[Trang chu] [Kinh sach]

THIỀN SƯ NI

[mucluc][loidausach]

[NhuLaiThienAnĐo][NhuLaiThienTrungHoa][ToSuThienTrungHoa][ThienSuNiVietNam]


LỜI ĐẦU SÁCH

 

Gần đây, mỗi lần đi dự lễ lớn của Phật Giáo, chúng tôi nhận thấy một số người xuất gia hiện diện, Ni chúng đông gấp hai lần Tăng chúng. Qua hiện tượng này, chúng tôi tự nhận ḿnh c̣n một khuyết điểm lớn. Bởi những năm qua chúng tôi soạn dịch được ba cuốn Sử Thiền Sư từ Trung Hoa đến Việt Nam, tuyệt nhiên không có quyển nào nói riêng về Thiền Sư Ni.

Người xưa, v́ trọng nam khinh nữ, nên lờ qua việc này là phải. Hiện nay, nam, nữ b́nh đẳng, chúng ta không có quyền thông qua một cách dễ dàng. Hơn nữa, ngày xưa phái nữ xuất gia rất ít, đa số xuất gia là nam giới, không chú tâm đến Thiền Sư Ni là lẽ đương nhiên.

Ngày nay, phái nữ xuất gia đông hơn phái nam, làm sao chúng ta không chú tâm đến việc này được?

Bởi lẽ đó, chúng tôi bắt đầu soạn quyển Sử Thiền Sư Ni. Khi bắt tay vào việc, chúng tôi thấy thật quá khó khăn. V́ lẽ, người xưa đă coi thường nữ giới, nên những Thiền Sư Ni có tài cao, đức trọng ít được nhắc đến, mà chỉ thấy qua vài đoạn đối đáp với Thiền Sư Tăng thôi. Đầu đuôi, gốc ngọn không t́m đâu ra. Tài liệu, lịch sử thật là khô khan, thiếu sót. Nếu đ̣i hỏi phải có sử liệu đầy đủ mới ghi vào, th́ Thiền Sư Ni nhiều lắm chừng năm, ba vị. Buộc ḷng, chúng tôi được bao nhiêu th́ chép bấy nhiêu, có c̣n hơn không. V́ thế, độc giả sẽ thấy có những vị ni nổi danh mà lịch sử ghi không quá nửa trang giấy.

Chúng tôi chia quyển sử này ra làm hai phần: Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền.

Như Lai Thiền là Thiền Phổ Thông do Đức Phật dạy chung cho tất cả Tăng, Ni và cư sỹ tu.

Tổ Sư Thiền là Thiền đặc biệt, chỉ nói riêng cho tổ Ca Diếp truyền măi đến Tổ Bồ Đề Đạt Ma và truyền sang Trung Quốc đến Việt Nam.

Những vị Ni Xuất gia thời Đức Phật đều tu theo Như Lai Thiền. Măi đến sau này, khi tổ Bồ Đề Đạt Ma truyền Thiền tông sang Trung Hoa mới có những vị Ni tu theo tổ Sư Thiền.

Về Như Lai Thiền, chúng tôi mạn phép Thượng Tọa Thích Minh Châu để trích dẫn một số bài trong tập "Các bài Kệ của Trưởng Lăo Ni" do Thượng Tọa dịch trong tạng Pali và xin tri ân Thượng Tọa.

Đồng thời, chúng tôi trích dịch trong bộ Kinh Tăng Nhất A Hàm một số bài. Đến Trung Quốc, truớc thời Tổ Bồ Đề Đạt Ma sang, có một số Ni tu Thiền đạt đạo, c̣n ghi trong bộ "Tỳ Kheo Ni Truyện" chúng tôi cũng trích dịch.

Sang Tổ sư Thiền, chúng tôi lượm lặt từ những bộ Truyền Đăng Lục, Chỉ Nguyệt Lục, Sơn Am Tạp Lục, Tùng Lâm Thạnh sự, Cảm Sơn Vân Ngọa Kư Đàn, Ngũ Đăng Hội Nguyên Tiết Dẫn.

Bởi tên quyển sách là Thiền sư Ni, nên chúng tôi chỉ ghi vào đây những vị Ni tu Thiền đắc đạo, c̣n những vị Ni tu theo pháp môn khác, tuy có nổi danh, song vẫn không ghi lại nơi đây. Cũng có lắm vị tu thiền đắc đạo, nhưng v́ công hạnh tương tự nhau, nên chúng tôi chỉ ghi lại đôi ba vị đại biểu thôi. Cũng không phải từ thời Đức Phật đến nay, chỉ có được bao nhiêu vị Thiền sư Ni tu hành đắc đạo ghi trong quyển sách này, chẳng qua là chúng tôi nhắm đến những vị Thiền sư Ni có công hạnh đặc biệt nhằm khích lệ cho người sau, nên chỉ ghi có bấy nhiêu.

Về phần chất lượng, th́ quyển sách này thật nghèo nàn. Song chúng tôi mong rằng nó sẽ đóng vai tṛ nền tảng để người sau nối tiếp và bổ túc cho được phong phú hơn.

Tu viện CHƠN KHÔNG

Đầu Xuân Canh Thân - 1980

Thích Thanh Từ

 


[mucluc][loidausach]

[NhuLaiThienAnĐo][NhuLaiThienTrungHoa][ToSuThienTrungHoa][ThienSuNiVietNam]

[Trang chu] [Kinh sach]