[Trang chủ] [Kinh sách]

[ I ][ II ][ III ][ IV ][ V ][ VI ][ VII ][ VIII ][ IX ][  X,XI ][ XII ]

[Phần 1][Phần 2][Phần 3][Phần 4][Phần 5][Phần 6][Phần 7][Phần 8][Phần 9][Phần 10][Phần 11][Phần 12][Mục Lục]


Khóa Thứ Ba 
Thinh Văn Thừa Phật Giáo

Bài Thứ 3

Tập Đế (Sameda Dukkha)

 

A. Mở Đề 

V́ Sao Phật Nói Khổ Đế Trước và Tập Đế Sau

Trong Khổ đế, chúng ta đă thấy rơ những nỗi thống khổ của trần gian. Trước những nỗi khổ ấy, không ai là không nhàm chán, ghê sợ cho cuộc đời ở cảnh giới Ta Bà nầy, và không ai có thể an tâm, điềm nhiên sống trong cảnh ấy. Nhiều câu hỏi liền nẩy ra trong đầu óc chúng ta: V́ đâu sanh ra những nỗi khổ ấy? Ta có thể thoát ra khỏi móng vuốt của chúng để sống ở một cảnh giới đẹp đẽ hơn chăng? Và thoát ra bằng cách nào?

Đó là những câu hỏi mà đức Phật sẽ lần lượt giải đáp một các tường tận ở ba phàn: Tập, Diệt và Đạo đế.

Ngay trong phần Tập đế nầy, đức Phật giải đáp câu hỏi thứ nhứt của chúng ta là nói rơ nguyên nhân của đau khổ.

Đức Phật rất rành tâm lư của chúng sanh, nên mới nêu lên cái khổ trước rồi mới nói cái nhân sau. Nếu vào ngay đầu, Ngài nói: "Nầy các ngươi ! hăy nghe ta nói rơ những nguyên nhân sanh ra đau khổ đây !" Nếu Ngài bảo như thế, chắc chúng ta sẽ không chú ư nghe cho lắm, v́ chúng ta, mặc dù là sống trong bể khổ, những v́ mê mờ, chúng ta có thấy một cách tường tận và rùng rợn tất cả những nỗi khổ của cảnh Ta Bà đâu? Có nhiều khi chúng ta c̣n cho cảnh giới nầy là vui nữa là khác. Do đó, chúng ta không thiết tha đi t́m nguyên nhân phát anh đau khổ. Chỉ khi nào chúng ta đă ư thức một cách sâu sắc những nỗi khổ sở của chúng ta, khi ấy chúng ta mới thấy sự băn khoăn khẩn cấp đi t́m đường tự giải cứu cho chúng ta. Và muốn tự giải cứu, tất chúng ta cầm t́m xem v́ đâu mà có đâu khổ; như vị lương y, muốn trị bệnh, trước phải t́m hiểu nguyên nhân sinh bệnh.

Nguyên nhâ sinh bệnh khổ đâu của chúng sanh, đức Phật gọi là Tập đế.

B. Chánh Đề

I. Định Nghĩa

Tập đế: Tập là chứa nhóm, dồn thêm mỗi ngày mỗi nhiều hơn lên. Đế là sự thật vững chắc, đúng đứn hơn cả. Tạp đế là sự thật đúng đắn, vững chắc về nguyên nhân của những nỗi khổ đă chứa nhóm, tích trữ lâu đời, lau kiếp trong mỗi chúng sanh. Đó là sự thật về cội gốc của sanh tử, luân hồi, của bể khổ trần gian.

II. Nguyên Nhân Của Đau Khổ Là Những Ǵ? 

Phật dạy: Cội gốc của sanh tử luân hồi do các phiền năo mê lầm là những dục vọng xấu xa, những ư niệm sai quấy, làm năo loạn thân tâm chúng ta.

phiền năo rất nhiều, nói rộng th́ đến tám muôn bốn ngàn (84.000), nói hẹp lại th́ có mười phiền năo gốc, gọi là căn bản phiền năo. Do mười phiền năo gốc nầy mà sanh ra vô số phiền năo ngành ngọn (xin xem quyển Tu Tâm). Mười phép phiền năo gốc là:

1. Tham: nghĩa là tham lam. Tánh tham có động lực bắt ta phỉ ḍm ngó, theo dơi những cái ǵ nó ưa thích, như tiền tài, danh vọng, miếng ăn, chỗ ở v.v...rồi nó xúi ta lập mưu nầy, chước nọ để tầm kiếm cho được những thứ ấy. Điều tai hại nhất là ḷng tham không có đáy, thâu góp bao nhiêu cũng không vừa; được một muốn có mười, được mười muốn có trăm. Tham cho ḿnh chưa đủ, c̣m tham cho bà con quyến thuộc và xứ sở của ḿnh. Cũng v́ tham mà cha mẹ vợ con xung đột; cũng v́ tham mà bè bạn ch́a ĺa; cũng v́ tham mà đồng bào trở lại xung đột, xâu xé nhau; cũng v́ tham mà chiến tranh tiếp diễn, giết hại không biết bo sanh linh. Tóm lại, cũng v́ tham mà nhân loại, chúng sanh chịu không biết bao nhiêu điều thống khổ.

Tham không những hại cho ḿnh và cho người, trong hiện tại mà cả đến tương lai nữa.

2. Sân: nghĩa là nóng giận. Khi gặp những cảnh trái ư nghịch ḷng, như ḷng tham không được toại nguyện, th́ sân nổi lên, như một ngọn lửa dữ đốt cháy ḷng ta. Thế là mặt mày đỏ tía hay tái xanh, bộ dạng thô bỉ, nói năng hung dữ, có khi dùng đén vơ lực hay khí giới để hạ kẻ đă làm trái ư, phật ḷng ta. V́ nóg giận mà cha mẹ, vợ con, anh em xa ĺa, bạn bè ly tán; v́ nóng giận mà đồng bào trở nên thù địch, nhân loại đua nhau ra chiến trường; v́ nóng giận mà kẻ bị tàn tật, người vào khám đường, kẻ mất địa vị, người tan sự nghiệp. Kinh Hoa Nghiêm chép: "Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai", nghĩa là một niệm sân hận nổi lên, th́ trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra. Sách Phật chép: "Nhất tinh chi hỏa, năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn", nghĩa là một đóm lửa giận, có thể đốt hết muôn mẫu rừng công đức. Thật vậy, lửa sân hận đă bừng cháy lên giữa ḷng nhân loại, và đă đốt thiêu không biết bao nhiêu là công lao, sự nghiệp mà nhân loại đă tốn bao nhiêu mồ hôi và nước mắt để tạo nên.

3. Si: nghĩa là si mê, mờ ám. Si như là một tấm màn dày đặc, đen tối trùm lên trí huệ của ta, làm cho ta không thể nh́n thấy được sự thật, phán đoán được cái hay, cái dỡ, cái tốt, cái xấu. Do đó, ta gây ra không biết bao nhiêu tội lỗi, làm hại ḿnh, hại người mà không hay. V́ si mà ḷng tham trở thành không đáy, bởi v́ nếu người sáng suốt thấy cái tai hại của tham, th́ người ta đă kềm hăm được một phần nào tánh tham. V́ si mà lửa sân tự do bùng hcáy; nếu người sáng suốt biết cái tai hại của lửa sân th́ không để cho nó hoành hành như thế. Tổ sư đă dạy: "Bất úy tham sân khởi, duy khủng tự giác tŕ". Nghĩa là không sợ tham và sân nổi lên, mà chỉ sợ ḿnh giác ngộ chậm. Nói một cách dễ hiểu hơn: Không sợ tham và sân, mà chỉ sợ si mê. Thật đúng như thế: Nếu tham, sân nổi lên, mà có trí sáng suốt ngăn chận lại, th́ tham, sân không có trí huệ, sáng suốt th́ tham, sân không thể tồn tại được; như khi đă có ánh sáng mặt rời lên, th́ bóng tối tất nhiên phải tự tan biến.

Ba tánh tham, sân, si này, Phật gọi là ba món độc; v́ do chúng nó mà chúng sanh phải chịu nhiều kiếp sanh tử luân hồi, đọa vào địa nghục, ngạ quỉ và súc sinh.

4. Mạn: nghĩa là tự nâng cao ḿnh lên và hạ người khác xuống; tự tháy ḿnh lag quan trọng mà khinh rẻ mọi người; ỷ ḿnh có tiền của, tài trí hy quyền thế mà dương dương tự đức, mục hạ vô nhân, khinh người già cả, hỗn láo với người đức hạnh, chà đạp người dưới, lấn lướt người trên.

V́ ḷng ngă mạn cho ḿnh là hơn hết, nên chẳng chịu học hỏi thêm, không nghe lời nói phải. Do đó, làm nhiều điều lầm lẫn sai quấy, phước lành tổn giảm, tội lỗi càng tăng, phải chịu sanh tử luân hồi không bao giờ cùng.

Mạn có bảy thứ:

a) Mạn: hơn người ít, mà nghĩa ḿnh hơn nhiều.

b) Ngă mạn: ỷ ḿnh hay giỏi mà lấn lướt người.

c) Quá mạn: ḿnh bằng người mà cho là hơn người, người hơn ḿnh l\mà cho là bằng.

d) Mạn quá mạn: người hơn ḿnh nhiều mà cho ḿnh hơn người.

đ) Tăng thượng mạn: chưa chứng thánh quả mà cho ḿnh đă chứng.

e) Ty liệt mạn: ḿnh thua người nhiều mà nói rằng thua ít.

g) tà mạn: người tu về tà đạo, được chút ít thần thông, hoặc hiểu biết được đôi chút việc quá khứ, vị lai, rồi khinh lướt người.

5. Nghi: nghĩa là nghi ngờ, không có ḷng tin. Người nghi ngờ không làm nên được việc ǵ hết. Đối với người thân trong gia đ́nh, họ không tin cậy giao phó công việc; đối với bạn bè, họ nghi ngờ tất cả mọi thiện chí. Ngay đối với ḿnh, họ cũng không tự tin nữa. Đă không tự tin, họ c̣n gây hoang mang cho người chung quanh, làm cho người thế gian ngă ḷng, thối chí.

Đối với đạo lư chân chánh, họ cũng không hăng hái tin theo. Những pháp tu giải thoát và các điều phước thiện, họ do dự không làm.

Nghi có ba phương diện:

a) Tự nghi: nghĩa là nghi ḿnh. Chẳng hạn như nghe chư Tăng bảo: "Tu hành sẽ được giải thoát", nhưng lại tự nghi rằng: "Chẳng biết ḿnh tu có được không?". V́ ḷng do dự ngi ngờ ấy, nên không tu.

b) Nghi pháp: nghĩa là nghi phương pháp ḿnh tu. Chẳng hạn như nghe kinh Di Đà nói: "Người chí tâm niệm ph, từ một ngày cho đến bảy ngày, được nhất tâm bất loạn, đến khi lâm chung sẽ được Phật Di Đà tiếp đăn sanh về nước Cực lạc"; nhưng họ lại nghi ngờ "Phương pháp ấy không biết có kết quả đúng như vậy không? " Do sự nghi ngờ đó mà không tu.

c) Nghi nhơn: nghĩa là nghi người dạy ḿnh. Như có người dạy rằng: "Làm lành sẽ được phước, làm ác sẽ bị tội"; nhưng lại nghi rằng: "Chẳng biết người này nói có thật không ". Do sự nghi ngờ ấy mà không làm.

Tóm lại, tánh nghi ngờ làm cản trở sự tiến triển của ḿnh, ngăn ngại mọi công tác hữu ích và làm cho cuộc đời không vượt ra khỏi cảnh tối tăm khổ sở.

6. Thân kiến: nghĩa là chấp thân ngũ ấm tứ đại giả hiệp này làm ta. V́ cái chấp sai lầm ấy, nên thấy có một cái Ta riêng biệt, chắc thật không biến đổi, thấy cái Ta ấy là riêng của ta, không dính dấp đến người khác, và là một thứ rất quư báu. V́ tưởng lầm như thế, nên kiếm món ngon, vật lạ cho ta ăn, may sắm quần áo tốt đẹp co Ta mặc, lo xây dựng nhà cao, cửa lớn cho Ta ở, thâu góp thật nhiều của cải, đất ruộng để dành cho Ta hănh diện với mọi người. Do sự quư chuộng phụng sự cho cái Ta ấy, mà tạo ra lắm điều tội lỗi, chà đạp lên bao nhiêu cái Ta khác, làm cho họ đau khổ v́ Ta. Và thế giới trở thành một băi chiến trường cũng v́ cái Ta.

7. Biên kiến: nghĩa là chấp một bên, nghiêng về một phía, có một thành kiến cực đoan. Biên kiến có hai lối chấp sai lầm lớn nhất là:

a) Thường kiến: nghĩa là chấp rằng khi chết rồi, cái Ta vẫn tồn tại măi: người chết sẽ sanh ra người, thú chết sẽ trở lại thú, thánh nhơn chết trở lại làm thánh nhơn. Do sự chấp ấy, họ cho rằng tu cũng vậy, không tu cũng vậy, nên không sợ tội ác, không thích làm thiện. Lối chấp này, đọa Phật gọi là "Thường kiến ngoại đạo".

b) Đoạn kiến: nghĩa là chấp rằng chết rồi là mất hẳn. Đối với hạng người chấp Đoạn kiến, th́ hễ tắt thở là không c̣n ǵ tồn tại nữa; tội cũng không mà phước cũng chẳng c̣n. Họ không tin nhân quả luân hồi, nên mặc t́nh làm các điều tội lỗi. Họ tự bảo: "Tu nhơn tích đức già đời cũng chết; hung hăng, bạo ngược tắt thở cũng không c̣n".

Có người đối trước những cảnh buồn ḷng, nghịch ư, những chuyện t́nh duyên trắc trở, tưởng rằng chết là hết đau khổ, là giải thoát tất cả, nên họ đă không ngần ngại mượn chén thuốc độc, hay ḍng sông sâu để kết liễu đời ḿnh. Họ đâu có ngờ rằng chết rỗi văn chưa hết ! Lối chấp này, kinh Phật gọi là "Đoạn kiến ngoại đạo".

8. Kiến thủ: nghĩa là chấp chặt sự hiểu biết sai lầm của ḿnh.

Kiến thủ có hai phương diện:

a) Kiến thủ v́ không ư thức được sai lầm của ḿnh. hành vi của ḿnh sai quấy, ư kiến của ḿnh sai lầm, nhưng v́ không đủ sáng suốt để nhận thấy, nên cứ bảo thủ hành vi, ư kiến của ḿnh, tự cho là giỏi, ai nói cũng chẳng nghe.

b) Kiến thủ v́ tự ái hay v́ cứng đầu. Biết ḿnh làm như thế là sai, nói như vậy là dở, nhưng v́ tự ái, cứ bảo thủ cái sai cái dở của ḿnh, không chịu thay đổi. Như ông bf trước đă lờ theo tà đạo, nay con cháu vẫn biết đó là tà, nhưng cứ theo như thế măi không chịu đổi. Họ cứ nói một cách liều lỉnh: "Xưa sao nay vậy", hy "Xưa bày này làm". Hay như cha mẹ trước đă lỡ làm nghề tội lỗi, đến đời con cháu, vẫn cứ bảo thủ nghề ấy không chịu thay nghề khác.

Nói rộng ra trong thế giới, có một số đông người, mặc dù thời thế đă cải đổi, tiến bộ mà họ cứ vẫn giữ lại những lề thói, cổ tục hủ bại măi. Chẳg hạn như ở Việt Nam ta, đến bây giờ mà vẫn có những Phật tử, hễ trong nhà có người chết là giết heo ḅ để cúng kiến; khi đưa đám tang, gánh theo những con heo quay to tướng, đi biểu diễn qua các đường phố; mỗi khi tuần tự hay kỵ giỗ, th́ đốt giấy tiền vàng bạc, áo quần kho phướg, mỗi năm phải hội họp để cúng tế tà thần, ác quỷ v.v...Chấp chặt những hủ tục như thế, đều thuộc và "Kiến thủ" cả.

9. Giới cấm thủ: nghĩa là làm theo lời răn cấm của ngoại đạo tà giáo. Nhưng sự răn cấm nầy nhiều khi thật vô lư, mê muội, dă man, không làm sao đưa người ta đến sự giải thoát được, thế mà vẫn có nhiều người tin và làm theo. Chẳng hạn như ở Aán độ, có phái ngoại đạo lấy đá dằn bụng, đứng một chân giữa trời nắng, nằm chỗ bẩn thỉu, leo lên cao nhảy xuống, gieo ḿnh vào lửa, hay nhảy xuống sông trầm ḿnh để được phước. Có đạo, mỗi năm lại bắt tín đồ giết một người để tế thần, hay như đạo của anh chàng Vô Năo, phải giết một trăm người lấy một trăm ngón tay xâu làm chuỗi hạt mới đắc đạo.

Những thứ cuồn tín như thế, không làm cho cuộc đời sáng sủa, mà c̣n làm đen tối, khổ đau thêm.

10. Tà kiến: nghĩa là chấp theo lối tà, không chơn chánh, trái với sự thật, trái với luật nhân quả. Nói một cách khác, Tà kiến nghĩa là mê tín dị đoan, như thờ đầu trâu, đầu cọp, b́nh vôi, ông táo, xin xâm, bói quẻ, buộc tôm, đeo niệt, coi sao, cúng hạn v.v...

Nói rộng ra, cả bốn món chấp trên, đều thuộc và Tà kiến cả.

 


[Phần 1][Phần 2][Phần 3][Phần 4][Phần 5][Phần 6][Phần 7][Phần 8][Phần 9][Phần 10][Phần 11][Phần 12][Mục Lục]

[ I ][ II ][ III ][ IV ][ V ][ VI ][ VII ][ VIII ][ IX ][  X,XI ][ XII ]

[Trang chủ] [Kinh sách]