[Trang chu] [Kinh sach]

HOA VÔ ƯU

(Tập I)

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8]


TAM HUỆ HỌC - TAM VÔ LẬU HỌC

 

Ngày xưa tôi đă từng nói, tôi là kẻ nợ của Tăng Ni. Có nhiều người lấy làm lạ, tại sao tôi là kẻ nợ của Tăng Ni? Bởi v́ suốt đời tôi từ khi học đạo rồi đi dạy măi cho tới ngày nay, lúc nào cũng đem hết tâm tư lo lắng suy nghĩ, giúp cho Tăng Ni tu được, học được, có kết quả tốt. Bởi suy nghĩ như vậy nên ở đâu tôi cũng lo lắng cho Tăng Ni. Thế nên tôi nghĩ rằng người lănh đạo Phật giáo Việt Nam, hiện tại và mai sau không thể chối bỏ trách nhiệm đối với Tăng Ni được. Tại v́ Phật giáo Việt Nam c̣n hay mất là gốc ở Tăng Ni.

Là đệ tử Phật, lúc nào chúng ta cũng nhắm thẳng cội gốc để lo xây dựng và giữ ǵn mạng mạch của Phật pháp. Một ngôi chùa mà thiếu Tăng Ni trụ tŕ hướng dẫn cho Phật tử th́ ngôi chùa đó không phát triển được. Như vậy rơ ràng trách nhiệm của Tăng Ni rất nặng đối với Phật giáo. Nếu Tăng Ni không đủ tư cách học, tu và giáo hóa th́ trách nhiệm đó không tṛn. Muốn việc học, tu và giáo hóa đầy đủ th́ phải hội tụ được ba yếu tố mà nhà Phật gọi tam huệ học, nghĩa là Văn Tư Tu.

Văn là chúng ta học với những bậc trưởng thượng, những người đi trước, các Ngài đem sự thấy, nghe, hiểu giảng dạy cho chúng ta. Chúng ta lắng nghe để nhập thần những điều ấy, đó là văn. Tuy nhiên đạo Phật không cho phép chúng ta nghe rồi tin liền, mà phải vận dụng trí tuệ của ḿnh để gạn lọc, suy lường, xem lời dạy ấy có phải là chân lư chưa, đúng lẽ thật chưa? Bởi v́ những vị đi trước chúng ta cũng là phàm tăng chứ chưa phải thánh tăng. Đă là phàm th́ có điều nói rất đúng nhưng thỉnh thoảng vẫn có điều nói sai. V́ vậy mà chúng ta phải gạn lọc, nghe rồi suy tư, gẫm xét lại điều chúng ta nghe có đúng lẽ thật hay không? Khi suy gẫm xét đoán như vậy là chúng ta có trí tuệ nên gọi là tư huệ. Có văn mà không có tư là thiếu sót lớn, bởi v́ nghe đâu tin đó, nói đúng cũng tin, nói sai cũng tin th́ người đó chưa đủ thông minh trí tuệ. Nên tư huệ là điều kiện thiết yếu giúp chúng ta mở sáng con mắt trí tuệ của ḿnh. Nhưng tư không chưa đủ. Nghe và nghiệm lời đó đúng th́ chúng ta phải tu, nghĩa là ứng dụng điều đó vào ngay trong cuộc sống. Đây gọi là tu huệ.

Như nghe nói về lư vô thường th́ chúng ta phải suy gẫm lư vô thường có thật đúng hay chưa, có ǵ ngoại lệ không? Suy gẫm đến nơi đến chốn thấy đúng liền ứng dụng lư vô thường vào cuộc sống của ḿnh. Ứng dụng thế nào? Chúng ta thấy đời vô thường nên chán quá, hết muốn làm ǵ phải không? V́ vô thường nay c̣n mai mất th́ làm chỉ uổng công nhọc sức. Suy nghĩ như vậy đúng không? Không đúng. Khi chúng ta hiểu cuộc đời là vô thường, chúng ta cần phải tranh thủ. Ngày nay, giờ này ḿnh c̣n khỏe mạnh, phải học, phải tu, làm lợi ích cho chúng sanh, để mai kia chết rồi làm sao tu, làm sao học, làm sao lợi ích cho chúng sanh được. Như vậy là biết ứng dụng lư vô thường.

Cho nên các Tổ hồi xưa thường dạy: Thị nhật dĩ quá, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc, đại chúng đương cần tinh tấn, như cứu đầu nhiên v. v… Nghĩa là, ngày nay đă qua, mạng sống của chúng ta giảm đi một phần, như con cá ở dưới ao nước sắp cạn, mỗi ngày qua là mỗi ngày gần với cái chết. Vậy phải làm sao? Phải tinh tấn tu hành, làm lợi cho người gấp, như cứu lửa cháy đầu. Nếu đầu có tóc bị một đốm lửa rớt vào, lúc đó chúng ta thong thả xem nó ngún ra sao hay phải dập tắt liền? Phải dập tắt liền. Cũng vậy, biết được thân này vô thường, mạng người trong hơi thở th́ chúng ta không thể chần chờ được, không thể sống ngày nay, chờ ngày mai, sống ngày mai chờ ngày mốt. Cứ như vậy để ngày qua ngày, mất hết th́ giờ quư báu. Chúng ta phải ứng dụng lư vô thường vào việc tu, việc học để tự lợi và làm lợi ích cho chúng sanh. Đó là hiểu được lư vô thường. Như vậy là Văn Tư Tu nhịp nhàng theo nhau. Nếu nói hiểu lư vô thường mà chỉ ngồi nói dóc với nhau chơi chớ không gắng tu, gắng học, gắng làm việc lợi ích cho chúng sinh th́ chưa thể gọi là hiểu lư vô thường đúng với tinh thần Phật dạy.

Tôi nhắc lại Văn Tư Tu huệ. Văn là học, học rồi suy gẫm nhận xét là Tư. Từ Văn, Tư ứng dụng tu hành là Tu, đó là giáo lư căn bản của người học Phật.

Nhưng ngoài ba điều căn bản của người học Phật này c̣n có ba điều nữa là Giới, Định, Tuệ. Ba điều này gọi là tam vô lậu học, nghĩa là sao? Tức là ba việc học không bị lọt, không bị rớt. Nói cách khác là ba môn học giải thoát. Chữ vô lậu: Vô là không, lậu là rớt. Không rơi rớt ở đâu? Không rơi rớt trong tam giới. Mà không rơi rớt trong tam giới là giải thoát rồi. Nên nói tam vô lậu học nghe khó hiểu, mà phải nói rơ rằng ba môn học để giải thoát sanh tử. Tam huệ học là để sống tu và làm lợi ích chúng sinh, c̣n tam vô lậu học này là để giải thoát sanh tử. Muốn tu giải thoát sanh tử th́ phải có đủ giới định tuệ.

Giới là giới luật. Hàng Sa di th́ giữ 10 giới. Tỳ kheo 250 giới, Tỳ kheo Ni 348 giới. Giữ giới là điều căn bản, nhưng thực t́nh tôi thấy chư Tăng Ni bây giờ không giữ nổi những giới chi tiết. Như hiện chúng ta tu theo Bắc tông, buổi chiều đâu phải ai cũng ăn cháo sơ sơ như trong luật dạy. Như vậy có giữ được giới thứ chín chưa? Đó là tôi nói chi tiết nhỏ, hạn cuộc trong giới của Sa di thôi mà ḿnh c̣n chưa giữ tṛn, huống nữa là giới Tỳ kheo, các phần chi tiết như y bát v. v… không thể giữ được. V́ vậy nên chủ trương của tôi là Tăng Ni phải giữ những giới căn bản, giữ cho được. C̣n những chi tiết, giữ được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Quan trọng là những giới căn bản. Đó là giữ giới.

Từ giới sanh định. Thường người ta nói giới sanh định nhưng thật sự giới chưa sanh định. Giới chỉ giúp để bảo vệ cho chúng ta tăng trưởng thiền định. Thí dụ chúng ta ngồi thiền cốt để cho tâm không xao lăng, không chạy bậy. Nếu người nào phạm giới rồi th́ ngồi nhưng tâm vẫn chạy bậy, kềm không nổi. Vậy nên giới là hàng rào ngăn ngừa không cho chúng ta chạy bậy hay rơi vào những nơi tội lỗi sâu thẳm khác.

Nếu nói cho đủ giới là Pḥng phi chỉ ác. Pḥng là ngừa, phi là lỗi, ngăn ngừa các lỗi cho ḿnh, chỉ ác là dừng bỏ tội ác. Như vậy giới có tánh cách ngừa lỗi và dứt ác cho chúng ta, chớ không phải là thiền định. Nhưng giới giúp cho thiền định. Nên trong kinh hay ví dụ ngọn đèn đốt để ngoài trời bị gió thổi nên dễ tắt. Nếu ngọn đèn đó có ống khói chụp lên th́ nó đứng yên. Cũng vậy, giới như ống khói chụp đèn, giữ cho ngọn đèn trí tuệ của chúng ta được sáng. Giới là ngừa đón, nên nói giới sanh định là v́ thế. Nhờ có giới cũng như nhờ có bóng đèn nên ngọn đèn không bị tắt. Cũng vậy, nhờ giới mà tâm chúng ta không xao lăng, được yên định, yên định nên trí tuệ phát khởi. V́ vậy mà nói giới sanh định, chúng ta không nên hiểu lầm giới trực tiếp sanh ra định. Phải có pháp tu thiền định mới tăng trưởng được trí tuệ. Nên nói định sanh tuệ.

Tại sao thiền định lại sanh trí tuệ? Chúng ta do học nên sanh trí tuệ th́ có lư, c̣n thiền định là không suy nghĩ ǵ cả, sao lại sanh trí tuệ? Đây là vấn đề Tăng Ni cần phải hiểu cho tường tận. Tôi mượn một ví dụ để nói rơ điều này. Ví như có cái lu không, chúng ta xuống ao múc nước đổ vào lu. Nước mới đổ vào c̣n đục, chúng ta nh́n vô trong lu không thấy bóng mặt ḿnh. Tại sao? V́ nước đục cấu bợn, không trong, không sáng nên không thấy h́nh ảnh bên ngoài. Bây giờ chúng ta chịu khó quậy rồi lóng cặn xuống chừng một vài giờ, các cặn bă lặng hết xuống tận đáy lu rồi th́ khi đó nước trong, chúng ta nh́n vô mới thấy mặt ḿnh rơ ràng. Chẳng những đầu mặt ḿnh mà tất cả cảnh vật đều chiếu rọi trên mặt nước đó.

Cũng như vậy, chúng ta tu thiền định là để lóng lặng tâm vọng. V́ tâm này chạy như khỉ vượn. Bởi chạy như khỉ vượn nên nó xáo trộn, muốn hết ngàu đục th́ phải lóng lặng lại. Lóng lặng lại tức là thiền định, khi lóng lặng rồi th́ trí tuệ phát sáng. Vậy trí tuệ đó là trí tuệ ǵ? Trí vô sư. Từ Văn Tư Tu cũng có trí tuệ. Từ Giới Định Tuệ cũng có trí tuệ, vậy hai thứ trí tuệ này là một hay khác? Khác vậy. Trí tuệ trước là trí hữu sư, trí do có học. Trí tuệ sau là trí vô sư, không do học. V́ lúc thiền định đâu có học với ai. Mọi thứ vọng động lặng xuống th́ sáng. Đấy gọi là trí vô sư. Trí hữu sư là trí từ bên ngoài mà được, c̣n trí vô sư là trí tự tâm ḿnh phát ra. Như vậy trí vô sư mới có công năng giải thoát sanh tử, c̣n trí hữu sư không giải thoát nổi. Hiểu như vậy chúng ta mới nắm vững con đường tu.

Đức Thế Tôn khi chưa thành đạo, Ngài ngồi dưới cội Bồ-đề bốn mươi chín ngày đêm. Ngài ngồi như vậy để làm ǵ? Ngồi để thiền định. Khi định đă sâu, tâm vắng lặng bỗng dưng phát ra trí tuệ sáng suốt vô cùng. Trí tuệ ấy từ trong nội tâm lưu xuất, cho nên khi sáng lên rồi, Ngài biết tất cả những ǵ trước kia chưa từng biết. Bởi v́ sau khi ngộ đạo dưới cội Bồ đề th́ Ngài có đủ Tam minh, Lục thông, Tứ vô sở úy, Thập bát bất cộng v. v…

Ở đây tôi chỉ nói Tam minh thôi.

Một là Túc mạng minh: Khi Ngài tu, tâm lóng định phát sáng liền nhớ lại vô số kiếp về trước đă từng ở đâu, làm ǵ, tên ǵ v. v… đây gọi là Túc mạng minh. Khi ấy tâm hoàn toàn thanh tịnh, Ngài nhớ lại câu hỏi khi c̣n tại gia Ngài đă thắc mắc, con người từ đâu đến, trước khi có mặt ở đây ḿnh ở đâu? Giờ phút chót bừng sáng Ngài nhớ rơ ràng.

Trong một bài kinh A-hàm Phật có kể: Khi Ngài chứng Túc mạng minh Ngài nhớ lại vô số kiếp về trước như chuyện mới xảy ra hôm qua. Nhớ một cách rơ ràng tường tận. Từ đó Ngài hiểu được và giải quyết được vấn đề con người từ đâu lại. Chúng ta không phải ngẫu nhiên có mặt một lần ở đây, mà từ thuở nào lang thang luân hồi. Bây giờ được làm người mới biết tu hành để thấy rơ cội gốc ấy. Do đó đức Phật thừa nhận thuyết luân hồi là chân lư.

Hồi c̣n học Tăng, tôi thường khổ sở về vấn đề này. Bởi nghiên cứu kỹ những sách vở Ấn Độ tôi thấy thuyết luân hồi nghiệp báo có từ đạo Bà-la- môn, chớ không phải do Phật đặt ra. Tôi hơi mặc cảm, tại sao Phật lại nhận giáo pháp của người ta. Nhưng về sau tôi thấy điều đó không lỗi lầm ǵ cả. Khi ngộ đạo, thấy được lẽ thật rồi th́ ai nói đúng chúng ta nhận là đúng, sai biết là sai. Nếu việc đúng mà chúng ta không thừa nhận là ḿnh quá thiên kiến rồi. Cho nên đức Phật rất sáng suốt. Những ǵ trước đúng th́ Ngài dùng, trước sai th́ Ngài sửa, chớ không phải bác bỏ tất cả để lập một triết thuyết hoàn toàn của riêng ḿnh. Như vậy tinh thần của đức Phật rất là khoa học.

Ngày nay các nhà khoa học nghiên cứu những vấn đề mà họ thắc mắc. Khi phát minh được, thấy đúng như những ǵ người trước phát minh th́ họ không bác bỏ mà càng trân trọng thừa nhận. Như vậy tinh thần học Phật rất khoa học, không có tánh cách độc đoán tự lập để khoe ḿnh giỏi. Điều ǵ trước đúng nhận là đúng. Điều ǵ biết sai bảo là sai để chỉnh lại, đó là tinh thần của đạo Phật.

Khi chứng Túc mạng minh rồi, Ngài thấy không phải Ngài có mặt một lần mà vô số lần hiện thân trong các loài khác nhau. Hiểu như vậy nên Ngài nói con người là luân hồi. Do đó nhà Phật thường nói lang thang trong kiếp luân hồi, nay đây mai kia, không biết bao nhiêu lần sanh bao nhiêu lần tử. Điều này Phật đă thấy rơ chớ không phải học của người trước.

Thế nên trong kinh A-hàm, mới nghe Phật nói thấy như bi quan, như "nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước biển". Lời này đúng không? Xét trong một đời chúng ta gom lại chừng bao nhiêu nước mắt? Được một chén đi. Như vậy mỗi người một chén, một triệu người gom lại chừng một hồ, một ao là nhiều. Nếu mấy trăm triệu người gom lại chừng bằng con sông nhỏ thôi, sao Phật nói nhiều hơn nước biển cả? Chúng ta hiểu cạn cợt th́ không thể tin lời Phật nói được. Phải hiểu xa hơn, v́ Phật nói nước mắt chúng sinh đâu chỉ một lần này mà vô số kiếp sanh tử, vậy nước mắt ấy không nhiều hơn nước biển cả là ǵ? Gom hết cái khổ đời này đời trước, đời trước nữa v. v… mới thấy cái khổ quá lớn v́ không phải chỉ ở một đời. Song phần nhiều chúng ta chỉ nhớ trong đời này nên cho rằng Phật nói quá đáng, chớ sự thật không phải quá đáng. Đó là lời nói chí lư. Đức Phật nói luân hồi không phải do suy gẫm mà do ngộ đạo rồi, thấy đúng như thật mà nói.

Hai là Thiên nhăn minh: Túc mạng minh là đứng về thời gian quá khứ, hiện tại, vị lai. Thiên nhăn minh là đứng về không gian. Minh này thấy được vật hết sức nhỏ, hết sức xa, thấy tường tận nghiệp quả của tất cả chúng sanh. Chúng sanh ra đời là do nghiệp của quá khứ hoặc lành hoặc dữ, mà dẫn tới thọ sanh đời này, tốt xấu khác nhau, thấy rất rơ ràng.

Kinh nói, khi chứng được Thiên nhăn minh rồi, Ngài thấy trong bát nước có vô số vi trùng. Hai mươi lăm thế kỷ trước khoa học chưa phát triển, chưa có kính hiển vi mà đức Phật đă thấy được vi trùng. V́ vậy các chùa Bắc tông trước khi uống nước hay tụng bài kệ "Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng" v. v… Nghĩa là, Phật nh́n trong một bát nước thấy tám vạn bốn ngàn vi trùng. Hồi đó ai tin lời Phật nói. Không ai tin hết. Chỉ có những vị chứng A La Hán mới tin.

Một lần có vị Tỳ-kheo chứng A La Hán đi đường, khi qua sa mạc khát nước quá, Ngài gặp cái ao hơi cạn định lấy nước uống. Nhưng khi dùng thiên nhăn, Ngài nh́n thấy vô số vi trùng ở trong nước nên không dám uống và trở lại bạch Phật:

- Con quá khát nước mà t́m được ao nước th́ thấy vô số vi trùng nên không uống được. Bạch Thế Tôn, bây giờ con phải làm sao, nhịn khát để chết hay là uống?

Phật quở:

- Sao ông không dùng nhục nhăn để nh́n. Nếu dùng nhục nhăn th́ không thấy vi trùng.

Nghe Phật dạy vậy Ngài liền dùng nhục nhăn nh́n nên không thấy vi trùng. Nhờ thế Ngài khỏi chết khát.

Như vậy rơ ràng Phật thấy được vi trùng, các vị A La Hán thấy được vi trùng. Nên trong Luật dạy chúng ta lọc nước trước khi uống là v́ thế. Đi đâu phải mang theo đăy lọc nước v́ sợ uống nước sẽ giết hại vi trùng. Ngày nay chúng ta không mang đăy lọc nước theo là v́ nước đă được lọc sẵn rồi, chỉ cần vặn robinet là uống liền, mang đăy lọc theo chi nữa.

Hiện nay có người đi đâu cũng quải theo nào là đăy lọc nước, y bát, đủ thứ hết nhưng không bao giờ dùng. Đó là chỉ biết giữ mà không biết dùng. Sở dĩ Phật chế giới, chế món đồ là cần thiết với hoàn cảnh bấy giờ. Cái lọc dùng để lọc nước uống cho không hại vi trùng. Ngày nay nước hoặc nấu chín, hoặc đă khử trùng rồi th́ đem theo lọc để làm ǵ? Tôi chủ trương giới luật là quan trọng nhưng giới nào hợp với hoàn cảnh của ḿnh th́ áp dụng, c̣n giới nào không hợp th́ xin học cho biết thôi, chớ như cái đăy lọc nước đi đâu cũng mang theo mà không dùng th́ thật là cố chấp.

Đó là nói về vật rất nhỏ. C̣n vật xa, Phật nh́n trong bầu vũ trụ thấy có hằng hà sa số thế giới tức là thế giới nhiều như cát sông Ganga ở Ấn Độ. Cát sông Ganga chừng bao nhiêu? Tôi nói gần nhất như cát sông Đồng Nai, có ai đếm được không? Sông Đồng Nai chỉ bằng một phần tư sông Ganga mà chúng ta c̣n không thể đếm nổi th́ cát sông Ganga chừng bao nhiêu?

Ngày xưa người ta cứ tưởng trời tṛn đất vuông. Đất là mảnh ở dưới để chở, c̣n trời là mái ở trên để che, chỉ biết trên trời dưới đất thế thôi, nhưng Phật nh́n thấy ngoài hành tinh của chúng ta c̣n vô số hành tinh khác. Hồi xưa đâu có viễn vọng kính, Phật dùng thiên nhăn thấy được vật ở rất xa, rất nhỏ và do đó Ngài thấy được tường tận nghiệp của chúng sanh. Ai mang nghiệp thiện, nghiệp ác th́ theo nghiệp đó dẫn đi thọ sanh.

Trong A-hàm có một bài kinh Phật nói: Ta nh́n thấy chúng sanh theo nghiệp đi luân hồi trong lục đạo như người đứng trên lầu cao nh́n xuống ngă tư đường, thấy kẻ đi qua người đi lại rơ ràng tường tận, không chút nghi ngờ. V́ vậy Ngài dạy mọi chúng sinh nếu biết tu thiện, tạo nghiệp lành th́ sanh trong cơi lành, c̣n tạo nghiệp dữ th́ sanh trong cơi ác, không sai chạy, không nghi ngờ. Những ǵ Phật thấy và nói lại là do Ngài chứng kiến chớ không phải suy luận. Những bài kinh Bổn sanh hay Bổn sự ngày nay chúng ta đọc được trong tạng chữ Pali hoặc chữ Hán là những bài kinh nói về tiền kiếp của đức Phật và các vị Thánh đệ tử.

Kinh bổn sanh là nói tiền kiếp nhiều đời của đức Phật. Kinh Bổn sự nói sự việc xảy ra giữa các vị Bà la môn hay các vị Tỳ kheo đời trước đă từng làm ǵ, bây giờ chịu cảnh nghiệp quả ấy. Như có vị Tỳ kheo chứng quả A La Hán rồi nhưng đi khất thực vẫn không có cơm ăn. Phật nói vị Tỳ kheo này đời trước bỏ đói một vị Tỳ kheo cùng tu, nên bây giờ đi khất thực không ai cúng, dù đă chứng quả A La Hán.

Như vậy những sự việc của chư Tăng xảy ra trong thời đức Phật, Ngài thấy rơ từ những kiếp trước, Ngài nói và người sau ghi chép lại gọi là kinh Bổn sự. C̣n những sự việc của Ngài về vô số kiếp trước gọi là kinh Bổn sanh. Từ chỗ chứng được Túc mạng minh, nhớ vô số kiếp trước, cho nên mới ghi chuyện Bổn sanh của Ngài. Từ chứng được Thiên nhăn minh, thấy được rơ ràng mỗi người sanh ở đâu. Do theo nghiệp mà sanh cơi lành, cơi dữ chớ không phải ngẫu nhiên, cũng không phải do Phật thương ai đưa về cơi đó, ghét ai đẩy qua cơi kia hoặc thiên đường hoặc địa ngục v. v… Giáo lư đạo Phật không phải vậy, làm lành th́ được quả lành, làm dữ th́ chịu quả dữ. Cho nên đối với lư nhân quả luân hồi của Phật dạy không có ǵ để nghi hết.

Ba là Lậu tận minh: Lậu là lọt, là rớt. Không c̣n rớt trong tam giới nữa, tức là chứng được Lậu tận minh. Đây là vấn đề mà trước khi xuất gia Ngài đi dạo bốn cửa thành thấy người già, người bệnh, người chết, Ngài thức tỉnh. Từ đó Ngài nghĩ phải t́m một phương pháp nào thoát khỏi sanh già bệnh chết, nên Ngài đi tu chính v́ mục đích ấy. Minh cuối cùng này giải quyết được mục đích của Ngài là ra khỏi sanh tử luân hồi và do chứng được Lậu tận minh nên Ngài biết rơ nguyên nhân đi trong sanh tử luân hồi và nguyên nhân ra khỏi luân hồi sanh tử. Biết một cách rơ ràng tường tận. V́ vậy Ngài mới tuyên bố "Ta đă thành Phật".

Như vậy việc ngộ đạo của Ngài từ đâu có? Đó là vấn đề mà người học đạo chúng ta phải nắm thật vững. Nếu không chúng ta sẽ lúng túng. Hồi xưa tôi có cái nghi, nghi Ngài ngồi bốn mươi chín ngày đêm dưới cội Bồ đề là ngồi suốt hay ngồi ít tiếng đồng hồ rồi xả, phải đi ra ngoài giải quyết những vấn đề tiểu tiện v. v… Thật ra những việc này nếu thiếu kinh nghiệm chúng ta sẽ lúng túng. Nên hồi xưa tôi đă nghi và chắc rằng quư vị cũng có người nghi. Nhưng bây giờ th́ tôi hết nghi, tôi biết rơ ràng lắm.

Bởi v́ thiền định mà chưa đến nơi đến chốn th́ chúng ta ngồi trông cho hết giờ. Nếu ngồi một giờ th́ tới nửa giờ sau thấy hơi khó chịu, nghe đồng hồ reo là mừng lắm. Đó là bệnh của người mới tập tọa thiền, c̣n người nhập định được rồi th́ quên thời gian. Hồi xưa sách sử kể lại các Ngài nhập định một năm, nửa năm. Gần đây tôi thấy rơ quanh tôi có những người nhập định suốt bảy ngày mà không nghe nói đói, không mắc tiểu tiện ǵ hết. Tôi đă chứng kiến việc này chớ không phải chỉ nghe kể lại. Ngày nay chư tăng nhập định sơ sơ như vậy c̣n được bảy ngày, huống nữa là Phật. Nếu nhập diệt tận định th́ thời gian rất lâu.

Sách ghi có vị Tỳ kheo vào đời Đường nhập diệt tận định trong một bọng cây bảy trăm năm, cho tới đời Minh cây đó híp lại. Một hôm nhân có giông băo ngang qua, v́ bọng cây mỏng quá nên găy, Ngài rơi ra ngoài. Lính đi tuần không biết khối ǵ, họ mời các Thiền sư đến xem mới biết đây là một vị Tăng nhập định. Thiền sư lắc linh (chuông nhỏ), lúc ấy tóc, móng tay bung lần ra. Vị Tăng nhập định hỏi bây giờ là lúc nào, thời nào. Nghe mọi người kể lại mới biết đă bảy trăm năm. Sức định thật phi thường, chúng ta không thể lấy lượng phàm t́nh mà hiểu được. Có tu mới thấy cái hay, cái cao siêu của người xưa.

Nhân chứng Lậu tận minh nên Ngài rơ được nguyên nhân v́ sao con người phải trôi lăn trong sanh tử và thấy rơ con đường thoát ly sanh tử. Chính bản thân Ngài thoát ra được rồi nên mới thấy, c̣n ở trong đó th́ không thấy. Thí như người ngồi trong lu, không thấy được bên ngoài lu. Muốn thấy toàn bộ cái lu th́ phải ra ngoài mới thấy. Ngài cũng vậy, chứng Lậu tận minh rồi dứt ḍng sanh tử, nh́n lại mới thấy manh mối sanh tử và biết cách để thoát ly. Đó là chủ yếu đời tu của Ngài. Ngài tuyên bố giác ngộ thành Phật là giác ngộ viên măn.

Chúng ta thử t́m xem trí ngộ đạo đó ở đâu mà có, do đâu Ngài biết được manh mối sanh tử và thoát ly sanh tử. Chúng ta nhớ trong kinh Pháp Cú, đức Phật nói: "Ta học đạo không thầy". Không thầy mà sao thành đạo? Do Ngài thiền định nên tất cả vọng tưởng, tất cả những thứ tâm ngàu đục u tối đều lặng tan hết. Từ đó vô sư trí bừng sáng, cho nên Ngài tuyên bố học đạo không thầy. Chúng ta tu theo Phật phải có hai trí. Hữu sư trí là giai đoạn đầu và vô sư trí là giai đoạn cuối, chớ không thể hài ḷng thỏa măn với hữu sư trí.

Trong những năm dạy ở Vạn Hạnh, tôi có chút buồn. Tôi nghĩ rằng vô t́nh người lớn đánh lừa người nhỏ. Tại sao? Bởi v́ tu Phật là dứt bỏ tham sân si, mà bắt Tăng Ni thi. V́ sợ rớt nên họ phải quay bài. Mỗi lần gác thi tôi thấy buồn quá mà không nói được. Như vậy có phải gian tham không? Vô t́nh người trước bày cho người sau gian tham. Họ sợ rớt th́ họ phải bày tṛ. V́ vậy sau này tôi chủ trương học, hiểu, tu chớ không thi. Đó là tôi nói trong nội bộ nước ḿnh. C̣n chuyện nước ngoài nữa.

Những năm tôi đi Ấn Độ, đến trường Nalanda thăm quư thầy, tôi cũng thấy được việc học. Văn bằng Tiến sĩ không phải là vị Giáo sư tu tại Thiền viện cấp mà do Bộ Giáo dục cấp. Ông Bộ trưởng là Thánh hay phàm? Như vậy bằng Tiến sĩ do một người thế tục cấp th́ thử hỏi làm sao? Bởi chúng talà người xuất gia giải thoát, cao siêu hơn tục gia cư sĩ, bây giờ nhận bằng cấp từ một người đời th́ đi tới đâu. Cho nên có nhiều vị nói đùa: Vua Diêm Vương không sợ bằng Tiến sĩ của quư thầy đâu. Chừng nhắm mắt xuống dưới tŕnh, nói tôi đậu bằng Tiến sĩ chắc Diêm Vương cũng cười thôi. Bằng cấp của ông đâu phải do những vị Thánh nhân hoặc chứng A La Hán, Tu đà hoàn, Tư đà hàm cấp mà là cư sĩ phàm tục cấp th́ ai mà sợ.

Sang Nhật Bản gặp quư thầy học ở đây, tôi cũng thấy tương tự như vậy. Bằng Tiến sĩ do Bộ Giáo dục cấp là một danh dự, nhưng cũng từ cư sĩ cấp nữa. Có Bộ trưởng giáo dục nào là người tu đâu. Vậy mà chúng ta rất hănh diện. Chúng ta hiếu học th́ tốt nhưng hiếu danh là không tốt. Đó là điều làm cho chúng ta phải cực nhọc, có khi phạm lỗi lầm.

Người xưa cho học cho thi là có ư nâng đỡ Tăng Ni học tới nơi tới chốn. Nếu chỉ nói tu th́ có nhiều người lười không chịu học, nên bắt phải thi lên lớp như vậy mới ham học. Người sau không hiểu thâm ư ấy nên vô t́nh thành ra bị mắc kẹt trong danh tướng. Nếu học là học chớ không mắc kẹt trên danh tướng th́ hay. Điều này đúng. Ngược lại học mà kẹt danh tướng rồi sanh ra tự cao ngă mạn th́ sai. Như vậy trở thành phàm tục mất, không c̣n đạo lư nữa.

Trí vô sư không phải là trí của sở học mà trí của sự tu. Tu là ǵ? Nếu mỗi ngày chúng ta chỉ có hai thời khóa tụng th́ suốt đời không bao giờ phát sinh trí vô sư. Phải thiền định. Dứt khoát như vậy. Trí của đức Phật thấy vô số thế giới ngoài thế giới của chúng ta, thấy được vi trùng, thấy cả tế bào ở trong con người. Ngày xưa không nói tế bào mà nói vi trùng. Trùng có hai thứ, một là hộ trùng, hai là hoại trùng. Bây giờ gọi là tế bào. Tế bào có sự sinh hoạt giống như vi trùng. Có loại tế bào bảo vệ chống những vi trùng bên ngoài xâm nhập cơ thể, nên gọi là hộ trùng. Tế bào lâu ngày hư hoại nên gọi là hoại trùng. Đức Phật thấy tường tận con người, tường tận thế giới chung quanh. Chỗ Phật thấy Ngài chưa nói hết với chúng ta.

Có một bài trong kinh A-hàm kể, đức Phật đi vào rừng, Ngài nắm một nắm lá khô trong tay rồi hỏi các thầy Tỳ kheo:

- Lá cây trong nắm tay ta nhiều hay lá cây trong rừng nhiều?

Các Thầy trả lời:

- Bạch Thế Tôn, lá cây trong rừng nhiều c̣n lá cây trong nắm tay của Thế Tôn rất ít.

Phật bảo: - Cũng vậy, những ǵ ta biết và dạy cho các ông ít như lá ở nắm tay. C̣n những ǵ ta biết mà chưa dạy cho các ông như lá cây trong rừng.

Bởi vậy nên nói Phật được nhất thiết trí hay nhất thiết chủng trí là trí biết tất cả. Nhưng v́ người sau hiểu quá ít nên Ngài chỉ dạy một ít thôi, chớ chưa dạy hết được. Qua đó, chúng ta thấy giá trị của sự tu cao siêu phi thường, chớ không phải tầm thường. Nhưng phần nhiều những người tu bây giờ chỉ hài ḷng với những cái tầm thường.

Kế tiếp chúng ta t́m hiểu xem nguyên nhân nào khiến cho chúng ta đi trong sanh tử và làm sao để thoát khỏi sanh tử? Bài kinh đầu tiên đức Phật thuyết là Tứ diệu đế. Bài kinh đó là căn bản của sự giải thoát, trong kinh chúng ta thấy hai phần rơ ràng như Khổ đế, Tập đế. Tập đế là nhân, Khổ đế là quả. Quả khổ không thể ngẫu nhiên có mà do tập nhân mới có. Tại sao đức Phật nói ngược, lẽ ra phải nói tập trước, khổ sau. Đây là những ư tứ nhỏ nhưng rất vi tế.

Ví như ngày nay, trong ngành y học thấy hiện những tướng bệnh nặng hay nhẹ là quả. Từ đó người ta phăng t́m ra nguyên nhân, xem hư bộ phận nào, do vi trùng ǵ v. v… mới có cách trị liệu diệt vi trùng. Trước khi t́m vi trùng phải dựa vào hiện tượng ở ngoài v́ nó dễ thấy dễ biết. Từ đó phăng lần vô trong.

Như vậy cách dạy của Phật rất khoa học. Nếu nói tập nhân th́ đâu biết tập nhân là ǵ, nên nói quả khổ trước. Mà mọi người có ai không có quả khổ này đâu.

Tôi nói về tứ khổ trước. Chúng ta có ai tránh khỏi tứ khổ không? Sanh, già, bệnh, chết. Ai cũng sanh già bệnh chết, đó là việc trước mắt. Thêm nữa là bát khổ: Ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ. Tứ khổ hay bát khổ ai không có? Đây là lẽ thật không nghi ngờ nên gọi là Đế. Tứ đế là bốn điều chân thật, không bao giờ sai chạy.

Như khổ đế, có người nào thoát khỏi sanh già bệnh chết? Có người nào khỏi ái biệt ly khổ? … Như vậy hoặc tứ khổ hoặc bát khổ, người nào cũng gặp không ai tránh khỏi. Từ quả này mới đi t́m nguyên nhân xem quả khổ từ đâu mà ra. Phăng tới nguyên nhân của nó là tập đế. Tập đế là ǵ? Tức là tham sân si, nói thêm chút nữa là tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. C̣n nói nhiều hơn nữa th́ vô số. Những thứ phiền năo này là nguyên nhân đưa tới đau khổ, không thể chối căi được. Tất cả chúng ta ai không có tham sân si?

Về tham th́ có tham tài, tham sắc, tham danh, tham lợi, tham thực, tham thùy hoặc tham sắc, thinh, hương, vị, xúc. Nhưng tôi cho rằng con người tham sống là số một. Có người nào không sợ chết đâu? Nếu không sợ chết th́ không tham sống, c̣n sợ chết là tham sống. Bởi sợ chết cho nên chúng ta mới muốn có cái này, cái kia để bảo vệ sự sống. Tham sống là cái tham căn bản, là cái tham chấp ngă cho nên chỗ khác dùng từ ái ngă để chỉ cho cái tham này. Chúng ta nói thương người này, thương người kia, thương người nọ, nhưng thật ra chúng ta không thương ai bằng thương ḿnh hết. Thương ḿnh là thương cái ǵ? Thương thân tứ đại giả hợp này. Song xét cho kỹ thân tứ đại giả hợp này có ǵ đáng yêu, đáng thương không?

Trong kinh Niết Bàn có thí dụ h́nh ảnh tứ xà đồng nhiếp, tức là có bốn con rắn ở chung trong một cái rọ. Đất là rắn, nước là rắn, gió là rắn, lửa là rắn. Bốn con cứ gây lộn nhau hoài. Tất cả chúng ta đều có bốn con rắn đó. Chúng có ḥa không? Rắn đất với rắn nước hay rắn đất với rắn gió cắn nhau th́ sanh bệnh. Như khi nào chúng ta bị trúng gió th́ phải đánh gió cấp tốc. Có ǵ lạ đâu v́ gió mạnh th́ đất rung rinh, ê ḿnh, đánh gió một hồi nghe bớt đau. Nước với lửa cũng vậy. Hôm nào nghe đầu nóng hổi th́ biết lửa mạnh quá, phải kiếm đồ mát uống vô. Khi nào thấy sưng phù là nước tăng, phải uống đồ ấm để b́nh trở lại. Chúng ta điều ḥa đất nước gió lửa như điều ḥa bốn con rắn. Chúng cứ cắn lộn nhau hoài. Nếu bắt chúng ta điều ḥa bốn con rắn thật ở ngoài chắc ḿnh chán lắm. Vậy tại sao điều ḥa bốn con rắn ở trong th́ lại thương nó. Nó làm ḿnh phiền đủ thứ hết mà thương là sao, chúng ta sáng suốt hay si mê? Bởi si mê nên bị chúng điều khiển. Nay chạy kiếm thầy này, mai chạy kiếm thầy kia để điều trị cho nó ḥa lại. Bản chất nó không khi nào chịu ḥa mà chúng ta cứ thương nó hoài.

Thân này do bốn thứ chống chọi nhau hợp thành. Nhiều khi nh́n kỹ tôi thấy tức cười. Người ta cứ trách sao huynh này, huynh kia sống chung không ḥa thuận, nhưng tôi đặt lại câu hỏi: Bản thân ḿnh có ḥa thuận với ḿnh chưa? Thân th́ bốn thứ chọi nhau. Tâm cũng vậy, có lúc nghĩ hay, có lúc nghĩ bậy. Cái nghĩ hay nó rầy cái nghĩ bậy rồi hối hận, tự mâu thuẫn nhau. Ḿnh mà không ḥa được th́ ḥa với ai. Chưa có người nào tự ḥa được trọn vẹn. Nếu ḥa được th́ khỏi đi bác sĩ. Chú nước, chú đất lấn nhau, chú gió, chú lửa cũng cự hoài, không cho ḿnh yên. Cho nên điều ḥa thân ḿnh đă khó, điều ḥa tâm ḿnh lại càng khó hơn, huống nữa điều ḥa với người khác. Cho nên sống giữa đời này là cái ṿng mâu thuẫn. Mâu thuẫn về thân, mâu thuẫn về tâm. V́ vậy nói tới tu là điều hết sức cay đắng. Bởi có nh́n sâu vào con người chúng ta mới thấy đủ thứ phiền.

Phật nói người chủ nuôi bốn con rắn, cố điều ḥa mà nó cứ cắn nhau hoài. Hôm nào rọ hư, bốn con mạnh đứa nào đứa nấy chạy. Thế là ông chủ sửa rọ lại nuôi bốn con khác. Thời gian sau rọ lại hư, chúng bỏ chạy rồi ông chủ cũng tiếp tục sửa rọ nuôi nữa. Cứ như vậy mà tiếp tục nuôi hoài, vừa nuôi rắn vừa thương nó nữa, khổ chưa!

Cuộc đời của chúng ta có giống chú nuôi rắn đó không? Cứ rọ này hư sửa rọ khác nuôi rắn. Khách quan chúng ta phải nói thế nào? Sao ḿnh ngu quá vậy, nó chạy đi lẽ ra chúng ta hết nợ, dại ǵ lại phải nuôi nữa. Do đó mà đức Phật nói chúng sanh đáng thương. Có thân là khổ mà cứ yêu thân. Mất thân này chụp thân khác, chịu khổ vô cùng tận, cứ mải đi trong luân hồi.

Đức Phật nói tham, sân, si, mạn, nghi v. v… là Tập đế, nguyên nhân của mất thân này, t́m thân khác tiếp tục măi măi. Khổ là quả c̣n nhân th́ có nhiều thứ nhưng trọng tâm là ái ngă. V́ ái ngă mà có tham, có sân, có si v. v… Muốn ra khỏi sanh tử phải phá cho được nhân ái ngă này th́ khổ sanh tử mới dừng. Nếu c̣n ái ngă th́ dù nói tu hay ǵ nữa cũng phải trở lại, chớ chưa thể thoát khỏi sanh tử. Cho nên Phật dạy muốn giải thoát sanh tử th́ phải vô ngă. Bởi chúng ta ái ngă nên mất thân này tạo thân khác liên tục trong lục đạo luân hồi. Muốn khỏi luân hồi phải vô ngă, không c̣n niệm ái ngă, không c̣n niệm yêu chuộng cái ta này là thật nữa, th́ lư vô ngă sẽ giúp cho chúng ta thoát ly sanh tử. V́ từ ái mà sanh ra các thứ khác tạo quả khổ. Nhân và quả theo nhau. C̣n ái ngă th́ c̣n luân hồi, không nghi ngờ ǵ nữa. Như vậy Khổ và Tập là nhân quả trong luân hồi.

Bây giờ Phật dạy Diệt đế và Đạo đế là nhân quả giải thoát. Đức Phật nói nếu chúng ta không c̣n sanh tử nữa, đó là Diệt đế. Phật không nói Niết bàn giải thoát mà nói Diệt v́ diệt hết mầm sanh tử là giải thoát. Muốn diệt hết mầm sanh tử phải thực hành Đạo đế. Đạo đế gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo như: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ư túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo v. v… Đây là pháp để diệt ái ngă. Chúng ta thử xét như Tứ niệm xứ có phải là căn bản để phá ái ngă không?

Một là quán thân bất tịnh. Do quán thân bẩn thỉu, nhớp nhúa không ra ǵ nên chúng ta chán nó, không c̣n tiếp tục ái nó nữa. Kế quán thọ thị khổ, tất cả cảm giác mà mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư tiếp xúc với sáu trần bên ngoài cảm thọ khổ, lạc, không khổ, không lạc; ba thứ này Phật kết luận đều là khổ. Tại sao? Dù khổ, lạc hay không khổ không lạc đều là những hiện tượng tạm bợ, vô thường, mà vô thường th́ khổ chớ không vui được. Ví dụ như ta nếm được vị ngon. Khi c̣n ở lưỡi th́ thơm ngon nhưng lúc sắp loại ra th́ hôi thối, v́ nó vô thường nên đâu phải lạc thật. Nếu lạc thật th́ trước ngon, sau ngon, trước tốt, sau tốt nhưng không phải thế. Tất cả những thứ khác cũng như vậy. Người ta mê lầm là v́ ái thân. Cứ trau dồi cho nó tốt, nó đẹp để gạt thiên hạ mà cũng gạt chính ḿnh luôn. V́ ḿnh cũng tưởng ḿnh thật đẹp, do đó ái ngă càng trầm trọng. Mà đă ái ngă trầm trọng th́ luân hồi không dứt. Nên Phật bảo thấy thân này nhớp nhúa, bất tịnh. Nhờ thế chúng ta chán không muốn mang thân lần thứ hai nữa, hết lần này th́ bỏ không tiếp tục. Những cảm giác ngon dở, vui buồn Phật kết luận là tướng vô thường đều khổ. Như vậy thọ là khổ.

Hai điều vừa nêu là phần thể xác. Đến tâm vô thường, để thấy bệnh của con người hết chấp thân lại chấp tâm. Thiên hạ hay chấp tâm là thật, tâm là ḿnh. Nhưng tâm đó có thật không? Chúng ta hăy kiểm lại xem. Chấp tôi nghĩ thế này là đúng, ai căi lại th́ giận. Nhưng không biết điều ḿnh nghĩ có bảo đảm đúng chân lư chưa. Bởi nghĩ qua kinh nghiệm hoặc đọc sách vở bên ngoài rồi cho là suy nghĩ của ḿnh th́ đâu hẳn đúng. Ví dụ tôi đang ngồi trên núi, xa xa thấy có đám mây ở hướng Nam, gió thổi tới một hồi th́ mưa. Hôm sau cũng thấy trời sắp chuyển mưa như vậy, nên tôi kêu mọi người dọn đồ đạc vô. Ai không nghe lời tôi giận. Sau đó gió Đông chuyển hướng, mây bay nơi khác, trời không mưa nữa. Như vậy chắc ǵ kinh nghiệm của ḿnh là đúng. Ngày hôm qua mây gió chuyển như vậy th́ mưa, nhưng hôm nay lại khác. Cho nên kinh nghiệm là ư niệm của quá khứ, không thể thấu suốt được vị lai th́ chắc ǵ suy nghĩ từ quá khứ là đúng.

Tôi rất thích lời đức Phật dạy trong kinh A-hàm: Người tôn trọng chân lư là khi nghĩ điều ǵ th́ nói "Đây là cái nghĩ của tôi". Nếu người khác nghĩ không giống ḿnh th́ đó là cái nghĩ của người. Như vậy đâu có căi nhau, nếu cho rằng cái nghĩ của tôi đúng, ai nói khác là sai, hai người đúng gặp nhau th́ đưa tới căi vă. Đó là không tôn trọng chân lư. Tôn trọng chân lư là tôn trọng lẽ thật. Biết suy nghĩ của ḿnh do kinh nghiệm từ quá khứ, có khi đúng, có khi sai th́ người khác cũng vậy. V́ thế chúng ta đừng cho cái nghĩ của tôi là đúng, của người khác là sai.

Chúng ta v́ không biết tôn trọng chân lư nên cứ xảy ra đấu tranh, căi vă nhau hoài. Nếu biết tôn trọng chân lư th́ không như thế. Chúng ta kiểm lại sẽ thấy cái nghĩ của ḿnh không chắc, không đúng. Ngày nay nghĩ thế này, ngày mai nghĩ thế khác, do hoàn cảnh mà có sai biệt, như vậy th́ đâu có cố định được. Nên Phật dạy quán tâm vô thường là một ḍng chảy, luôn đổi thay không thật, đừng cố chấp nó.

Đến quán pháp vô ngă. Pháp có hai: một là tâm pháp, hai là sắc pháp. Tâm pháp tức là tâm sở pháp. Trong Duy thức học kể rơ buồn, thương, giận, ghét, những thứ đó không phải là ta. Vậy mà có ai hỏi th́ nói tôi buồn quá hoặc tôi giận quá. Tôi buồn, tôi giận tức chấp tâm sở pháp là tôi. Nếu buồn giận là tôi th́ khi hết buồn giận là ai? Nếu buồn giận là tôi th́ lẽ ra khi hết buồn giận, cái tôi cũng hết, nhưng tôi vẫn sờ sờ đây. Như vậy có phải sai lầm không? Nên biết tâm pháp không phải là tôi.

C̣n sắc pháp vô ngă là sao? Ví dụ như b́nh hoa, nhân có b́nh có hoa nên gọi là b́nh hoa. Vậy cái ǵ là chủ? Nếu có b́nh mà không hoa th́ gọi b́nh hoa được không? Hay không b́nh, chỉ có cành hoa để ở ngoài th́ gọi là b́nh hoa được không? Như vậy quán sát b́nh hoa chỉ là giả danh, không có chủ thể nên không có ngă. Nhận sâu nơi chúng ta chấp tâm pháp làm ḿnh là sai, sự vật bên ngoài chấp là thật cũng không đúng. Đây gọi là quán pháp vô ngă.

Qua đó chúng ta thấy quán thân bất tịnh, thọ là khổ, tâm vô thường, pháp vô ngă là xoáy thẳng để phá ái ngă. Ái ngă hết là vô ngă, là Niết-bàn, là vô sanh, rơ ràng như vậy. Việc tu của chúng ta cốt để đi tới giải thoát sanh tử, nên đức Phật dạy từ cạn đến sâu để chúng ta thấy tường tận. Như vậy pháp quán Tứ niệm xứ chính là pháp tu thiền. Nên biết giáo lư trọng tâm của đạo Phật, Tứ đế là căn bản. Mà ngay từ Tứ đế, Phật đă dạy như thế nên Thiền định chính là cốt tủy, là nền tảng của đạo Phật.

Tóm lại, chúng ta tu Phật trước nhất phải bắt đầu từ Tam huệ học tức là Văn, Tư, Tu. Kế đó là Tam vô lậu học tức Giới, Định, Tuệ. Tu học như thế để giải thoát sanh tử, là mục đích cứu cánh của người xuất gia.

Như vậy, một tu sĩ biết bổn phận của ḿnh th́ không thể thiếu Tam huệ học và Tam vô lậu học. Có thế chúng ta tu mới đạt được kết quả tốt. Mong rằng tất cả chúng ta nghe hiểu, suy ngẫm và tu tập đúng như những ǵ đức Phật đă dạy, th́ quả giải thoát quyết sẽ đạt được, không nghi.

]

 


[mucluc][loidausach][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8]

[Trang chu] [Kinh sach]