[Trang chủ] [Kinh sách]

[ I ][ II ][ III ][ IV ][ V ][ VI ][ VII ][ VIII ][ IX ][  X,XI ][ XII ]

[Phần 1][Phần 2][Phần 3][Phần 4][Phần 5][Phần 6][Phần 7][Phần 8][Phần 9][Phần 10][Phần 11][Phần 12][Mục Lục]


Khóa Thứ Ba 
Thinh Văn Thừa Phật Giáo

Bài Thứ 7

Đạo Đế (Nirodha Gamadukkha)

 

A. Mở Đề

Nói Tổng Quát Về Đạo Đế

Như trong bài trước đă nói, muốn thực chứng, thể nhập Niết Bàn th́ phải tu theo phương pháp mà Phật đă dạy. phương pháp chân chính, có hiệu quả chắc thật để thành Phật đó là Đạo đế. Phần nầy là phần quan trọng nhất trong bài Tứ diệu đế, v́ nếu có rơ biết đời là đau khổ, nguyên nhân của nó là ǵ, và nếu có thiết tha cầu giải thoát khỏi cảnh khổ để đến một cơi an vui tốt đẹp nhất là Niết Bàn, nhưng nếu không có phương pháp hiệu nghiệm để thực ghiện ư muốn ấy, th́ biết cho nhiều cũng vô cíhc và càng thêm đau khổ. Do đó, Đạo đế là phần quan trọng và được Phật dạy một cách rơ ràng chu đáo.

Đạo đế có 37 phẩm, chia ra làm 7 loại:

1 Bốn món Niệm xứ (Tứ Niệm Xứ)

2 Bốn món Chánh cần (Tứ Chánh cần)

3 Bốn món Như ư túc (Tứ Như ư túc)

4 Năm Căn (ngũ Căn)

5 Năm Lực (Ngũ Lực)

6 Bảy phần Bồ đề (Thất Bồ đề phần)

7 Tám phần Chánh đạo (Bát Chánh đạo phần).

B. Chánh Đề

A. Tứ Niệm Xứ

Định Nghĩa Về Tứ Niệm Xứ

TỨ là bốn; NIỆM là hằng nhớ nghĩ; XỨ là nơi chốn. tứ Niệm Xứ là bốn chữ, bốn điều mà kẻ tu hành thường để tâm nhớ nghĩ đến. Đó là:

Quán Thân bất tịnh

Quán Tâm vô thường

Quán Pháp vô ngă

Quán thọ thị khổ.

1. Quán thân bất tịnh: Quán nghĩa là tập trung tư tưởng để quan sát cho thấu đáo. Bất tịnh nghĩa là không sạch. Quán thân bất tịnh nghĩa là tập trung tư tưởng để quan sát một cách tường tận về sự dơ bẩn của cái thân ta.

Nói cái thân là bất tịnh, chắc có nhiều người ngạc nhiên, phản đối cho là Phật đă nói quá đáng.

trong đời c̣n cái ǵ quư báu hơn cái thân đâu? Người ta bảo bọc nó, nâng niu nó, cung phụng nó đủ điều. Người ta cung cấp cho nó đủ thức ngon vật lạ; người ta đùm bọc nó trong hàng lụa, là, gấm vóc; người ta che chở nó trong nhà cao cửa lớn; người ta dàm làm tất cả những việc bát nhân tổn đức để cho nó được sung sướng. Cái thân được quí chuộng, tôn trọng như thế, mà bảo rằng nó là dơ bẩn, gớm ghiếc th́ ai mà nghe được.

Song b́nh tĩnh mà xét lại, cái thân nầy thật không có gi là trong sạch cả. Ngay từ khi mới đầu thai, cái thân nầy đă bất tịnh rồi, v́ nó là do hai thứ nhơ nhớp là phụ tinh và mẫu huyết mà cấu thành. Ở trạng thái đầu tiên, nó chẳng khác ǵ một con hộ trùng, rồi dần dần lớn bằng hạt đậu, rồi bằng miếng thịt, nằm lẫn trong máu me nhơ nhớp.

Về sau, nhờ sự duy tŕ của nghiệp thức nó tượng thành h́nh người, ch́m ngập trong một cái bọc đầy máu huyết. Cái thân nằm co rút trong đó cho đến chín tháng mười ngày, rồi chun theo một con đường rất bẩn thỉu, để ra khỏi bụng mẹ. Từ đó, nhừ những thực phẩm phần nhiều cũng không được tinh khiết ǵ như thịt cá, mà cái thân lớn dần. Nếu xét về sự tiêu hóa của thức ăn th́ chúng ta cũng không khỏi lấy làm khó chịu: những món ngon vật lạ, mới nuốt vào th́ cũng ưa thích, nhưng khi đă nuốt vào khỏi cổ cách một đem đẽ biến thành đồ bất tịnh khi bài tiết ra th́ không ai chịu nổi, ngay đến chủ nhân của nó. Chưa nó đâu xa, cái thân nầy vài ngày chưa tắm đă thấy bẩn thỉu, rít rắm; cái miệng sáng dạy chưa súc, đă nghe có mùi hôi rồi. Trong thân, chín lỗ thường trôi chảy ra những đồ bất tịnh như: đại, tiểu, ghèn, rái, mũi, dăi...lắm chuyện nhơ nhớp. Đó là mới nói bề ngoài, bề trong thân người lại dơ hơn thập phần. Khi mổ bụng một con gà, con heo ta thấy một đống nào bọc chứa, ruột non, ruột già, tim, gan, phèo, phổi, bong bóng...như thế nào, th́ các bộ phận trong cơ thể ta cũng chẳng khác ǵ thế ấy. Nhất là bộ tiêu hóa là chỗ chứa đựng đủ thứ vật thực hôi thúi, chẳng khác ǵ một thùng phân.

Đó là mới nói khi lành mạnh, c̣n khi đau ốm lại càng dễ sợ hơn: nào đàm, nào mũi, thúi tha tanh hôi không sao chịu được, nhất là gặp những bệnh nan y như lao, cùi, giang mai, hoa liễu, th́ thật là kh ai dám lại gần. Đó là khi trẻ, c̣n khi già đầu bạc răng long, lưng c̣m, da nhăn, má cóp, đi đứng yếu ớt, không c̣n đủ sức để sửa soạn bề ngoài th́ lại càng nhớp nhúa hơn nữa.

Đến khi chết, nghiệp thức không c̣n duy tŕ để thay lớn mới đổi lớp cũ, th́ da thịt ră rời, đụng đâu rệu đấy. Nếu không đem chôn cất cho kín, th́ ruồi bọ, troi gịi rúc rỉa, mùi hôi thúi xông lên không ai chịu nổi.

Vậy cái thân nầy quả thật là bất tịnh, không c̣n chối căi vào đâu được. Nhưng người đời v́ không xét kỹ nên mới yêu quí nó, cưng dưỡng nó đủ điều: hễ thân ưa th́ ḿnh ưa, thân ghét th́ ḿnh ghét; làm nô lệ cho thân, gây nghiệp, chịu quả báo đời đời kiếp kiếp không dứt. Cũng v́ thân, mà tham, sân, si nổi lên; cũng v́ thân mà sát, đạo, dâm sinh ra; cũng v́ thân mà cọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiện, ác khẩu hoành hành. Trăm ngàn vạn điều lỗi lầm, cũng v́ quá cưng dưỡng cái thân nầy mà tạo thành ra.

vậy hành giả cần phải quan sát rơ cái thân là bất tịnh, mới tránh được những nghiệp tham ai. Nhưng quán sát như thế nào?

Xưa ở Aán độ, khi một hành giả muốn quán sát thân bất tịnh, th́ t́m đến khu rừng người ta bỏ xác người chết, gọi là thi lâm(1) để quán theo lối" Cửu tưởng quán" của Phật dạy: Phép quán này gồm các giai đoạn như sau:

a) Trướng tưởng: Ngày đầu ở gần bên cạnh thay chết, quán thây śnh trướng to lên.

b) Thanh ứ tưởng: Ngày thứ hai quán thây bị gió nắng xanh xám.

c) Hoại tưởng: Ngày thứ ba quán thây bị ră nát.

d) Huyết đồ tưởng: Ngày thứ tư, quán thây máu thịt rơi rớt lai láng.

đ) Nồng lănh tưởng: Ngày thứ năm, quán thây chết da thịt rục ră.

e) Hám tưởng: Ngày thứ sáu, quán chim thú đến mổ ăn thây.

ê) Tán tưởng: Ngày thứ bảy, quán sau khi chim thú ăn, gân xương, đầu ḿnh, tay chân chia tan nát vỡ.

g) cốt tưởng: Ngày thứ tám, quán huyết thịt đă hết, chỉ c̣n bộ xương trắng bừa băi.

h) Thiêu tưởng: Ngày thứ chín, quán bộ xương trắng đốt cháy thành tro đất.

Chín phép quán tưởng nầy, để đối trị ḷng tham sắc dục.

Một khi phép quán nầy đă thuần thục, th́ kẻ tu hành thấy một cách tường tận như ở trước mắt, thân ḿnh và tất cả mọi người điều bất tịnh, không có ǵ đáng quư chuộng, ham muốn. Do đó, có thể đối trị được bịnh tham sắc dục là một bịnh rất trầm trọng và nguy hiểm của con người trên bước đường tu hành. Nhưng quán thân bất tịnh là để trừ ḷng tham sắc dục, chứ không phải để ghê tởm thân ḿnh, đến nỗi hũy bỏ mạng sống, hư sáu mươi vị Tỳ Kheo trong thời Phật tại thế, sau khi qúan thân bất tịnh thuần thục ṛi, thấy ghê tởm ḿnh và người chung quanh, đến nỗi thuê người giết đi. Đấy là một điều mà đức Phật nghiêm cấm.

Ngày nay chúng ta không có được huệ nhăn như Phật để trỏ vào bọn nữ sắc mà Thiên ma sai đến để quấy rối, và bảo rằng: "Những cái túi gia đựng toàn những đồ dơ bẩn kia, hăy đi đi, ta không dùng ! ". Nhưng nhờ khoa học đă phát minh ra kgoang tuyến, chúng ta có thể thấy được rơ ràng những bộ xương sườn, xương sống, đầu lâu, tim, gan, phèo, phổi của một tuyệt thế giai nhân, qua ống rọi kiếng. Và chỉ chừng ấy củng đủ cho chúng ta quan niệm rằng: Cái đẹp chỉ là bộ mă bên ngoài , là lớp gia bọc, chứ bên trong th́ bộ xương nào cũng giống nhau cả, và chiếu qua quang tuyến X, th́ cái đầu lâu của một người đép, cũng chẵn khác ǵ cái đầu lâu trắng phêu đang nằm lăn lóc ngoài băi tha ma.

Hỡi Phật tử, nếu ai đă phát tâm chân thật tu hành, th́ hăy cố gắng thi hành pháp "quán thân bất tịnh "; nếu chưa đủ phương tiện để thực hành phép quán ấy, th́ cũng đừng bao giờ nên quên rằng: thân người không trong sạch, không có ǵ đáng say mê đắm đuối để đến nỗi phải gây ra bao nhiêu tai hại, tội lỗi không lường cho ḿnh và người chung quanh. 

2. Quán tâm vô thường: Tâm vô thường, nghĩa là cái tướng của tự tâm chúng ta luôn luôn đổi thay, không thường. cái tướng của tự tâm là ǵ? Chính là cái phân biệt, hiểu biết hằng ngày, cái thức.

Người không học Phật th́ không nhận biết thể chơn như rộng lớn cùng khắp cả vũ trụ, mà nhận lầm cái phân biệt, cái thức là Ta, và cho rằng cái Ta ấy là thường c̣n, không thay đổi, như những ngoại đạo chấp có thần ngă hay có linh hồn thường trụ.

Thần ngă là lối chấp của " Số luận sư ". Họ cho rằng mỗi chúng ta có thần ngă tự tại, trong sạch, nhưng v́ phân biệt, nên nhận thấy có vũ trụ vạn hữu, rồi sanh ḷng ưa muốn, bỏ mất thần ngă tự tại trong sạch ấy. Vậy muốn cho thần ngă được giải thoát, th́ phải dứt ca ủ cái món phân biệt. Dứt cho hết sạch, không thấy, không nghe, không biết nữa, th́ thần ngă mới hiển lộ ra, và khi ấy mới nhận biết rằng v́ ḿnh mới sanh ra có vũ trụ. Họ cho như thế là rốt ráo, mà khônh biết thần ngă ấy cũng chỉ là vọng thức mà thôi.

C̣n linh hồn là lối chấp của đa số thần giáo. Họ cho rằng duy có xác thịt chết, chứ cái linh hồn trong trường hợp nào cũng vẫn nhận biết ḿnh, biết người, cũng thấy nghe như xác thịt, không bao giờ chết...

Nhưng sự thật không phải thế: cái tâm của chúng ta không thường chút nào hết. Nó thay đổi luôn, khi nhỏ khác, khi lớn khác, khi có học khác, khi chưa học khác, khi vui khi buồn, khi thương khi ghét, khi chuyên niệm về một chỗ, khi tản mát ra các trần duyên...thật không có gí là thường hết. nó là tâm pháp vô thường, nó thay đổi đủ cách, tùy chỗ tu tập của ḿnh à tiến hóa. Nếu tâm là thường thí không có sanh tử.Nếu tâm là thường, th́ dù có tu hành cũng không tăng trưởng, th́ người dốt cứ dốt, người vụng cứ vụng, người dữ cứ dữ. Nếu tâm là thường th́ không ó nhân quả, tu cũng chừng ấy, mà lành cũng chừng ấy, cho đến người học, người không học cũng như nhau, chẳng có ǵ sai khác, thay đổi cả.

V́ muốn đối trị cái vọng chấp kia, nên Phật mới dạy phép quán "Tâm vô thướng", để cho chúng sanh nhận biết rằng cái tâm không phải như một vật bất biến vô dụng, không phải là cái "Ta" chắc thật muôn đời, rồi nương vào đó mà sanh ra không biết bao nhiêu là vọng tưởng phiền năo. Những tánh tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến v.v...đều do ngă chấp mà sanh ra cả.

Lại cũng v́ chấp tâm là thường nên chi chi cũng là do bản tánh của ḿnh, không thể sửa đổi được , như bảo:" Tánh tôi hay nóng giận, hay tham lam "; "Tánh tôi hay đa mê đờn ca xướng hát "; "Tánh tôi thích cờ bạc rượu chè".

Họ cho đó là một lối bào chữa, v́ không phải lỗi tại họ, mà tại cái bản ngă chắc thật của họ như thế rồi, không làm sao sửa đổi được. Do đó, họ không thể nâng cao tâm trí theo con đường chơn chánh được.

Vậy, Phật tử chúng ta cần phải quán sát cái "tâm vô thường" đổi cái tâm mê lầm ra cái tâm giác ngộ, phải trừ ngă chấp để ra khỏi ṿng sanh tử luân hồi.

3. Quán pháp vô ngă: Pháp, theo tiếng Phạn là Dharma. tàu dịch là quỹ tŕ, nghĩa là năm giữ phạm vi của ḿnh, như vuông, dài, tṛn méo...để mỗi khi người ta trông đến, liền nhận biết cái nầy là gi, và khỏi lẫn lộn với vật khác. Nghĩa chữ Pháp rộng lớn mênh mông, chỉ cho tất cả mọi sự thật trên vũ trụ, chẳng những các vật hữu h́nh, cho đến các vật vô h́nh tưởng tượng như lông rùa, sừng thỏ, cũng gọi là Pháp CẢ.

C̣n Ngă có nghĩa là chủ lễ, là riêng có tự tướng của ḿnh. Người ta thường chấp các pháp đều có tự tướng của người, vật có tự tướng của vật, thế giới có tự tướng của quốc gia, xă hội có tự tướng của xă hội.

Đă chấp có tự tướng của ḿnh, tất nhiên thấy có tự tướng của người khác. Đối với tự tướng của một vật, hễ về ḿnh th́ không về người khác, c̣n về người khác th́ không về ḿnh. Do đó, sinh ra tâm niệm nhân, ngă, bỉ thử, quí trpngj, khinh rẽ, tranh chấp, đấu tranh trong xă hội.

Song, xét ra cho kỹ th́ các pháp nào phải thật có "tự tướng"? Nói về lục trần th́ sắc đối với không, động đối với tịnh, sanh đối với diệt...nào có cái ǵ riêng một ḿnh thật có tự tướng đâu? Trần đối với căn mà có h́nh tướng, căn đối với trần mà có tác dụng, ngoài trần không có căn, ngoài căn không có trần. Như thế, th́ biết tất cả các pháp, dù căn, dù trần cũng đều không có tự tướng.

trong kinh Lăng Nghiên có câu: "Nhân duyên ḥa hợp, hư vọng hữu sanh, nhân duyên biệt ly, hư vọng hữu diệt". Nghĩa là: các nhân duyên nhóm họp th́ giả dối có sanh, các nhân duyên chia rẽ, th́ giả dối có hoại diệt. Vậy đủ biết: tất cả các pháp làm nhân duyên cho nhau, in tuồng là có, chứ không có tự tướng. Không có tự tướng, tức là "vô ngă".

Ví như trong giấc chiêm bao, v́ nhân duyên chiêm bao hiện ra thấy có cảnh nầy cảnh khác. Đương khi ấy, người chiêm bao, cũng lầm tưởng là thật có, đến khi thức dậy, mới nhận ra đó là cảnh giả dối trong chiêm bao. Chúng ta cũng thế, v́ mê lầm nên không nhận ra được sự giả dối của sự vật. Trong khi tâm duyên với cảnh, cảnh duyên với tâm, vạn pháp hiện ra giữa vũ trụ, chúng ta tưởng là thật có. thật ra, các pháp đều không tự tướng, đều là "vô ngă".

Chúng ta không biết lư "pháp vô ngă", cho nên ngoài bị hoàn cảnh kích thích, trong bị phiền năo lay động, quay cuồng theo sự múa rối của giả cảnh. V́ thế, tuy muốn tự tại mà chưa lúc nào chúng ta được tự tại, muốn an vui mà chưa lúc nào được an vui, muốn thường trụ mà vẫn phải trôi lăn trong ṿng sanh tử.

nếu chúng ta chứng được pháp vô ngă rồi, th́ một thể vô ngă trùm khắp cả pháp giới. Cảnh cũng vô ngă, tâm thức cũng vô ngă, th́ c̣n cái chi mà ghét, mà thương, mà chịu sanh tử luân hồi nữa.

Pháp vô ngă là lối tu giải thoát rốt ráo. Nếu ai ai cũng biết tu hạnh vô ngă một đôi phần th́ đâu có sự ích kỷ hại nhân, và cảnh tượng thế giới ḥa b́nh đâu phải là điều không thể thực hiện được?

4. Quán thọ thị khổ: Thọ là chịu, nhận lănh. Thọ thi khổ nghĩa là có nhận lănh là có khổ.

Nhận lănh đây là nhận lănh cái ǵ?

Nhận lănh ở đây có nghĩa vô cùng rộng răi, nghĩa là nhận lănh tất cả những ǵ mà người đời có thể nhận được trong cuộc sống. Trước tiên nhận lănh cái thân nầy là cái thân rioêng của ta, cái tâm nầy là cái tâm riêng của ta. Sự thọ nhận nầy là nguồn gốc đầu tiên để thọ nhận những cái khác nhau về sau: để giữ ǵn thân mạng, ta thọ cái ăn, thọ cái mặc, thọ cái ở, thọ sắc, thanh, hương, vị, xúc; thọ những cái ǵ làm cho ta khoái trá, thích thú, vui vẻ. và ḷng tham càng nhiều, th́ thọ lại càng lắm. từ cái thọ cần thiết cho cuộc sống, ta tiến dần đến những cái thọ ít cần thiết, rồi đến những cái thọ xa xỉ, thừa thải vô ích, nhưng v́ thói quen óp nhặt, tham lam, ta không thể bỏ qua được. Nói tóm lại, mỗi chúng sanh, mỗi cuộc đời là một chuỗi thọ nhận liên tiếp.

Và chính thọ nhận ấy là mần chính của đau khổ.

Trước tiên ta thọ nhận cuộc đời; nhưng cuộc đời là ǵ nếu không phải là một trường đau khổ, như chúng ta đă thấy trong phần khổ đế? nào sanh, nào lăo, nào bệnh, nào tử, nào yêu mà phải xa ĺa, nào oán mà phải gặp gỡ v.v...thật là toàn những khổ nhưng đó là mới nói những nỗi khổ căn bản. Ngoài ra, c̣n bao nhiêu nỗi khổ khác, cũng do thọ mà ra như: nhận được một cái ǵ cho là quư th́ nơm nớp sợ mất, lo t́m kiếm cách nầy, chước nọ để giữ ǵn nó. Nhưng cuọc đời đă là vô thường th́ c̣n cái ǵ là tồn tại măi? Ngay cuộc đời của ta mà cũng không giữ măi được th́ c̣n cái ǵ được nữa? Do đó, sanh bụn thương, tiếc nuối, mất ăn bỏ ngủ. Và người càng thọ nhiều chừng nào lại càng khổ chừng ấy. Kẻ giàu th́ sợ mất của, kẻ có địa vị th́ sợ mất địa vị, kẻ có người yêu đẹp th́ sợ mất người yêu, kẻ có danh vọng lớn th́ sợ mất danh vọng...

Nhưng có phải muốn thọ lănh th́ bao giờ cũng được thọ lănh theo ư muốn đâu? Thọ mà may gặp thuận cảnh th́ được thỏa dạ trong phát đầu tiên, nhưng thọ mà gặp nghịch cảnh th́ càng thêm đau khổ. Ở đời, thuận cảnh th́ ít, mà nghịch cảnh th́ quá nhiều. Thường thường, ta ngửa tay mong nhận lănh một cái nầy, mà một cái trái ngược khác lại rơi vào tay ta ! Do đó, sanh giận dữ, thất vọng, khổ đau.

Đó là nghĩa của "Thọ th́ khổ". Phép quán nầy mục đích đối trị bệnh tham là một bệnh trầm trọng nhất trong các bệnh phiền năo, đă ăn sâu gốc rễ trong ḷng chúng sanh từ lâu đời lâu kiếp.

Vậy Phật tử chúng ta, muốn diệt trừ tánh tham, phải quán "thọ thị khổ". ta phải luôn luôn nhớ lời Phật dạy: hễ có lănh thọ th́ có khổ; càng lănh thọ nhiều th́ càng khổ lắm. càng ít lănh thọ, th́ khổ đau càng ít. Tất nhiên chúng ta không thể xả bỏ tất cả trong một lúc; nhưng chúng ta nên tuần tự xả những ǵ dễ xả, có thể xả được, rồi đi dần đến những cái khó xả. Càng xả chứng nào lại càng nhẹ gánh đau thương. Người đời thường cho rằng càng gánh nhiều vàng bạc châu báu, danh vọng, địa vị, sắc đẹp, vui thú, lại càng sướng; nhưng đă gọi là gánh ǵ th́ gánh cũng là gánh, và càng gánh nặng th́ vai càng đau, chân càng mỏi, đi càng chậm; tóm lại khổ càng nhiều. Trái lại, nếu chúng ta không lănh thọ, như sắc đẹp, mùi ngon, vị lạ v.v...th́ thân tâm ta không bị lay động. Đối với cảnh ta thấy không có ǵ đáng ưa, cũng không có ǵ đáng khổ sở. Như thế mới được an nhiên tự tại thoát ṿng khổ đau.

C. Kết Luận 

"Tứ niệm xứ" là gíao lư căn bản trong phần Đạo đế. Có hiểu được giáo lư nầy một cách tường tận th́ sự tu hành mới vững chắc được. Nó đánh đổ được một cách rốt ráo bón thánh kiến sai lầm lớn lao của con người là: tưởng thân ḿnh là quư báu tốt đẹp trong sạch; tưởng tâm ḿnh là vĩnh viễn thường c̣n, như một linh hồn bất diệt; tưởng mọi sự vật trên đời nầy chắc thật trường cữu; tưởng thu nhận tom góp được nhiều chừng nào th́ sung sướng chừng ấy.

Nhưng sự thật lại rất trái ngược:

1) Thân th́ bất tịnh, như một cái đăy đựng đồ dơ, không đáng nâng niu ch́u chuộng.

2) tâm th́ vô thường, luôn luôn biến đổi theo với hoàn cảnh bên ngoài, không có ǵ là trường tồn, bất diệt.

3) Pháp th́ vô ngă, không có tự tánh nhất định, không chắc thật mà đều là như huyễn như hóa.

4) thọ th́ khổ, chẳng hạn, ta thọ lănh cái thân, th́ cái thân là dơ bẩn; ta thọ lănh cái tâm, th́ tâm là vô thường là luôn luôn biến đổi; ta thọ lănh sự vật ở chung quanh, th́ sự vật đều là giả trá, như khói, như mây. Do đó, càng thọ lănh nhiều chừng nào, lại càng đau khổ nhiều chừng ấy.

vậy chúng ta phải luôn luôn quán sát, ghi nhớ bốn sự thật trên đây. Càng chứng được bốn sự thật ấy chừng nào th́ sự chấp ngă, chấp pháp, tham, sân, si lại càng bớt dần chừng ấy.

Phật tử càng nắm vững bốn sự thật ấy chừng nào, th́ sự tu hành theo các môn trong Đạo đế sau nầy, như bốn món chánh cần, bốn món Như ư túc, Ngũ căn, Ngũ lực v.v...mới dơng mănh và chópng có kết quả chừng ấy.

(1) Ở Ấn-độ có 4 cách táng người chết là thả xuống sông, hỏa tiêu, chôn và bỏ vào rừng.


[Phần 1][Phần 2][Phần 3][Phần 4][Phần 5][Phần 6][Phần 7][Phần 8][Phần 9][Phần 10][Phần 11][Phần 12][Mục Lục]

[ I ][ II ][ III ][ IV ][ V ][ VI ][ VII ][ VIII ][ IX ][  X,XI ][ XII ]

[Trang chủ] [Kinh sách]