[Trang chu] [Kinh sach]

THÁNH ĐĂNG LỤC

[mucluc][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9]


KÍNH ĐỀ TỰA

 

            Đây là lời của Thiền sư Tánh Quảng tán thán quyển Thánh Đăng Lục. Ngài đem công hạnh của năm vị vua trong Thánh Đăng Lục so sánh với các thiền sư Trung Hoa. Ngài nói, tuy các thiền sư Trung Hoa tu thiền ngộ đạo và truyền đạo, làm cho Phật Pháp hưng thịnh ở đời Đường đời Tống, th́ ở Việt Nam các vị vua đời Trần tu thiền ngộ đạo truyền đạo ở Việt Nam, làm cho Phật Pháp hưng thịnh đâu có thua các thiền sư Trung Hoa. Nếu chúng ta không t́m hiểu được cái hay của thiền sư Việt Nam, th́ cứ mặc cảm chỉ có thiền sư Trung Hoa, Nhật Bản, mới có tài và tu thiền đạt đạo làm cho Phật Pháp hưng thịnh ở đời. Đâu biết chính các thiền sư và cư sĩ Việt Nam, cũng ngộ đạo cũng thấu suốt lư thiền một cách tường tận sâu xa, nào thua kém các thiền sư Hoa Nhật! Thế nên chúng ta phải học cho rành hiểu cho rơ, để biết Tổ tiên ḿnh tu hành đạt đạo và truyền bá ra sao. Từ đó chúng ta mới thấy Phật giáo Việt Nam có chỗ đứng vững vàng đối với Phật giáo thế giới. Phật giáo Việt Nam không phải là một h́nh thức tu hành lộn xộn như ngày nay, chỗ mà tôi cần nêu lên cho quí vị rơ.

            Niêm hoa vi tiếu chí kim truyền,

            Triển chuyển phong thanh biến đại thiên

            Trục khối Hàn Lô đồ nghĩ nghị,

            Giảo nhân sư tử khởi ngôn thuyên.

            Tảo không ngộ liễu tùng đầu khởi,

            Tẩy tận hào ly hệ niệm duyên.

            Thánh Lục dương dương kim cổ tại,

            Hoàn tha đạo nhăn nhậm chu viên.

            Dịch :

            Đưa hoa cười mĩm đến nay truyền,

            Lần lượt tin vang khắp đại thiên.

            Uổng nghĩ, Hàn Lô đuổi theo khối,

            Lời đâu, sư tử cắn người liền.

            Quét tan đường ngộ từ đầu dấy,

            Rửa sạch mảy may buộc niệm duyên.

            Thánh Lục rạng ngời c̣n măi đấy,

            Trao hàng đạo nhăn mặc vuông tṛn.

            Đưa hoa cười mĩm đến nay truyền là h́nh ảnh đức Phật đưa cành hoa sen lên nh́n đại chúng, ngài Maha Ca Diếp thấy, nhận được yếu chỉ chúm chím cười. Đức Phật biết Ma ha Ca Diếp đă lănh hội được ư chỉ, nên Ngài tuyên bố truyền tâm ấn cho Ma ha Ca Diếp.

            Lần lượt tin vang khắp đại thiên. Tông chỉ Thiền gốc từ đức Phật Thích Ca truyền, Tổ Ma ha Ca Diếp là người nhận được, rồi truyền dần dần khắp cả đại thiên thế giới, không giới hạn một nơi một nước nào.

            Uổng nghĩ, Hàn Lô đuổi theo khối, Lời đâu, sư tử cắn người liền. Bóng trăng rọi trên thềm, con chó mực (lô = đen) của họ Hàn tưởng cái ǵ lạ, nên đuổi lên tới thềm nhưng không thấy ǵ cả. Con chó mực của họ Hàn tuy giỏi, nhưng nó cũng chỉ chạy theo bóng, chớ không thấy được lẽ thật. Những người chỉ hiểu Phật Pháp trên lư thuyết trên ngôn ngữ, cũng giống con chó mực của họ Hàn đuổi bóng vậy thôi, không thấy được lẽ thật. Chỉ có người ngộ đạo thấy lẽ thật mới không mắc kẹt trên ngôn ngữ, mỗi khi người học đạo đến, các Ngài dùng những thuật kỳ đặc khó hiểu, giống như sư tử không lời gặp người liền chụp cắn một cái là chết. Hai câu nầy ư tác giả muốn nói: Người học đạo trên lư thuyết ngôn ngữ, giống như con chó mực của họ Hàn đuổi theo bóng trăng không tới đâu hết. C̣n người ngộ đạo thấu lư thiền thấy được lẽ thật, th́ giống như con sư tử thấy người, liền chụp cắn chết ngay chớ không hét không rống. Hạng người nầy không cần ngôn ngữ, mà họ có thể làm cho người đến tham học ngộ đạo. Như đức Phật đưa cành hoa sen trước đại chúng đâu có ngôn ngữ ǵ, thế mà ngài Ma ha Ca Diếp nh́n liền ngộ đạo. Đó là cái kỳ đặc của Thiền tông.

            Quét tan đường ngộ từ đầu dấy, rửa sạch mảy may buộc niệm duyên. Ngài nói, người đă ngộ đạo đạt được lư thiền, dùng phương tiện hoặc hét hoặc đánh, hoặc nói câu vô nghĩa, chỉ thẳng cho đồ đệ thấy cái manh mối khởi niệm để quét sạch nó, cũng như những niệm duyên trói buộc đều rửa sạch không c̣n mảy may nào.

            Thánh Lục rạng ngời c̣n măi đấy, trao hàng đạo nhăn mặc vuông tṛn. Theo ngài Tánh Quảng th́ Thánh Đăng Lục sáng tỏ rạng ngời, từ xưa đến nay c̣n măi măi. Thánh Đăng Lục được truyền cho hàng đạo nhăn, là người sáng mắt đạt đạo. Hàng đạo nhăn được quyển Thánh Đăng Lục nầy th́ tùy ư sử dụng, tùy ư dọc ngang truyền bá khắp cùng.

            Đời Lê niên hiệu Cảnh Hưng thứ mười bốn (1753), nhằm ngày thứ năm Canh Ngọ, viết tại viện Thiền Phong.

            Nếu tính theo năm, Canh Ngọ là năm 1750 chớ không phải 1753. Đây là đoạn văn kết thúc Lời Tựa của ngài Tánh Quảng. Qua Lời Tựa chúng ta thấy Ngài xét về nguồn gốc quyển Thánh Đăng Lục và chỗ sai lầm trong bản in lần trước của Ngài Chân Nghiêm tại chùa Sùng Quang.

            Sau đây là bài kệ kết thúc của Ngài:

            Truy tông trục tích cổ Nam thiền,

            Vĩnh trấn tồn y pháp lưu miên.

            Thế lăng nhân quy chân bất thức,

            Do lai khách khí niệm ngoại duyên.

            Thánh Đăng Ngữ Lục cương cốt tủy,

            Trúc Lâm thiết chủy đạo vô biên.

            Hối văn thao quang thùy tri hiểu?

            Thiền phong đông chấn thích đoàn đoàn.

            Dịch :

            Truy t́m tông tích nước Nam thiền,

            Vững măi c̣n đây pháp lưu truyền.

            Quy cũ người đời toàn thả lỏng,

            Bởi do tư thái nhớ ngoại duyên.

            Thánh Đăng Ngữ Lục xương tủy cứng,

            Trúc Lâm mỏ sắc nói vô biên.

            Đêm qua ngày ẩn ai biết sáng?

            Thiền phong đông chấn mở tṛn v́n.

            Truy t́m tông tích nước Nam thiền, vững măi c̣n đây pháp lưu truyền. Ngài Tánh Quảng nói t́m tông tích của Thiền tông nước Nam, th́ Thiền tông nước Nam không phải là thứ thiền yếu đuối bạc nhược, mà là ḍng thiền vững vàng mạnh mẽ, c̣n lưu truyền măi tới ngày nay không dứt.

            Quy cũ người đời toàn thả lỏng, bởi do tư thái nhớ ngoại duyên. Ngài Tánh Quảng than người tu trong thời của Ngài (năm 1750) không theo quy cũ Thiền môn, không giữ giới luật Phật dạy. Sống buông lung mặc t́nh thả lỏng cho tâm duyên theo cảnh, do phóng tâm chạy theo cảnh nên người tu ở chùa ăn cơm Phật, mà phá trai phạm giới mất hết phẩm hạnh của người tu. Thời Ngài khoảng năm 1750 Ngài c̣n than như thế, sánh với thời nay 1997 chắc chúng ta than nhiều hơn! Đó là chuyện đáng buồn trong tăng đoàn của thời xưa và nay.

            Thánh Tăng Ngữ lục, xương tủy cứng, Trúc Lâm mỏ sắt nói vô biên. Theo Ngài th́ quyển Thánh Đăng Ngữ Lục là xương tủy của Thiền tông, rất cần thiết đối với tu sĩ Phật Giáo Việt Nam. Người tu theo Phật Giáo Việt Nam mà không đọc Thánh Đăng Ngữ Lục là một thiếu sót lớn. Giống như thân người có máu thịt da, mà không có xương tủy th́ sẽ bị sụm không có thế cứng vững, không c̣n dáng vóc của con người. Ngài nói Thiền Trúc Lâm cứng vững, không có cái ǵ làm cho rung chuyển tan hoại. Giống như mỏ chim bằng sắt, mổ đâu là thủng đó. Thế nên bây giờ tôi đề xướng Tăng Ni phải nỗ lực nghiên cứu tu theo thiền Trúc Lâm. Đó là chỗ thấy của ngài Tánh Quảng. Ngài mong mỏi chúng ta phải thấu suốt thiền Trúc Lâm, v́ thiền Trúc Lâm cứng vững vô cùng.

            Đêm qua ngày ẩn ai biết sáng? Thiền phong đông chấn mở tṛn v́n. Đêm qua là sáng, ngày ẩn là tối. Ư nói trải qua bao nhiêu tháng năm măi cho tới ngày nay, Phật Giáo Việt Nam vẫn c̣n sáng rở mà ít có ai biết. Do đó Ngài nói “Thiền phong đông chấn mở tṛn v́n”. Nghĩa là Thiền phong ở nước Nam nầy vẫn luôn luôn sáng tỏ, thế mà mọi người quên không nhớ. Lúc nào nó cũng hiện hữu qua Thánh Đăng Lục, Tam Tổ Trúc Lâm... chính v́ chỗ nầy, nên những cuốn sách thuộc về Thiền học Phật Giáo Việt Nam, tôi phải dịch giảng và in ra, để cho Thiền phong Phật Giáo Việt Nam không bị mai một. Nếu không th́ chúng ta có của qúi mà không biết, cứ đi t́m nơi nầy nơi kia để học, rồi mặc cảm rằng Phật Giáo Việt Nam không có ǵ để học. Đó là một lỗi lầm lớn.

            Qua bài tựa nầy chúng ta cảm thông được tâm mộ đạo, kính đạo và duy tŕ đạo của Thiền sư Tánh Quảng. Ngài là người nhiệt tâm tu hành, thấy rơ được mối quan trọng của Phật Giáo Việt Nam từ đâu phát xuất.

]

 


[mucluc][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9]

[Trang chu] [Kinh sach]