I.- TÔNG TÀO ĐỘNG
ĐỜI THỨ SÁU
1- Thiền
sư Kỉnh Huyền ở núi Đại Dương
II.- TÔNG LÂM TẾ
ĐỜI THỨ SÁU
A.- Nối pháp Thiền
sư Tỉnh Niệm có 16 vị
1- Thiền
sư Thiện Chiêu ở Phần Dương
2- Thiền
sư Qui Tỉnh ở Diệp Huyện
3- Thiền
sư Trí Tung ở viện Thừa Thiên cũng gọi là Đường Minh
III.- TÔNG VÂN MÔN
ĐỜI THỨ TƯ
1- Thiền
sư Trùng Hiển ở Tuyết Đậu
2- Thiền
sư Hiểu Thông ở Động Sơn
3- Thiền
sư Tự Bảo ở Động Sơn
IV.- TÔNG PHÁP
NHÃN ĐỜI THỨ HAI có 63 vị
1- Quốc
sư Đức Thiều ở núi Thiên Thai
2- Thiền
sư Huệ Minh ở chùa Báo Ân
3- Thiền
sư Pháp Đăng hiệu Thái Khâm ở viện Thanh Lương Kim Lăng
4- Thiền
sư Thanh Tủng ở Linh Ẩn Hàn Châu
*
52. THIỀN
SƯ KỈNH HUYỀN
Ở
núi Đại Dương -(943 - 1027)
Sư mười chín tuổi
làm Đại tăng nghe kinh Viên Giác, trong hội này không ai bì kịp
Sư. Sau đó, Sư đi du phương, trước đến Lương Sơn chỗ Thiền sư Duyên
Quán.
Sư hỏi:- Thế nào
là đạo tràng vô tướng?
Lương Sơn chỉ
Bồ-tát Quan Âm, nói:- Cái này là do Ngô Xứ Sĩ vẽ.
Sư suy nghĩ để tiến
ngữ. Lương Sơn nhanh nhẩu nói:
- Cái này có
tướng, cái kia không tướng.
Sư nhân đó tỉnh
ngộ, liền lễ bái.
Lương Sơn hỏi:- Sao
không nói lấy một câu?
Sư thưa:- Nói thì
chẳng từ, sợ e trên giấy mực.
Lương Sơn cười,
bảo:- Lời này vẫn còn ghi trên bia.
Sư dâng kệ
rằng:
Ngã tích
sơ cơ học đạo mê
Vạn
thủy thiên sơn mích kiến tri
Minh
kiêm biện cổ chung nan hội
Trực
thuyết vô tâm chuyển cánh nghi.
Mong Sư
điểm xuất Tần thời cảnh
Chiếu
kiến phụ mẫu vị sanh thì
Như kim
giác liễu hà sở đắc
Dạ
phóng ô kê đới tuyết phi.
Dịch:
Con xưa
học đạo cứ sai lầm
Muôn
núi ngàn sông kiếm thấy nghe
Luận cổ
bàn kim càng khó hội
Nói
thẳng vô tâm lại sanh nghi.
Nhờ
Thầy chỉ rõ thời Tần kính
Soi thấy
cha mẹ lúc chưa sanh
Hiện nay
giác ngộ đâu còn đắc
Đêm thả
gà đen trong tuyết bay.
Lương Sơn bảo:- Có
thể làm hưng thạnh tông Tào Động.
*
Sau, Sư đến trụ
tại núi Đại Dương khai đường giáo hóa.
Có vị Tăng hỏi:
- Tòng tâm bát
ngát, trống pháp ầm ầm, nhằm trên tông thừa nói bày thế nào?
Sư đáp:- Y không
có tin tức, đâu cho phù hợp.
- Hôm nay tông
thừa đã nhờ Thầy chỉ dạy, chưa biết pháp từ ai, nối pháp người
nào?
- Lương Sơn chỉ
thẳng thời Tần kính, trước ngọn Trường Khánh một ngôi ngời.
- Thế nào là cảnh
Đại Dương?
- Hạc côi vượn
lão kêu hang dội, tùng gầy trúc lạnh tỏa khói xanh.
- Thế nào là
người trong cảnh?
- Làm gì? làm gì?
- Thế nào là gia
phong Đại Dương?
- Bình đầy nghiêng
chẳng đổ, khắp nơi chẳng người đói.
*
Sư thượng đường
dạy chúng:
- Chư Thiền đức!
phải rõ câu bình thường vô sanh, câu diệu huyền vô tư, câu thể
minh vô tận. Câu thứ nhất thông một đường. Câu thứ hai không
chủ khách. Câu thứ ba gồm kèm. Câu thứ nhất nói được là sư tử
phùng mang. Câu thứ hai nói được là sư tử nhảy lồng. Câu thứ ba
nói được là sư tử ngồi xổm. Buông ra thì khắp giáp mười phương,
nắm lại thì một lúc ngồi dứt. Chính khi ấy làm sao thông được
tin tức? Nếu chẳng thông được tin tức thì, đến triều dâng Sở
vương xem.
Tăng hỏi:- Thế
nào là câu bình thường vô sanh?
Sư đáp:- Mây trắng
che núi xanh, núi xanh đảnh chẳng bày.
- Thế nào là câu
diệu huyền vô tư?
- Bảo điện không
người chẳng đứng hầu. Không trồng ngô đồng khỏi phụng đậu.
- Thế nào là câu
thể minh vô tận?
- Khi tay chỉ không
trời đất chuyển, xoay đường ngựa đá khỏi lồng tơ.
- Thế nào là sư
tử phùng mang?
- Trọn không ý
ngó lại, đâu chịu rơi bình thường.
- Thế nào là sư
tử nhảy lồng?
- Xoay đi quanh lại
thảy về cha, đại dụng dấy lên thể chẳng thiếu.
- Thế nào là sư
tử ngồi xổm?
- Vượt bẳn máy
lại qua, xưa nay không đổi khác.
*
Tăng hỏi:- Thế
nào là câu Đại Dương thấu pháp thân?
Sư đáp:
- Đáy biển đại
dương bụi hồng dấy, trên đảnh Tu-di nước chảy ngang.
*
Sư tinh thần kỳ
lạ, từ bé đến lớn chỉ ngày ăn một bữa; ở tại núi Đại Dương
năm mươi (50) năm mà chân không ra khỏi ranh giới, hông không
dính chiếu.
Nhà Tống niên
hiệu Thiên Thành năm thứ năm (1027), ngày mười sáu tháng bảy,
Sư từ chúng. Ba ngày sau, Sư viết bài kệ gởi Thị lang Vương Thự,
lược rằng:
Ngô
niên bát thập ngũ
Tu nhân
chí ư thử
Vấn ngã
qui hà xứ
Đảnh
tướng chung nan đổ.
Ta tuổi
tám mươi lăm
Tu nhân
đến thế ấy
Hỏi ta
đi về đâu
Tướng
đảnh trọn khó thấy.
Sư dừng
bút liền tịch.
*
53. THIỀN
SƯ THIỆN CHIÊU
Ở
Phần Dương - (947 - 1024)
Sư họ Du quê ở
Thái Nguyên. Thuở bé, Sư bẩm tánh thâm trầm, ít chịu trang sức,
có trí tuệ lớn, tất cả văn tự không do thầy dạy mà tự thông
hiểu. Năm mười bốn tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời, sống trong
cảnh cô quả, Sư phát tâm xuất gia. Sau khi thọ giới cụ túc, Sư
quảy gói du phương. Đến nơi nào, Sư dừng lại thời gian ngắn,
không thích ngắm sơn ngoạn cảnh, chỉ vì mở sáng mắt đạo mà thôi.
Sư đã tham vấn qua bảy mươi mốt vị tôn đức, rốt sau mới đến Thủ
Sơn Thiền sư Niệm.
Thủ Sơn lên tòa.
Sư ra hỏi:- Bá Trượng cuốn chiếu, ý chỉ thế nào?
Thủ Sơn đáp:- Áo
rồng vừa phất toàn thể hiện.
Sư hỏi:- Ý Thầy
thế nào?
Thủ Sơn đáp:- Chỗ
tượng vương đi bặt dấu chồn.
Qua câu nói này,
Sư đại ngộ liền đảnh lễ, rồi thưa:
- Muôn xưa đầm
biếc nguyệt trong không, ba phen gạn lọc mới được biết (vạn cổ
bích đàm không giới nguyệt, tái tam lao lộc thủy ưng tri). Sư dừng
lại đây hầu hạ thời gian rất lâu.
*
Sau, Sư từ tạ Thủ
Sơn ra đi, đến khoảng Hành Tương Thái thú Trường Sa là Trương Mậu
Tông dùng đủ cách cố thỉnh được Sư ở lại. Song, Sư vẫn một bề
từ chối, ban đêm lén trốn đi. Đến Tương Miện, Thái thú Lưu Công
Xướng tám phen thỉnh trụ trì Động Sơn, Sư lặng lẽ chẳng đáp.
Niên hiệu Thuần
Hóa năm thứ tư (993) Thủ Sơn đã viên tịch, Tăng và cư sĩ ở Tây
Hà họp lại hơn ngàn người đồng tâm cử Sa-môn Khế Thông đến
thỉnh Sư trụ trì viện Thái Tử chùa Thái Bình ở Phần Dương. Sư
đóng cửa nằm yên không tiếp, Khế Thông xô cửa vào thưa:
- Phật pháp là
việc lớn, lui ở yên một chỗ là giữ tiết nhỏ. Hòa thượng Phong
Huyệt sợ ứng với lời sấm ký lo tông chỉ diệt mất, may còn có
Tiên sư nối nắm. Nay Tiên sư đã tịch, Thầy là người có khả năng
gánh vác đại pháp của Như Lai, mà cam nằm ngủ yên sao? Sư hoảng
sợ, đứng dậy nắm tay Khế Thông bảo:
- Nếu không phải
Thầy, tôi làm gì được nghe lời này. Chỉnh trang hành lý, tôi
cùng đi vậy.
Đến nơi, Sư ở yên
đến ba mươi năm không ra khỏi cổng ngoài. Thời nhân kính mộ
không dám gọi tên, đồng kêu là Phần Dương.
*
Sư thượng đường:
- Dưới cửa Phần
Dương có con sư tử Tây Hà ngồi xổm tại cửa. Có người đến nó
liền cắn chết. Vậy có phương tiện gì vào được cửa Phần Dương,
thấy được người Phần Dương. Nếu thấy được người Phần Dương kham
cùng Phật, Tổ làm thầy, chẳng thấy được người Phần Dương trọn
là kẻ chết đứng. Hiện nay có người vào được chăng? Cần vui vẻ
vào, khỏi phải cô phụ bình sanh. Nếu không phải là khách Long
Môn, tối kỵ sẽ bị điểm trán. Cái gì là khách Long Môn một loạt
chỉ ra.
Sư đưa gậy lên,
nói: lui mau! lui mau! trân trọng.
*
Tăng hỏi:- Thế
nào là câu tiếp sơ cơ?
Sư đáp:- Ngươi là
Tăng đi hành khước.
- Thế nào là câu
biện nạp tăng (Thiền sinh)?
- Phương Tây mặt
trời mọc giờ mẹo.
- Thế nào là câu
chánh lệnh hành?
- Ngàn dặm đem đến
trình mặt xưa.
- Thế nào là câu
lập càn khôn?
- Bắc câu-lô châu
hạt gạo dài, người ăn không sân không hỉ.
Sư lại nói:
- Chỉ đem bốn
chuyển ngữ này nghiệm nạp tăng (Thiền sinh) trong thiên hạ, vừa
thấy ngươi đi đến liền nghiệm được rồi.
*
Sư thượng đường:
- Phàm một câu
nói phải đủ ba huyền môn, một huyền môn phải đủ ba yếu. Cái gì
là câu ba huyền ba yếu? Khéo hội là tốt, mỗi người tự suy nghĩ,
lại được ổn đáng hay chưa? Cổ đức xưa đi hành khước nghe một
nhân duyên mà chưa liễu ngộ, thì ăn uống không biết ngon, nằm
ngủ chẳng yên, gấp rút giải quyết chớ cho là việc nhỏ. Vì vậy
mà Đại Giác lão nhân vì một đại sự nhân duyên xuất hiện ra
đời. Xét ra các ngài từ trước đến nay đi hành khước, chẳng phải
vì du sơn ngoạn thủy, xem những vẻ đẹp của châu phủ, thọ dụng
manh áo chén cơm, đều vì tâm thánh chưa thông. Do đó, mà ruổi
rong hành khước, quyết trạch chỗ sâu kín truyền bá phô trương,
rộng hỏi các bậc tiên tri (đã liễu ngộ) gần gũi những vị cao
đức. Bởi vì muốn tiếp nối ngọn đèn Phật tâm, kế thừa chư Tổ
làm rạng rỡ hạt giống thánh để tiếp dẫn kẻ hậu la, tự lợi
và lợi tha vậy.
Hiện nay có người
thương lượng chăng? Có thì bước ra cùng toàn thể thương lượng.
Có vị Tăng ra
hỏi:- Thế nào là chỗ gắng sức của con?
Sư đáp:- Gia Châu
đánh voi lớn.
- Thế nào là chỗ
chuyển thân của con?
- Thiểm phủ tấm
trâu sắt.
- Thế nào là chỗ
thân thiết của con?
- Tây Hà đùa sư
tử.
Sư lại nói:
- Nếu người hội
được ba câu này là đã biện được ba huyền, lại còn ba yếu ngữ
cần phải tiến lấy, không thể rảnh rang, cùng đại chúng tụng ra:
Tam
huyền tam yếu sự nan phân
Đắc ý
vong ngôn đạo dị thân
Nhất cú
minh minh cai vạn tượng
Trùng
dương cửu nhật cúc hoa tân.
Dịch:
Ba huyền
ba yếu việc khó phân
Được ý
quên lời đạo dễ gần
Một câu
rành rõ gồm vạn tượng
Trùng
dương ngày chín cúc hoa tươi.
*
Vì ở Tịnh Phần quá
lạnh nên Sư cho bãi giờ tham vấn ban đêm. Có vị Tăng lạ chống
gậy đi đến bảo Sư rằng: ?Trong hội có sáu vị Đại sĩ, tại sao
không nói pháp?? Nói xong Tăng ấy đi mất, Sư mật ký một bài
tụng:
Hồ tăng
kim tích quang
Vị pháp
đáo Phần Dương
Lục
nhân thành đại khí
Khuyến
thỉnh vị phu dương.
Dịch:
Tăng hồ
cầm gậy vàng
Vì pháp
đến Phần Dương
Sáu
người thành pháp khí
Nhắc
thỉnh vì tuyên dương.
*
Sư thượng đường:
- Phàm một câu
nói phải đủ ba huyền môn, mỗi huyền môn phải đủ ba yếu. Có
chiếu có dụng, hoặc trước chiếu sau dụng, hoặc trước dụng sau
chiếu, hoặc chiếu dụng đồng thời hoặc chiếu dụng chẳng đồng
thời. Trước chiếu sau dụng, vẫn cần cùng ngươi thương lượng.
Trước dụng sau chiếu, ngươi phải là cá nhân mới được. Chiếu
dụng đồng thời ngươi làm sao ngang nhau? Chiếu dụng chẳng đồng
thời, ngươi làm sao dồn lại?
*
Tăng hỏi:- Thế
nào là nguồn đại đạo?
Sư đáp:- Đào đất
tìm trời.
- Sao được như vậy?
- Chẳng biết u
huyền.
- Thế nào là
khách trong khách?
- Chấp tay trước am
hỏi Thế Tôn.
- Thế nào là
khách trong chủ?
- Đối diện không
bạn bè.
- Thế nào chủ
trong khách?
- Hàng mây ngang
trên biển, tuốt kiếm quậy Long Môn.
- Thế nào là chủ
trong chủ?
- Ba đầu sáu tay
giở trời đất, nổi giận Na Tra đập chuông vua.
*
Sư thượng đường:
- Phần
Dương có ba quyết,
Nạp
tăng khó biện biệt.
Lại nghĩ
hỏi thế nào?
Cây gậy
trên đầu bổ.
Khi ấy có vị Tăng
ra hỏi:- Thế nào là ba quyết?
Sư liền đập. Tăng
ấy lễ bái.
Sư bảo:- Cùng ngươi
một lúc tụng ra:
Đệ nhất
quyết:
Tiếp
dẫn vô thời tiết,
Xảo
ngôn bất năng thuyên
Vân đính
thanh thiên nguyệt.
Đệ nhị
quyết:
Thơ quang
biện hiền triết
Vấn đáp
lợi sanh tâm
Bạt
khước nhãn trung tiết.
Đệ tam
quyết:
Tây
quốc Hồ nhân thuyết
Tế thủy
quá Tân La
Bắc địa
dụng tấn thiết.
Dịch
Thứ
nhất quyết:
Tiếp
dẫn không thời tiết,
Lời
khéo không thể bày
Mây che
trời trong nguyệt.
Thứ hai
quyết:
Phóng
quang biện hiền triết
Hỏi đáp
tâm lợi sanh
Nhổ ra
đinh trong mắt.
Thứ ba
quyết:
Cõi tây
người Hồ thuyết
Sông Tế
sang Triều Tiên
Đất Bắc
dùng sắt thép.
Sư lại hỏi:
- Lại có người
hội chăng? Hội được hãy ra báo tin tức, cần biết xa gần. Chớ
ghi ngôn ghi ngữ thế ấy, thì hiện đời có gì lợi ích. Đứng lâu,
trân trọng.
*
Tăng hỏi:
- Người chân chánh
tu hành chẳng thấy lỗi thế gian, chưa biết chẳng thấy lỗi
gì?
Sư đáp:
- Tuyết chôn đêm
trăng sâu ba thước, trên đất thuyền đi muôn dặm trình.
- Hòa thượng là
tâm hạnh gì?
- Lại là tâm hạnh
của ngươi.
- Thế nào là gia
phong của Hòa thượng?
- Ba huyền mở đạo
chánh, một câu phá tà tông.
- Thế nào là kế
sống của Hòa thượng?
- Bình thường tay
chẳng nắm, cúng dường Tăng ngũ hồ.
- Chưa biết ăn cái
gì?
- Cơm thiên hòa đà
chưa thịnh soạn. Một vị canh ngon no liền thôi.
Sư thượng đường:
- Người thuyết
pháp phải đủ mười trí Đồng chân. Nếu chẳng đủ mười trí đồng
chân thì tà chánh chẳng rành, Tăng tục khó phân, không thể vì
trời người làm mắt sáng để quyết đoán phải quấy. Như chim bay
trong hư không mà gãy cánh, như bắn tên mà dây cung đứt. Vì dây
cung đứt nên bắn không trúng đích. Vì cánh gãy nên chim không
thể bay trong không. Dây cung chắc, đôi cánh cứng thì đích và hư
không đều đạt được. Thế nào là mười trí đồng chân, sẽ cùng
các Thượng tọa nêu ra: một đồng nhất chất, hai đồng đại sự, ba
tổng đồng tham, bốn đồng chân trí, năm đồng biến phổ, sáu đồng
cụ túc, bảy đồng đắc thất, tám đồng sanh sát, chín đồng âm
hẩu, mười đồng đắc nhập.
Cùng người nào
đồng đắc nhập? Cùng ai đồng âm hẩu? Thế nào là đồng sanh sát?
Những vật gì đồng đắc thất? Cái gì đồng cụ túc? Là cái gì đồng
biến phổ? Người nào đồng chân trí? Ai hay tổng đồng tham? Cái gì
đồng đại sự? Vật gì đồng nhất chất? Có người nào điểm ra được
chăng? Điểm ra được thì chẳng tiếc lòng từ bi. Điểm ra chẳng
được thì chưa có con mắt của kẻ tham học. Cần phải biện lấy.
Cốt biết thị phi, mặt mày thấy còn chẳng được. Đứng lâu, trân
trọng.
*
Phủ Long-Đức Y Lý
Hầu cùng Sư có tình quen xưa, thỉnh Sư trụ trì chùa Thừa Thiên, sai
sứ đi ba lần mà Sư vẫn không đến. Sứ giả bị phạt. Y Lý Hầu lại
sai sứ đi một phen nữa. Sứ giả đến thưa: ?Quyết thỉnh Thầy đồng
đi, nếu Thầy không đi tôi liều chết mà thôi.? Sư cười bảo: ?Bởi
nghiệp già bệnh không thể xuống núi, giả sử đi phải có trước
sau, tại sao quyết đồng?? Sứ thưa: ?Thầy chịu thì trước sau, tùy
lựa chọn.?
Sư bảo chúng sửa
soạn hành lý xong, Sư gọi chúng lại bảo: ?Lão tăng đi có người
nào theo được?? Có vị Tăng ra thưa: ?Con theo được.? Sư hỏi: ?Một
ngày ngươi đi được bao nhiêu dặm?? Tăng thưa: ?Năm mươi dặm.? Sư
bảo: ?Ngươi theo ta chẳng được.? Lại có vị ra thưa: ?Con theo được.?
Sư hỏi: ?Một ngày ngươi đi được bao nhiêu dặm?? Tăng thưa: ?Bảy
mươi dặm.? Sư bảo: ?Ngươi theo ta cũng chẳng được.? Thị giả ra thưa:
?Con theo được, chỉ Hòa thượng đến đâu thì con đến đó.? Sư bảo:
?Ngươi theo Lão tăng được.?
Nói xong, Sư bảo
sứ giả: ?Ta đi trước nghe!? Sư dừng lại rồi tịch. Thị giả đứng
khoanh tay tịch theo, Sư thọ bảy mươi tám tuổi.
*
54. THIỀN
SƯ QUI TỈNH
Ở
viện Quảng Giáo Diệp Huyện
Sư họ Cổ quê ở
Ký Châu. Khi sắp thành niên, Sư đến viện Bảo Thọ ở Dịch Châu
xuất gia và thọ giới cụ túc. Đi du phương, Sư đến tham vấn Thủ
Sơn.
Một hôm, Thủ Sơn
đưa cái lược tre lên hỏi:
- Gọi là lược tre
thì xúc chạm, chẳng gọi lược tre thì trái mất, gọi là cái gì?
Sư chụp cái lược,
ném xuống đất, nói:- Là cái gì?
Thủ Sơn bảo:- Mù.
Sư nhân lời này
hoát nhiên đốn ngộ.
*
Sư khai đường, có
vị Tăng hỏi:
- Tổ Tổ tương
truyền truyền Tổ ấn, nay Thầy được pháp nối người nào?
Sư đáp:- Cõi trong
thiên tử, bờ ngoài tướng quân.
- Như biển một
giọt nhờ Thầy chỉ, hướng thượng tông thừa việc thế nào?
- Trước điện Cao
Tổ dằn cơn giận, nên biết muôn dặm bặt khói mù.
*
Sư thượng đường:
- Tông sư huyết
mạch hoặc phàm hoặc thánh, Long Thọ Mã Minh, thiên đường địa
ngục, vạc dầu sôi lò than đỏ, ngưu đầu ngục tốt, sum la vạn
tượng, nhật nguyệt tinh thần, phương khác cõi này, hữu tình vô
tình.
Sư lấy tay vẽ một
lằn, nói: Đều vào tông này. Trong tông này cũng hay giết người,
cũng hay tha người. Giết người phải được đao giết người; tha
người phải được câu tha người. Cái gì là đao giết người, câu tha
người? Ai nói được bước ra đối chúng nói xem? Nếu nói không
được là cô phụ bình sanh. Trân trọng.
*
Sư cùng một vị
Tăng đi đường, nhân thấy thây người chết, Tăng hỏi: ?Xe ở đây
mà trâu ở đâu?? Sư đáp: ?Ngươi đã bước chân đi.? Tăng thưa:
?Trâu cũng không mà đi cái gì?? Sư bảo: ?Ngươi đã không trâu,
tại sao đạp nát gót chân?? Tăng thưa: ?Thế ấy là chính từ Diệp
Huyện đến.? Sư bảo: ?Chớ chạy loạn.?
*
Sư thượng đường
giây lâu nói:
- Thiền sinh hành
khước cần phải để tâm, tham học phải đủ con mắt tham học, kiến
địa phải được câu kiến địa, mới có phần tương thân, không bị các
cảnh làm lầm, cũng chẳng rơi vào đường ác. Cứu kính xong xuôi
thế nào? Có khi câu đến mà ý chẳng đến, quên duyên cảnh trước
phân biệt việc bóng dáng. Có khi ý đến mà câu chẳng đến, như
mù rờ voi mỗi người có lối nói khác. Có ý câu đều đến, đập
nát cõi hư không ánh sáng soi mười phương. Có khi ý câu đều
chẳng đến người mù chạy ngang bỗng nhiên rơi xuống hầm.
*
Có vị Tăng thưa
hỏi về cây bá của Triệu Châu. Sư bảo: ?Ta chẳng tiếc nói với
ngươi, mà ngươi có tin không?? Tăng thưa: ?Lời nói của Hòa thượng
quí trọng, con đâu dám chẳng tin.? Sư bảo: ?Ngươi lại nghe giọt mưa
rơi trước thềm chăng?? Vị Tăng ấy hoát nhiên, bất giác thốt ra
tiếng: ?Chao!? Sư hỏi: ?Ngươi thấy đạo lý gì?? Vị Tăng làm bài
tụng đáp:
Thiềm
đầu thủy đích
Phân
minh lịch lịch
Đả phá
càn khôn
Đương hạ
tâm tức.
Giọt mưa
trước thềm
Rành rẽ
rõ ràng
Đập nát
càn khôn
Liền đó
tâm dứt.
Sư vui
vẻ.
*
Sư bệnh sắp tịch,
vị Tăng khám bệnh đến, hỏi: ?Hòa thượng tứ đại vốn không, bệnh
từ chỗ nào đến?? Sư đáp: ?Từ chỗ Xà-lê hỏi đến.? Tăng thưa:
?Khi con chẳng hỏi thì sao?? Sư đáp: ?Xuôi tay nằm dài trong hư
không.? Tăng thốt: ?Chao!? Sư liền tịch.
*
55. THIỀN
SƯ TRÍ TUNG
Ở
Tam Giao viện Thừa Thiên cũng gọi Đường Minh
Sư quê ở Phạm
Dương, đến tham vấn Thủ Sơn.
Sư hỏi:- Thế nào
là đại ý Phật pháp?
Thủ Sơn đáp:- Bên
thành Sở Vương sông Nhữ chảy về đông.
Sư nhân đây có
tỉnh, khế hợp ý Phật, bèn làm bài kệ tam huyền:
Tu dụng
trực tu dụng
Tâm ý
mạc định động
Tam tuế
sư tử hẩu
Thập
phương một hồ chủng.
Cần
dùng thẳng cần dùng
Tâm ý
chớ định động,
Ba tuổi
sư tử rống
Mười
phương tuyệt giống chồn.
*
Ngã hữu
chân như tánh
Như đồng
mạc lý ẩn
Đả phá
lục môn quan
Hiển
xuất Tỳ-lô ấn.
Ta có
tánh chân như
In tuồng
ẩn trong màng,
Đập bể
cửa lục môn
Ấn
Tỳ-lô bày hiện.
*
Chân
cốt kim cang thể khả khoa
Lục
trần nhất phất vĩnh vô già
Khoách
lạc thế giới không vi thể
Thể
thượng vô vi chân đáo gia.
Thân
thể kim cang có thể bày
Sáu
trần một quét mãi không che,
Rỗng
rang thế giới không làm thể
Trên
thể vô vi thật đến nhà.
Thủ Sơn nghe xong,
mời uống trà, hỏi:
- Ba bài tụng này
phải ngươi làm ra chăng?
Sư thưa:- Phải.
- Hoặc khi có
người bảo ngươi hiện ba mươi hai tướng thì sao?
- Con không phải
là hồ tinh.
- Tiếc lấy lông
mày.
- Hòa thượng rụng
nhiều ít?
Thủ Sơn cầm cây
lược tre đập trên đầu bảo:
- Kẻ này về sau
làm loạn đây này.
*
Sư từ tạ Thủ Sơn,
Thủ Sơn lấy cây gậy trao cho Sư. Sư nhận lấy, làm bài kệ:
Hòa
thượng trú trượng
Chiếu
phá long tượng,
Lâm Tế
gia phong
Lạc tại
ngã chưởng.
Cây gậy
Hòa thượng
Soi phá
long tượng,
Gia phong
Lâm Tế
Rơi trong
tay con.
Thủ Sơn bảo:- Chớ
làm liên lụy nhau.
Sư đánh Thủ Sơn
một tọa cụ.
Thủ Sơn bảo:- Quả
nhiên liên lụy.
Sư thưa:- Hôm nay
lôi được ông già.
Thủ Sơn nói:- Lại
in tuồng được tiện nghi, lại in tuồng mất tiện nghi.
*
Sau, Sư trụ trì
viện Thừa Thiên, khai đường dạy chúng:
- Văn-thù trượng
kiếm, ngũ đài hoành hành. Đường Minh một lối, chặn đứt yêu ma.
Chư Phật ba đời, chưa xuất giáo thừa. Đáy lưới cá lội, long môn
khó qua. Thả câu bốn biển, chỉ câu rồng dữ. Cách ngoài nói
huyền, vì cầu tri thức. Nếu là nêu cao tông chỉ, cần phải đập
nát Tu-di. Nếu là nói Phật nói Tổ, nước biển liền phải khô
kiệt. Khi xoay bảo kiếm hào quang muôn dặm, vạch cho các ngươi
một con đường thông suốt nói thoại. Bóp nghẹt cổ họng, các
ngươi chỗ nào ra hơi.
*
Tăng hỏi:
- Kẻ độn căn ưa
pháp nhỏ, không tự tin làm Phật, sau khi làm Phật thế nào?
Sư đáp:- Trong nước
bắt kỳ lân.
- Thế ấy ắt lên
cao tòa?
- Cỡi trâu lên
trời tam thập tam.
*
Sư thượng đường:
- Ấm mát lạnh
nóng, mặc áo ăn cơm tự chẳng kém thiếu, chạy lăng xăng tìm cái
gì? Chỉ vì các ngươi chẳng chịu thừa đương (đảm nhận). Hiện nay lại
có người thừa đương chăng? Có thì chẳng được cô phụ sơn hà đại
địa. Trân trọng!
*
Tăng hỏi:- Thế
nào là đoạt nhân chẳng đoạt cảnh?
Sư đáp:- Về nhà
có đường không người đến.
- Thế nào là đọat
cảnh chẳng đoạt nhân?
- Ngầm truyền lệnh
thiên tử, bộ hành đi trăm trình.
- Thế nào nhân
cảnh cả hai đều đoạt?
- Ễnh ương không
đầu chân chỉ trời.
- Thế nào nhân
cảnh cả hai đều chẳng đoạt?
- Cạnh nam Tấn từ
(đền thờ nhà Tấn) bờ liễu dài.
*
Trịnh Công Bộ vào
viện thấy pháp tòa liền hỏi: ?Đây là tòa của người nào?? Sư
đáp: ?Của Lão tăng.? Công Bộ nói: ?Nhà mình đâu dám.? Sư bảo:
?Công Bộ chớ ép người lành làm giặc.? Công Bộ nói: ?Cái
thật.? Sư bảo: ?Chả dám.? Sư bèn nắm tay dẫn vào phương trượng.
Công Bộ nói: ?Thất này từng hiện tám pháp chưa từng có khó
được, Trưởng lão lại có hay chưa?? Sư lấy tay áo phất qua mặt
Công Bộ. Công Bộ nói: ?Thế ấy thì ngày nay được mát mẻ.? Sư
bảo: ?Hãy cùng người sau làm mô phạm.?
Uống trà nói
chuyện, Công Bộ nói: ?Thiền sư Thiện Chiêu ở Phần Dương thích xem
bài kệ của tôi lắm.? Sư bảo: ?Xin cho xem.? Công Bộ đọc:
Huỳnh
chỉ hưu giá nhãn
Thanh
vân tự hữu âm?
Mạc
tương nhàn học giải
Mai một
Tổ sư tâm.
Giấy
vàng thôi che mắt
Mây xanh
tự mát rồi
Chớ đem
trò học hiểu
Chôn
mất tâm Tổ sư.
Sư bảo: ?Công Bộ
xâu kết được phương tiện kia.? Công Bộ nói: ?Đây là giặc.? Sư
bảo: ?Lại chẳng tái khám.?
*
Sư thượng đường:-
Nhắc lại bài kệ của Pháp Nhãn:
Kiến sơn
bất thị sơn
Kiến
thủy hà tằng biệt
Sơn hà
dữ đại địa
Đô thị
nhất nguyệt luân.
Thấy
núi chẳng phải núi
Xem nước
nào khác gì
Núi
sông cùng cõi đất
Trọn là
một vầng trăng.
Cả thảy Pháp Nhãn
chưa thấy khỏi nhà Niết-bàn. Tam Giao (chỉ Sư) thì chẳng vậy, thấy
núi sông cùng cõi đất, chùy đao mỗi tự dùng. Trân trọng.
*
56. THIỀN
SƯ TRÙNG HIỂN
Ở
Tuyết Đậu Minh Châu - (985 - 1058)
Sư họ Lý ở phủ
Toại Ninh theo Thượng nhân Nhơn Săn ở viện Phổ An xuất gia. Sau
khi thọ giới cụ túc, Sư dạo qua các nơi giảng kinh luận, nghiên
cứu giáo lý tột cùng. Sư thưa hỏi lanh lẹ, biện luận thông
suốt, các nơi đều nhận là pháp khí (món đồ chứa đạo pháp).
Bước sang tham vấn Thiền tông, ban đầu Sư đến Trí Môn chùa Thiền
sư Quang Tộ trụ trì.
Sư hỏi Trí Môn:
?Chẳng khởi một niệm, tại sao có lỗi?? Trí Môn gọi Sư lại gần.
Trí Môn cầm phất tử nhằm vào miệng Sư đánh. Sư toan mở miệng,
Trí Môn lại đánh. Sư hoát nhiên khai ngộ. Sư ở lại đây năm năm,
nhận tột chỗ u huyền, mới đi tham vấn khắp nơi.
*
Sư đến Thiền sư
Thông ở Động Sơn, Thông hỏi: ?Con trâu của Qui Sơn là ý thế
nào?? Sư đáp: ?Làm tiêu bảng cho người sau.? Thông toan nói, Sư
lấy tọa cụ phủi một cái rồi đi. Thông gọi: ?Hãy đến đây
Thượng tọa!? Sư nói: ?Chưa đến nhà tham thiền.?
*
Đến Đại Long, Sư
làm tri khách. Một hôm, Sư hỏi: ?Nói đó nín đó chẳng phải,
chẳng nói chẳng nín lại sai, thảy phải thảy chẳng phải, nắm lấy
đại dụng hiện tiền thời nhân biết có, chưa biết Đại Long thế
nào?? Đại Long đáp: ?Ngươi có kiến giải như thế.? Sư nói: ?Ông
già này ngói bể băng tiêu.? Đại Long nói: ?Tha ngươi ba mươi
gậy.? Sư lễ bái, trở lại chỗ chúng. Đại Long lại gọi: ?Tăng
vừa hỏi thoại đến đây!? Sư bèn bước ra. Đại Long hỏi: ?Lão tăng
tại sao lại ngói bể băng tiêu?? Sư thưa: ?Càng thấy bại khuyết.?
Đại Long đổi sắc, nói: ?Không chịu được! không chịu được!?
*
Sư lúc đầu trụ
tại Thúy Phong, sau dời về Tuyết Đậu. Ngày khai đường, Sư đến
trước pháp tòa nhìn xem đại chúng nói:
- Nếu luận bổn
phận thấy nhau, chẳng cần lên pháp tòa cao.
Sư bèn lấy tay vẽ
một lằn, nói:
- Quí vị nhìn theo
ngón tay Sơn tăng, vô lượng cõi nước chư Phật đồng thời hiện
tiền, mỗi vị nên nhìn xem cho kỹ nếu là bờ mé chưa biết, chẳng
khỏi mắc lầy dính nước.
Sư bèn lên tòa.
Thượng thủ bạch chùy xong. Có vị Tăng mới bước ra, Sư nắm đứng
lại, bảo:
- Chánh pháp nhãn
tạng của Như Lai ủy thác tại ngày hôm nay. Buông đi thì ngói
gạch sanh quang, nắm đứng thì chân kim mất sắc. Quyền bính ở trong
tay, giết tha tại lúc này. Ai có tạo tác thì cùng nhau chứng cứ?
Có vị Tăng bước ra
hỏi:
- Xa lìa Tổ tịch
Thúy Phong, đến đạo tràng Tuyết Đậu, chưa biết là một là hai?
Sư đáp:- Ngựa
không ngàn dặm dối đuổi gió.
- Thế ấy mây tan
nhà trắng?
- Đầu rồng đuôi
rắn.
Vị Tăng khác hỏi:
- Đức Sơn, Lâm Tế
gậy hét đã bày, Hòa thượng vì người thế nào?
Sư đáp:- Nhảy ra
một nước (nước cờ).
Tăng suy nghĩ. Sư
liền hét. Tăng thưa:
- Chưa biết chỉ thế
ấy hay riêng còn có?
Sư đáp:- Bắn cọp
giả, luống nhọc mỏi cánh.
- Thổi ốc pháp
đánh trống pháp quan quân đến hội, thế nào là phải?
- Gió mát đến chưa
thôi.
- Thế ấy ắt được
ngộ nơi Thầy?
- Một lời đã nói
bốn ngựa khó theo.
Tăng lễ bái. Sư
bảo: ?Nhảy qua một nước (nước cờ).?
Sư xem khắp đại
chúng bảo:
- Trời người khắp
nhóm họp, phát minh cái việc gì? Đâu thể lầm lẫn phân chủ
khách đuổi theo vấn đáp là đúng tông thừa. Môn phong quảng đại
oai đức tự tại, sáng vượt xưa nay, nắm đứng càn khôn, ngàn
thánh chỉ nơi ?tự biết?, năm thừa đâu thể kiến lập. Sở dĩ trước
lời ngộ ý chỉ vẫn lầm mối ngoái xem, qua lời nói ngộ được tông
môn còn bị lầm hiện bày của tình thức.
Quí vị cần biết
tướng chân thật chăng? Chỉ là về trước không đeo dính, về sau
bặt thân mình, tự nhiên tường quang hiện tiền, mỗi mỗi vách
đứng ngàn nhẫn (một nhẫn hai thước tây). Lại biện minh được hay
không? Chưa biện thì biện lấy, chưa minh thì minh lấy. Đã biện minh
được, hay cắt đứt dòng sanh tử, đồng ở ngôi Phật Tổ, diệu viên
siêu ngộ chính ở khi này, kham đền cái ơn chẳng đền, dùng giúp
giáo hóa pháp vô vi.
Tăng hỏi:- Thế
nào là cổi áo ngự bào mặc y nhơ xấu?
Sư đáp:- Duỗi tay
chẳng duỗi tay.
- Xin Thầy phương
tiện.
- Mắt trái móc
gân, mắt mặt bươi thịt.
*
Sư thượng đường:
- Đại chúng! Trước
cùng xướng đáp, cũng cần cái ấy mới được. Nếu chưa có con mắt
chạy trên nước, đi trên đao, chẳng nhọc gì phải đề ra. Do đó nên
nói, như đống lửa lớn, gần chạm thấy thì đốt cháy cửa mặt,
cũng như cầm cây bảo kiếm Thái A thủ thế, đi ngang qua trước
liền tan thân mất mạng.
Sư lại nói: Thủ
thế Thái A nhà Tổ lạnh, ngàn dặm cần nên dứt vạn đoan, chớ
chờ điện lạnh ngang đầu xẹt.
Sư lại bảo: Xem!
Xem! Liền xuống tòa.
*
Sư thượng đường,
có vị Tăng hỏi:
- Thế nào là
Duy-ma một phen làm thinh?
Sư đáp:- Hàn Sơn
hỏi Thập Đắc.
- Thế ấy là vào
cửa bất nhị?
Sư: Hư!
Sư lại bảo:
Duy-ma
đại sĩ khứ hà tùng
Thiên
cổ linh nhân vọng mạc cùng
Bất nhị
pháp môn hưu cánh vấn
Dạ lai
minh nguyệt thướng cô phong.
Dịch:
Đại sĩ
Duy-ma đi không nơi
Ngàn xưa
lắm kẻ trông vời vời,
Pháp
môn bất nhị thôi chớ hỏi
Đêm về
trăng sáng trên đảnh đồi.
Sư
thượng đường nói:
Xuân sơn
điệp loạn thanh
Xuân
thủy dạng hư bích
Liêu
liêu thiên địa gian
Độc lập
vọng hà cực.
Núi
xuân chồng chất xanh
Nước
xanh lóng lánh biếc
Thênh
thang bầu trời không
Đứng
riêng trông nào tột.
*
Sư thượng đường:
- Chỗ ruộng đất
ẩn mật Phật Tổ còn chẳng dám gần, vì sao giở chân chẳng lên?
Thần thông du hí quỉ thần không thể lường, vì sao để chân xuống
chẳng được? Thẳng cho mười chữ tung hoành sáng đánh ba ngàn
chiều đánh tám trăm.
*
Thị giả của Bảo
Hoa đến tham vấn Sư. Sư hỏi Bảo Hoa có bao nhiêu chúng. Thị giả
thưa: Chẳng nhọc Hòa thượng như thế. Sư bảo: Ta hỏi rành rẽ,
ngươi nhảy chạy làm gì? Thị giả thưa: Cũng chẳng được bỏ qua. Sư
bảo: Thật là sư tử con. Uống trà xong, Sư nắm đứng thị giả, hỏi:
Vừa rồi tại sao vô lễ? Thị giả suy nghĩ, Sư cho một tát tai, bảo:
Đi về thuật rõ lại cho Bảo Hoa.
*
Sư làm bài tụng
Đạo Quí Như Ngu:
Vũ quá
hàn vân hiểu bán khai
Sổ phong
như họa bích thôi ngôi
Không
Sanh bất giải nham trung tọa
Mặc đắc
thiên hoa động địa lai.
Dịch:
Mưa qua
mây lạnh trời rạng đông
Dãy núi
sắp bày cao ngất xanh
Không
Sanh chẳng hiểu ngồi trong núi
Lặng lẽ
bao giờ thiên hoa rơi.
[Không Sanh: chỉ cho
ngài Tu-bồ-đề.}
*
Lại có bài tụng
Danh Thật Vô Đương:
Ngọc
chuyển châu hồi Phật Tổ ngôn
Tinh
thông du thị ô tâm điền
Lão Lư
chỉ giải trường xuân mễ
Hà đắc
phong lưu vạn cổ truyền?
Dịch:
Chuyển
ngọc xoay châu Phật Tổ bàn
Tinh
thông vốn lại nhớp tâm điền
Ông Lư
chỉ giỏi nghề giã gạo
Sao được
danh truyền mãi muôn đời?
[Ông Lư: Đức Lục
Tổ khi mới đến Huỳnh Mai vẫn còn là người cư sĩ, nên gọi Ngài
là Lư hành giả. Ngài chuyên giã gạo đến ngộ đạo. Vì họ thế
tục của Ngài là Lư nên gọi là Ông Lư.]
Một hôm Sư dạo
núi nhìn xem bốn phía, bảo thị giả: ngày nào lại đến ở đây.
Thị giả cầu xin kệ
di chúc. Sư bảo: bình sanh chỉ lo nói quá nhiều.
Hôm sau, Sư đem
giày dép y hậu chia cho đồ chúng, nói: ngày bảy tháng bảy lại
thấy nhau.
Đúng ngày mùng
bảy tháng bảy, Sư tắm gội xong, nằm đầu xây về phía bắc an
nhiên thị tịch. Nhằm năm Hoàng Hựu thứ tư (1058) nhà Tống, Sư thọ
bảy mươi ba tuổi, năm mươi tuổi hạ. Vua sắc thụy là Minh Giác
Đại sư.
] |