THÂM Ư QUA H̀NH TƯỢNG PHẬT, BỒ TÁT
[p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8]
BỒ TÁT PHỔ HIỀN Bodhisattva Vi’ svabhadhra hoặc SAMANTABHADRA DANH HIỆU. - Phổ Hiền là vị hiền rất gần bậc thánh hay giáo hóa khắp tất cả chỗ. Đức độ khắp tất cả pháp giới; khéo hay điều phục thuận thảo gọi là Hiền. Điều thiện vi diệu khắp tất cả chỗ gọi là Phổ. TIỀN THÂN. - Thuở xưa, Ngài là con thứ tư vua Vô Tránh Niệm tên là Năng Độ. Do cúng dường đức Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sanh, Ngài được Phật thọ kư sau này tu hạnh Bồ-tát sẽ được tên là Kim Cương Trí Huệ Quang Minh Công Đức và sẽ thành Phật ở thế giới Bất Huyền phương Đông hiệu là Phổ Hiền Như Lai (Kinh Bi Hoa). HẠNH NGUYỆN. - Bồ-tát Phổ Hiền có mười hạnh nguyện lớn. 1. Lễ kỉnh chư Phật 2. Khen ngợi Như Lai 3. Cúng dường khắp cả 4. Sám hối nghiệp chướng 5. Tùy hỉ công đức 6. Thỉnh Phật chuyển pháp luân 7. Thỉnh Phật thường ở đời 8. Thường theo học Phật 9. Hằng tùy thuận chúng sanh 10. Hồi hướng khắp hết. (Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện) Lại, trong hội Lăng Nghiêm, Phật hỏi về căn viên thông, Ngài thuật: “Con đă từng làm con các vị Pháp Vương nhiều như số cát sông Hằng, chư Phật mười phương dạy đệ tử có căn Bồ-tát đều tu hạnh Phổ Hiền, là do con mà đặt tên. Bạch Thế Tôn ! Con dùng tâm nghe và phân biệt những hiểu biết của chúng sanh, nếu ở phương khác ngoài số thế giới như cát sông Hằng, có một chúng sanh trong tâm phát minh hạnh Phổ Hiền, khi ấy con cưỡi voi trắng sáu ngà phân thân trăm ngàn đến khắp các chỗ kia. Dù người kia bị nghiệp chướng sâu nặng chưa thấy được con, con ở trong tối xoa đầu, an ủi ủng hộ, khiến người kia được thành tựu...” (Kinh Lăng Nghiêm, chương Phổ Hiền) BIỂU TƯỚNG. - Căn cứ vào tượng Thích Ca tam tông, Bồ-tát Phổ Hiền hầu bên tả đức Phật Thích Ca, Bồ-tát Văn Thù hầu bên hữu. Bồ-tát Phổ Hiền thờ riêng với h́nh thức ngư cư sĩ, cưỡi voi trắng sáu ngà, hai tay chắp lại. THÂM Ư. - Ngài tượng trưng cho chân lư, Văn Thù tượng trưng chân trí, lư trí dung thông. Hoặc Ngài tượng trưng cho tam muội, Văn Thù tượng trưng cho Bát-nhă. Hoặc Ngài tượng trưng cho hạnh, Văn Thù tượng trưng cho giải, hạnh giải viên dung. Hoặc Ngài tượng trưng cho từ bi, Văn Thù tượng trưng cho trí tuệ. Đức Phật dùng chân trí thâm đạt chân lư, v́ thế biểu thị hai vị Bồ-tát phụ tá hai bên. Hoặc đức Phật Bi, Trí viên măn, nên hai Ngài thường có mặt bên trái, bên phải đức Phật. Riêng tượng Bồ-tát Phổ Hiền ngồi trên lưng voi trắng sáu ngà để biểu thị hạnh nguyện rộng lớn. Trong các loài thú, về sức mạnh chuyên chở, con voi là mạnh hơn cả. Nó hay chuyên chở người và vật từ chỗ này đến chỗ khác. Bồ-tát Phổ Hiền cũng thế, dùng đại hạnh hóa độ chúng sanh, đưa họ từ bờ mê đến bến giác. Lại, con voi ấy trắng có sáu ngà, biểu thị Bồ-tát tuy c̣n lăn lộn trong trần để hóa độ chúng sanh, mà nghiệp chướng đă trong sạch. Sáu ngà là tượng trưng cho lục độ, Chèo thuyền lục độ, Bồ-tát cứu vớt chúng sanh đang ch́m đắm trong bể khổ. Mặc dù bể khổ mênh mông, chúng sanh vô lượng, Bồ-tát không nại hà mệt nhọc vẫn say sưa cứu vớt không ngừng. Những chiếc chèo bố thí..., cánh buồm tinh tấn..., mục tiêu thiền định, tay lái trí tuệ măi hoạt động luôn luôn tiến tới không bao giờ bị sóng gió khiến phải lui sụt. Chúng ta thờ Bồ-tát Phổ Hiền là thờ chân lư, hằng ngày kính lễ Ngài, chúng ta phải tự tỉnh ăn năn tránh xa mọi ảo vọng, trở về phối hợp với chân lư. C̣n ǵ đau buồn bằng, hằng ngày sống trong chân lư mà chúng ta bị mờ mịt bởi vô minh, rồi lấy vọng làm chân, lấy giả làm thực, càng ngày càng cách xa chân lư. Chúng ta hăy mở mang trí tuệ, nh́n thẳng vào mặt chân lư để được giác ngộ như chư Phật. Có vậy mới xứng đáng là Điều Ngự Tử. Lại, thờ Bồ-tát Phổ Hiền cũng là thờ Đại hạnh vô biên của chư Bồ-tát. Kính lễ Ngài có nghĩa là chúng ta tôn trọng học đ̣i theo hạnh nguyện rộng lớn của Ngài. Hăy đập tan đi cái vỏ ích kỷ hẹp ḥi của chúng ta để ḥa ḿnh trong hạnh nguyện mênh mông của Bồ-tát. C̣n đeo đẳng cái vỏ ích kỷ này là c̣n khổ đau, c̣n ch́m đắm, phải gỡ nó bỏ đi, chúng ta sẽ nhẹ nhàng vượt khỏi muôn lớp trùng dương đến nơi bờ giác an vui. Ḷng từ vô hạn, hạnh nguyện vô biên của Bồ-tát là những tiếng c̣i cảnh tỉnh, kêu gọi chúng ta hăy sống dậy trong đồng thể đại bi, trong chân như vĩnh cửu. Bỏ đi cái vỏ nhỏ nhen, tạm bợ, mà con người đang v́ nó tạo nghiệp khổ ngập trời. ] |